X

Thursday, April 30, 2015

Phần Lan bắn cảnh cáo xua đuổi tàu ngầm lạ


Đăng ngày 29-04-2015 Sửa đổi ngày 29-04-2015 15:43

Phần Lan bắn cảnh cáo xua đuổi tàu ngầm lạ

media
Các tàu của lực lượng biên phòng Phần Lan tuần tiễu gần Helsinki, 28/04/2015.REUTERS/Jussi Nukari/Lehtikuva

Hải quân Phần Lan ngày hôm qua 28/04/2015 đã bắn nhiều lần cảnh cáo, nhằm xua đuổi một tàu ngầm chưa rõ tông tích, trong bối cảnh Nga tiến hành nhiều hoạt động quân sự tại vùng biển Baltic.

Tàu ngầm phát hiện ở vùng tiếp giáp giữa biển quốc tế và lãnh hải Phần Lan vào hôm thứ Hai, 27/04 và hôm qua, 28/04.

Trong cuộc họp báo tại Helsinki, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Carl Haglund cho biết, chiếc tàu ngầm nói trên có thể đã rời khỏi khu vực sau khi hải quân Phần Lan nhiều lần bắn cảnh cáo. Ông cũng không nêu đích danh đó có phải là tàu ngầm của Nga hay không.

Trong cuộc họp báo, Chuẩn đô đốc Phần Lan Olavi Jantunen giải thích, hải quân bắn lựu đạn không nhằm gây tổn hại cho con tàu, mà chỉ nhằm làm cho thủy thủ đoàn hiểu được rằng họ đã bị phát hiện. Hải quân Phần Lan đang điều tra vụ việc.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Thụy Điển đã huy động nhiều phương tiện để tìm kiếm một tàu ngầm lạ hoạt động ở ngoài khơi nước này.

Cách nay vài tuần, các nước Bắc Âu, bao gồm Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch và Aixlen đã ra thông cáo chung nêu rõ Nga là một thách thức quân sự, do vậy, các nước này cần phải tăng cường hợp tác quốc phòng với nhau để đối phó.

Phần Lan có đường biên giới chung dài 1340 km với Nga và thực hiện chính sách đối ngoại không liên kết. Đa số công luận cũng như chính giới Phần Lan phản đối việc gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Trong khi đó, Nga tuyên bố ngày càng lo ngại trước khả năng Phần Lan và Thụy Điển xích lại gần NATO.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, April 22, 2015

Dự án xe không người lái SDC


 

Self-driving cars


Dự án xe không người lái SDC

Trúc Giang
“Xe không người lái SDC (Self Driving Car)tự động chạy trên đường phố, thả chủ chiếc xe xuống chỗ làm rồi tự động chạy ra ngoại ô nằm chờ”. Đó là dự án mà công ty Google đang thực hiện. Giám đốc dự án là ông Chris Urmson viết trên Blog của ông như sau: “Chúng tôi lạc quan hơn khi thấy rằng chúng tôi đang tiến đến một mục tiêu có thể đạt được. Đó là một chiếc xe  vận hành hoàn toàn không cần sự can thiệp của con người”.

Công ty Internet Google nhảy sang sản xuất xe SDC áp dụng kỹ thuật internet thông qua smartphone để thay thế con người trong việc điều khiển chiếc xe. Ban đầu áp dụng trang thiết bị điện tử vào hai loại xe đã có sẵn là Toyota Prius và Lexus. Sau đó công ty sản xuất ra xe riêng hoàn toàn không người lái, là chiếc xe dùng để thử nghiệm, có hai chỗ ngồi.
Xe này không có tay lái Không có bảng điều khiển đồng hồ xăng. Không có bàn đạp thắng và chân ga. Kính xe làm bằng nhựa để bảo đảm an toàn. Tốc độ tối đa là 25mph (40km/g)

Giám đốc dự án xe SDC của Google cho biết, cốt lõi của hệ thống là chiếc máy Laser được gắn trên nóc xe. Dụng cụ nầy phát ra 64 tia laser để tạo thành một bản đồ 3 chiều ghi rõ toàn bộ khu vực chung quanh chiếc xe. Những bộ cảm ứng (sensor) cho phép chiếc xe tránh được các chướng ngại vật và tuân theo luật giao thông. 4 radar gồm 3 chiếc ở trước xe và một gắn ở cản sau, giúp chiếc xe “nhìn thấy” từ xa số lượng xe để vận hành phù hợp với lưu lượng xe trên công lộ.
Một máy ảnh đặt gần kính chiếu hậu để ghi nhận đèn giao thông và định vị toàn cầu GPS.
Nhu liệu của Google phân biệt vật thể gồm 4 thứ: Những chiếc xe đang chạy, người đi bộ, đi xe đạp. Những thứ bất động như các bảng hiệu.Tóm lại một chiếc xe SDC gồm có một máy vi tính được trực tiếp điều khiển bởi smartphone nối kết internet. Một máy laser và nhiều bộ cảm biến làm việc đồng bộ với nhau điều khiển xe.

Một cách tổng quát, xe SDC được trực tiếp điều khiển bằng smartphone nối internet, hướng dẫn xe qua hệ thống định vị toàn cầu GPS  Riêng “bản thân” chiếc xe phải được trang bị bằng máy radar, những bộ cảm ứng , camera và những dụng cụ điện tử khác.

Tất cả những thông tin về giao thông, thời tiết, và về tình trạng xe sẽ được đưa vào smartphone trước khi người chủ bước lên xe. Trên xe, người chủ dùng màn hình chọn điểm đến và xe tự động chạy đến nơi an toàn.
Nói chung, chiếc xe không cần người tài xế ngồi sau tay lái, nhưng cần người có trình độ dùng software và biết xử dụng smartphone để điều khiển chiếc xe theo ý muốn. Chương trình huấn luyện người điều khiển chiếc xe tốn 3,000USD.
Google có kế hoạch sản xuất vài trăm chiếc loại nầy và bắt đầu lưu hành cuối năm 2014.

Ngày 8-7-2012, Google đã công bố kết quả thử nghiệm thành công khi loại xe tự động nầy đã vượt qua 500,000km một cách an toàn trong thời gian suốt hai năm.
Trước năm 2012 dự án nầy nằm trong phòng thí nghiệm bí mật Google X. Ban đầu là tám chiếc bao gồm 6 Toyota Prius, 1 Audi TT và 1 Lexus RX. Những chiếc xe có sẵn nầy được trang bị hệ thống camera nhỏ, cảm ứng radar, máy quét laser để quan sát đường đi, người đi bộ, người đi xe đạp, các chướng ngại vật và xử dụng Google Street View để điều hướng di chuyển.

Tại trung tâm Silicon Valley, khách bộ hành dường như không để ý tới chiếc Lexus màu trắng chạy từ tốn, dừng lại đợi khách qua đường. Khác biệt duy nhất đây là chiếc xe tự động SDC do công ty Google thử nghiệm.

Trong thành phố, xe gặp phải những trở ngại phức tạp bao gồm những người đi bộ băng ẩu qua đường, những người đi xe đạp, một tài xế vượt ẩu trước ngã tư có 4 bảng stop, và những góc khuất tầm nhìn… là những thách thức lớn cho máy điện toán trong xe. Người đứng đầu dự án nói rằng những chiếc xe thử nghiệm của họ đã giải quyết được hàng ngàn tình huống như thế. Đoàn xe tự lái của công ty Google đã thử nghiệm 1 triệu km chung quanh San Francisco mà không có một tai nạn nào.

Ngày 28-5-2014, ông Chris Urmson, giám đốc dự án của công ty nầy viết trên Blog của ông: “Chúng tôi lạc quan hơn khi thấy rằng chúng tôi đang tiến đến một mục tiêu có thể đạt được, đó là một chiếc xe vận hành hoàn toàn không cần sự can thiệp của con người”.

An toàn và tiết kiệm của xe không người lái
Google tuyên bố chiếc xe SDC có thể giảm 90% tai nạn, tiết kiệm 90% nhiên liệu và thời gian đi.
Đến năm 2017, xe SDC sẽ trở thành phổ biến trên đường phố. Chiếc xe không những giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước mà còn giữ cho xe chạy đúng làn xe (lane) của mình. Xe có khả năng tự tìm chỗ đậu xe và tìm hướng đi.
Diện mạo bên trong xe cũng thay đổi
Không gian bên trong xe cũng được sắp xếp lại, có nơi thư giản, đọc sách và xem phim.

Xe SDC làm thay đổi thế giới
Xã hội sẽ có hàng loạt hoạt động kinh doanh sẽ biến mất, và hàng loạt hoạt động khác vào thế chỗ. Lúc đó bảo hiểm xe lại khác, nghề lái taxi và lái xe bus có thể biến mất. Giá nhà đất thay đổi, văn phòng cũng thay đổi.

Ưu điểm vượt trội của xe không người lái
Hạn chế tắc nghẻn giao thông.
Ít va chạm
Giảm bớt sự tham gia của con người. (Người chủ có thể ngủ, xem phim, đọc sách…)
Gia tăng số người lái xe, như người già, người khuyết tật.
Không còn lo lắng tìm chỗ đậu xe. Khả năng tìm bãi đậu xe và tự động đi vào chỗ đậu.
Khi nhậu say ngà ngà chủ xe có thể về nhà một cách an toàn mà không sợ bị cảnh sát bắt làm “chim bay, cò bay” giữa công lộ. Nếu quên mất chỗ đậu xe hồi sáng thì chiếc xe sẽ tìm đến ông chủ.

Giấc mơ xe không người lái của con người đã thành hiện thực. Tập đoàn tài chánh Morgan Stanley dự báo, xe tự động sẽ tiết kiệm cho nền kinh tế Mỹ chừng 1,300 tỷ USD mỗi năm.

Báo cáo của tập đoàn nầy cho biết, xe tự lái cơ bản đã được bán ở các Showroom. Xe bán tự động sẽ xuất hiện trong vòng 18 tháng tới và xe hoàn toàn không người lái sẽ ra đời vào cuối thập niên nầy.
Trúc Giang


__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Tuesday, April 21, 2015

TQ sở hữu những gì trên thế giới?


TQ sở hữu những gì trên thế giới?

Richard Anderson Phóng viên kinh tế, BBC News
  • 8 giờ trước
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/04/20/150420110340_china_prestamo_petrobras_624x351_getty.jpg
Cơn khát năng lượng để phát triển kinh tế khiến Trung Quốc đầu tư mạnh vào lĩnh vực này ở khắp nơi trên thế giới
 
Với khoảng bốn nghìn tỷ đôla dự trữ ngoại hối được cất dưới dạng các quỹ khác nhau, Trung Quốc dư tiền để vung tay vào những nơi họ muốn.
Bất chấp mức GDP của Trung Quốc gần đây tăng chậm hơn trước, hầu hết các nền kinh tế phát triển đều mơ ước đạt được con số tăng trưởng thường niên 7%.
Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài tăng gấp tám lần trong vòng 10 năm qua, đạt mức hơn 140 tỷ vào năm 2013.
Năm 2014 là năm ít nhiều chững lại, với mức đầu tư trong nửa đầu năm thấp hơn so với một năm trước đó, mà chủ yếu là do việc giảm chi tiêu cho các dự án năng lượng.
Tuy nhiên, việc sút giảm này có vẻ như sẽ chỉ là ngắn hạn, bởi một lý do đơn giản là dân số nước này tăng, và quan trọng hơn là sự bùng nổ trong tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc nước này sẽ cần ngốn các nguồn lực có thể để tiếp tục phát triển.
Hoa Kỳ là quốc gia nhận nhiều tiền nhất từ Trung Quốc trong một thập niên qua, chủ yếu là do sự bùng nổ đầu tư kể từ 2012.
Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay, đầu tư vào Anh quốc đã đuổi kịp mức vào Hoa Kỳ, và Anh giữ vững vị trí là quốc gia Âu châu được Trung Quốc ưa thích đầu tư vào, với mức 24 tỷ đôla nhận được, hơn gấp đôi so với mức 11 tỷ bỏ vào Pháp.
Trung Quốc đã có các dự án đầu tư, đã ký kết các hợp đồng trên toàn thế giới, nhưng châu Phi là nơi Bắc Kinh đặc biệt chú ý.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, đã vào làm ăn ở 34 nước Phi châu, với Nigeria dẫn đầu danh sách với 21 tỷ đôla.
Ethiopia và Algeria thu hút được hơn 15 tỷ đôla, còn Angola và Nam Phi mỗi nước nhận được gần 10 tỷ đôla.
Lý do đơn giản là bởi Phi châu rất giàu trữ lượng tài nguyên.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/04/18/150418151349_chinese_market_624x351_reuters.jpg
Sau năng lượng thì kim loại là ngành được Trung Quốc đầu tư mạnh
 
Mặt khác, các căng thẳng chính trị cũng giúp giải thích lý do vì sao Trung Quốc đầu tư vào Mông Cổ (1,4 tỷ đôla) ở mức tương tự như những gì Bắc Kinh bỏ vào Nhật Bản (1,6 tỷ đôla), quốc gia gần đây bị Trung Quốc qua mặt trong bảng xếp hạng các nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.
Các nguồn tài nguyên là điều mà Trung Quốc cần, đặc biệt là để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này, được ước tính sẽ tăng gấp ba lần tính đến 2050.
Đó là lý do khiến việc đầu tư vào ngành năng lượng đã áp đảo so với khoản chi vào các ngành khác kể từ 2005 tới nay, với gần 400 tỷ đôla được cam kết rót vào, nhằm đảm bảo cung ứng đủ năng lượng cho dân Trung Quốc vốn đã lên tới gần 1,4 tỷ người.
Đầu tư vào năng lượng thực ra đã giảm nhẹ trong năm ngoái, với các khoản tiền hầu hết được dịch chuyển vào những lĩnh vực khác như giao thông, bất động sản và công nghệ.
Đầu tư vào năng lượng thường là trên quy mô lớn và đa phần do các công ty quốc doanh kiểm soát, do vậy việc giảm tạm thời sẽ có nghĩa là giảm bớt đầu tư của nhà nước và tăng đầu tư tư nhân. Trong một số trường hợp, điều này giúp cho đồng tiền Trung Quốc trở nên dễ được chấp nhận hơn ở các nước đón nhận đầu tư.
Kim loại cũng là một lĩnh vực đầu tư then chốt, bởi đây là những thứ cần cho việc xây dựng và công nghiệp, qua đó giúp Trung Quốc phát triển nhanh chóng nền kinh tế.
Nhà nước Trung Quốc đã có một số khoản đầu tư lớn tới mức gây choáng vào các công ty tư nhân và các dự án, mà không ngạc nhiên gì là hầu hết đều trong lĩnh vực năng lượng.
Chẳng hạn như CNOOC đã chi 15 tỷ đôla vào Nexen của Canada hồi 2013, trong lúc các công ty năng lượng quốc doanh khác thì chi nhiều tỷ đôla trong những năm gần đây.
Ngoài lĩnh vực năng lượng và tài nguyên thì tài chính cũng thu hút các nguồn tiền đáng kể, với Morgan Stanley và Standard Bank là những địa chỉ được Trung Quốc đổ tiền vào nhiều nhất.
Trung Quốc cũng đầu tư vào một số hãng tên tuổi trên toàn thế giới, từ IBM hay Barclays cho tới Ford và General Motors.
Xét về tỷ lệ phần trăm thì không phải là ghê gớm, nhưng những khoản này vẫn đại diện cho sự chi tiền khổng lồ nếu quy ra con số là đồng đôla Mỹ.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday, April 18, 2015

CHUYỆN RÙNG RỢN SẮP XẢY RA: - BÁC SĨ PHẨU THUẬT Ý SẼ CẮT ĐẦU KỸ SƯ NGA ĐỂ GHÉP LÊN THÂN THỂ MỘT NGƯỜI KHÁC BỊ HƯ NÃO.




Subject: CHUYỆN RÙNG RỢN SẮP XẢY RA: -
From: yvettevu
Date: Thu, 16 Apr 2015 02:12:17 -0700



CHUYỆN RÙNG RỢN SẮP XẢY RA: - BÁC SĨ PHẨU THUẬT Ý SẼ CẮT ĐẦU KỸ SƯ NGA ĐỂ GHÉP LÊN THÂN THỂ MỘT NGƯỜI KHÁC BỊ HƯ NÃO.

Vụ giải phẩu cắt ghép đầu một con người đầu tiên trong nhân loại sẽ diễn ra năm 2016.Bác sĩ Ý Sergio Nacavero (trái) sẽ cắt đầu bệnh nhân tình nguyên người Nga Valery Spiridonov (phải)
Vụ giải phẩu cắt ghép đầu một con người đầu tiên trong nhân loại sẽ diễn ra năm 2016.
Bác sĩ Ý Sergio Nacavero (trái) sẽ cắt đầu bệnh nhân tình nguyên người Nga Valery Spiridonov (phải)
để ghép lên thân hình của một người bị hư não đã hiến tặng thân thể.
Bác sĩ Ý Sergio Nacavero đang giới thiệu phương pháp cắt và ghép đầu một người
VietPress USA (12-4-2015): Câu chuyện ma cà-rồng hay khoa học giả tưởng rùng rợn nầy sẽ lần đầu xảy ra đối với loài người! Đó là một vụ cắt ghép đầu từ cơ thể người nầy ghép qua một cơ thể người khác sẽ diễn ra vào năm 2016 tới đây!
Ngày 08-4-2015 vừa qua, một nam công dân Nga là kỹ sư công nghệ thông tin tên là Valery Spiridonov 30 tuổi đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho Hệ thống Báo chí Truyền hình Russia Today và được phổ biến rộng rãi đến Báo chí Truyền thông quốc tế biết rằng anh sẽ là người đầu tiên trong nhân loại tình nguyện thử nghiệm phương pháp cấy ghép đầu bằng cách để cho Bác sĩ người Ý Sergio Canavero cắt lìa đầu của anh để ghép vào cơ thể của một người khác khỏe mạnh nhưng bị hư não. Ca phẩu thuật cấy ghép đầu người như thế nầy chưa từng có tiền lệ trong nhân loại và sẽ được diễn ra vào năm sau nhưng chưa định ngày rõ rệt.


Kỹ sư công nghệ thông tin người Nga Valery Spiridonov 30 tuổi bị bệnh teo cơ tử thủa mới sinh,
nay tình nguyện cho Bác sĩ Phảu thuật Ý Sergio Canavero cắt đầu để ghép lên một cơ thể người khác.
Ngay từ khi mới sinh ra, Valery Spiridonov đã mắc căn bệnh di truyền quái ác gọi là bệnh Werdnig-Hoffman (hay còn gọi là teo cơ bắp và cột sống)  khiến anh bị liệt, teo hết các bắp thịt và phải ngồi trên xe lăn suốt quãng đời 30 năm vừa qua. 


Kỹ sư công nghệ thông tin Valery Spiridonov 30 tuổi này cho biết khi anh hay tin Bác sĩ người Ý Sergio Canavero đã 2 năm nay đi tìm một người tình nguyện cho cắt đầu của mình để cấy ghép qua cơ thể một người khác nên anh đã tình nguyện.


Được biết Spiridonov và bác sĩ Canavero đã trao đổi với nhau qua Skype nhiều lần, và anh Spiridonov đã đáp ứng được các yêu cầu mà vị Bác sĩ phẩu thuật người Ý này đề ra cho cuộc đại phẫu thuật chưa từng diễn ra trên thế giới này. Bác sĩ Canavero cần người tình nguyện phải có một cái đầu khỏe mạnh, có bộ não thông minh và hoàn hão nên anh Spiridonov đáp ứng ngay và được Bác sĩ Sergio Canavero khẳng định là ứng viên duy nhất và tuyệt vời.


Bệnh nhân tình nguyện đã đến văn phòng Luật sư ký giấy thỏa thuận cho Bác sĩ Sergio Nacanero cắt đầu
của mình để thí nghiệm khoa học và không khiếu nại gì dù không thành công việc cấy ghép đầu của anh.
Anh Valery Spiridonov thú nhận rằng mặc dù anh "rất sợ hãi" nhưng anh không muốn để vuột mất cơ hội duy nhất nầy để có thể thay đổi số phận khuyết tật của mình. 


Anh Valery Spiridonov nói rằng anh muốn trải nghiệm được sống trong một cơ thể khỏe mạnh sẽ hạnh phúc như thế nào trước khi chết! Chính vi thế mà anh nói: “Quyết định của tôi là cuối cùng, và tôi sẽ không thay đổi quyết định đó”.


Cái đầu thông minh của một kỹ sư công nghệ thông tin
sẽ được cắt đi để ghép vào một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Hơn thế nữa, trong Video Clip trích đoạn phỏng vấn được phổ biến trên Youtube (tại Link: https://www.youtube.com/watch?v=FTGdopnMyAk ), anh Valery Spiridonov cho Thông Tấn RT hay rng "Tôi rất thích công nghệ kỹ thuật, và những gì tiến bộ có thể thay đổi cuộc sống của mọi người tốt hơn. Thế nên tình nguyện làm chuyện ghép đầu nầy không chỉ là cơ hội tuyệt nhất cho tôi; mà sẽ còn giúp tạo ra căn bản khoa học cho những thế hệ trong tương lai nữa, vì vậy không quan trọng kết quả cuộc phẩu thuật nầy xảy ra như thế nào".


Tuy nhiên, bác sĩ Sergio Canavero tỏ ra rất tự tin về khả năng thành công của cuộc phẫu thuật ghép nguyên cái đầu của con người như thế này. Ông cho biết thử nghiệm ghép đầu đầu tiên đã được thực hiện trên loài khỉ cách đây 45 năm, và mới đây các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã thực hiện ca phẫu thuật ghép đầu trên loài chuột.


Theo quy trình phẫu thuật do bác sĩ Canavero vạch ra, cơ thể mới của Spiridonov sẽ được lấy từ một người hiến tặng khỏe mạnh nhưng bị chết não. Đầu của bệnh nhân và người hiến tặng sẽ được cắt lìa cùng một lúc bằng một loại dao siêu sắc để tạo thành vết cắt “ngọt” nhất có thể.

Điểm sẽ cắt đầu để ghép
Sau đó, chiếc đầu bị cắt lìa của bệnh nhân sẽ được đặt lên cổ của người hiến tặng và được gắn bằng một thứ mà bác sĩ Canavero gọi là “nguyên liệu thần kỳ” – một hợp chất dạng keo có tên gọi là polyethylene glycol – có tác dụng kết nối hai đầu tủy sống của hai cơ thể với nhau.


Phần cơ và mạch máu ở cổ sẽ được nhanh chóng khâu lại, trước khi bệnh nhân được đưa vào trạng thái hôn mê trong vòng 4 tuần trong khi chờ đợi đầu và cơ thể mới liền lại với nhau.


Khi tỉnh dậy, bệnh nhân có thể cử động, cảm nhận được khuôn mặt của mình và thậm chí có thể nói bằng giọng cũ. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch mạnh để ngăn chặn quá trình đào thải của cơ thể mới.


Ca phẫu thuật này dự kiến sẽ kéo dài khoảng 36 giờ đồng hồ, và chỉ có thể được tiến hành ở những phòng phẫu thuật hiện đại bậc nhất thế giới, với chi phí ước tính lên tới USD 11,1 Triệu.


Tuy nhiên một số chuyên gia y tế lại cho rằng kế hoạch này của bác sĩ Canavero “hoàn toàn là ảo tưởng”, thậm chí họ còn so sánh vị bác sĩ này với nhân vật Frankenstein trong truyện kinh dị.


Phương pháp cắt đầu của bệnh nhân tình nguyện
và cơ thể người hiến tặng sẽ được cắt cùng lúc và nối
ống tủy trước sau khi nới các cơ và thần kinh
Ông Hunt Batjer, chủ tịch Hội Bác sĩ Phẫu thuật Thần kinh Mỹ cho rằng bác sĩ Canavero là “điên rồ”. Ông nói: “Tôi không muốn cuộc phẫu thuật này diễn ra trên bất cứ người nào. Tôi cũng sẽ không cho phép bất cứ ai làm điều đó với tôi, bởi nó chứa đựng những thứ còn tồi tệ hơn cả cái chết”.


Các chuyên gia này cũng cho rằng bác sĩ Canavero đã đơn giản hóa quá mức qui trình gắn kết tủy sống vốn vô cùng phức tạp khi cho rằng loại “nguyên liệu thần kỳ” của ông có thể giải quyết tất cả!


Hiện bác sĩ Canavero vẫn chưa tìm được nguồn tài trợ để tuyển mộ đội ngũ khoảng 150 bác sĩ và y tá cần thiết cho một cuộc phẫu thuật phức tạp và khó khăn như vậy.



Bác sĩ phẩu thuật Ý Sergio Canvero đang giới thiệu về dự án ca phẩu thuật sắp thực hiện cho bệnh nhân
tình nguyện người Nga Valery Spiridonov
Trong một buổi thuyết trình về đề tài trước các nhà khoa học, Bác sĩ và Truyền thông Báo chí do TedX thực hiện vào tháng 12-2014 vừa qua (https://www.youtube.com/watch?t=42&v=FV5pOO5Mt64 ), Bác sĩ Sergio Canavero đã làm mọi người say mê theo dõi đề tài mà ông gọi laà "called "HEAVEN" và ông tin chắc sẽ mang lại kết quả hoàn hão để bắt đầu trang sử mới cho lịch sử giẩi phẩu ghép cơ thể của nhân loại.


Hạnh Dương. Dịch và tổng hợp.
Bệnh nhân tự nguyện cho phép cắt đầu đang cầm giấy cam kết tự nguyện không khiếu nại nếu chết luôn!

Kỹ sư công nghệ thông tin Nga 30 tuổi Valery Spiridonov tại phòng làm việc của anh ở Moscow.
Bác sĩ phẩu thuật thần kinh nổ tiếng của Ý Sergio Nacanero đang giải thích phương pháp cắt ghép đầu người
tvq CHUYỂN 

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTiBUw5lORw

Friday, April 17, 2015

PHÁT MINH KHOA HỌC TỪ BẮT CHƯỚC THIÊN NHIÊN


PHÁT MINH KHOA HỌC TỪ BẮT CHƯỚC THIÊN NHIÊN

Trần-Đăng Hồng, PhD                    

image002
Cơ thể động vật cũng như thực vật, qua tiến hóa hàng vạn năm để thích ứng với môi trường sống, đã phát triển những bộ phận hay cơ nguyên thích ứng thật hoàn hảo và tiết kiệm năng lượng nhất. Các nhà khoa học quan sát các hoạt động của sinh vật, nghiên cứu cách cấu tạo cơ thể chúng, để tìm hiểu và sau đó bắt chước chúng để phát minh, hay sáng chế áp dụng kỹ thuật.
 I. BẮT CHƯỚC ĐỘNG VẬT
  1. LÀM SAO CON HÀU DÍNH CHẶT VÀO KHỐI ĐÁ TRƠN
image001
Hình 1. Con hàu dính vào tấm kính
TS Wilker, nhà hóa học và khoa học vật liệu (material science) ở Purdue University (Indiana), trong dịp bơi lặn ngoài biển sâu, ngạc nhiên thấy làm sao con hàu (mussel) dính chặt được vào đá nhẵn trơn như ở tấm kính hình trên. Quan sát kỹ, ông thấy con hàu phóng ra một loại keo làm thành sợi dính chặt vào đá như dây neo của tàu (Hình 1). Trên thị trường có rất nhiều loại keo (glue) để hàn gắn vật bễ, nhưng chỉ áp dụng ở môi trường khô ráo, chứ không trong nước như con hàu. Ông cùng toán nghiên cứu chất keo do con hàu sản xuất thấy đó là một phân tử protein khác lạ gồm nhiều tyrosine amino acids bị biến thành 3,4-dihydroxyphenylalanine (DOPA) nhờ cộng thêm nhóm hydroxyl OH. Ngoài ra, còn có chất sắt Fe. Chính nhờ khám phá này, nhóm nghiên cứu của ông đã tổng hợp nhân tạo chất keo có cấu trúc tương tự như DOPA của con hàu để dùng làm keo dính mãnh liệt (super glue) hàn gắn trong môi trường có nước, như nối xương gảy trong cơ thể, hàn các mô tế bào, nối răng gảy, v.v. và áp dụng trong kỹ nghệ sửa chửa tàu ghe, v.v.

  1. BẮT CHƯỚC HẢI SÂM (Đồn đột, sea cucumber)
image002
Hình 2. Con hải sâm
 Nhiều sinh vật có khả năng biến hình dạng để trốn kẻ thù. Chẳng hạn con hải sâm có thân mềm nhũn là thức ăn của nhiều loại cá hay sinh vật khác. Khi thấy bị đe dọa tính mạng trước kẻ thù ăn thịt mình, con hải sâm cuộn tròn, và biến thân thể mềm nhũn trở thành xơ cứng, không còn là con mồi hấp dẫn. Làm sao con hải sâm biến thân thể mềm nhũn thành xơ cứng trong nháy mắt, và khi hết bị đe dọa nó mềm nhũn trở lại? Nghiên cứu cơ thể cho thấy các cơ sợi cấu tạo bởi một loại protein đặc biệt kết hợp với hợp chất nhu mô mềm. Các cơ sợi này có khả năng biến đổi từ dạng mềm nhũn sang dạng xơ cứng tùy theo phản ứng thần kinh của hải sâm.
TS Jeffrey Capadona và cộng sự thuộc Case Western Reserve University cộng tác với US Department of Veterans Affairs Medical Center, cả hai cơ quan cùng ở Cleveland (Ohio), tin tưởng rằng đây là một vật liệu lý tưởng để làm vi điện cực (micro electrodes) trong phẫu thuật não bộ. Nhóm nghiên cứu này chú trọng đặt vào dây thần kinh não bộ một bộ phận có khả năng nhận cũng như truyền tín hiệu từ óc ra cơ quan hay truyền từ cơ quan vào óc, đặc biệt nhằm tái tạo hệ thần kinh cho người bị bị liệt (paralysis), bệnh mất trí nhớ Alzheimer hay đa-xơ-cứng (multiple sclerosis). Với phẫu thuật hiện tại, điện cực cứng khi đặt vào óc sẽ gây tác hại cho nhu mô màng óc và gây nhức nhối. Nếu có điện cực mềm nhũn và dễ uốn cong thì giải quyết được tác hại này, nhưng nếu điện cực mềm nhũn thì làm sao nhét vào tế bào neuron được. TS Capadona nói “Vi-điện-cực lý tưởng là phải cứng lúc ban đầu để dễ nhét vào dây thần kinh, nhưng sau đó phải mềm nhũn như dây thần kinh để tránh tác hại”. Cơ sợi của hải sâm là mẫu mực lý tưởng để chế tạo vi-điện-cực. TS Capadona và đồng nghiệp chế tạo cơ sợi nhân tạo gồm hợp chất cellulose thiên nhiên với polymer nhân tạo (polyvinyl acetate). Trong không khí khô, hợp chất này cứng chắc, nhưng khi nằm trong óc, nó hút nước, phồng nở và mềm nhưng vẫn chắc chắn.
Hiện nay, các thử nghiệm được thực hiện thành công trong não bộ chuột. Giai đoạn tới là thử nghiệm ở khỉ, cuối cùng mới thử nghiệm ở người.

  1. BẮT CHƯỚC BÀN CHÂN CON CẮC KÈ
image003
Hình 3. Con cắc kè
 Làm sao con cắc kè (gecko), thằn lằn leo được trên vách thẳng đứng trơn trợt hay trần nhà mà không bị rơi xuống theo trọng lực. Các nhà sinh học biết rõ là bàn chân con vật này cấu tạo bởi một loạt sợi li ti như lông gọi là “setae”, giúp các nguyên tử lôi cuốn hút chặt nhau theo lực van der Waals, mảnh liệt hơn trọng lực.
image004
Hình 4. Bàn chân cắc kè cấu tạo bởi hàng ngàn sợi lông Setae
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học từng bắt chước cấu tạo bàn chân của cắc kè để chế tạo setae nhân tạo nhưng không thành công mỹ mãn. Tại sao vậy?
TS Al Crosby ở Đại Học Massachusetts Amherts nghiên cứu cách cấu tạo và hoạt động setae khi cắc kè di chuyển. Dùng các mô hình toán học dựa vào luật của lực van der Waals tạo ra bởi sức hút giữa bàn chân và vách tường, so sánh với trọng lực trên thân thể cắc kè, nhóm nghiên cứu của ông thấy rằng có sự liên hệ giữa cấu tạo bàn chân và lực hút giữa bàn chân với vách.
Cắc kè có hệ thống gân khác biệt ở chân. Ở các động vật khác, kể cả con người, gân nối cơ bắp với xương. Còn ở cắc kè, một đầu gân nối với da của bàn chân, đầu gân kia nối với cơ thịt. Khi cắc kè áp ngón chân vào vách, các xoang trong chân trương phồng lên do bơm máu vào, làm bàn chân cứng tạo sức hút về chiều hướng bước tới. Phối hợp giữa mềm nhũn của da và cứng của gân tạo sức hút mạnh lớn gấp bội so với lực rơi của trọng lực, làm cắc kè dính chặt vào tường. Khi cắc kè muốn bước tới, bàn chân uốn cong, dây gân được giản, cơ thịt giảm độ cứng, mất sức hút, chân được tháo gở khỏi tường, nhưng bàn chân bước tới bấu chặt vào tường theo tuần tự.
Dựa trên khảo sát này, TS Al Crosby và đồng nghiệp tạo được loại da Gecskin. Một mảnh Gecskin 10 cm x 10 cm có thể đính 1 vật nặng 318 kg vào trần nhà. Gecskin cấu tạo bởi polyurethane mềm tương tự như cao su, kết hợp với loại vải cứng như Kevlar hay sợi carbon làm dây gân, tương tự như cấu trúc setae của cắc kè.
Tháng 6/2014, một người nặng 100 kg với hai tay hai chân mang thiết bị cấu tạo bởi vật liệu bắt chước từ bàn chân cắc kè đã leo được trên bức tường bằng kính thẳng đứng.
image005
Hình 5. Leo tường thẳng đứng như con cắc kè

  1. BẮT CHƯỚC MÀNG NHỆN
image006
Hình 6. Màng nhện Caerostris darwini kết tạo trên dây tơ treo dài tới 25 m
Ở Madagascar có một loài nhện (Caerostris darwini) nhả ra 7 loài tơ làm mạng nhện. Để làm mạng nhện bắt ngang sông, đầu tiên nhện nhả tơ vào luồng gió và gió đưa qua bên kia sông, dính vào cây, tạo một dây treo. Từ dây treo nhện tạo một mạng lưới nhện giăng ngang sông để bắt côn trùng bay trên mặt nước. Sợi tơ nhện của dây treo được coi là loại sợi sinh học chắc chắn nhất, chắc hơn cả sợi thép khi có cùng đường kính.
Loài nhện có khả năng nhả thành nhiều loại tơ: loại cứng, loại mềm, có nút thắt, loại co giản làm lưới để bắt mồi, có loại dính keo để đính vào trụ cột để xây mạng nhện. Mỗi loại tơ nhện được các nhà khoa học vật liệu nghiên cứu kỷ về lý tính, hóa tính, kiến trúc, thành phần cấu tạo, v.v., mục đích để chế tạo vật liệu xây dựng cho cầu, xe cộ. Vật liệu xây dựng do con người chế tạo không chứa đủ tính chất của tơ nhện, nghĩa là vừa chắc, vừa đàn hồi, vừa mềm dịu. Protein của tơ, nếu nhân tạo được, có thể đúc trong khuôn như plastic, hay tạo thành silicon. Vì tơ là chất hữu cơ, vật liệu sinh học, nên không độc hại môi trường. Vì vậy, protein tơ có thể tạo thành lớp phim ngấm thuốc để ghép vào cơ thể, lớp tơ tan và nhả thuốc vào cơ quan trị bịnh. Ts Davis Kaplan của Đại Học Tufts ở Massachusetts nói “Chúng ta cần một vật liệu sinh học mới, và tơ là vật liệu lý tưởng đó”.
image007
Hình 7. Cấu tạo của sợi tơ treo
Sợi tơ treo của nhện Caerostris darwini cấu tạo bởi các sợi proteins có cấu trúc tinh thể để vừa chắc chắn, không hình dạng, vừa mềm dịu.
Trong y khoa, kết hợp kim loại vào tơ nhện làm tăng độ chắc lên 10 lần, và dùng làm gân nhân tạo trong ngành phẫu thuật.
image008
Hình 8. Cấu tạo sợi tơ nhện (hình trái), cấu tạo sợi tơ nhân tạo bắt chước tơ nhện (hình phải) dùng vận chuyển thuốc trị bịnh trong y khoa

Áp dụng vào công nghiệp thì vô hạn. Vì rất cứng và nhẹ, tơ nhện nhân tạo dùng làm mủ an toàn cho phi công chiến đấu, gân nhân tạo trong phẫu thuật y học, làm dây thừng, v.v.
Hiện tại có nhiều nhà máy sản xuất protein tơ nhện nhân tạo, như AMSilk ở Munich (Đức), Spiber Technology ở Stockhom, Spiber Inc ở Tsuruoka (Nhật)

  1. BẮT CHƯỚC LOÀI BƯỚM
image009
image010
Hình 9. Kiểu cách màu lục biến đổi trên cánh bướm Nam Mỹ (trên), quan sát kỹ thì chỉ có một màu (dưới)
Cánh bướm có màu theo một kiểu cách riêng của loài bướm, không phải do vảy nhỏ tí ti có sắc tố sẳn theo kiểu cách đó, mà do phản chiếu ánh sáng từ cách xắp xếp của vảy. Vì vậy màu sắc và ánh màu cũng biến đổi theo ánh sáng và góc nhìn. Các công ty sản xuất vải kiểu bắc chước kiến trúc vảy của bướm để vải có màu kiểu cách biến đổi theo góc nhìn, bằng cách tráng hàng tá lớp polyester hay nylon cực mỏng, và độ dày của từng lớp tráng, cũng như kiểu cách xắp xếp, làm phản chiếu ánh sáng tạo màu sắc biến đổi. Loại vải này không độc hại vì không có chất nhuộm, màu không bao giờ nhạt hay bay màu, vì màu là do ảo giác từ phản chiếu của ánh sáng.
  1. BẮT CHƯỚC LOÀI MỰC
image011
Hình 10. Con mực biến đổi màu da
Quân đội Hoa Kỳ thì bắt chước hiện tượng biến đổi màu của loài mực (squid và octopus) theo môi trường chung quanh để tạo áo quần ngụy trang. Năm 2014, nhóm nghiên cứu của University of Illinois at Urbana–Champaign thành công chế tạo được loại vải dựa theo cấu trúc da của loài mực, theo đó màu sắc biến đổi phù hợp với môi trường chung quanh, dành cho ngụy trang trong quân đội.
Bước xa hơn, nhà nghiên cứu Alon Gorodetsky của University of California, Irvine cũng bắt chước cấu trúc da của loài mực để tạo một loại vải áp dụng làm tàng hình với tia hồng ngoại. Ông nghiên cứu với một protein có tên “reflectin”, chứa trong da của loài mực. Xử dụng nhiều loại hóa chất, kích thích bởi dòng điện, và cơ học, ông khám phá và thành công tráng lớp reflectin nhân tạo lên vải, với lớp này mọi tia sáng có nhiều độ dài sóng khác nhau sẽ bị dội ngược, nhất là tia hồng ngoại, vì vậy giúp ngụy trang ban đêm mà địch thủ không thấy được khi dùng ống dòm ban đêm với tia hồng ngoại. Mới đây, vào tháng 2/2015, TS Gorodetsky và cộng sự đã trình diễn loại vải ngụy trang mới này, với ban ngày thì vải có màu của màu cảnh vật chung quanh, còn ban đêm thì tuyệt nhiên địch thủ không nhìn thấy.
  1. BẮT CHƯỚC CÁ MẬP
Cá mập Isurus oxyrinchus có thể lội với vận tốc 100 km/giờ. Làm sao nó có thể phóng nhanh như vậy trong nước? Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy da cá mập có cấu tạo khác thường.
Da cá mập cấu tạo bởi vảy hình răng chữ V sắp hàng song song theo chiều nước chảy có mục đích làm giảm sức cản của nước.
image012
Hình 11. Cá mập Isurus oxyrinchus
image013
Hình 12. Cấu trúc da cá mập
Một loại áo bơi lội được hảng Speedo chế tạo bởi một loại da nhân tạo có cấu trúc tương tự như da cá mập Isurus oxyrinchus. Bận áo bơi này, vận tốc bơi gia tăng thêm 7%
 2. BẮT CHƯỚC THỰC VẬT
Các nhà khoa học đã từ lâu bắt chước cấu tạo các alkaloids thiên nhiên trong thực vật để chế tạo thuốc trị bịnh. Trong bài ngắn ngủi này, tác giả chỉ đề cập vài bắt chước nho nhỏ từ cây cối nhưng có áp dụng rất thực tiễn.

  1. BẮT CHƯỚC CÂY LEO IVY

image014
Hình 13. Cây leo Ivy tiết chất keo
Con cắc kè leo tường hay trần nhà nhờ cấu trúc đặc biệt của bàn chân, thì loại cây leo như Ivy dính chặt vào tường nhờ một loại keo thiên nhiên có sức chịu đựng tương đương tới 2 triệu lần trọng lượng của dây leo. Đó là một chất keo dính mạnh nhất trong thiên nhiên.
TS Mingjun Zhang, thuộc đại học Ohio State University (Columbus), nghiên cứu chất keo tiết từ cây Ivy để chế tạo một loại keo áp dụng cho ngành phẫu thuật.
Ông cho biết cây Ivy tiết ra một loại chất loảng màu vàng cấu tạo bởi nước, polysaccarides và vi thể hữu cơ có đường kính khoảng 70 phần tỉ của mét. Vi thể có nhiệm vụ làm giảm độ nhờn (viscosity) và giúp chất loảng dàn rộng diện tích tiếp xúc. Các vi thể cũng tạo cầu nối phân tử với polymer trong chất keo, làm chất keo rất mạnh, có tính đàn hồi, không cứng và dòn, khác với keo thông thường khi khô. Vì vậy loại keo do ivy tiết ra sẽ có nhiều áp dụng quan trọng. Chẳng hạn, làm miếng băng có chất keo ivy để băng bó, giúp vết thương mau lành, tế bào mau sinh sản, giúp ngành giải phẫu cơ quan như tim mau hàn gắn, hay ngay cả giúp tế bào gốc mau phát triển.
Ngoài ra, vi thể ivy có thể áp dụng vào thiết kế màng lọc ánh sáng thay thế oxide titanium hay oxide kẽm như kỹ thuật hiện tại bởi vì kích thước vi thể ivy đồng nhất nên ánh sáng phân tán đồng đều, và ngăn cản được tia cực tím (ultra violet). TS Zhang tổng hợp vi thể với nhiều hợp chất polymer, và tạo được nhiều loại keo nhân tạo tương tự keo thiên nhiên ivy.
  1. BẮT CHƯỚC TRÁI THÔNG
image015
Hình 14. Kiến trúc vảy trên trái thông. Hạt chứa trong vảy.
Bài sinh học về cơ chế trái thông phóng thích hột khi cháy rừng cho biết vảy trái thông Pinus attenuate chỉ mở để hạt thông văng ra khỏi trái khi gặp nhiệt độ thật nóng lúc cháy rừng.
Vảy trái thông cấu tạo bởi 2 lớp, có phản ứng khác nhau với biến đổi của ẩm độ không khí. Một lớp giản nở khi trời ẩm ướt, còn lớp kia thì chống lại việc giản nở, kết quả là vảy trái thông uốn cong. Cơ chế này tương tự như như nhiệt kế cấu tạo bởi 2 kim loại có độ giản nở khác nhau khi có biến đổi nhiệt độ.
image016
Hình 15. Kiến trúc và cách xấp xếp vảy trái thông
Với loại vải thông thường, khi đổ mồ hôi vải thấm nước và áo ướt đẫm, nhất ở những nơi có mồ hôi đổ sớm và nhiều như ở nách. Và hể áo càng ướt, thì áo càng không thông thoáng, bên trong áo càng ẩm, đổ mồ hôi càng nhiều, người bận áo cảm thấy khó chịu, nên phải cởi áo, ở trần. Để tránh hiện tượng trên, các nhà khoa học sáng chế một loại vải giúp không khí thông thoáng đuổi ẩm độ tích tụ bên trong áo ra ngoài, đưa không khí mát ở ngoài vào trong, nhờ vậy áo không bị ướt đẫm mồ hôi.
Dựa vào cơ chế đóng mở của vảy thông theo ẩm độ, các nhà khoa học sáng chế một loại vải có khả năng thực hiện chức năng trên. Hảng sản xuất vải MMT London chế tạo loại vải có gai li ti làm nắp đậy các lỗ nhỏ li ti thông thoáng không khí. Các gai này cấu tạo bởi 2 loại polymer nhân tạo, một loại hảo nước (hygroscopic) tức hút ẩm hơi nước, loại kia thì khắc nước (hydrophobic) tức đẩy hơi nước ra xa. Lực hút và lực đẩy hơi nước biến đổi nghịch chiều tùy theo lượng hơi nước của không khí bên trong áo làm sợi gai uốn cong hay phẳng.
Khi không khí khô ráo, các gai trở nên phẳng, nằm rạp, đóng lỗ hở, ngăn cản sự thông thoáng, và áo trở thành cách nhiệt. Khi đổ mồ hôi, ẩm độ bên trong áo gia tăng làm sợi gai uốn cong, lỗ thông thoáng được mở, xua đuổi ẩm độ ra ngoài, không tạo được mồ hôi trên thân thể (Hình 16). Loại vải này sẽ được bán trên thị trường vào năm 2016.
image017
Hình 16. Cơ chế loại vải có vảy đóng mở tùy theo ẩm độ không khí
Cũng áp dụng cơ chế đóng mở vảy của trái thông, hảng tơ sợi Schoeller của Thụy Sỉ tạo loại vải có tên “c-change”. Loại vải này có lỗ li ti đóng mở tùy theo nhiệt độ. Chẳng hạn khi thân nhiệt cao, hay sắp đổ mồ hôi thì các lỗ hổng mở rộng để xua đuổi hơi nóng và hơi nước ra ngoài.
  1. BẮT CHƯỚC LÁ SEN
image018
Hình 17. Lá sen luôn luôn sạch và đọng nước
Ai cũng biết là tưới nước lên lá sen (Nelumbo spp.), lá không dính nước mà chảy tuột hết và lôi cuốn theo hết chất dơ dính trên lá. Sau trận mưa lá sen luôn luôn sạch, không có bụi bặm hay chất dơ. Lý do là mặt lá sen có trải một lớp sáp có tác dụng đẩy nước (water repellent). Lớp sáp được xấp xếp thành gai li ti mắt thường không thấy, nhưng khi sờ thấy nhám.
image019
Hình 18. Cấu tạo lớp sáp trên lá sen với các gai li ti
Chỗ gồ ghề của gai là nơi nước ít tiếp xúc với lá, nên nước bị phân tán tạo thành nhiều giọt nước tròn nhỏ và lăn ra khỏi lá.
image020
Hình 19. Trên mặt sáp nước phân tán thành giọt nước hình cầu lăng tròn
Bắt chước kiến trúc sáp trên lá sen, các nhà khoa học tìm cách chế tạo một loại vải không dính nước, và rất sạch sẻ vì không dính chất dơ bẩn, bụi bặm và ngay cả vi trùng. Tất cả trôi tuột theo nước.
Thông thường, khi nước rơi vào một mặt có tính khắc nước (hydrophobic), nước tung tóe và kết hợp lại thành nhiều giọt nước hình cầu nhỏ. Trên lá sen, thời gian thành lập các giọt nước tròn nhỏ là 12,4 phần triệu của giây. Hể thời gian thành lập càng ngắn thì giọt nước càng nhỏ. Thí nghiệm với gai li ti nhân tạo cấu tạo bởi aluminium (nhôm) có chiều cao 100 phần triệu của mét (micrometres, μm), rộng 200 μm, tráng lên vải thì thời gian kết đọng thành giọt nước là 7,8 phần triệu giây, giọt nước nhỏ như sương mù.
Bắt chước lá sen, các kỷ sư chế tạo được loại vải không thấm nước, không vấy chất dơ hay chất có màu. Chẳng hạn vẩy máu hay mực lên áo, tất cả chảy tuột và áo không dính tí vết nào của máu hay mực.
  1. BẮT CHƯỚC CÂY BẮT ĂN CÔN TRÙNG
Tại các xứ nóng có nhiều loại cây có bộ phận bắt côn trùng để lấy chất bổ dưỡng nuôi cây. Trong các loài này, loài Nepenthes có bộ máy bắt mồi với hình dạng của một bình chứa một dung dịch làm hòa tan thân thể con mồi. Vách bên trong bình là một lớp sáp rất nhờn. Một khi con mồi đậu lên miệng bình thì bị trợt té vào bình, và khi ở trong bình thì không cách nào trèo ra khỏi bình vì trơn trợt.
image021
Hình 20. Con thằn lằn con trợt chân rớt vào bình mà không có cách nào trèo ra được vì chất nhờn trơn trợt
Dựa trên cấu tạo của chất nhờn trong vách bình Nepenthes, hảng Slips Technology ở Massachusetts Hoa Kỳ chế tạo một chất siêu nhờn để tráng vào vải, nhựa và da. Đặc tính loại vải này không thấm nước, và bùn, đất, hay vật thể li ti không dính vào được. Áp dụng chế tạo giày, giày lội nước, quần áo thể thao, áo mưa, áo khoác cho quân đội, thủy thủ và áo khoác cho công nhân làm việc trong nhà thương, v.v.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Julie Gould (2015). Learning from nature’s best. Nature, 519, 26 March 2015, S2-S3.Volume:
Katherine Bourzac (2015). Spiders: Web of intrigue, Nature, Volume:519, Pages:S4–S6.
Neil Savage (2015). Synthetic coatings: Super surfaces. Nature, Volume:519, Pages:S7–S9.
Elie Dolgin (2015). Textiles: Fabrics of life. Nature, Volume:519, Pages:S10–S11.Date published:Journal name:
Li Wen, James C, Weaver & George V. Lauder. (2014). Biomimetic shark skin: design, fabrication and hydrodynamic function. Journal of Experimental Biology, 217, 1656-1666.

Reading, 4/2015


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Popular Posts

Popular Posts