X
Tuesday, December 31, 2019
Monday, December 23, 2019
Phương thức rửa máy bay của Không quân Mỹ
Begin forwarded message:
From: Hello
Date: December 14, 2019 at 8:43:35 AM PST
Subject: Không quân Mỹ rửa máy bay...
Date: December 14, 2019 at 8:43:35 AM PST
Subject: Không quân Mỹ rửa máy bay...
Phương thức rửa
máy bay của Không quân Mỹ
Giống với mọi loại phương tiện khác, máy bay cũng cần được rửa và rửa máy bay của Không quân Mỹ không hề đơn giản chút nào.
Theo
quy định của Không quân Mỹ, các loại máy bay trong lực lượng này sẽ phải được
rửa thường xuyên để “tăng cường khả năng hoạt động”. Tùy từng loại máy bay mà
thời gian tối đa giữa hai lần rửa máy bay sẽ là từ 12 tới không quá 15 ngày.
Nguồn ảnh: Sina.
Việc
rửa máy bay được thực hiện bởi các hệ thống vòi nước áp suất cao, mỗi lần thực
hiện sẽ cần tới khoảng 6 người trong đó có một hoặc hai phi công, một hoa tiêu
dẫn đường và những người còn lại làm nhiệm vụ điều khiển hệ thống vòi áp suất.
Nguồn ảnh: Sina.
Tùy
từng loại máy bay với kích cỡ khác nhau mà lượng nước cũng như áp lực sẽ được
điều chỉnh thay đổi một cách linh hoạt.
Nguồn ảnh: Sina.
Mỗi
lần rửa máy bay, tối thiểu Không quân Mỹ sẽ tốn khoảng 2 khối nước. Theo ước
tính của Không quân Mỹ thì mỗi năm họ tốn tới khoảng 567 triệu lít nước chỉ có
để thực hiện việc rửa máy bay.
Nguồn ảnh: Sina.
Việc
rửa sạch máy bay sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn bụi và cặn bẩn bám lại trên máy bay
trong quá trình hoạt động. Việc loại bỏ bụi bẩn trên máy bay sẽ giúp các thiết
bị cảm biến điện tử hoạt động được chính xác hơn và có tuổi họ lâu dài hơn.
Nguồn ảnh: Sina.
Đặc
biệt là đối với các máy bay chiến đấu và các máy bay cảnh báo sớm với các hệ
thống radar, cảm biến tối ư phức tạp và cần có độ chính xác cao
nên luôn cần phải giữ sạch sẽ.
Nguồn ảnh: Sina.
Việc loại bỏ bụi bẩn bám trên thân máy bay cũng
sẽ giúp lớp vỏ máy bay ít bị ăn mòn hơn và có độ bền lâu dài hơn.
Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài lực lượng Không quân, Không quân Hải quân
Mỹ cũng có cách thức tương tự để giữ những chú chim sắt đắt đỏ này trong điều
kiện sạch sẽ tốt nhất có thể, bảo đảm các sự điều hành chiến thuật
sẽ không bị ảnh hưởng.
Nguồn ảnh: Sina.
Tùy từng kích thước của máy bay mà phương thức “rửa
ráy” sẽ tốn từ 30 giây cho tới 2 phút.
Nguồn ảnh: Sina.
Các
vòi xịt được điều khiển từ xa thông qua hệ thống máy tính, bảo đảm góc xịt nước
và áp suất chính xác.
Nguồn
ảnh: Sina.
__|__
*-----o-(_)-o-----*
__._,_.___
Sở Mật Vụ khuyến cáo về tờ $100 giả trong mùa Nô En
XIN
LƯU Ý!!!
letamanh
Sở Mật Vụ khuyến cáo
về tờ $100 giả trong mùa Nô En
Tiền
giả được tìm thấy trong tiệm 7-Eleven ở Philadelphia, nơi chủ tiệm bị mất mấy
ngàn Mỹ kim vì bị kẻ gian lường gạt. (ABC 6 Philadelphia)
PHILADELPHIA – Sở Mật Vụ Hoa Kỳ đang kêu gọi người dân đề phòng
tờ tiền $100 Mỹ kim giả, trong bối cảnh mọi người đang gia tăng mua sắm để chuẩn
bị cho mùa lễ.
Cửa tiệm 7-Eleven của ông Vincent Emmanuel ở South Philadelphia là một trong những nơi đã bị ảnh hưởng nặng bởi tiền giả. “Các tờ tiền trông rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn cả những tờ tiền thật,” ông Emmanuel nói.
Chỉ trong vòng vài ngày vừa qua, tiệm của ông Emmanuel đã bị tổn thất tới vài ngàn Mỹ kim, khi kẻ gian dùng tiền giả để mua các thẻ Visa và MasterCards trả trước. “Người nhân viên bán hàng luôn bận rộn, và khi nhân viên nhận ra đó là tiền giả, kẻ gian đã rời khỏi tiệm,” ông Emmanuel nói.
Nhà chức trách cho biết đã nhận được nhiều báo cáo về tiền giả trong thời gian gần đây, không chỉ là tờ $100 Mỹ kim mà cả những tiền giấy mệnh giá khác.
Cửa tiệm 7-Eleven của ông Vincent Emmanuel ở South Philadelphia là một trong những nơi đã bị ảnh hưởng nặng bởi tiền giả. “Các tờ tiền trông rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn cả những tờ tiền thật,” ông Emmanuel nói.
Chỉ trong vòng vài ngày vừa qua, tiệm của ông Emmanuel đã bị tổn thất tới vài ngàn Mỹ kim, khi kẻ gian dùng tiền giả để mua các thẻ Visa và MasterCards trả trước. “Người nhân viên bán hàng luôn bận rộn, và khi nhân viên nhận ra đó là tiền giả, kẻ gian đã rời khỏi tiệm,” ông Emmanuel nói.
Nhà chức trách cho biết đã nhận được nhiều báo cáo về tiền giả trong thời gian gần đây, không chỉ là tờ $100 Mỹ kim mà cả những tiền giấy mệnh giá khác.
Những kẻ in tiền giả thậm chí còn tìm ra cách qua mặt được các
cây bút màu phát hiện tiền giả. “Đôi khi chúng tẩy trắng tờ $1 Mỹ kim, sau đó
in tờ tiền $5 Mỹ kim hoặc $20 Mỹ kim lên trên. Do đó, khi người thu tiền dùng
bút thử tiền giả, cây bút sẽ không có tác dụng vì đây là loại giấy in tiền thật,”
ông Emmanuel nói.
Đối với tờ tiền giả $100 Mỹ kim loại mới nhất, các kẻ gian đã sử dụng công nghệ mới là máy in 3D. “Quý vị phải kiểm tra tờ $100 Mỹ kim, $50 Mỹ kim, và $20 Mỹ kim, và phải hết sức cẩn thận trong mùa lễ năm nay,” ông Emmanuel nói.
Sở Mật Vụ ước tính khoảng $50,000 Mỹ kim tiền giả đã lưu hành hàng tuần tại khu vực Philadelphia. Sở Mật Vụ nhắc nhở rằng, người dân có thể nhận biết tiền thật qua một số dấu hiệu như:
– Chữ in chìm: Là chữ có thể thấy từ 2 phía khi đưa tờ tiền lên trước ánh sáng.
– Mực đổi màu: Các tờ tiền $10, $20, $50, và $100 đời 2004 trở về sau đều có những họa tiết in bằng mực đổi màu, đổi từ màu vàng đồng sang màu xanh lá khi nghiêng tờ tiền 45 độ.
– Chỉ an ninh: Mọi tiền giấy liên bang, ngoại trừ tờ $1 và $2 Mỹ kim, đều có một sợi chỉ trong suốt chạy dọc trên tờ tiền. Chỉ an ninh này có in mệnh giá của tờ tiền, và chỉ hiện ra khi đưa tờ tiền lên trước ánh sáng. Vị trí của chỉ an ninh trên mỗi tờ tiền là khác nhau, và sẽ có màu khác nhau khi đưa ra trước ánh sáng cực tím (UV).
– Chỉ an ninh 3-D: Tờ tiền $100 Mỹ kim đời 2004 trở về sau đều có sợi chỉ xanh nằm dọc theo tờ tiền. Khi dựng đứng tờ $100 và nghiêng tờ tiền theo chiều dọc, hoa văn màu xanh trên chỉ an ninh sẽ di chuyển theo chiều ngang. Ngược lại, khi đặt tờ $100 nằm ngang và nghiêng tờ tiền lên xuống theo chiều ngang, hoa văn màu xanh trên chỉ an ninh sẽ di chuyển theo chiều dọc
-- Đối với tờ tiền giả $100 Mỹ kim loại mới nhất, các kẻ gian đã sử dụng công nghệ mới là máy in 3D. “Quý vị phải kiểm tra tờ $100 Mỹ kim, $50 Mỹ kim, và $20 Mỹ kim, và phải hết sức cẩn thận trong mùa lễ năm nay,” ông Emmanuel nói.
Sở Mật Vụ ước tính khoảng $50,000 Mỹ kim tiền giả đã lưu hành hàng tuần tại khu vực Philadelphia. Sở Mật Vụ nhắc nhở rằng, người dân có thể nhận biết tiền thật qua một số dấu hiệu như:
– Chữ in chìm: Là chữ có thể thấy từ 2 phía khi đưa tờ tiền lên trước ánh sáng.
– Mực đổi màu: Các tờ tiền $10, $20, $50, và $100 đời 2004 trở về sau đều có những họa tiết in bằng mực đổi màu, đổi từ màu vàng đồng sang màu xanh lá khi nghiêng tờ tiền 45 độ.
– Chỉ an ninh: Mọi tiền giấy liên bang, ngoại trừ tờ $1 và $2 Mỹ kim, đều có một sợi chỉ trong suốt chạy dọc trên tờ tiền. Chỉ an ninh này có in mệnh giá của tờ tiền, và chỉ hiện ra khi đưa tờ tiền lên trước ánh sáng. Vị trí của chỉ an ninh trên mỗi tờ tiền là khác nhau, và sẽ có màu khác nhau khi đưa ra trước ánh sáng cực tím (UV).
– Chỉ an ninh 3-D: Tờ tiền $100 Mỹ kim đời 2004 trở về sau đều có sợi chỉ xanh nằm dọc theo tờ tiền. Khi dựng đứng tờ $100 và nghiêng tờ tiền theo chiều dọc, hoa văn màu xanh trên chỉ an ninh sẽ di chuyển theo chiều ngang. Ngược lại, khi đặt tờ $100 nằm ngang và nghiêng tờ tiền lên xuống theo chiều ngang, hoa văn màu xanh trên chỉ an ninh sẽ di chuyển theo chiều dọc
Thân Kính chào quý Vi Hữu:
Sunday, December 15, 2019
Cựu kỹ sư Huawei: Huawei là ác mộng của nhân loại
----- Forwarded
Message -----
From: Nhan NT <
To: Thân Hữu <>
Sent: Tuesday, December 10, 2019, 10:45:03 AM PST
Subject: Cựu kỹ sư Huawei: Huawei là ác mộng của nhân
loại
Cựu kỹ sư Huawei:
Huawei là ác mộng của nhân loại
Huệ Anh
Thứ ba, 10/12/2019
Vụ việc liên quan đến
nhân viên Lý Hồng Nguyên của Huawei đã hé mở tấm màn đen Huawei dùng quyền lực
công ám hại nhân viên vào tù, vụ việc này đã thu hút công luận chú ý. Tờ Epoch
Times (Mỹ) đã chia sẻ ý kiến của một kỹ sư từng làm việc cho Huawei kể rằng,
Huawei là một bộ phận quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đây là
một tổ hợp công nghiệp quân sự kết hợp kinh doanh, gián điệp, tình báo và đánh
cắp sở hữu trí tuệ.
Hôm 21/11, có 15
Thượng nghị sĩ Liên bang Mỹ đã gửi thư cho Tổng thống Trump
yêu cầu đình chỉ giấy
phép của các công ty Mỹ làm ăn với Huawei của ĐCSTQ (Ảnh: Getty Images)
Vụ việc cựu nhân viên Lý Hồng Nguyên của Huawei bị Huawei cáo buộc
là “kẻ tống tiền” vì đòi tiền bồi thường nghỉ việc (hợp pháp) với số tiền hơn 300.000
Tệ. Lý Hồng Nguyên đã bị cảnh sát bắt giam 251 ngày, nhưng may mắn là gia đình
anh đã tìm thấy bằng chứng ghi âm khi anh thương lượng bồi thường chấm dứt với
bộ phận nhân sự của Huawei, nhờ đó mà anh mới được thả ra. Vụ việc đã gây xôn
xao dư luận, qua đó phơi bày thêm nhiều chuyện mờ ám hơn của Huawei.
Khuyến khích nhân viên nội bộ giám sát lẫn
nhau
Về vấn đề này, tờ Epoch Times cũng phỏng vấn anh Kim Thuần, một
cựu kỹ sư tại Viện nghiên cứu Nam Kinh của Huawei, anh Kim Thuần cho biết rằng
vụ án Lý Hồng Nguyên chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, còn rất nhiều nạn nhân
ngoài Lý Hồng Nguyên, nhưng hầu hết trong số họ chọn cách im lặng. Vì kể ra
cũng vô ích, do ở Trung Quốc Đại Lục ngày nay, dù có kiện đến Tòa án Tối cao
cũng không động được vào Huawei.
Kim Thuần có bằng thạc sĩ về kỹ thuật phần mềm từ Ireland, anh
đã làm việc ba năm trong lĩnh vực dữ liệu lớn tại Viện nghiên cứu của Huawei ở
Nam Kim (Giang Tô) và xin nghỉ việc hồi tháng Tư năm nay. Anh cho biết lý do rời
khỏi Huawei là vì bầu không khí làm việc khác thường tại Huawei.
Theo anh mô tả, Huawei khuyến khích nhân viên nội bộ giám sát lẫn
nhau trong công việc dưới các hình thức gửi email, khi hội họp. Trong họp hành
nội bộ, người chủ trì thường công bố các văn bản của chính quyền, đã thiết lập
một hộp thư ý kiến chuyên để nhân viên bày tỏ quan điểm về đồng sự.
“Cách làm này không khác gì cách làm thời
Cách mạng văn hóa! Tôi không thích bầu không khí làm việc này.” Anh
cho biết, “Tôi thấy thường
có người của Huawei phải vào nhà tù vì bị tố giác, trong đó hầu hết những trường
hợp bị kết án 10 năm hoặc 11 năm tù bị cơ quan chức năng tuyên bố là vì tham
nhũng, nhưng thực tế vì nguyên nhân gì thì chỉ một nhóm người quyền lực của
Huawei mới biết thực sự.”
Ngoài ra, khi làm ở Huawei, có khi Kim Thuần cũng vượt tường lửa
tìm thông tin. Một lần, khi anh đang xem tin tức VOA (Tiếng nói Hoa Kỳ) thì bị
một quản lý phát hiện, sự cố này khiến anh hơi lo lắng về việc bị tố cáo, sau
đó anh đã xin nghỉ việc.
Kim Thuần chia sẻ với Epoch Times, tin tức mới nhất mà anh nhận
được từ nội bộ Huawei là sự thật, trong giới nhân viên của Huawei có những người
am hiểu bí mật thương mại của công ty. Một số nhân viên của Huawei đã suy nghĩ
về khả năng có thể công khai chuyện họ phụ trách bán thiết bị Huawei ở Iran,
bao gồm trợ cấp 100 đô la Mỹ mỗi ngày và hồ sơ visa Iran.
“Những điều này liên quan đến các bí mật
thương mại, không thể công khai trước công luận khi định tội, cho nên họ đã bị
cảnh sát dùng tội danh như dọa dẫm tống tiền để bắt vào tù, có thể bị tra tấn đến
khi đảm bảo rằng khi ra tù họ sẽ không tiết lộ bí mật.” Anh
cho biết, “Đây cũng là lý
do khiến những người làm việc hiện nay không ai dám bất đồng với cảnh sát, chỉ
có thể tiếp tục bày tỏ sự không hài lòng với Huawei.”
Giám sát thông tin của công dân trong và
ngoài nước
Kim Thuần nhận định vấn đề lớn nhất của Huawei là vấn đề an ninh
quốc gia. Trong những năm qua, Huawei đã giúp ĐCSTQ triển khai sáng kiến “Vành
đai và Con đường”, mở rộng dấu ấn ở nước ngoài, giúp ĐCSTQ phát triển công nghệ,
từ nhận dạng khuôn mặt, bao gồm tất cả các loại mật mã, trong Huawei đều có;
Huawei rất hùng mạnh về mặt công nghệ và tình báo.
Anh kể rằng Huawei cũng đã áp dụng một số nguyên tắc quản lý của
phương Tây, chẳng hạn như hệ thống quản lý được mô phỏng theo hãng IBM. Ngoài ra
Huawei cũng hấp thu hệ thống quản lý kiểu KGB của Liên Xô cũ, khu vực văn phòng
của công ty được chia thành nhiều khu vực, bao gồm khu vực màu xanh, khu vực
màu xanh lá cây, khu vực màu vàng và khu vực màu đỏ, trong đó khu màu đỏ là cấp
bảo mật cao nhất. Người làm trong các khu vực khác nhau không thể liên lạc với
nhau, không thể truy cập được dữ liệu của nhau, khi cần truy cập phải có sự phê
duyệt của lãnh đạo.
Bề ngoài Huawei là một công ty thương mại, nhưng thực tế không
đơn giản vậy. Huawei đã kiếm được rất nhiều tiền, thứ nhất là nhờ hỗ trợ của ĐCSTQ,
thứ hai là nhờ vào các lĩnh vực độc quyền, và thứ ba là về quản lý đã tiếp thu
phương pháp quản lý của các công ty Mỹ. Vì vậy nó đã trở thành công ty thành
công nhất trong doanh nghiệp của ĐCSTQ.
“Tôi cho rằng không phải Huawei bị ĐCSTQ
kiểm soát, mà bản thân công ty này là bộ phận của ĐCSTQ. Vì vậy những người
quan sát không nên tìm hiểu xem Huawei và ĐCSTQ có xung đột lợi ích nào, vì
không có chuyện này. Ban lãnh đạo của Huawei toàn người trong ĐCSTQ, nào là hệ
thống tổng tham mưu của quân đội, nào là hệ thống an ninh quốc gia, tình hình của
công ty này là thế, vì vậy chắc chắn Huawei là thể hiện ý chí của ĐCSTQ,” anh
nhận định.
Huawei không chỉ giám sát công dân Trung Quốc Đại Lục mà hoạt động
theo dõi công dân nước ngoài cũng rất được chú trọng. Kim Thuần giới thiệu, ví
dụ ghi lại số IMEI (số nhận dạng thiết bị di động quốc tế/International Mobile
Equipment Identity) điện thoại di động của công dân nước ngoài, để nắm bắt
thông tin của công dân như nơi sinh sống, quan hệ xã hội, nghề nghiệp. Ở nhiều
nước châu Âu, châu Mỹ, và Nhật Bản có luật cấm thu thập số IMEI. Nhưng Huawei vẫn
tìm mọi cách để thu thập.
Huawei đã giúp các nước châu Phi, Romania và các nước Đông Âu
khác thực hiện các dự án giám sát khác nhau. Là một kỹ thuật viên, anh không biết
các bí mật thương mại cụ thể, anh cũng không biết bên giao hàng là ai. Anh cũng
nghe thông tin nội bộ bàn về các dự án thu thập dữ liệu hợp tác với Deutsche
Telekom (Đức).
Kim Thuần kể: “Bộ
phận của tôi chuyên phân tích sở thích của mọi người, phân tích tính cách của mọi
người, tiến hành khai thác dữ liệu và phân tích xu hướng tiêu dùng trong tương
lai như thế nào. Để thực hiện điều này không đơn giản. Ban đầu phải nắm được bí
mật riêng tư của mọi người, nắm được thói quen tiêu dùng của họ. Như vậy bộ phận
phân tích biết mọi người muốn gì? Một khi phát hiện biểu hiện bất thường là họ
lập tức phân tích, ví dụ như khi nào thì bạn vượt tường lửa? Có bị tổ chức gián
điệp nước ngoài trưng dụng? Những thao tác nghiệp vụ này rất chính xác.”
“Chẳng hạn, họ có thể biết vào tháng tới
bạn muốn mua điện thoại di động, bởi vì lần cuối bạn mua điện thoại di động là
từ hơn hai năm trước, loại thương hiệu điện thoại bạn dùng là gì, sau khi biết
khả năng sắp tới ai đó muốn mua điện thoại di động thì họ sẽ tiến cử loại sản
phẩm gần tương đồng với khẩu vị của người dùng nào đó theo sở thích của họ, chẳng
hạn như giới thiệu Huawei Mate30 cho phái nữ, bộ phận phân tích của Huawei có
thể giới thiệu chính xác cho bạn.” Anh nói, “Hệ thao tác mới nhất của Huawei là
EMUI (Emotion UI), được gọi là hệ thống thao tác cảm xúc; qua đó Huawei có thể
phân tích, dẫn dắt, kiểm soát cảm xúc của con người.”
Huệ Anh
__._,_.___
Wednesday, December 11, 2019
Bao nhiêu gián điệp của ĐCSTQ nằm vùng tại Mỹ?
----- Forwarded
Message -----
From: Nhan NT
To: Thân Hữu <
Sent: Thursday, December 5, 2019, 09:32:15 AM PST
Subject: [DCTTU] Bao nhiêu gián điệp của ĐCSTQ nằm
vùng tại Mỹ?
Bao nhiêu gián điệp của
ĐCSTQ nằm vùng tại Mỹ?
Tuyết Mai
Thứ năm, 05/12/2019
Tổng dân số của Úc và
Canada khoảng 50 triệu người, nếu ĐCSTQ phái đến tới 2.000 gián điệp, vậy thì
với “kẻ thù” như Mỹ có dân số gấp khoảng sáu lần Úc và Canada thì ĐCSTQ sẽ đưa đến
bao nhiêu gián điệp? Có gì khác biệt giữa gián điệp của ĐCSTQ và phần còn lại
của thế giới?
Cựu điệp viên ĐCSTQ
Vương Lập Cường đã quy hàng ở Úc (Ảnh: Vision Times)
Năm 2005 Thời báo New York đưa tin, quan chức ngoại giao của Đảng
Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Trần Dụng Lâm trú tại Úc xin được “bảo hộ chính trị”
đã gây cơn sốt dư luận, không chỉ vì Chính phủ Úc bị chỉ trích xử lý không thỏa
đáng (từ chối bảo hộ, nhưng đồng ý đơn xin thị thực cư trú), còn vì Trần Dụng
Lâm tiết lộ rằng gián điệp của ĐCSTQ ở Úc có tới hơn cả ngàn người. Dân số Úc
chỉ có 20 triệu người (ít hơn Đài Loan), nhưng ĐCSTQ lại đưa đến nước này số lượng
gián điệp khủng khiếp như vậy.
Là thư ký chính trị thứ nhất của đại sứ Trung Quốc tại Úc, chắc chắn
Trần Dụng Lâm biết rất nhiều chuyện nội tình. Ông kể rằng những gián điệp này không
chỉ thu thập thông tin tình báo, mà còn giám sát người Trung Quốc địa phương, đặc
biệt là người tập Pháp Luân Công và những người bất đồng chính kiến, có khi
cũng tham gia vào hoạt động bắt cóc.
Trước vụ việc Trần Dụng Lâm là vụ việc cựu quan chức của Văn phòng
An ninh Quốc gia Thiên Tân là Hách Phụng Quân cũng tiết lộ tại Úc rằng ĐCSTQ có
hơn 1.000 điệp viên ở Canada, chủ yếu ở hai thành phố đông người gốc Hoa là
Toronto và Vancouver. Tờ Global Post của Canada đưa tin, Hách Phụng Quân đã phục
vụ trong Cục An ninh Quốc gia cả chục năm, sau đó làm việc trong bộ phận đặc biệt
của Cục này là “Phòng 610” chuyên theo dõi Pháp Luân Công, vào đầu năm nay đã nộp
đơn xin thị thực tị nạn tới Úc để xin bảo vệ tị nạn. Tờ báo Canada dẫn lời
M.J.Katsuya, cựu giám đốc các vấn đề châu Á của Cục Tình báo An ninh Canada cho
biết “lời kể của Hách Phụng Quân là đáng tin cậy.”
Tổng dân số của Úc và Canada khoảng 50 triệu người, nếu ĐCSTQ phái
đến 2.000 gián điệp, vậy thì với “kẻ thù” như Mỹ có dân số gấp khoảng sáu lần
Úc và Canada thì ĐCSTQ sẽ đưa đến bao nhiêu gián điệp?
Đầu năm 1997, trong chuyên khảo về gián điệp ĐCSTQ tựa “Chiến
tranh không khói”, phóng viên John Fialka của Wall Street Journal đã chỉ ra: “Số lượng gián điệp mà hiện nay Bộ
An ninh Trung Quốc gửi tới Mỹ vượt quá số điệp viên KGB mà Liên Xô đã cử đi vào
thời kỳ cao điểm Chiến tranh Lạnh.” Tên tiếng Anh của Bộ An ninh
ĐCSTQ là MSS (Ministry of State Security), hiện nổi tiếng hơn tên tiếng Anh KGB
của Liên Xô cũ tại Mỹ trước đây.
Theo News Magazine của Mỹ đưa tin, gián điệp của ĐCSTQ đã thực hiện
việc thu thập thông tin tình báo “kiểu trải thảm” ở Mỹ, ngay cả luận văn tiến
sĩ tại Đại học cũng không bỏ qua.
“Đặc biệt liên quan đến luận án tiến sĩ phân tích mật mã, radar, hướng dẫn điều
khiển hệ thống máy tính, sự cố tên lửa và chất lượng nhiên liệu. Theo báo cáo của
công ty giải pháp tài liệu và dịch vụ Xerox của Mỹ, đã có người nhờ công ty sao
chép hơn một trăm luận án tiến sĩ của các trường đại học Mỹ để gửi về Trung Quốc.”
Ngày 8/8/2003, “Bưu chính châu Á Thái Bình Dương” (The Asian
Pacific Post) đăng bài “Có
3.500 công ty gián điệp Trung Quốc ở Mỹ và Canada”, theo đó cho biết
Giám đốc FBI Robert Mueller đã làm chứng trước Quốc hội Mỹ rằng ĐCSTQ có 3.000
công ty vỏ bọc với mục đích thực sự là thu thập thông tin tình báo tại Mỹ. Hàng
trăm ngàn du khách Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm, nhiều người với nhiệm vụ thu thập
thông tin tình báo cho ĐCSTQ. Tại Canada, có khoảng 300 – 500 công ty vỏ bọc của
ĐCSTQ dưới sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của Bắc Kinh.
Trong các tổ chức truyền thông chính thống của Mỹ, người nghiên cứu
sâu sắc về gián điệp và sức mạnh quân sự của ĐCSTQ là phóng phóng viên quân sự Bill
Gertz của Washington Times, nhiều năm trước ông từng xuất bản sách “Đe dọa từ Trung Quốc: Cách thức
ĐCSTQ tấn công Mỹ”, theo đó cho biết Cục Điều tra Liên bang Mỹ
(FBI) đã theo dõi 6 điệp viên của ĐCSTQ, nhưng không phát hiện một điệp viên kỳ
cựu nào của ĐCSTQ ẩn nấp trong Chính phủ Mỹ, người có thể tiếp cận được thông
tin tình báo tối mật có tên là “Ngựa” (Mã).
Trên Thời báo Washington vào tuần trước, Getz đã công bố một báo
cáo đặc biệt về việc ăn cắp thông tin tình báo của ĐCSTQ, theo đó đã dẫn lời David
Szady – Giám đốc Văn phòng Tình báo Liên bang Mỹ hoạt động phản gián của FBI
cho biết, ĐCSTQ đang đánh cắp thông tin tình báo toàn diện tại Mỹ, bao gồm tất
cả các loại thông tin liên quan đến công nghệ bí mật và quân sự. Thường mất khoảng
10 năm để phát triển hệ thống vũ khí, nhưng sau khi ĐCSTQ có được thông tin
khoa học và công nghệ tiên tiến của Mỹ thì có thể rút ngắn xuống còn 2 – 3 năm.
Theo thông tin của Mỹ, ĐCSTQ có tới 3.200 công ty vỏ bọc ở Mỹ, trong đó nhiều
công ty do các nhóm liên quan chặt chẽ với quân đội Trung Quốc điều hành, chủ yếu
thu thập các loại tình báo như công nghệ quân sự của Mỹ.
Gián điệp là một hoạt động của con người từ thời cổ đại, năm 2002
“Bảo tàng Gián điệp Quốc tế” được mở tại Washington, ngay giữa phòng triển lãm
là cuốn sách “Tôn Tử binh pháp” của Trung Quốc cổ đại, người Mỹ xem Tôn Tử là
nhà lý luận uy tín và thủy tổ chiến tranh gián điệp trong tình báo quân sự.
Chưa kể trong Chiến tranh Lạnh Mỹ và Liên Xô đã tiến hành các cuộc chiến gián
điệp, ngay cả giữa các nước dân chủ ngày nay cũng thường xảy ra tranh chấp do
gián điệp.
Ngay cả nước được Mỹ hỗ trợ là Israel cũng vẫn phát triển gián điệp
ở Mỹ, quan chức quân đội Mỹ là John Pollard vì làm gián điệp cho Israel mà bị kết
án tù chung thân vào năm 1986 và vẫn đang thụ án, bất chấp Thủ tướng Israel đã
nhiều lần yêu cầu nhưng Mỹ vẫn không chịu ân xá. Chỉ mới vài ngày gần đây, quan
hệ ngoại giao tồi tệ giữa New Zealand và Israel do các vấn đề gián điệp gây ra
mới được thuyên giảm. Mặc dù hiện nay Mỹ xem ĐCSTQ là mối đe dọa gián điệp
chính, nhưng giới quan chức tình báo Mỹ cũng chỉ ra rằng ngoài Trung Quốc thì
còn Nga, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ và đồng minh thân cận của Mỹ như Anh cũng có
tình báo theo dõi Mỹ.
Nước nào cũng có gián điệp, nhưng gián điệp của ĐCSTQ có ít nhất bốn
điểm khác biệt so với phần còn lại của thế giới:
Thứ nhất, gián điệp ở nước ngoài của ĐCSTQ chủ yếu
là người Trung Quốc, bởi vì Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc có xu hướng phát triển
gián điệp là người Trung Quốc. Theo Paul Moore, giám đốc phân tích tại Trung
tâm Nghiên cứu Phản gián và An ninh Mỹ, “Đây
là khác biệt rõ ràng giữa Trung Quốc và Nga với các nước phương Tây lớn trong
việc thu thập thông tin tình báo. Trong gián điệp mà Nga dùng nhắm vào Mỹ thì
có đến ba trong bốn dạng gián điệp không phải người Nga. Còn khi Trung Quốc thu
thập thông tin tình báo từ Mỹ thì khoảng 98 trong số 100 lần được thực hiện bởi
người Trung Quốc.”
Trong sách “Hoạt động tình báo của Trung Quốc”, nhà phân tích chống
phản gián của Mỹ là N. Eftimiades chỉ ra rằng Bộ An ninh Trung Quốc lấy hai lý
do để tuyển mộ các gián điệp là người Trung Quốc: thứ nhất là tận dụng tình cảm
dân tộc của họ để khơi gợi tinh thần trách nhiệm cao của họ nhằm giúp tổ quốc
hùng mạnh; thứ hai là ngụ ý rằng nếu họ không hợp tác thì các thành viên gia
đình của họ ở Trung Quốc sẽ bị liên lụy. Phương pháp thứ hai hiệu quả hơn và là
yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ buộc họ phải đồng ý tuân theo. Tất cả các gián điệp của
ĐCSTQ bị bắt ở Mỹ từ năm 1985 đều là người gốc Trung Quốc, không ai là người nước
ngoài thuần túy.
Thứ hai, ĐCSTQ áp dụng chiến thuật biển người
kiểu “Đại nhảy vọt”, theo đó trong thu thập tin tình báo đã áp dụng chiến lược
sử dụng lực lượng nhân sự hùng hậu để thu thập thông tin với mỗi số lượng thông
tin hạn chế từ mỗi người nhằm tích tiểu thành đại. Trong một phỏng vấn của VOA,
chuyên gia chống tình báo Mỹ Moore cho biết: “Trung Quốc có rất nhiều hoạt động thu thập thông tin
tình báo, nhưng nhiều hoạt động trong đó không được chuyên nghiệp lắm, vì vậy
hiệu quả của họ không cao lắm, do có quá nhiều người tham gia. Như vậy họ sẽ nhận
được rất nhiều thông tin vụn vặt. Tổng lượng thông tin tình báo mà Trung Quốc
thu thập từ Mỹ là một vấn đề đối với Mỹ, nhưng phương pháp thu thập của Trung
Quốc cũng là một vấn đề đối với chính họ.”
Một báo cáo trong “Sổ tay đe dọa gián điệp” của Văn phòng hoạt động
an ninh (IOSS) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ viết rằng, mặc dù “chiến thuật biển người”
mà ĐCSTQ sử dụng trong thu thập thông tin tình báo không hiệu quả, nhưng cũng
có thể do số lượng lớn người tham gia làm cho hệ thống tư pháp và phản gián của
Mỹ gặp khó khăn nhất định trong chiến lược đối phó.
Thứ ba, gián điệp ở nước ngoài của ĐCSTQ cũng phụ trách theo dõi người
Trung Quốc địa phương, đặc biệt là Pháp Luân Công và các nhóm bất đồng chính kiến.
Khoảng một tháng sau vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, trong
Hội nghị đại biểu “Liên minh Dân chủ Trung Quốc” được tổ chức tại Los Angeles, ông
Thiệu Hoa Cường – thành viên của Liên minh Dân chủ Trung Quốc đã thẳng thắn “trở
giáo” tại Hội nghị với thú nhận rằng bản thân là gián điệp của Bộ An ninh Cộng
sản Trung Quốc, nhưng sự kiện thảm sát Thiên An Môn đã khiến ông thay đổi cách
nghĩ, quyết tâm từ bỏ ĐCSTQ (sau đó Thiệu Hoa Cường đã bị FBI Mỹ bắt giữ).
Chuyện đảng cộng sản phát triển gián điệp trong hệ thống dân vận
đã sớm không còn là bí mật. Hồ sơ cảnh sát từ sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản
ở Đông Âu đã liên tục xác nhận điều này. Ngày 14/1 năm nay, chuyên gia Richard
Bernstein nổi tiếng về nghiên cứu vấn đề Trung Quốc và hệ thống cộng sản của
New York Times đã công bố chuyên đề từ Warsaw (Ba Lan) cho biết, các tài liệu mật
của Cộng sản Ba Lan chứng minh rằng, Marian Jurzczyk – lãnh đạo sở tại của
“Công đoàn Đoàn kết Ba Lan” và Z. Nakder – từng là giám đốc bộ phận ngôn ngữ Ba
Lan của Đài Châu Âu Tự do (RFE), đều đã làm điệp viên cho đảng Cộng sản. Đáng
ngạc nhiên nhất, hồ sơ cảnh sát tìm thấy vào năm ngoái chỉ ra, M. Niezabowska –
phát ngôn viên đối ngoại của “Phong trào Công đoàn Đoàn kết” và đồng thời là
nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như một ngôi sao điện ảnh, cũng đã từng hợp
tác với phe Cộng sản Ba Lan, mã số bí mật của bà trong hồ sơ cảnh sát là Nowak.
Trường hợp ở Đông Đức cũng vậy, Sascha Anderson – một nhà thơ bất
đồng chính kiến, nhạc sĩ nổi tiếng, và là một trong những nhân vật chính của
phong trào dân chủ Đông Đức – mới năm ngoái đã bị phát hiện từng là sĩ quan tình
báo của đảng Cộng sản. Khi chế độ Cộng sản Đông Đức sụp đổ, có 16.000 túi tài
liệu mật đã không được hủy kịp, chỉ mới bị cắt vụn bằng máy cắt giấy. Ngày
17/7/2003 New York Times đưa tin, nước Đức đã dùng phần mềm sắp xếp lại văn bản
giấy bị cắt vụn (phát minh của Công ty máy tính Hewlett-Packard ở Mỹ), qua đó
phát hiện bộ mặt thật của “nhà thơ bất đồng chính kiến” này. Tỷ lệ chính xác
khi sắp xếp lại của phần mềm máy tính này đạt đến 80%, có thể phục hồi đến 70%
một tài liệu bị cắt vụn.
Mặc dù các tổ chức dân chủ ở nước ngoài của Trung Quốc cũng đang
“bắt gián điệp”, nhưng có tiếng mà không có miếng, hiệu quả không nhiều, dù sao
cũng rất khó để có được bằng chứng. Nhưng tình hình ở các nước Đông Âu cũ chứng
minh rằng sớm hay muộn, các tài liệu bí mật về hoạt động gián điệp cho Cộng
sản sẽ được khai quật.
Trong những năm gần đây, một trọng tâm khác của gián điệp ĐCSTQ tại
nước ngoài là theo dõi các nhóm Pháp Luân Công. Dương Khải Văn, người tham gia
trong “Tổ chức truy xét bức hại Pháp Luân Công” tiết lộ với truyền thông rằng nhiều
học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ đưa vào danh sách đen, bị quấy rối và theo
dõi qua điện thoại, nhiều người đã bị bắt khi họ trở về Trung Quốc. Học viên
Chu Dĩnh đã bị bắt cóc khi cô về Trung Quốc thăm người thân, nhân viên an ninh
cho cô biết rằng họ biết rõ tình hình của từng học viên Pháp Luân Công tại
Canada.
Theo thông tin do Hách Phụng Quân, cựu quan chức Văn phòng An ninh
Quốc gia Thiên Tân của ĐCSTQ cung cấp cho giới truyền thông, gián điệp của
ĐCSTQ nắm được thông tin chi tiết về kế hoạch của học viên Pháp Luân Công Diệp Ánh
Hồng mở công ty truyền thông tại địa phương, văn kiện ghi rõ “Báo: Thứ trưởng Lưu; chuyển: Văn
phòng Trung ương về Chỉ đạo Phòng ngừa và xử lý vấn đề tà giáo, Phòng thụ lý Bộ
Ngoại giao”. The Canadian Press đưa tin cho biết, có 8 hồ sơ tương
tự đã được Hách Phụng Quân cung cấp cho truyền thông địa phương.
Theo thông tin, Diệp Ánh Hồng 39 tuổi, là công dân Canada, đến
Canada vào đầu những năm 1990 để học máy tính tại Đại học Ontario. Diệp thấy
thông tin cá nhân của mình xuất hiện trong thông tin tình báo đã kinh ngạc nói: “Tôi không biết làm thế nào họ có
được (những thông tin này), họ giám sát chúng tôi thực sự lợi hại!”
The Canadian Press cũng tiết lộ rằng số hiệu cơ quan tình báo giám sát học viên
Pháp Luân Công ở Canada là F101, Hách Phụng Quân đã đưa ra hàng trăm tập
tin bí mật từ thiết bị lưu trữ kỹ thuật số của mình.
Sự khác biệt cuối cùng là một khi các gián điệp ĐCSTQ
ở nước ngoài bị bắt, chính quyền Bắc Kinh sẽ không thừa nhận (là gián điệp của
ĐCSTQ), đây là điều hiếm thấy trong lịch sử điệp viên thế giới. Ngay cả Cộng sản
Liên Xô cũ cũng trao đổi “gián điệp” bị bắt của họ với Mỹ. Cho đến nay, điệp
viên nổi tiếng nhất của ĐCSTQ bị Mỹ bắt giữ là Larry WuTai Chin,
người đã ẩn náu tại CIA suốt 30 năm, đã bí mật chụp ảnh nhiều tài liệu bảo mật
cao nhất của Mỹ thành các cuộn phim thu nhỏ bí mật chuyển cho ĐCSTQ, ngay cả
sau khi ông nghỉ hưu năm 1981 nhưng vẫn không bị phát hiện. Sau đó, trong vụ việc
Du Cường Sinh, một quan chức của Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ đào thoát sang
phương Tây thì mới khiến Larry WuTai Chin bị bắt.
Mặc dù vào thời điểm đó vụ án được xét xử công khai tại Mỹ, nhưng
ĐCSTQ vẫn không công nhận Larry WuTai Chin là điệp viên của họ, phủ nhận mọi mối
quan hệ với Larry WuTai Chin. Trong thời gian chờ xét xử, khi trả lời phỏng vấn
của một tờ báo Trung Quốc, Larry WuTai Chin còn kêu gọi ĐCSTQ lấy nhà hoạt động
dân chủ ở Đại Lục là Ngụy Kinh Sinh ra để trao đổi cho ông ra tù. Sau khi biết
ĐCSTQ đã từ chối thừa nhận khiến ông hoàn toàn tuyệt vọng, cuối cùng lấy
túi nhựa trùm đầu ở trong phòng giam, dùng dây dầy thắt chặt cho mình chết ngạt.
Phóng viên Trần Quốc Khôn (hiện là Tổng biên tập tờ Liberty Times tại New York)
đã kể lại tình cảnh tuyệt vọng của Larry WuTai Chin khi ông đến thăm. Có thể thấy,
những người làm gián điệp cho ĐCSTQ chỉ có thể sẵn sàng dâng hiến cho Đảng, sẵn
sàng chấp nhận cái chết không minh bạch.
Tuyết Mai
__._,_.___
Saturday, December 7, 2019
Toshiba tạo ra cỗ máy phát hiện 13 loại Ung Thư chỉ bằng 1 Giọt Máu
----- Forwarded
Message -----
From: Michael Dao
To:
Sent: Thursday, December 5, 2019, 10:06:07 AM PST
Subject: " LIQUID BIOPSY " NGÀY CÀNG TIẾN BỘ
...
BRAVO TOSHIBA ...
Toshiba tạo ra cỗ máy phát hiện 13 loại Ung Thư chỉ bằng 1 Giọt Máu
Theo trang tin Nhật Bản
The Mainichi, Toshiba vừa tạo ra được một cỗ máy xét nghiệm phát hiện 13 dạng
Ung Thư khác nhau, chính xác đến 99%. Điều đáng nói là cỗ máy này chỉ cần 1 Giọt
Máu của người đến xét nghiệm, và 2 tiếng đồng hồ phân tích mẫu máu với chi phí
180 USD ( 20 nghìn Yen ) cho mỗi lần xét nghiệm.
Công nghệ phát hiện Ung
Thư của cỗ máy này được Toshiba phát triển cùng viện nghiên cứu Ung Thư quốc
gia và Đại Học y Tokyo, dựa trên việc nhận diện những phân tử MicroRNA chỉ xuất
hiện trong Máu khi một người đang bị Ung Thư. Nhờ đó, chỉ cần một Giọt Máu mà
cỗ máy của Toshiba có thể nhận diện Ung Thư: dạ dày, thực quản, phổi,
gan, mật, tụy, ruột, buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang, ung thư vú, ung
thư mô cơ xương và thần kinh đệm. Anh em có thể thấy, đều là những loại Ung Thư
ác tính tiến triển nhanh thì chiếc máy này có thể phát hiện được.
Hiện giờ để xét nghiệm
Ung Thư, cần thử máu, sinh thiết, nhiều loại xét nghiệm tốn kém và gây mệt mỏi
cho người bệnh. Trong khi đó Chip nhận diện trên cỗ máy của Toshiba khiến quá
trình phát hiện sớm Ung Thư trở nên kinh tế và nhanh chóng. Chip nhận diện MicroRNA
trong cỗ máy này được phát triển dựa trên nghiên cứu trước đó của Toray
Industries hồi tháng 6 vừa rồi, và dự kiến sẽ được đưa vào thử nghiệm rộng rãi
tại các bệnh viện Nhật Bản vào năm 2020.
__._,_.___
Friday, December 6, 2019
Môt tàu vũ trụ đang quay quanh trái đất hơn 700 ngày và chỉ có Quân đội MỸ biết tại sao?
----- Forwarded
Message -----
From: Quang Nguyen
Sent: Wednesday, December 4, 2019, 05:22:05 AM PST
Subject: [ChinhNghiaViet] Môt tàu vũ trụ đang quay
quanh trái đất hơn 700 ngày và chỉ có Quân đội MỸ biết tại sao?
Môt tàu vũ trụ đang
quay quanh trái đất hơn 700 ngày và chỉ có Quân đội MỸ biết tại sao?
Một
tàu vũ trụ đang quay quanh trái đất hơn 700 ngày.
(Ảnh: IFLScience)
Hơn 700 ngày qua, một
tàu vũ trụ bí ẩn vẫn đang quay quanh trái đất và không ai khác ngoài Không quân
Mỹ biết tại sao, trang Ancient Code cho hay. Rốt cục điều gì đã diễn ra? Thứ nhất, có
một vài nguồn tin được đăng trên trang mạng IFL, như sau:
“Đây là nhiệm vụ lần thứ 5 của tàu vũ trụ X-37B, một máy bay
quân sự không người lái hoạt động bằng năng lượng mặt trời.. Dự án Phương tiện
thử nghiệm quỹ đạo 5 (OTV-5) đã khởi động trở lại vào ngày 7/9/2017, với sự hỗ
trợ của hỏa tiễn đẩy SpaceX Falcon 9.
“Trong dự án lần thứ 4 – phương tiện thử nghiệm quỹ đạo 4
(OTV-4) – nó đã duy trì trên quỹ đạo được 717 ngày, 20 giờ, và 42 phút. Hiện tại
OTV-5 đã vượt qua con số đó và chưa có nguồn tin chi tiết về thời điểm kết
thúc nhiệm vụ”.
X37B, OTV-4 là tàu vũ trụ tự hồi mới nhất và tiên tiến nhất.
Tàu X37 (ảnh: Air & Space Magazine).
Đây là những gì chúng ta biết về con tàu vũ trụ bí ẩn này:
- Nó được cho là một “máy bay không gian”.
- Nó giống với những con tàu con thoi của NASA.
Trong bối cảnh có nhiều sự thật chưa được làm sáng tỏ, các suy
đoán, phỏng đoán và thuyết âm mưu đã xuất hiện xoay quanh tàu vũ trụ này, kiểu
như: Chính phủ đang phóng vệ tinh do thám, hay quân đội đang thử nghiệm cái được
gọi là EmDrive.
Vậy, EmDrive là cái gì?
EmDrive được định nghĩa là một thiết bị:
“Tạo lực đẩy bằng cách bật nảy các vi sóng xung quanh một buồng
đốt hình nón. Bởi vì động cơ không dùng nhiên liệu, nên trên mặt lý thuyết nó
có thể giúp các chuyến bay vũ trụ trở nên rẻ hơn và hiệu quả hơn rất nhiều, mở
ra cánh cửa mới trong việc khám phá vũ trụ”.
Động cơ đẩy EmDrive của NASA (ảnh: NASA).
Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ với phỏng đoán này. Dựa trên các định
luật vật lý, nó không thể hoạt động. Theo trang space.com:
“Động cơ không thể phóng ngược, bởi khi đó Định luật chuyển động
thứ ba của Newton – đối với mọi lực đều sẽ có một lực có cùng cường độ theo hướng
ngược lại- sẽ không còn đúng nữa. Không ai thực sự hiểu được làm thế nào lực đẩy
như tuyên bố trên có thể thực hiện được”.
Theo nhận định từ trang Covert Cabal:
“Vậy rốt cục nó là cái gì? Nó không thể là một con tàu vũ trụ thử
nghiệm EmDrive, nó dường như là một con tàu vũ trụ thông thường mà NASA hay sử
dụng, và nó nằm dưới sự kiểm soát của Không quân Hoa Kỳ. Một thứ gì đó đang diễn
ra, nhưng câu trả lời vẫn nằm ngoài thực tế mà chúng ta biết”.
Lý thuyết nổi lên hàng
đầu hiện nay trên internet, đó là con tàu vũ trụ này thực ra là một máy bay do
thám, theo tạp chí Spaceflight:
“Giám sát không gian
vũ trụ là một trò chơi hoàn toàn mới do một nhóm các bộ cảm biến thực hiện, mà
chúng tôi nghĩ rằng X-37B có thể đang sử dụng để duy trì sự theo dõi chặt chẽ
trạm vũ trụ non trẻ của TC”, TS David, Tổng biên tập Tạp chí trao đổi với BBC
hồi năm 2012, nhưng ông cũng nói thêm: “ Mặc dù điều này có rất ít khả năng,
dựa trên quỹ đạo của con tàu”.
Máy bay do thám U2
được Không quân Hoa Kỳ sử dụng trong Chiến tranh Lạnh (ảnh: Wikimedia Commons).
Để xóa bỏ những nghi vấn này, câu trả lời đúng chỉ có thể đến từ Không lực Hoa Kỳ, nhưng họ vẫn chưa hé lộ bất kỳ nguồn tin nào, khi đưa ra một tuyên bố dường như chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ hơn là lời giải đáp:
Để xóa bỏ những nghi vấn này, câu trả lời đúng chỉ có thể đến từ Không lực Hoa Kỳ, nhưng họ vẫn chưa hé lộ bất kỳ nguồn tin nào, khi đưa ra một tuyên bố dường như chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ hơn là lời giải đáp:
“Thiết bị thử nghiệm quỹ đạo X-37 là một chương trình thí nghiệm
để trình diễn các công nghệ cho một nền tảng thử nghiệm không gian không người
lái đáng tin cậy, có thể tái sử dụng cho Không quân Hoa Kỳ.
“Các mục tiêu chính của X-37B gồm 2 phần; các công nghệ tàu vũ
trụ có thể tái sử dụng cho tương lai của Mỹ trong không gian, và các thí nghiệm
vận hành có thể hồi trở lại và kiểm tra trên Trái Đất”.
Các công nghệ đang được thử nghiệm trong chương trình bao gồm:
Hướng dẫn, điều hướng và điều khiển tiên tiến, hệ thống bảo vệ bằng nhiệt, hệ
thống điện tử, cấu trúc và con dấu nhiệt độ cao, sự cách nhiệt tái sử dụng phù
hợp, hệ thống bay cơ điện nhẹ, hệ thống động cơ đẩy tiên tiến, vật liệu tiên tiến,
và bay tự động, hồi chuyển và hạ cánh”.
Tất cả những điều này là gì? Như thể Không quân Hoa Kỳ đang muốn
làm tất cả chúng ta chán nản, từ đó ngừng thắc mắc nữa.
Cho đến nay, điều duy nhất tất cả chúng ta biết
được, là hàng ngày đang có một tàu vũ trụ trên đầu chúng ta đang mưu tính làm
điều gì đó mà chúng ta khó có thể tưởng tượng ra được..
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)
Popular Posts
-
Một người Việt lọt vào danh sách 50 nhà khoa học gợi cảm nhất thế giới In Ý kiến (21) Chia sẻ: Bác sĩ-Tiến sĩ Thục-Quyê...
-
----- Forwarded Message ----- From: anh truong < To: Sent: Wednesday, 15 May 2013 12:26 PM Subject: MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI X ...
-
Subject: Phòng ngừa và chữa trị Virus Covid 19 - Phòng ngừa và chữa trị China Virus Theo lời kể của một số người Việt...
-
forwarded message: From: Truong Nguyen <> Date: September 12, 2018 at 11:06:33 PM EDT To: Dac Nguyen <>, Co Pham Subje...
-
Máy bay chở khách của Malaysia Airlines bị bắn rơi ở Ukraine RFA 17.07.2014 In trang này Chia sẻ Ý kiến của B...
-
From: ChinhNghiaViet com > Sent: Thursday, May 4, 2017 6:30 AM To: ChinhNghia Subject: [ChinhNghiaViet] Fwd: 10 phát minh...
-
Hilarious photos ẤN-TƯỢNG VN Xe tay-ga đời mới Hệ-thống làm mát "hiện-đại" không "hại đ...
-
Đức thả bong bóng thắp sáng kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ HỘI LUẬN & Vấn Đáp : Tìm hiểu thành phần Bộ chính trị ĐCSVN t...
-
behalf of; Fanxico Tran < Xin zới thiệu đến quý dộc zã một loại xe dược goại là "tiết-kiệm-xa": - Khi chạy thì dùng 2 bá...
-
Subject: ✈ Những chiếc máy bay "vang bóng một thời" trong lịch sử quân sự. Những chiếc máy bay “vang bóng một thời”. ...
Popular Posts
-
Một người Việt lọt vào danh sách 50 nhà khoa học gợi cảm nhất thế giới In Ý kiến (21) Chia sẻ: Bác sĩ-Tiến sĩ Thục-Quyê...
-
Kính chuyển quývị cẩm nang sử dụng facebook, ht ----- Forwarded Message ----- From: "Tuan Le vtuan93 wrote Sen...
-
forwarded message: From: Truong Nguyen <> Date: September 12, 2018 at 11:06:33 PM EDT To: Dac Nguyen <>, Co Pham Subje...
-
Đã có cách điều tra vụ bắn rơi MH 17. Cai Lậy -- DienDanCTM “Hoạ vô đơn chí”... sau vụ chiếc máy bay của hãng hàng không Ma-lai-xi...
-
Hilarious photos ẤN-TƯỢNG VN Xe tay-ga đời mới Hệ-thống làm mát "hiện-đại" không "hại đ...
-
behalf of; Fanxico Tran < Xin zới thiệu đến quý dộc zã một loại xe dược goại là "tiết-kiệm-xa": - Khi chạy thì dùng 2 bá...
-
Subject: ✈ Những chiếc máy bay "vang bóng một thời" trong lịch sử quân sự. Những chiếc máy bay “vang bóng một thời”. ...