X

Thursday, January 16, 2014

Luật cấm đánh bắt cá của Trung Quốc: Hành động của ‘nhà nước cướp biển’


Luật cấm đánh bắt cá của Trung Quốc: Hành động của ‘nhà nước cướp biển’

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-01-14

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
01142014-chin-new-rule.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Thời gian gần đây Trung quốc đưa thêm nhiều tàu hải giám vào biền Đông
Thời gian gần đây Trung quốc đưa thêm nhiều tàu hải giám vào biền Đông
Courtesy Sinodefence
Tỉnh 



Hải Nam của Trung Quốc mới đây ra quy định mới về cấm đánh bắt cá tại vùng nước trên biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố là do tỉnh Hải Nam quản lý. Quy định bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm nay. Tại sao Trung Quốc ra quy định mới vào lúc này? Liệu Trung Quốc có khả năng thực thi quy định mới hay không? 
Nhà nước cướp biển
Chỉ trong vài tuần cuối năm 2013 và đầu năm 2014, Trung Quốc liên tục đưa ra các thông báo và quy định về hạn chế đánh bắt cá tại một vùng rộng lớn trên biển Đông mà Trung quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, nhưng thực tế đang tranh chấp với các nước khác. Quy định mới nhất của tỉnh Hải Nam yêu cầu các tàu cá nước ngoài đi vào vùng nước trên biển Đông do tỉnh Hải Nam tuyên bố quản lý phải xin phép nếu không sẽ bị xua đuổi, tịch thu tài sản, xử phạt hành chính và phạt tiền đến 83,000 đô la.
Nhận xét về quy định mới của tỉnh Hải Nam, nhà nghiên cứu biển Đông của Việt Nam, ông Đinh Kim Phúc cho biết:
Thực ra những tuyên bố và quy định của Trung Quốc liên quan đến biển Đông thì không có gì mới. Trước đây vào tháng 2 năm 1992, Trung Quốc đã ra luật về lãnh hải, cái luật này là sự tiếp nối của tuyên bố của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa trước đây vào năm 1958. Những quy định vô lý của Trung Quốc với các nước khác trên khu vực biển Đông thì chúng ta thấy rõ là Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn những gì mà Trung Quốc đã cam kết với quốc tế, nhất là Trung Quốc là thành viên của công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Đây không phải là lần đầu Trung Quốc biến luật biên của Liên hiệp quốc thành những tờ giấy lộn của Trung Quốc.
Những quy định vô lý của Trung Quốc với các nước khác trên khu vực biển Đông thì chúng ta thấy rõ là Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn những gì mà Trung Quốc đã cam kết với quốc tế
Học giả Đinh Kim Phúc
Theo học giả Đinh Kim Phúc, từ tháng 2 năm 1992, Trung Quốc đã ra luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa gồm 17 điều. Luật này cho phép Trung Quốc có quyền truy đuổi tàu bè nước ngoài vì phạm luật pháp Trung Quốc và giữ quyền truy đuổi ở vùng biển nằm ngoài lãnh hải Trung Quốc. Việc truy đuổi được thực hiện bởi những lực lượng quân sự như tàu chiến, máy bay của quân đội hay tàu bè, máy bay được chính phủ trao quyền chấp hành công vụ.
Bản đồ hình lưỡi bò do Trung Quốc tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông.
Bản đồ hình lưỡi bò do Trung Quốc tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông.AFP
Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, trong bài viết liên quan đăng tải trên blog cá nhân cho rằng đây là hành động nhằm mở rộng quyền tài phán của Trung quốc lên các vùng nước mà Trung quốc không có quyền theo luật quốc tế. Ông gọi đây là một hành động của một ‘nhà nước cướp biển’.
Với quy định mới, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp thực thi luật trên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh đảo Hải Nam, vùng nước xung quanh quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam, và vùng biển quốc tế mà Trung Quốc không có quyền kiểm soát. Theo ước tính của Giáo sư Carl Thayer, vùng nước trong vùng lưỡi bò mà Trung Quốc đòi chủ quyền nằm trong khu vực do tỉnh Hải Nam kiểm soát chiếm khoảng 57% diện tích biển Đông.
Theo học giả Đinh Kim Phúc, với lực lượng tàu hải giám hùng mạnh, Trung quốc hoàn toàn có khả năng thực thi quy định mới của mình.
Tôi nghĩ rằng quy định mới đây của chính quyền tỉnh Hải Nam về cấm đánh bắt cá rồi phải xin phép thì tôi nghĩ rằng Trung Quốc có đủ lực để thực thi quy định của họ vì trong thời gian quan chúng ta nhìn diễn biến trên biển Đông thì chúng ta thấy rõ là Trung Quốc đưa nhiều tàu hải giảm để ức hiếp ngư dân, phạt tiền… mà phản ứng của các nước như thế nào chỉ là phản ứng cho có, mà chủ yếu là không làm gì được với Trung Quốc.
Đây là biện pháp mà Trung Quốc sử dụng để đe dọa các nước khác ở ĐNÁ nếu có ý định đoàn kết với Philippines. Với quy định mới, TQ tự cho mình quyền tiếp tục làm những gì mà họ vẫn đang làm từ trước đến nay là xua đuổi tàu cá, thu giữ tàu cá và các thiết bị trên tàu, giam giữ các ngư dân để đòi tiền chuộc
Theo GS Carl Thayer
Tuy nhiên, theo Giáo sư Carl Thayer, Trung Quốc khó có khả năng gây sức ép trên toàn mặt sân vì chưa có đủ phương tiện. Nhưng Trung Quốc sẽ áp dụng một cách có chọn lọc như một biện pháp gây sức ép lên Philippines. Theo ông, đây là biện pháp mà Trung Quốc sử dụng để đe dọa các nước khác ở Đông Nam Á nếu có ý định đoàn kết với Philippines. Với quy định mới, Trung Quốc tự cho mình quyền tiếp tục làm những gì mà họ vẫn đang làm từ trước đến nay là xua đuổi tàu cá, thu giữ tàu cá và các thiết bị trên tàu, giam giữ các ngư dân để đòi tiền chuộc.
Tại sao vào lúc này?
Mặc dù Luật lãnh hải của Trung Quốc đã có từ năm 1992, nhưng chỉ cho đến khoảng vài năm trở lại đây, các địa phương ven biển của Trung Quốc mới liên tục đưa ra nhiều quy định vô lý như quy định vừa nói của tỉnh Hải Nam. Cách đây hai năm, thành phố Tam Sa cũng ra một quy định cho phép lực lượng tuần duyên nước này được phép lên các tàu nước ngoài đi qua vùng biển quốc tế. Chính phủ Trung ương của Trung Quốc sau đó đính chính nói rằng quy định chỉ áp dụng ở vùng đường cơ sở và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
Học giả Đinh Kim Phúc cho rằng, Trung Quốc đang leo thang gây sức ép với các nước trong khu vực thời gian gần đây bằng những quy định mới. Ông nói:
Hành động leo thang trong thời gian của Trung Quốc cho ta thấy rõ rằng phản ứng của các nước có quyền lợi liên quan trong khu vực biển Đông là không nhất quán. Hay nói cách khác là sự đoàn kết của các nước ASEAN trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc là không có. Mỗi một nước quan hệ với Trung Quốc theo cách mà quyền lợi của mình gắn chặt với Trung Quốc do đó Trung Quốc muốn từng bước bẻ từng chiếc đũa trong nội bộ các nước ASEAN. Trong thời gian từ những năm 1990 đến nay thì Trung Quốc thì cách đó là thành công, và tới giờ này họ tiếp tục đưa ra các quy định mới thì chúng ta thấy rõ ràng các phản ứng của các nước liên quan rất yếu ớt không mạnh mẽ thì làm sao chống lại được chính sách bá quyền của Trung Quốc.
Hành động leo thang trong thời gian của Trung Quốc cho ta thấy rõ rằng phản ứng của các nước có quyền lợi liên quan trong khu vực biển Đông là không nhất quán. Hay nói cách khác là sự đoàn kết của các nước ASEAN trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc là không có
Học giả Đinh Kim Phúc
Sau khi tỉnh Hải Nam của Trung Quốc ra tuyên bố về quy định mới, chỉnh phủ các nước Việt Nam, Philippines, Nhật bản và Mỹ đều đã lên tiếng phản đối quy định này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, hôm 10 tháng giêng, đã lên tiếng khẳng định những hoạt động của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông theo UNCLOS và làm phức tạp thêm tình hình biển Đông.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho rằng luật mới cùng với đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế và làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao mỹ, Jen Psaki hôm 9 tháng giêng  thì gọi đây là hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm.
Trung Quốc mới đây nói rằng quy định của tỉnh Hải Nam là nhằm bảo vệ nguồn cá mà thôi. Đây cũng là lý do mà Trung Quốc đưa ra khi áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông  trong mùa hè kể từ năm 1999 đến nay, bất chấp các phản đối từ phía Việt Nam và Philippines.
Học giả Đinh Kim Phúc không loại trừ khả năng đây là một biện pháp thăm dò khác của Trung Quốc với Mỹ, nhất là sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Jonh Kerry, trong chuyến thăm tới Đông Nam Á vào cuối năm ngoái đã cam kết viện trợ 32 triệu 500 ngàn đô la để giúp các nước Việt Nam, Philippines gia tăng khả năng bảo vệ lãnh hải của mình.


‘Mỹ không để yên cho TQ tung hoành’

Cập nhật: 04:35 GMT - thứ tư, 15 tháng 1, 2014
Quốc hội Mỹ
Các hạ nghị sỹ Mỹ đã có phiên điều trần tại Quốc hội về những động thái của Trung Quốc
Hoa Kỳ nhất thiết không thể để yên nếu Trung Quốc sử dụng biện pháp áp đặt bằng sức mạnh để đòi hỏi chủ quyền trên các vùng biển ở Đông Á, các nghị sỹ nước này lên tiếng trong một phiên điều trần hôm thứ Ba ngày 14/1, hãng tin Mỹ AP cho biết.
Trong một diễn biến khác, đại sứ Philippines ở Washington đã chỉ trích sự ‘hung hăng’ của Trung Quốc và kêu gọi Việt Nam cũng như các quốc gia có tranh chấp chủ quyền khác trên Biển Đông, làm theo Philippines là thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng cách kiện ra tòa quốc tế.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Việc Bắc Kinh tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông bao trùm các hòn đảo có tranh chấp với Nhật Bản và quy định tàu thuyền nước ngoài phải xin phép khi đánh cá trong hầu hết Biển Đông đã làm sâu sắc thêm các quan ngại rằng việc nước này vươn lên như một cường quốc khu vực có thể làm phát sinh đối đầu.
Do đó, các hạ nghị sỹ Mỹ phụ trách chính sách với châu Á và sức mạnh hải quân đã mở một phiên điều trần để xem xét Mỹ sẽ phản ứng như thế nào.

‘Hung hăng một cách nguy hiểm’

"Mỹ tuyệt đối không dung thứ cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc và việc nước này liên tiếp dùng đến biện pháp áp đặt bằng sức mạnh để thay đổi hiện trạng trong khu vực."
Hạ nghị sỹ Cộng hòa Randy Forbes
Hạ nghị sỹ Cộng hòa Steve Chabot gọi hành động của Trung Quốc là ‘hung hăng một cách nguy hiểm’ và nhận xét rằng nước này đang muốn từng bước chiếm các hòn đảo có tranh chấp bằng sức mạnh tăng dần với ‘hy vọng sai lầm rằng Nhật Bản, các nước đông nam Á và Hoa Kỳ phải cắn răng mà chịu’.
Hạ nghị sỹ Dân chủ Ami Bera kêu gọi Hạ viện đưa ra một thông điệp của cả hai đảng rằng ‘các động thái đe dọa và khiêu khích của Trung Quốc để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ là không thể chấp nhận được’.
Hạ nghị sỹ Cộng hòa Randy Forbes nói Mỹ cần phải ‘tuyệt đối không dung thứ cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc và việc nước này liên tiếp dùng đến biện pháp áp đặt bằng sức mạnh để thay đổi hiện trạng trong khu vực’.
Các nhà lập pháp Mỹ thường có lập trường không khoan nhượng trên các vấn đề đối ngoại hơn chính quyền. Tuy nhiên, ý kiến của họ phản ánh quan ngại rộng rãi ở Washington về ý định của Bắc Kinh khi họ đang thách thức vị thế quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương vốn đã có hàng chục năm qua cũng như việc Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trung Quốc vẫn luôn nói rằng họ chỉ có ý định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và rằng họ muốn Mỹ đứng ngoài những tranh chấp mà nước này không liên quan.
Tàu cá Trung Quốc ra khơi ngoài đảo Hải Nam
Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, nói việc Mỹ phản ứng trước các động thái của Trung Quốc như thế nào sẽ là thước đo cho hiệu quả của việc chuyển hướng sang châu Á của chính quyền Obama và các nước trong khu vực đánh giá sức mạnh của Mỹ trong khu vực như thế nào.

Manila chỉ trích

Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia Jr. nói với các phóng viên ở Washington vào tối ngày 13/1 rằng Manila muốn có quan hệ tốt với Bắc Kinh nhưng hành động của Trung Quốc ngăn cản ngư dân Philippines đánh bắt trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của họ là ‘không thể chấp nhận’.
Đại sứ Cuisia cho biết để tránh khả năng xung đột, nước ông đã yêu cầu các ngư dân tránh vào các vùng biển mà Trung Quốc đã yêu cầu phải xin phép để chờ Bắc Kinh làm rõ hơn về quy định này.
Manila đã làm Bắc Kinh nổi giận khi đưa yêu sách chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc.
Ông Cuisia cho rằng đây là ‘cách hợp pháp và hữu nghị’ để giải quyết bất đồng và rằng ông cũng ủng hộ Việt Nam làm theo ý tưởng này.


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts