X

Sunday, August 31, 2014

Liên hiệp châu Âu gây áp lực, buộc Nga 'tuân theo lẽ phải'

Liên hiệp châu Âu gây áp lực, buộc Nga 'tuân theo lẽ phải'

Chúng Là Ai - Tiếng hát Việt Tâm & Hồ Hải


Cách cứu người ở nước CHXHCN Việt Nam

Người biểu tình đốt ảnh chân dung của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine ở Gruzia.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Thủ tướng Ba Lan trở thành tân Chủ tịch Hội đồng châu Âu
  • Chủ tịch Ủy hội Âu châu: Khủng hoảng Ukraine tiến gần 'điểm không thể quay lại'
  • Ukraine mưu tìm sự trợ giúp của Âu châu để đối phó với Nga
  • Pháp, Đức gánh vác trách nhiệm định hình đường lối ngoại giao EU
  • NATO lên án các hành động của Nga ở Ukraine
30.08.2014
Một giới chức hàng đầu châu Âu nói Nga đã đẩy của tranh chấp tại miền đông Ukraine  đến “điểm không thể quay lại”, và Liên hiệp châu Âu có thể áp đặt những chế tài kinh tế mới để khuyến khích Moscow “tuân theo lẽ phải.”

Chủ tịch Ủy hội châu Âu Jose Manuel Barroso phát biểu tại Brussels ngày thứ Bảy, bên  cạnh Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.

Bình luận của ông được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp châu Âu, giữa lúc các phần tử ly khai thân Nga được xe bọc sắt và binh sĩ Nga yễm trợ giao tranh với lực lượng Ukraine gần biên giới Nga.

Tổng thống Poroshenko – yêu cầu có sự đáp ứng mạnh mẽ hơn của phương Tây đối với cuộc khủng hoảng - cho biết là hàng ngàn binh sĩ Nga và hàng trăm xe tăng Nga đang có mặt trên lãnh thổ Ukraine.
Ông cũng cảnh báo là viễn ảnh một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng đã kéo dài nhiều tháng nay tại Ukraine bị đe doạ vì những hành động của Nga.

Dù có nhiều bằng chứng về sự dính líu của Nga, Moscow đã nhiều lần phủ nhận đưa quân vào Ukraine.

Những phủ nhận này ngày thứ Bảy gặp phải những cáo buộc mới của Kyiv.

Một phát ngôn viên quân đội Ukraine nói xe tăng Nga đã phá huỷ “tất cả nhà cửa” tại thị trấn nhỏ Novosvitlivka vùng biên giới Ukraine.

Tại miền nam, phiến quân được Nga yễm trợ cũng chiếm thị trấn vùng biển Novoazovsk trong tuần trước sau vài ngày giao tranh.

Về phần phe nổi dậy, các lãnh tụ phiến quân công nhận là các binh sĩ Nga đang chiến đấu tại Ukraine, nhưng lãnh tụ các phần tử ly khai Oleksandr Zakharchenko cho rằng các binh sĩ Nga này chiến đấu trong tư cách tình nguyện khi đang được quân đội Nga cho nghỉ phép.

Trước đây trong tuần, NATO ước lượng có ít nhất 1.000 binh sĩ Nga có mặt bên trong lãnh thổ Ukraine.

Thủ tướng Anh David Cameron ngày thứ Bảy gọi tình hình tại Ukraine là “hoàn toàn không thể chấp nhận được.”

Ông nói châu Âu phải biết từ lịch sử là sẽ có hậu quả thảm khốc như thế nào nếu không hành động.

Về phần mình, bà Dalia Grybauskaite, tổng thống Lithuania thúc đẩy viện trợ quân sự cho Ukraine. Bà nói Nga đang “thực sự trong tình trạng chiến tranh chống lại châu Âu.”

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến Wales trong những ngày tới để dự một cuộc họp thượng đỉnh của NATO nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng và đưa ra một chiến lược ngăn chặn điều được xem là mưu toan của Nga nhằm xâm chiếm lãnh thổ nước khác.

Chống châu Âu : Vũ khí khí đốt của Nga sẽ không còn hữu hiệu ?

Trụ sở tập
 đoàn dầu khí Nga Gazprom tại Mátxcơva. Ảnh chụp ngày 03/06/2014.
Trụ sở tập đoàn dầu khí Nga Gazprom tại Mátxcơva. Ảnh chụp ngày 03/06/2014.
REUTERS/Maxim Shemetov

Trọng Nghĩa

Trước căng thẳng leo thang với Ukraina và khả năng bị phương Tây trừng phạt nặng thêm, Mátxcơva lại gợi lên vấn đề cắt khí đốt bán sang Châu Âu, một kịch bản với những hậu quả khác nhau mà giới chuyên gia không xem thường. Ngày 29/08/2014, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexandre Novak đã tuyên bố có « nguy cơ khí đốt mà tập đoàn Gazprom chuyển sang Châu Âu bị Ukraina lấy bớt một cách bất hợp pháp cho nhu cầu của họ ».

Vào giữa tháng 06/2014, Nga đã cắt nguồn khí đốt cung cấp cho Ukraina, viện cớ Kiev không chấp nhận việc Gazprom tăng giá ga sau khi phe thân phương Tây lên nắm quyền. Theo bộ trưởng Novak, Kiev hiện nợ Nga 5,3 tỷ đô la tiền khí đốt
Giới chuyên gia lo ngại là việc chuyển vận khí đốt từ Nga sang Châu Âu lại bị tác hại, tương tự như khi nổ ra cuộc ‘chiến tranh khí đốt’ trong những năm 2006 và 2009 giũa Nga và Ukraina. Một nửa khí đốt sang Châu Âu trung chuyển qua lãnh thổ Ukraina. Họ cũng không loại trừ khả năng Ukraina lấy bớt khí như Matxcơva nêu lên.
Theo bà Marie Claire Aoun, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI, Ukraina cho đến giờ đang sử dụng khí đốt dự trữ của mình, nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ phải lấy khí chuyển sang Châu Âu nếu lâm vào tình cảnh thiếu hụt.
Ukraina vừa qua cũng đã công nhận là không đủ khí đốt dự trữ để sử dụng trong mùa đông này. Vào tháng Sáu, Kiev cũng đã lên tiếng cam kết không lấy khí đốt dành cho Châu Âu.
Theo giới quan sát, nếu lấy khí dành cho Châu Âu, Ukraina sẽ lại gây thêm căng thẳng và lần này là với Châu Âu, trong lúc mà Kiev tỏ ý muốn gia nhập NATO.và yêu cầu phương Tây giúp đỡ về mặt quân sự. Nhưng họ cũng đánh giá không phải lúc nào ‘lý trí cũng thắng’.

Các biện pháp ứng phó của Liên Hiệp Châu Âu
Tuy nhiên Châu Âu hiện đã có chuẩn bị để đối phó với mọi tình huống.
Thierry Bros, nhà phân tích về thị trường khí đốt của Ngân hàng Pháp Société Générale, đánh giá không thể tránh khỏi việc nguồn khí đốt bị nghẽn, nhưng ông ước tính chỉ độ khoảng mươi ngày mà thôi, thời gian để giới chính trị tìm một giải pháp cho việc trả nợ cho Gazprom.

Còn tác động của việc gián đoạn cung cấp khí đốt này sẽ tùy thuộc vào hai yếu tố : Thời gian cắt và thời tiết trong mùa đông sắp tới, và cũng tùy theo từng vùng : Các nước Đông Âu sẽ chịu tác động nghiêm trọng hơn là Pháp chẳng hạn, chỉ sử dụng độ 15% khí đốt của Nga.

Tuy nhiên nếu việc cắt khí đốt của Nga kéo dài, theo ông Bros, giá khí đốt ở Châu Âu sẽ tăng mạnh, khiến cho kinh tế Châu Âu có thể bị suy thoái.
Có điều khác với tình hình trước đây, năm 2009, Châu Âu đã cải thiện khả năng đối phó. Dự trữ khí hiện còn ở mức quan trọng. Tính đến ngày 28/08 vừa qua, dự trữ vẫn còn đến 87%.

Theo bà Marie Claire Aoun, Châu Âu đã chuẩn bị từ nhiều tháng qua. và cũng có các ngã cung cấp khác không qua Ukraina, như đường ống dẫn khí Northstream nối liền Nga và Đức, vận chuyển hơn 1/3 khí Châu Âu mua của Nga.

Na Uy, nguồn cung cấp khí đốt thứ hai của Châu Âu, cũng có thể tạm thời bù đắp một phần lượng khí đốt bị Nga cắt giảm.

Nhìn về dài hạn, những nước lệ thuộc nhiều về khí đốt của Nga có thể đa dạng hóa nguồn cung cấp. Chẳng hạn như Rumani và Moldavia đã khai trương một đường ống dẫn khí giũa hai nước, bắt đầu chuyển khí ngay vào ngày 01/09 này.


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts