X

Wednesday, December 24, 2014

Thủ tướng Nga cảnh báo đất nước có thể ‘suy thoái sâu’


Thủ tướng Nga cảnh báo đất nước có thể ‘suy thoái sâu’

doan quan Cong San Bac Viet xam lang Mien Nam



image





Preview by Yahoo


Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Quốc hội Ukraine bãi bỏ quy chế không liên kết
  • Tổng thống Obama: ‘Putin không giỏi chiến thuật hơn phương Tây’
  • Các nhà lãnh đạo EU bàn về Nga: sau chế tài sẽ là gì?
  • Tổng thống Obama ký luật cho phép tăng cường trừng phạt Nga
24.12.2014
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết nước này sẽ lao vào một cuộc "suy thoái sâu '' nếu chính phủ từ bỏ kế hoạch chi tiêu của mình.

Phát biểu trong một cuộc họp đảng tại Moscow, ông Dmitry Medvedev cho biết chính phủ sẽ tiếp tục tập trung vào những mục tiêu chiến lược và chi tiêu xã hội của mình để tránh khả năng trượt vào suy thoái.

Ông Medvedev đổ lỗi cho những biện pháp trừng phạt của nước ngoài, nói rằng tình hình của đất nước tệ hơn lúc khủng hoảng năm 2008 bởi vì "một số nước đang thực sự cản trở sự phát triển của Nga."
           
Nền kinh tế Nga đang chịu ảnh hưởng lớn vì giá dầu sụt giảm và được nhiều người dự báo là sẽ rơi vào suy thoái vào năm sau.

Một dấu hiệu cảnh báo là đồng rúp của Nga đã mất giá mạnh. Đồng rúp của Nga là chỉ tệ bị mất giá nhiều nhất trong năm nay, cùng với đồng hryvnia Ukraine.
Công ty tài chính Standard and Poor’s hôm thứ Ba xếp Nga vào diện theo dõi tín dụng tiêu cực vì sự suy thoái nhanh chóng của Nga ở "tính linh hoạt tiền tệ và tác động của nền kinh tế suy yếu đối với hệ thống tài chính."

Bộ phận đánh giá của S&P cho biết họ sẽ đưa ra quyết định về vị trí của Nga khi xem xét xong vào giữa tháng 1. Cơ quan này cũng nói thêm rằng có "ít nhất năm mươi phần trăm đánh giá tiêu cực sẽ được đưa ra trong vòng 90 ngày."

Để ngăn chặn việc bán tháo đồng rúp, Ngân hàng Trung ương Nga đã nâng lãi suất lên đến 17 phần trăm. Động thái này làm chậm sự suy giảm của đồng rúp nhưng có phần chắc sẽ gây tổn hại cho các doanh nghiệp Nga và các hộ gia đình.

Trong một nỗ lực nhằm vực dậy đồng rúp, chính phủ Nga trên website của mình hôm thứ Ba đã chỉ thị tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom, công ty dầu mỏ Rosneft và Zarubezhneft ,và các công ty sản xuất kim cương Alrosa và Kristall giảm tài sản ngoại tệ xuống bằng mức tháng 10 và không tăng lên cho đến tháng 3.

Hai trong số những công ty này 100% do nhà nước sở hữu, các công ty còn lại do nhà nước kiểm soát.

Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt một loạt những biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga về hành động của nước này tại Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm nay.

Dân Nga nói gì về cuộc họp báo của Putin?

Trần Dương

Tổng tống Nga V.Putin 
Tổng tống Nga V.Putin
 …Vì tò mò muốn biết dân Nga yêu Putin đến đâu, tôi đã lướt mạng tìm đọc các tin của báo Nga về cuộc phỏng vấn 17/12. Và dưới dây là một số comments của độc giả báo mạng tự do svoboda.org…”
Hôm 17 tháng 12 vừa rồi, Tổng thống Nga V. Putin lại cho tổ chức họp báo thường niên. Lần này, các câu hỏi dĩ nhiên là xoáy vào hai vấn đề: xung đột Ukraina và suy thoái kinh tế ở Nga. Tất nhiên, để né tránh bớt những câu hỏi hóc hiểm, Putin nói khá dông dài về cả những chuyện tương đối tào lao. Về hai chủ đề nóng, ông ta nói cũng nhiều, nhưng tựu trung là lên gân lên cốt khẳng định, đại loại: Giá dầu sẽ tăng, tình hình sẽ được cải thiện, nước Nga sẽ mạnh lên. “Chúng tôi sẽ có giải pháp”. Hoàn toàn không có một chứng cứ hay sự biện giải nào có tính thuyết phục.
Một câu hỏi xuất hiện: Nếu Putin giỏi tìm giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng, sao không tìm giải pháp để đừng rơi vào khủng hoảng? Chỉ hỏi thế thôi đã có thể thấy trò ba hoa của Putin thật nực cười.
Về dư luận ngoài xã hội, theo truyền thông Nga và Việt thì đa số dân Nga vẫn tin rằng vị “lãnh tụ lỗi lạc” của mình sẽ tìm ra con đường để nước Nga thoát ra khỏi tình trạng bế tắc “tạm thời” hiện nay và “lấy lại” vị thế siêu cường số 1 thế giới, sẽ lo nuôi được trăm mấy mươi triệu dân Nga. Để chứng minh, các kênh truyền hình Nga và VTV đưa hình ảnh vài chục người dân Nga được phỏng vấn lên TV. Không một ai phản đối Putin! Nhưng ai còn lạ gì mà không biết rằng, để giữ an toàn cho bản thân thì dại gì mà chọc tức bọn cầm quyền độc tài. Ngoài ra, kể cả có người nói trái chiều thì không đưa lên TV nữa là xong.
Vì tò mò muốn biết dân Nga yêu Putin đến đâu, tôi đã lướt mạng tìm đọc các tin của báo Nga về cuộc phỏng vấn 17/12. Và dưới dây là một số comments của độc giả báo mạng tự do svoboda.org.
Aider Muzhdabayev: Thế là kết thúc chuyện cổ tích. Và bọn họ sẽ hục hặc với nước Mỹ đến khi nào chúng ta thực sự bần cùng. Chỉ còn một điều để an ủi là cuộc sống những kẻ giàu cũng sẽ kém đi.
Grigory Melkonyants: Than ôi, một cuộc họp báo không đưa ra được kế hoạch nào. Một sự tồi tệ bất tận.
Mark Krutov: Tỉ giá hối đoái lúc họp báo kết thúc là: dollar = 61 rubl, euro = 75.22 rubl.
Fedor Krashenninnik: Rặt một luận điệu chống Mỹ. Bốc mùi khó ngửi.
Aleksandr Morozov: Đáng kể nhất trong cuộc họp báo là lúc 14g00, phóng viên BBC hỏi: “Chiến tranh lạnh lại bắt đầu, và các ngài đang gặp vấn đề về tỉ giá hối đoái. Ngài có định tận dụng dịp này để phát đi một tín hiệu tốt hay không?” Trả lời: “Không.”
Persident Roissi (Có ý nói lái “President Rossii” – tổng thống Nga): Putin nói: Trong giới thân cận với tôi không có quan lại. Chỉ có những doanh nhân kiếm hàng chục tỉ đô nhờ các công ty nhà nước.
News_silver: Putin nói: “Tôi đâu biết Sechin thu nhập bao nhiêu. Thu nhập của tôi tôi còn chẳng biết.” Quá giỏi!
Ekonomika RF: Đồ súc vật, không biết cả thu nhập của chính mình.
Kengo: Nói ngắn gọn thì kết quả cuộc tán dóc của Putin là: càng ngày càng tồi tệ. Tai họa!
Oleg Zmei Gorynych: Đưa trò vớ vẩn lên sóng. Mắt thì đảo, mồm “ề ề” liên hồi…
Rodina-Mat: Đúng là tra tấn. Putin năm nào cũng nói đi nói lại một chuyện, còn chúng ta thì cố tán theo kiểu mới.
Inna Bulkina: Căn cứ vào tin được đưa thì các ông các bà đang nghe đồ đĩ thõa nói. (Dùng từ phiên âm từ tiếng Pháp “putain”, đọc chệch tên Putin, thành “đồ đĩ”.)
Trên đây chỉ là lược trích một số ý kiến. Có thể thấy lời lẽ những ý kiến đó chứa đầy vẻ khinh bỉ đối với nhà cầm quyền độc tài. Và không một lời khen hay tán đồng nào.
Tất nhiên, về phía Putin và những kẻ ủng hộ ông ta thì họ coi đó chỉ là ý kiến của “bọn ăn tiền của phương Tây”, hay như các vị có máu mặt ở ta gọi, là “tay sai các thế lực thù địch”.
Trần Dương
(Theo svoboda.org)


Trung Quốc dùng tiền để thực hiện “quyền lực mềm”
mediaThủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ( trái) và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha tại Bangkok ngày 19/12/2014.REUTERS/Pornchai Kittiwongsakul/Pool
Vào ngày 19/12/2014, trong chuyến viếng thăm Thái Lan trước khi dự hội nghị thượng đỉnh Mekong lần thứ 5 tại Bangkok, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha đã dự lễ ký kết các hiệp định về đường sắt và nông nghiệp, trị giá hơn 10 tỉ đôla.
Hiệp định về nông nghiệp dự trù Trung Quốc sẽ mua 2 triệu tấn gạo và 200 ngàn tấn cao su của Thái Lan. Hiệp định về đường sắt bao gồm dự án xây dựng hai tuyến đường sắt, trong đó một tuyến sau này sẽ là tuyến đường sắt cao tốc, trong khuôn khổ một dự án rộng lớn hơn, nhằm nối liền tỉnh Vân Nam Trung Quốc với Singapore. Hai dự án đường sắt nói trên sẽ được khởi công vào năm 2016 và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2022. 
Từ hơn 20 năm qua, Bắc Kinh vẫn hô hào xây dựng tuyến đường sắt Vân Nam - Singpore, nhằm củng cố ảnh hưởng và gia tăng trao đổi thương mại với các nước Đông Nam Á, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Vân Nam. 
Các hiệp định vừa ký với Thái Lan thật ra chỉ là một phần trong những nỗ lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong tháng này nhằm cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN sau một mùa hè đầy căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, đặc biệt là do việc Bắc Kinh đưa giàn khoan đến khu vực Hoàng Sa. 
Chỉ một ngày sau khi ký các hiệp định với Thái Lan, tại hội nghị thượng đỉnh Mekong, lãnh đạo chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ cấp cho bốn nước Cam Bốt, Lào, Việt Nam và Miến Điện một khoản tín dụng hơn 11,5 tỉ đôla, chủ yếu cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp. 
Vào tháng 11 vừa qua, nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Nay Pyi Daw, ông Lý Khắc Cường cũng đã hứa các khoản vay với lãi suất thấp tổng cộng 20 tỉ đôla cho 10 nước Đông Nam Á để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng. 
Trong những tháng gần đây Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền của vào vùng Đông Nam Á để cố làm dịu hình ảnh của một cường quốc khu vực hiếu chiến, chỉ biết dùng sức mạnh để lấn át láng giềng, nhất là trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông. 
Đây rõ ràng là một sự chuyển hướng trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh. Cụ thể, là Trung Quốc nay đặt ưu tiên ngày càng nhiều cho quan hệ với các nước láng giềng Đông Á và Đông Nam Á, hơn là với Hoa Kỳ và các cường quốc khác, nói chung là với các nước phát triển. Bắc Kinh lại càng cần phải ve vãn các nước Đông Nam Á để đối đầu với chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Hoa Kỳ. Chính sách của họ là thuyết phục các nước láng giềng Đông Nam Á là tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. 
Càng củng cố vị thế cường quốc ở châu Á, Trung Quốc lại càng khó chấp nhận các nước Tây phương can thiệp vào khu vực này, nhất là trong vấn đề Biển Đông. Thành ra Bắc Kinh vẫn dứt khoát chống lại việc đưa tranh chấp này ra trước Tòa án Trọng tài Quốc tế. 
Và cũng để đối đầu với Hoa Kỳ và đồng minh Nhật Bản, Bắc Kinh cũng đang cố thiết lập một liên minh Âu-Á-Phi, thể hiện qua chuyến viếng thăm gần đây của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Kazakhstan và Serbia, trước khi đến Thái Lan vào tuần trước. Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 03/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận cũng đã thăm nhiều nước châu Âu và châu Á.

Thanh trừng tại các công ty bất động sản thuộc phe Giang Trạch Dân

Liang Zhen

Sét đánh lúc hoàng hôn ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, vào ngày 11 tháng 8 năm 2013. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã trở thành một phần quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình nhằm chống lại phe Giang Trạch Dân (Ảnh Internet)
Tin tức Phân tích
Các công ty bất động sản không nằm ngoài chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, chiến dịch này đang tập trung điều tra và thanh trừng những người ủng hộ Giang Trạch Dân.
Hơn 50 cán bộ cấp tỉnh và cấp Bộ đã bị sa thải trong chiến dịch trên của Tập Cận Bình, hầu hết trong số đó thuộc phe của cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân. Một số công ty bất động sản liên quan đến phe của Giang gần đây cũng đã gặp rắc rối.
Sau khi chiến dịch của Tập Cận Bình hạ bệ cựu quan chức an ninh Chu Vĩnh Khang, một trong những người ủng hộ hàng đầu của Giang, các công ty bất động sản tại Trung Quốc đại lục có liên quan tới Chu Vĩnh Khang bắt đầu gặp vấn đề.
Theo các nguồn tin thông hiểu tình hình, nhiều vụ hạ bệ quan chức cấp cao có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Các nguồn tin này cho biết, Tập Cận Bình đã mở rộng chiến dịch thanh trừng phe cánh Giang đến các lĩnh vực kinh tế, và dự kiến sẽ có những điều chỉnh lớn về chính sách kinh tế và sự xáo trộn trong giới người giàu.
Nguồn tin này cho biết, các công ty và quan chức liên quan đến phe Giang Trạch Dân sẽ dần dần bị thanh trừ, những hợp đồng được ký kết giữa phe Giang với các chính phủ và công ty nước ngoài cũng có thể trở nên mất hiệu lực trong tương lai
Cổ phiếu niêm yết của Kaisa bị đình chỉ hoạt động
Ngày 03/12, Công ty Kaisa Group Holdings có trụ sở tại Hồng Kông bất ngờ tuyên bố giao dịch cổ phiếu của công ty này bị đình chỉ. Lý do đình chỉ chưa được tiết lộ, nhưng công ty bị tình nghi có liên quan chặt chẽ đến Chu Vĩnh Khang.
Một ngày trước đó, chính quyền Thâm Quyến đã ra lệnh “khóa”, hoặc buộc phải ngừng bán hơn 2.000 cổ phiếu bất động sản của Kaisa tại thành phố. Các nhà phân tích cho biết việc các cổ phiếu bất động sản của công ty niêm yết bị chính quyền địa phương đình chỉ mua bán gần như chưa từng xảy ra ở Trung Quốc đại lục. Giá cổ phiếu của Kaisa đã giảm 8,54% vào hôm đó.
Chiều ngày 03/12, khoảng 900 cổ phiếu tại Kaisa Holiday Plaza được phục hồi hoạt động mua bán, nhưng vẫn còn 1.300 cổ phiếu bị khóa.
Ủy ban Kế hoạch Nhà đất Thâm Quyến cho biết họ không tiết lộ lý do và thời gian khóa các cổ phiếu này. Tuy nhiên, hãng truyền thông đại lục China Times đã trích dẫn tin tức nội bộ từ Phòng Nhà đất quận Longgang, cho biết, vào tuần trước Ủy ban Kế hoạch nhà đất Shenzhen đã yêu cầu quận Longgang khóa các cổ phiếu niêm yết bất động sản chưa được bán của Kaisa.
Nguồn tin này cho biết đây không phải do vấn đề điều chỉnh. Ông nói: “Nếu không họ đã không yêu cầu chúng tôi khóa tất cả các cổ phiếu. Theo phân tích của chúng tôi, công ty Kaisa có một số vụ việc bất thường, và việc tạm thời khóa các cổ phiếu nhằm ngăn chặn việc chuyển giao tài sản”.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng Kaisa có tham gia một dự án bất động sản với Công ty Cổ phần Đầu tư Zhongxu, một công ty dưới quyền kiểm soát của Chu Bin, con trai Chu Vĩnh Khang.
Các công ty khác
Chen Zhuolin, Chủ tịch hội đồng quản trị của Agile Property Holdings, người được cho là con đỡ đầu của Chu Vĩnh Khang, đã bị giám sát cư trú từ ngày 30/9. Việc kinh doanh chứng khoán của công ty Agile đột nhiên bị đình chỉ vào ngày 03/10, ngay trước khi mở cửa giao dịch cổ phiếu.
Khi giao dịch của công ty được khôi phục vào ngày 13/10, giá cổ phiếu đã giảm nghiêm trọng, giá trị thị trường của công ty bị sụt giảm 3,4 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương khoảng 439 triệu đô la Mỹ) chỉ trong một ngày. Hoạt động kinh doanh công ty tại Trung Quốc đại lục cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Fantasia Holdings, một công ty khác có liên quan tới Chu Bin, là một doanh nghiệp của gia đình Tăng Khánh Hồng, cựu phó chủ tịch ĐCSTQ và là người ủng hộ phe Giang Trạch Dân. Người sáng lập công ty này là Tăng Bảo Bảo, cháu gái Tăng Khánh Hồng, cũng đang bị điều tra.
Xu Wu, chủ tịch công ty bất động sản Hyupshin Group, đã bị bắt vì liên quan đến Song Lin, chủ tịch tập đoàn China Resources, một quan chức khác bị lật đổ vì tham nhũng.
Wang Shi, chủ tịch công ty bất động sản hàng đầu Trung Quốc Vanke, cho biết: “Những thương gia bất động sản Trung Quốc đại lục rất dễ bị đi tù; hối lộ là chuyện thường xảy ra. Vì tôi không hối lộ người ta, nên tôi không thể kiếm được khu đất có vị trí tốt”.
Phe cánh Giang và các nhóm lợi ích của phe này đã kiểm soát nhiều lĩnh vực kinh tế Trung Quốc. Họ tích lũy một khối lượng tài sản khổng lồ thông qua hoạt động kinh doanh bất động sản và tham nhũng đất đai.
Tháng 10 vừa qua, trang web Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đã tuyên bố rằng bất động sản là khu vực bị tham nhũng nặng nề nhất. Việc các quan chức chính phủ và các doanh nhân thông đồng nhằm chiếm thêm nhà ở và văn phòng là hiện tượng phổ biến, có 20 trong số 21 tỉnh, thanh tra đã phát hiện có tham nhũng bất động sản.
Rủi ro cho các nhà đầu tư
Lawrence Ye, phó Chủ tịch Công ty Tài nguyên đầu tư bất động sản IPD thuộc tập đoàn MSCI, cho biết với tình hình thị trường bất động sản Trung Quốc đại lục, “rủi ro chính trị sẽ là yếu tố quan trọng nhất để các nhà đầu tư nước ngoài xem xét”.
Ye nói rằng ngành bất động sản đại lục có liên quan đến đất đai và cần được chính phủ phê duyệt, vì vậy các doanh nhân bất động sản và các quan chức chính phủ có mối liên hệ rất chặt chẽ. Vì vậy có rất nhiều những tin đồn về việc tham nhũng bất động sản.
Các nhà đầu tư nước ngoài không hiểu thị trường Trung Quốc, thông thường họ cần phải làm việc với các công ty đại lục để được vào thị trường đại lục. Tuy nhiên, họ ngày càng nhận ra nếu họ không hiểu được môi trường chính trị của Trung Quốc, họ có thể phải gánh chịu thiệt hại khi chọn nhầm đối tác làm việc.
Ye nói rằng bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, lợi nhuận giảm mạnh, và các yếu tố khác đã dẫn tới sự suy giảm dòng đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đại lục.
L.Z.


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts