Kính thưa quý vị,
Đọc
bản tin về thi toán và nền giáo dục, chúng tôi xin được đóng góp vài dòng.
Trước
hết nên phân biệt giữa chương trình ( chính sách ) giáo dục của một quốc
gia và kết quả của thi tuyển của một trong các môn học.
Thật
là què quặt khi nhìn thấy một viên gạch của một căn nhà, rồi đánh giá toàn bộ
căn nhà đó xấu hay tốt.
Suy ra, không thể nhìn kết quả thi tuyển một môn học mà đánh
giá cả chương trình giáo dục.
Về
phần đánh giá nền giáo dục, chúng ta nên nghĩ đến kết quả hay hệ quả của nên
giáo dục để mà đánh giá. Nói một cách khác, hãy nhìn vào toàn bộ sinh hoạt của
xã hội để đánh giá, xã hội đó từ nền giáo dục nào mà ra.
Bởi giáo dục là con đường xây dựng toàn bộ cho xã hội.
Bởi giáo dục là con đường xây dựng toàn bộ cho xã hội.
Nhìn như vậy, chúng ta mới có thể dẫn đến kết luận sự khác
biệt giữa nền giáo dục của từng quốc gia.
Về phần đánh giá học sinh xuất sắc trong các môn thi tuyển,
chúng ta cũng phải đi sâu vào cơ chế tổ chức giản dạy các môn học. Từ sự quan
sát này, chúng ta mới có thể so sánh một cách khoa học về giá trị thực của cái
gọi là "" học sinh giỏi"".
Nhờ
may mắn, trước đây chúng tôi đã từng dạy học sinh Trung học ở Việt Nam, và sau
75, cũng được may mắn trở lại nghề nghiệp của mình ở nước ngoài, rõ hơn vài năm
ở hai trường Trung học Hòa Lan.
Hằng năm, các trường học trên thế giới tổ chức các kỳ thi
tuyển cho học sinh giỏi của từng bộ môn. Có rất nhiều cuộc thi tuyển quốc tế về
các bộ môn khác nhau.
Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra hai hình thức thi tuyển mà trong thời gian giảng dạy ỡ trường Trung Học Hòa Lan, chúng tôi có ít nhiều liên hệ.
Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra hai hình thức thi tuyển mà trong thời gian giảng dạy ỡ trường Trung Học Hòa Lan, chúng tôi có ít nhiều liên hệ.
1. International Olympiad
2.International Youth Olympiad
a./
Một vài dữ kiện về cuộc thi tuyển:
Cuộc
thi tuyển thứ nhất dành cho các học sinh trung học không kể tuổi tác. Kỳ
thi thứ nhì chỉ dành cho học sinh từ 15 tuổi trở xuống. Có rất nhiều bộ môn
theo như trong chương học hằng ngày:
Toán,
Lý, Hóa, Sinh, Địa, Vi tính,....
Học
sinh phải qua 3 vòng thi. Thi trong nước. Có hai kỳ.
- Vòng đầu thi tại trường. 5 học sinh có số điểm cáo nhất và trên điểm do hội đồng ấn định, được tiếp tục thi vòng hai.
- Vòng đầu thi tại trường. 5 học sinh có số điểm cáo nhất và trên điểm do hội đồng ấn định, được tiếp tục thi vòng hai.
-
Vòng hai thi tại địc điểm chung do hội đống quốc gia tổ chức. 5 học sinh có
điểm cao như đã ấn định về thi. Cuối cùng chọn ra 5 học sinh có điểm cao nhất
để chuẩn bị thi vòng chung kết
-
Vòng chung kết: được hội đống quốc tế tổ chức hằng năm tại mội quốc gia khác
nhau. Nơi đó quy tụ 5 học sinh xuất sắc của mỗi quốc gia.
Qua vòng cuối cùng này, hội đống quốc tế sẽ chọn một số học
sinh xuất sắc toàn thế giới.
b./ Nhận định về thái độ và sự chuẩn bị của học sinh và nhà
trường.
Như
chúng ta ai cũng biết, tại Việt Nam, sau 75, trường nào cũng có tổ chức các
lớp, gọi là "" lớp chuyên "". Học sinh theo học các
lớp chuyên này phần lớn là học sinh ham thích và có khả năng. Ngoài các giờ học
bắt buộc ở lớp, học sinh phải theo học lớp chuyên. Cả ngày lẫn đêm. Không những
học sinh ở lớp trung học mà ngay cả khi còn ở tiểu học, học trò cũng còn phải
đi học thêm.
Nghĩa
là học sinh Việt Nam bị học suốt
ngày,...để cuối cùng mới được thi tuyển.
Thầy dạy lớp chuyên, chuyên luyện các đề thi, luyện tới
luyện lui,....cục sắt... có ngày cũng thành cây kim.
Học
sinh Việt Nam trước khi tham dự phải chuẩn bị ngày đêm, năm này qua năm nọ.
Phải học giỏi mới được phép đi thi, ngay cả thi vòng đầu.
Trái
lại, nếu có dịp theo dõi các học tại các trường Trung học ở ngoại quốc, để nói
rõ cho chắc ăn , hãy nhìn vào học sinh ở Hòa Lan, quý vị sẽ thấy sự khác biệt.
Chúng tôi may mắn đã từng nhiều năm tham dự trực tiếp vào
việc tổ chức cho học sinh của trường chúng tôi, tham dự thi
International
Olympiad, hai bộ môn Toán và Vật Lý, cho nên chúng tôi có chút ít kinh
nghiệm.
Hằng
năm cứ vào cuối năm, Hội đồng thi tuyển quốc gia gởi thư đến trường , kêu gọi
nhà trường tổ chức kỳ thi cho các em. Giáo sư chuyên môn đứng ra khuyến khích,
kêu gọi học sinh tham dự. Năm nào may mắn, mới có được 5, 10 học sinh ghi danh.
Thầy giáo mừng muốn chết...
Từ lúc thông báo cho đến ngày thi vòng đầu tại trường, không
bao giờ và chưa bao giờ học sinh học thêm học bớt gì cả, trước khi vào phòng
làm bài. Có nghĩa là học sinh tham dự không chuẩn bị '' lớp chuyên'' hay học
thêm, học kèm, nghiên cứu,...gì ráo cả. Có bao nhiêu , làm bấy nhiêu. Đủ điểm thì
tốt, vào một kỳ nữa, không thì thôi. Chằng có danh dự chẳng phải quý hóa gì ghê
gớm để học sinh phải ngày đêm ôm đầu vào các bài giải tập....
Nói tóm lại, về phương pháp họ để đi thi tuyển, giữa
học sinh Việt Nam và học sinh ngoại quốc - trong trướng hợp này là học sinh Hòa
Lan - hoàn toàn khác nhau, một trời một vực.
A. Ở
Việt Nam, học sinh phải tranh đấu ghê gớm mới được đi thi. Học sinh phải học
ngày học đêm, học thêm , học tủ ,...mới được đi thi. Đi dự thi là một niềm hãnh
diện ghê gớm lắm, không những cho chính học sinh mà cho cả gia đình, thầy giao,
nhà trướng, bộ giáo dụ, và cho cả nước,... Ghê vậy đó.
B. Ở
ngoại quốc - Tại Hòa Lan, thầy giáo phải khuyến khích , mời gọi từng học sinh
ghi danh cuộc thi tuyển. Một khi ghi danh rồi, chẳng có thầy giáo nào tổ chức
luyện tập thêm hay học sinh tìm lớp học nào thêm cả. Cứ đến giờ là vào phòng
thi. Làm được thì tốt, không, thì chẳng xấu gì. Chẳng ai hãnh diện mà cũng
chẳng ai phê phán. Rất là,...tự do.
C.
So ra chuyện một học sinh có điểm cao trong kỳ thi tuyển, thất ra chẳng có gì
TO LỚN cả. Thành quả nảy tốt thật, nhưng không nói lên được tính thông
minh hay đánh giá cao nền giáo dục đã đào tạo ra học sinh này. Học, học, học
chết bỏ,....học hết sách, giải hết các đề thì, trả lời hết các câu hỏi,...thì
có ngày cũng phải trúng. và vì thế,...đứnh nhất , đứng nhì trên thế giới.
Nói rằng hay, thì có hay. "" Tài năng chỉ là sự cố
gắng hằng ngày "". Nhưng nói rằng thông minh, chúng ta nên coi lại.
Thông minh không phải do '' gạo'' mà ra.
Nhân
đây, chúng tôi cũng nếu vài kết quả khiêm nhường khá lâu rồi, của học sinh mà
chúng tôi có liên hệ.
Năm
1989 một học sinh của trường Dr. de Bruyne Lyceum _ Utrecht Netherlands, nơi
chúng tôi giảng dạy môn Vật Lý, là một trong những học sinh trên thế giới đã
doạt giải huy chương Vàng quốc tế môn Vật Lý, được tổ chức tại Ba Lan.
Với tất cả lòng mến phục các học sinh Việt Nam, chúng tôi
xin có một vài đóng góp theo kinh nghiệm của bản thân.
Trần
Hữu Sơn
---------------------------------------------------------------
2013/12/28
Hung_Viet Tran <>
Đầu
tháng 12/2013 vừa qua, kết quả của các kỳ thi PISA 2012 (dành cho các học sinh
15 tuổi trên toàn thế giời do tổ cvhức OECD thực hện) đã được công bố, với Việt
Nam được xếp hạng trên cả Úc, Anh và Hoa Kỳ.
Các kết quả này dựa trên những tiêu chuẩn nào ? Mức độ khà tín của chúng ra sao ?
Kính mời quý vị theo dõi bài viết
Các kết quả này dựa trên những tiêu chuẩn nào ? Mức độ khà tín của chúng ra sao ?
Kính mời quý vị theo dõi bài viết
CÓ PHẢI GIÁO DỤC VIỆT NAM TIẾN BỘ
HƠN ÚC, ANH, HOA KỲ ?
bằng cách bấm vào link
Trích đoạn:
" ... Điều làm cho người viết ngỡ ngàng nhứt là bây giờ, Úc đứng
sau cả Việt Nam (và Estonia lẫn Ba lan) về hai môn Toán và Khoa học. Nên buồn
cho nền giáo dục Úc thụt lùi quá xa? Hay nên vui cho sự tiến bộ vượt bực của
các em học sinh ở Việt Nam? Hay cả hai ?...."
" ... không phải
tất cả phụ huynh của những học sinh các trường Công giáo hay tư thục đều là
những người khá giả..."
" ...kết quả của họ chỉ dựa vào
thành phần học sinh ở những địa phưong có đời sống khá giả trong khi các nước
khác được căn cứ vào tầt cả các học sinh thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội.
Nếu muốn công bình, PISA phải nên dựa vào kết quả toàn quốc của mỗi quốc gia để
so sánh...."
" ... cũng như Trung cộng, nhà
cầm quyền cộng sản Việt Nam thường tự đề cao “chế độ ưu việt” của họ và vì thế,
thể diện trên trường quốc tế, dù ở bất kỳ kãnh vực nào cũng tối quan trọng ..."
NGU như bò thì có...
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching