“Hoạt động
nhân quyền và yếu tố đảng phái chính trị”
Hoàng Mai
Khi có người nằm
trong hàng ngũ đấu tranh mà lại e ngại yếu tố đảng phái chính trị như sau:
1. “An ninh Cộng sản Việt Nam (CSVN) sử dụng kiểu quy chụp [các hoạt
động đấu tranh, lên tiếng cho nhân quyền, cho lẽ phải] là có dính dáng đến đảng
Việt Tân để lên án các hoạt động chính trị đối lập của những người bất đồng
chính kiến tại Việt Nam.”
2. “Với xu
thế và vị trí của Việt Nam hiện tại, rất khó cho các nhà hoạt động nhân quyền nếu
liên quan đến yếu tố đảng phái chính trị.”3. “Các trường hợp liên quan đến đảng phái, sẽ rất khó khăn cho các cơ quan quốc tế lên tiếng về tình trạng vi phạm pháp luật của Việt Nam, bởi điều 4 Hiến pháp luôn luôn là cái rọ để nhốt tất cả những người bất đồng chính kiến vào với nhau bằng lối quy chụp thường thấy.”
Và sự e ngại cá nhân này lại được viết ra như một lời cảnh báo và phát tán khắp nơi, thì rõ ràng là sẽ có ảnh hưởng “không ít” tiếp tay cho chế độ độc tài, đảng trị tại Việt Nam thực hiện điều họ muốn, đó là duy trì quyền lực độc tôn qua điều 4 hiến pháp.
Chế độ CSVN chỉ muốn người VN sợ chính trị và xa lánh các đảng phái.
Cuộc tranh đấu để gỡ bỏ độc tài, để có được Nhân Quyền, Nhân Phẩm, Nhân Bản và Tương Lai cho đất nước bắt buộc phải kinh qua các Hoạt Động Chính Trị, và thực hiện Đa Nguyên, Đa Đảng – không có cách nào khác!
Tại sao lại phải sợ hãi Chính Trị khi chính guồng máy chính trị hiện nay đang làm khổ người dân và tàn hại đất nước!
Tại sao lại phải sợ hãi Đảng Phái khi chính nền cai trị độc đảng đã đưa đến tình trạng tham ô, độc ác và băng hoại toàn xã hội Việt Nam ngày hôm nay!
- Tranh
đấu cho nhân quyền chính là tham gia sinh hoạt chính trị.
- Đi
học các khóa đấu tranh Bất Bạo Động cũng chính là tham gia sinh hoạt chính
trị.
- Đi
thăm tù nhân lương tâm, tuyệt thực đồng hành hoặc thắp nến cầu nguyện cho
các nhà tranh đấu, cho người yêu nước bị tù oan chính là tham gia chính
trị ...
Đây là tất cả những quyền căn bản của con người, tức nền tảng Nhân Quyền mà mọi người yêu nước đang tham gia tranh đấu.
Một khi đã nhận thức được là “Không thể phủ nhận rằng, trên con đường chạm đến khát vọng tự do, dân chủ cho Việt Nam, đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực, đóng góp của tất cả các cá nhân, tổ chức vì một mục tiêu chung”, vậy thì tại sao lại loại ra khỏi thành phần dân tộc một đảng mà chế độ cộng sản đang rất sợ tới độ dường như nhìn đâu cũng thấy sự hiện diện, tham gia của Việt Tân?
Dĩ nhiên là các nhà đấu tranh cũng như các đảng phái có đảng viên hay hợp tác viên trong nước đều hiểu là “Phải Cẩn Thận” trong hoàn cảnh độc tài hiện nay, và vì thế họ dư thừa trí khôn và đầy nhân bản để bảo toàn lực lượng, chẳng cần phải ai dạy khôn “biết nên và phải làm gì để có lợi cho con đường chung, để bảo vệ sự an toàn cũng như những nỗ lực của nhiều cá nhân độc lập.”
Đảng phái nào nông nổi và vô lương tâm chỉ vì một danh tiếng hão nhất thời mà đi ngược với nguyên tắc “thương yêu và bảo vệ đồng đội” chắc chắn không thể nào tồn tại tới hơn 3 thập niên đấu tranh gian khổ và đòi hỏi nhiều hy sinh, tốn kém. Một đảng phái phi chính nghĩa và vô lương tâm không những sẽ không trường tồn mà còn không thể nào phát triển được nhiều thành phần ưu tú của đất nước trên toàn thế giới, kể cả Việt Nam – nơi mà những người đấu tranh phải chịu đựng nhiều gian khổ và hiểm nguy nhất cho bản thân và gia đình.
Cũng may là những cảnh cáo mang tính “e ngại” này chỉ là tiếng nói đơn lẻ của một vài cá nhân, và cũng chẳng có ảnh hưởng “hù dọa” bao nhiêu vì người nào “yếu bóng vía” thì đã không tham gia đấu tranh rồi, người thờ ơ thì cũng đã từ lâu “mũ ni che tai”, còn những người có tâm và đảm lược thì đang, đã và luôn nhớ câu nói rất chí lý của Linh Mục Nguyễn Văn Lý:
“Đừng sợ những gì cộng sản làm mà hãy làm những gì cộng sản sợ”
2014-03-02
2:31 GMT+00:00 Dien bien hoa binh <dienbienhoabinh@ymail.com>:
Tường thuật buổi Cafe Nhân Quyền của Mạng Lưới Blogger Việt Nam
Đúng 9h sáng thứ bảy,
1/3/2014, như đã thông báo trước, một số thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam
bắt đầu buổi Cafe Nhân Quyền với chủ đề ”Quyền tự do đi lại của công dân”.
Tham dự có gần 30 blogger, trong đó nhiều người là nhà hoạt động bảo vệ quyền con người, như: Nguyễn Hồ Nhật Thành (blogger Paulo Thành Nguyễn), Lưu Trọng Kiệt, Huỳnh Công Thuận,
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm),
Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn), Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Thị Yến Trang (Mí Rưỡi),
Hoàng Văn Dũng (Hoàng Dũng CĐVN), Bùi Tuấn Lâm (Peter Lam
Bui), Huỳnh Ngọc
Chênh… Ngoài ra, thành phần
khách mời có hai nhà báo nước
ngoài là Aija Salovara (Phần Lan)
và Lina Johansson (Thụy Điển).
Đặc biệt, có hơn 10 nhân viên
an ninh ngồi bàn kế bên hoặc lượn quanh chụp ảnh, quay phim mọi người. Tuy nhiên chiếc ghế dành cho hai đơn vị PA 67 (An ninh TP.HCM) và PA 72 (Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh) thì lại… vắng chủ. Hai cơ quan đại diện cho phía nhà nước – những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cấm công dân Việt Nam xuất cảnh và thu giữ hộ chiếu của họ một cách tùy tiện – đã không nhận lời mời tới tham dự.
Trước đó, các blogger bị cấm xuất cảnh gần đây (trong đó có Paulo Thành Nguyễn, Mẹ Nấm Gấu, Hoàng Dũng CĐVN) đã gửi thư mời trực tiếp PA 67 và PA 72. Không đơn vị nào hồi đáp, tuy thế lại có rất nhiều an ninh thường phục đến ”theo dõi, nắm bắt tình hình”. Blogger An Đổ Nguyễn tường thuật, khi một trong hai phóng viên nước ngoài xin chụp ảnh mọi người, một nhân viên an ninh mặc thường phục vội rút điện thoại ra gọi ai đó, rồi quay
ra ghi hình các blogger. Phóng viên cũng giơ máy ảnh lên chụp lại, vậy là anh ta ”vội vàng dùng hai tay che kín mặt lại”.
Ảnh: Facebooker An Đổ Nguyễn
Nhà báo – Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, người bị cấm xuất cảnh khi lên đường
sang Geneva tham dự phiên
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam
tháng 2 vừa qua, cũng có mặt. Ông là một trong những người được đề cập đến trong bản Báo cáo Nhân quyền Việt Nam 2013 của Bộ Ngoại giao Mỹ, như một trường hợp điển hình bị vi phạm nhân quyền – ở đây là quyền tự do đi lại của công dân.
Ảnh: TS. Phạm Chí Dũng chia sẻ câu chuyện của mình với hai phóng viên nước ngoài và MLBVN
Bắt đầu buổi thảo luận, các blogger Paulo Thành
Nguyễn, Mẹ Nấm, Peter Lâm Bùi, Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Ngọc Chênh, Hoàng Dũng.. đã chia sẻ về việc bị cấm xuất cảnh một cách tùy tiện mà không được thông báo trước.
Những bạn trẻ khác cũng lần lượt chia sẻ các
thắc mắc và quan ngại về những thiệt hại sẽ xảy ra về vật chất và thời gian cũng như công việc bị ảnh hưởng nếu không được biết trước vì sao bị cấm và bị ai cấm.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching