X

Tuesday, March 3, 2015

BỐN CƯỜNG QUỐC QUÂN SỰ CHÂU ÂU



On Thursday, 12 February 2015, 5:45, "anh truong   wrote:

 
BỐN CƯỜNG QUỐC QUÂN SỰ CHÂU ÂU
tka23 post

The Largest Submarine in The U.S. Navy



image





Preview by Yahoo


Dù tình hình quân sự châu Á đang có những diễn tiến  thăng trầm  nhưng châu Âu vẫn còn  những lực lượng quân sự hùng hậu nhất thế giới.
Trang National Interest giới thiệu 4 cường quốc quân sự ở châu Âu và những điểm mạnh, yếu trong lực lượng từng nước:

Nga

Nga tiếp tục giữ vững danh hiệu cường quốc quân sự hàng đầu châu Âu ngay cả khi quân đội  dù các căn cứ quân sự của nước này đã suy giảm đáng kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Nga vẫn duy trì kho sức mạnh hạt nhân với hàng nghìn đầu đạn, do vậy quân đội Nga vẫn là một trong những lực lượng hùng mạnh trên thế giới.  Đối thủ duy nhất có thể đối trọng với sức mạnh hạt nhân của Nga là Mỹ. 
Hoả tiển  đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga.
Trong khi đó,  vũ khí thông thường của Nga không còn hiện đại như thời Liên Xô. Quân đội Nga cũng không còn dồi dào tài chính, nhân lực và các căn cứ như trước đây. Dẫu vậy, Nga vẫn là một trong những cường quốc châu Âu duy trì tốt khả năng tự phát triển những  vũ khí quan trọng, từ tàu ngầm, hoả tiển  đạn đạo, hỏa tiển  hành trình đến xe tăng, máy bay chiến đấu, vệ tinh... mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Một điểm đáng chú ý nữa về quân đội Nga chính là số lượng binh sĩ hùng hậu và chuyên nghiệp.

PHÁP
Pháp Pháp vẫn là một trong những lực lượng quân sự mạnh   ở châu Âu do nước này duy trì một khả năng hạt nhân hoàn toàn độc lập cùng một cơ sở công nghiệp quốc phòng tự chủ. Pháp  có một đội tàu ngầm chở các hỏa tiển  và đầu đạn tự chế tạo, phi đội máy bay ném bom
Mirage 2000N hoả tiển  ASMP, xe tăng chủ lực
 LeClerc
và trực thăng
 Tiger. Ngoài ra, lực lượng quân đội chính quy của Pháp lên tới 215.000 quân, còn đội đặc nhiệm đã trải qua thời gian chinh chiến ở Afghanistan và Mali.HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles De Gaulle của Pháp. Ảnh: Wikipedia Hải quân Pháp cũng sở hữu HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân, quy mô lực lượng hải quân cũng lớn và mạnh hơn đối thủ truyền thống là nước Anh. HKMH của Pháp là căn cứ nổi chở  nhiều máy bay như chiến đấu cơ Rafale và máy bay không kích Super Etendard. Ngoài ra, hải quân Pháp còn có đội 6 tàu ngầm tấn công, 3 tàu tấn công đổ bộ, 21 tàu tấn công trên mặt biển.  Không quân Pháp gồm  220 máy bay chiến đấu, gồm các  Rafale và Mirage 2000, 4 máy bay cảnh báo sớm, 14 máy bay tiếp nhiên liệu trên không và một phi đội máy bay vận tải chiến thuật.


 Anh
 Nước Anh đã là một lực lượng quân sự mạnh  trên thế giới từ hàng trăm năm trước. Hải quân hoàng gia Anh thống trị trên nhiều vùng biển, quân đội Anh chiếm đóng lãnh thổ cả một vùng rộng lớn trên địa cầu. Ngày nay, sức mạnh quân sự Anh vẫn hùng hậu nhưng không còn giữ vị trí độc tôn như trước. Anh duy trì đội vũ khí hạt nhân nhưng hỏa tiên  do Mỹ cung cấp.  Một tàu ngầm lớp Astute của hải quân hoàng gia Anh. Ảnh: Daily Mail Ngành công nghiệp quốc phòng Anh cũng không còn huy hoàng như thời xưa. Ngành hàng không Anh từng sản xuất  Spitfire và Gloster Meteor (sử dụng trong Thế chiến 2) nay đã không còn. Thay vào đó, Anh phải trông cậy vào các đối tác ở Mỹ và châu Âu để nâng cấp kho vũ khí. Ngay cả ngành công nghiệp đóng tàu cũng không duy trì đẳng cấp hàng đầu thế giới như xưa. Trong khi đóng tàu ngầm lớp Astute, Anh buộc phải đề nghị sự hỗ trợ từ công ty General Dynamics (Mỹ) để hoàn thành. Bên trong hầm ngầm hạt nhân bí mật của Anh Hầm ngầm bí mật của Anh được xây dựng trong Chiến tranh Lạnh có phòng giám sát, nhà tắm và phòng vệ sinh. Nó có thể giúp nhiều người an toàn khi một vụ bom nguyên tử xảy ra. Ngày nay, Anh duy trì hạm đội gồm 19 tàu tấn công mặt nước, 4 tàu ngầm chở hỏa tiển  đạn đạo, 6 tàu ngầm tấn công và một tàu đổ bộ. Tuy nhiên, Anh không có HKMH  nào cho đến khi các HKNH lớp Queen Elizabeth hoàn thành. Hai hàng không mẫu hạm mới sẽ chở chiến đấu cơ F-35B do Mỹ chế tạo. Quân đội Anh quy tụ những binh sĩ chuyên nghiệp và thiện chiến, trang bị xe tăng chủ lực Challenger 2 và các xe chiến đấu Warrior, máy bay vũ trang hạng nặng Apache. Còn lực lượng không quân có  khoảng 220 máy bay chiến đấu, gồm 120 máy bay Typhoon và 100 máy bay ném bom Tornado, nhiều  F-35B, các máy bay giám sát mặt đất và máy bay cảnh báo sớm. Tuy nhiên, nhìn chung, những ngày huy hoàng của quân đội Anh đã không còn.


ĐỨC
Đức nền quân sự Đức chứng kiến sự suy giảm sau khi trải qua những thất bại trong các cuộc chiến hồi thế kỷ 20. Giai đoạn nước Đức còn chia cắt thành hai miền, cả hai vùng vẫn duy trì một lực lượng mạnh  trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Tây Đức có phần mạnh  hơn Đông Đức. Sau khi hai miền thống nhất, nước Đức chỉ duy trì sức mạnh quân sự ở mức tối thiểu.
 Xe tăng Leopard 2. Ảnh: Blogspot Tuy nhiên, Đức vẫn sở hữu nền công nghiệp quốc phòng vững chắc để chế tạo loại xe tăng tốt nhất thế giới, Leopard 2, và đang phát triển Leopard 3. Đức cũng là nước đã đóng nhiều tàu ngầm thông thường hàng đầu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hàng không của Đức, vốn từng được đánh giá tốt nhất thế giới, gần như đã tan rã phần lớn sau Thế chiến 2. Quân đội chính quy của Đức là một trong những lực lượng chuyên nghiệp và vũ trang hùng hậu. Nhưng Đức luôn hạn chế tham dự vào những chiến dịch quân sự quy mô , Đức chỉ điều binh tham gia ở một số mặt trận tại chiến trường Afghanistan. Đức vẫn là một trong những thế lực quân sự mạnh  ở châu Âu, nhưng những lý do từ lịch sử kềm chế sức mạnh này.

MINH ANH





NGA CUNG CẤP VŨ KHÍ TỐI TÂN CHO LY KHAI UCRAiNE
tka23 post
Những nỗ lực xác định nguồn gốc số vũ khí của Nga mà lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đang sử dụng đã trở thành một đề tài thu hút  chú ý của dư luận quốc tế thời gian gần đây.
alt
Xe tăng T-72.
Theo các phân tích dựa trên các những bằng chứng được công bố trên mạng internet và báo cáo của các nhà báo phương Tây cho thấy, lực lượng ly khai Ukraine trang bị một số vũ khí hạng nặng tối tân  mà họ không thể có được nếu không có sự giúp đỡ của Nga.

Các quân dụng này rất tối tân  đến mức cả kho vũ khí của quân đội Ukraine cũng không có. Do đó, phe ly khai không thể đánh cắp hoặc mua chúng từ quân đội Ukraine, Moscow Times dẫn các phân tích cho biết. Thậm chí, một số vũ khí trong số này Nga còn chưa xuất cảng , tờ báo này cho biết.

Một báo cáo  vào cuối năm ngoái bởi Trung tâm Nghiên cứu Vũ khí (ARES) có trụ sở tại Úc cũng cho rằng lực lượng ly khai Ukraine đang trang bị một số vũ khí chỉ có thể do Nga cung cấp. Nguồn gốc của một số vũ khí khác mà lực lượng ly khai đang sử dụng thì không rõ ràng bởi cả quân đội Ukraine và Nga đều tham gia phát triển và sử dụng chúng.

Tờ 
Moscow Times đã đưa ra một danh sách 5 vũ khí hạng nặng được nhìn thấy trong phe ly khai ở miền Đông Ukraine và những giả định về nguồn gốc của nó.

1. Xe tăng  T-72  


Xe tăng T-72 của Nga đã được nâng cấp liên tục kể từ khi  sản xuất trong năm 1970. Mặc dù nhiều đồng minh quân sự của Liên Xô cũng sản xuất những chiếc xe tăng này. Nhưng trong một đoạn video do lực lượng ly khai ở Ukraine công bố cho thấy họ đang xữ dung  một phiên bản nâng cấp hiện đại của nó.


Joseph Dempsey, Joseph Dempseymột nhà phân tích của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược tại Anh cho biết, nó có thể là tăng T-72B3. Loại xe tăng này chỉ vừa mới bắt đầu được trang bị  vào lực lượng quân đội Nga và chỉ để phục vụ trong quân đội Nga, chưa được xuất  ra nước ngoài. 

T-72B3 sẽ là một tài sản lớn đối với lực lượng ly khai bởi nó sở hữu một loạt tính năng và vũ khí tiên tiến.

2. Xe bọc thép bộ binh cơ giới BMP-2  
BMP-2.
BMP-2 là một chiếc xe bọc thép được ví như thiết giáp. Nó không chỉ có thể vận chuyển binh lính một cách an toàn vào vùng chiến sự nóng bỏng mà còn có thể được sử dụng để yểm trợ hỏa lực.

Nga cũng đã xuất  BMP-2 các phiên bản trước ra nước ngoài. Nhưng theo đánh giá của ARES, lực lượng ly khai đang có cả những chiếc BMP-2AM, một biến thể thời hậu Xô Viết sản xuất tại Nga. Trong khi đó, quân đội Ukraine không có nhiều BMP và Nga không bao giờ bán các mô hình BMP-2 cho Kiev.

3. Hệ thong hỏa tiển  phòng không Buk SA-11 

Sự tồn tại của hệ thong  Buk SA-11 tại Ukraine  gây tranh cãi sau vụ bắn rơi chiếc MH17 của Malaysia Airlines hồi tháng 7 năm ngoái. Hệ thống Buk rất phức tạp. Nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng lực lượng ly khai sẽ không thể vận hành nó nếu không có sự hỗ trợ từ Nga. 
 

Mặc dù sản xuất tại Nga, nhưng quân đội Ukraine cũng có vũ khí này. Và nếu lực lượng ly khai đang trang bị hệ thống tên lửa Buk, thì nó có thể đến từ Ukraine hoặc Nga.

4. Hỏa tiển  Grad BM-21
Hệ thống phóng  Grad BM-21.
Cả lực lượng ly khai và quân đội Ukraine đều đang sử dung  Grad trong cuộc xung đột ở miền Đông. Loại  này đang trở thành trung tâm của các cuộc tranh cãi khi cả hai bên tham gia xung đột đều bắn chúng vào các khu vực dân cư, gây thương vong cho thường dân.

Nga không chỉ sử dung hỏa tiển  Grad mà còn bán  nó tới hơn 50 quốc gia khác trên thế giới. Trong khi đó, chính phủ Kiev cáo buộc Nga cung cấp  Grad cho lực lượng ly khai. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không loại trừ khả năng rằng phe ly khai đã lấy chúng từ các kho vũ khí của Ukraine.

5) Pháo tự hành Nona 259 


Tờ The Financial Times hồi tháng 7 dẫn nguồn tin tình báo Mỹ nói rằng Nga đã cung cấp cho lực lượng ly khai Ukraine pháo tự hành Nona gắn trên một khung  APC, cho phép nó tự di chuyển chứ không cần xe khác kéo. 


Cả Ukraine và quân đội của Nga đều có loại vũ khí này từ Liên Xô vào năm 1991 và  đang được sử dung rất nhiều tại chiến trường mien đông ./.


HOA KỲ SẼ HUẤN LUYỆN CHO QUÂN ĐÔI UCRAINE
tka23 post

Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, tướng Ben Hodges cho biết, quân đội Mỹ sẽ huấn luyện cho quân đội chính quyền Kiev đang chiến đấu chống lại lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine.

Ben Hodges
Phát biểu trong chuyến thăm căn cứ quân sự NATO ở Tây Bắc Ba Lan, tướng Hodges cho biết sứ mệnh huấn luyện nói trên sẽ bắt đầu trong tháng 3 tới, trong đó 1 tiểu đoàn binh lính Mỹ sẽ huấn luyện cho 3 tiểu đoàn binh lính Ukraine. Việc huấn luyện sẽ bao gồm các nhiệm vụ an ninh, sơ tán người bị thương, bảo vệ cầu đường và những cơ sở hạ tầng.
Về cuộc xung đột ở miền Đông Ukrainetướng Hodges cho rằng quân đội Nga đang can thiệp trực tiếp vào các cuộc giao tranh ở thị trấn Debaltsevo và nếu cuộc tấn công này thành công, họ sẽ chuyển hướng sự chú ý sang thành phố cảng chiến lược Mariupol.



ĐỐI VỚI CS VÀ ĐỘC TÀI ĐÀM PHÁN HOÀ BÌNH CHỈ LÀ GIAI ĐOẠN  CHÚNG BỊ THẤT THẾ

HỎA HIỆP NGỪNG BẮN MINSK
tka23 post

Đại diện chính phủ Ukraine và phe nổi dậy đã ký kết thỏa thuận sơ bộ, mở ra triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông.



Thỏa thuận này là kết quả 17 giờ “đàm phán marathon” đầy căng thẳng từ tối 12.2 đến tận trưa qua tại thủ đô Minsk của Belarus giữa các nhà lãnh đạo Đức, Nga, Pháp và Ukraine. Tờ Le Monde dẫn lời Tổng thống Pháp François Hollande phát biểu sau cuộc họp: “Mất trọn một đêm và một buổi sáng, sau cùng chúng tôi đã đạt thỏa thuận ngừng bắn và một kế hoạch thiết lập hòa bình bằng chính trị. Lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực từ 0 giờ ngày 15.2. Còn kế hoạch hòa bình sẽ là định hướng để giải quyết mọi vấn đề đã được đặt ra. Thủ tướng Đức Angela Merkel và tôi sẽ phối hợp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko giám sát việc thực thi toàn bộ tiến  trình này”.
Hãng tin Sputnik dẫn lời ông Putin cho biết sau khi lệnh ngừng bắn được áp dụng, quân đội Ukraine sẽ phải rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến hiện tại. Còn phe nổi dậy sẽ rút vũ khí hạng nặng khỏi đường ranh giới đã được xác định trong thỏa thuận được ký kết hồi tháng 9.2014, tức không tính những vùng đã kiểm soát thêm. Như vậy, một vùng đệm phi quân sự sẽ được thiết lập, rộng hơn so với mức đề xuất trước (từ 50 - 70 km so với 30 km). Lãnh đạo phe nổi dậy ở Donetsk Alexander Zakharshenko nhận định thỏa thuận vừa được ký kết mở ra hy vọng về một giải pháp hòa bình thật sự. Trong khi đó, tuy hoan nghênh kết quả tích cực của cuộc đàm phán ở Minsk nhưng bà Merkel nhìn nhận “vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua” để Ukraine thật sự im tiếng súng.
Thỏa thuận được ký tại Minsk với 13 điểm chính trên thực tế là một “định hướng hòa bình” cho miền Đông. Ngoài ngừng bắn và lập vùng đệm phi quân sự, một vấn đề quan trọng khác là đến cuối năm 2015, Ukraine sẽ phải đưa ra một bản hiến pháp mới với nội dung phi tập trung hóa quyền lực cũng như trao quy chế đặc biệt cho các khu vực đòi ly khai. Bên cạnh đó, các bên cũng chưa nhất trí hoàn toàn về giao cho Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu kiểm soát biên giới Nga - Ukraine cũng như tổ chức bầu cử địa phương sớm ở miền Đông. Đây là những điểm cần phải được thảo luận thêm và nguy cơ giao tranh tiếp diễn vẫn còn chực chờ, theo AFP. Vì thế mà Tổng thống Pháp Hollande nhận định: “Một vài giờ tới sẽ cực kỳ quan trọng cho số phận của thỏa thuận mới”.
Tổng thống Nga “bẻ gãy bút chì”
Hội nghị tại Minsk đã diễn ra trong không khí “căng như dây đàn” ngay từ cái bắt tay “lạnh như băng” giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Ukraine Poroshenko khi vừa gặp mặt.
 altHình ảnh được cho là Tổng thống Putin cầm 2 đoạn bút chì sau khi bẻ gãy
- Ảnh: Chụp lại từ Twitter
Theo Le Monde, không khí nóng bỏng đến mức ông Putin đã bẻ gãy cây bút chì đang dùng để ghi chép. Đỉnh điểm là sau 14 tiếng trong phòng họp kín, ông Putin bất ngờ giận dữ bỏ ra ngoài và đi thẳng lên lầu 3, không nói một lời nào. Ông Poroshenko cũng đi về tầng 2 và tuyên bố “những điều kiện Nga đưa ra không thể chấp nhận được”. Trước nguy cơ hội nghị đổ vỡ, bà Merkel và ông Hollande phải vội vã chia nhau đuổi theo 2 vị nguyên thủ Nga và Ukraine để thuyết phục cả hai quay lại.
Trong suốt 17 giờ đám phán của 4 nhà lãnh đạo, ngoại trưởng và phái đoàn các nước chờ bên ngoài còn một số quan chức Kiev và đại diện phe nổi dậy thảo luận ở một phòng khác. Trái cây và cà phê liên tục được đưa vào các sảnh họp để “tiếp tế”. Sau một đêm thức trắng và chưa biết đến bao giờ mới có kết quả, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin “thở dài” trên mạng xã hội Twitter: “Mọi người đuối hết rồi”. Khu vực dành cho các nhà báo cũng căng thẳng không kém khi một phóng viên của Nga đã to tiếng với đồng nghiệp người Ukraine, còn một nữ nhà báo của Hãng Interfax đã phải nhập viện.
Lan Chi

DỌC THÊM
MỘT NHÀ BÁO NHẬP BỆNH VIỆN

 Một nhà báo của hãng Interfax (Nga) đang tham làm tin  tại cuộc đàm phán hòa bình kéo dài hơn 15 tiếng giữa 4 bên về khủng hoảng Ukraine ở thủ đô Minsk (Belarus) đã phải nhập viện, Russia Today ngày 12.2 dẫn nguồn tin từ RIA Novosti.

Hình ảnh mệt mỏi của các phóng viên  tại cuộc hòa đàm Minsk - Ảnh: chụp màn hình Russia Today
Cuộc đàm phán hòa bình giữa lãnh đạo Nga, Pháp, Đức và Ukraine bàn về giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã diễn ra suốt hơn 15 giờ đồng hồ tại thủ đô Minsk của Belarus. Ước tính có hơn 500 phóng viên, nhà báo tới săn tin  tại sự kiện này.
Russia Today dẫn nguồn tin từ RIA Novosti cho hay, một nữ nhà báo đang săn tin  tại cuộc hòa đàm này đã phải nhập viện. Nữ nhà báo này làm việc cho chi nhánh phía nam của hãng tin Interfax.
Suốt hơn 15 giờ cuộc đàm phán diễn ra, những hình ảnh về các phóng viên tác nghiệp tại Minsk trong tình trạng buồn ngủ và mệt mỏi đã được đăng tải trên mạng xã hội Twitter. Russia Today đăng tải một bức ảnh mà phóng viên tại Minsk chụp lại vào thời điểm sau 11 giờ đàm phán với bình luận rằng "Khung cảnh hội nghị Minsk sau 11 giờ đàm phán là ngồi và chờ đợi".
Kết thúc cuộc đàm phán dài và căng thẳng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các bên đã thống nhất về kế hoạch rút các loại vũ khí hạng nặng khỏi các chiến tuyến tại Ukraine, đồng thời lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực từ ngày 15.2, theo AP.




No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts