X

Sunday, August 11, 2013

KHO HOẢ TIỂN ĐẠN ĐẠO LƯU ĐỘNG NGẦM CỦA MỸ


From: anh truong <
To:
Sent: Tuesday, 2 July 2013 2:48 AM
Subject: KHO HOẢ TIỂN ĐẠN ĐẠO LƯU ĐỘNG NGẦM CỦA MỸ

 

 

 

KHO HOẢ TIỂN ĐẠN ĐẠO LƯU ĐỘNG NGẦM CỦA MỸ

tka23 post

 

Với18 tàu ngầm nguyên tử  chiến lược SSBN lớp Ohio , trang bị 24 hỏa tiển  mỗi tàu, Hải quân Mỹ là quốc gia có kho hỏa tiển đạn đạo ,phóng từ tàu ngầm  kinh khủng nhất thế giới hiện nay.

SSBN lớp Ohio không phải là tàu ngầm hạt nhân có trọng tải  lớn nhất thế giới. Danh hiệu này thuộc về tàu ngầm hạt nhân chiến lược Typhoon của Nga nhưng Ohio lại là tàu ngầm mang nhiều hỏa tiển  đạn đạo liên lục địa nhất lên đến 24 hỏa tiển mỗi tàu.

Sở dĩ tàu ngầm lớp Ohio có thể thực hiện được điều này là nhờ thiết kế độc đáo của loại hỏa tiển đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM UGM-113 Trident-II.
SLBM Trident được phát triển bởi tập đoàn Lockheed Martin được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 1979 nhằm thay thế cho hỏa tiển UGM-73 Poseidon.
SLBM Trident được phát triển với 2 biến thể, biến thể UGM-96A Trident-I, theo cách phân loại vũ khí của Mỹ chữ U đứng đầu được chỉ định cho các loại vũ khí phóng từ dưới nước, chữ L đứng đầu chỉ định cho các loại hỏa tiển phóng từ mặt đất.

 

Hỏa tiển Trident-II xé nước lao thẳng lên bầu trời. Loại hỏa tiểnnày đã trải qua 143 lần phóng thành công liên tiếp.

Trident-I phóng thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào ngày 18/1/1977. Đây là một hỏa tiển nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Đối với các loại hỏa tiển đạn đạo liên lục địa Mỹ không  sử dụng nhiên liệu lỏng như các ICBM của Nga.

Hỏa tiển có chiều dài 10,2 mét, đường kính 1,8 mét, trọng lượng phóng 33,1 tấn, tầm bắn 7.400 km. hỏa tiển có thể mang theo 8 đầu đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu khác nhau với đương lượng nổ 100 kt/đầu đạn.

SLBM Trident-I được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và “Star-Sighting”. Đây là kỹ thuật dẫn hướng dựa vào vị trí các ngôi sao để hiệu chỉnh đường bay ở Bắc bán cầu. Hệ thống dẫn hướng này rất quan trọng khi hỏa tiển đi vào quỹ đạo tiểu vũ trụ ở độ cao 1.200 km cách mặt đất, vị trí của ngôi sao sẽ được sử dụng để sữa lỗi cho hệ thống dẫn hướng quán tính.

 


SLBM Triden-II đang được phóng thử trong một cuộc thử nghiệm.

Trident-I đã trải qua 168 lần phóng thử trong đó có 161 lần thành công và 7 lần thất bại, hiện nay loại SLBM này đã được cho nghỉ hưu và thay thế bằng biến thể Trident-II. Chuyến bay cuối cùng của Trident-I được xác nhận vào ngày 18/12/2001.

Biến thể UGM-133 Trident-II còn gọi là TridentD5, hỏa tiển được  hoạt động trong lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ từ năm 1990.
Trident-II là biến thể nâng cấp của Trident-I với nhiều cải tiến. hỏa tiển có khả năng mang  đầu đạn lớn hơn, hệ thống dẫn hướng tinh vi hơn.

Thân hỏa tiển được làm bằng sợi carbon và polymer làm cho trọng lượng hỏa tiển nhẹ hơn nhiều so với Trident I. Hỏa tiển có chiều dài 13,41 mét, đường  kính 1,85 mét, trọng lượng phóng 58,5 tấn, tầm bắn  11.000 km.

 

 Các ống phóng hỏa tiểnTrident-II tên tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio.

Trident-II có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 kt/đầu đạn.
Hỏa tiển được dẫn hướng quán tính kết hợp “Star-Sighting” và đã được thử nghiệm với hệ thống định vị toàn cầu GPS nhưng cho thấy không hiệu quả.

Trident-II là hỏa tiển đạn đạo phóng từ tàu ngầm có độ chính xác cao nhất thế giới hiện nay, bán kính lệch mục tiêu CEP của hỏa tiển chỉ từ 90-120 mét.
Từ khi được đưa vào sử dụng đến nay đã có 143 lần phóng thử  thành công liên tiếp. Ngoài tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ, Trident-II còn được sử dụng cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp

HMS Vigilant của Hải quân Hoàng gia Anh.

Theo quy định trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-II giữa Mỹ – Nga, mỗi bên sẽ duy trì không quá 14 tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang hỏa tiển đạn đạo.

 

14 tàu ngầm SSBN lớp Ohio cùng với 540 hỏa tiển  SLBM Trident-II thế giới thực sự choáng ngợp trước kho vũ khí  hạt nhân đồ sộ của Mỹ. Ảnh: Military-today.

Hiện tại Hải quân Mỹ có 14 tàu ngầm lớp Ohio  hạt nhân chiến lược mang hỏa tiển đạn đạo, 4 tàu còn lại được chuyển đổi thành tàu ngầm tấn công hạt nhân.

Báo cáo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, hiện tại có khoảng 540 hỏa tiển Trident-II đang có trong  Hải quân Mỹ. Dự trù SLBM Trident-II sẽ được duy trì hoạt động cho đến năm 2042.

TỔNG HỢP


 

From: Hoàng Bé <
To:
Sent: Wednesday, 3 July 2013 1:31 PM
Subject: 10 tàu ngầm hạt nhân đạn đạo hàng đầu thế giới

 

 

 

10 tàu ngầm hạt nhân đạn đạo hàng đầu thế giới


Tàu ngầm hạt nhân đạn đạo là bước tiến quan trọng trong công nghệ tàu ngầm. Trong khi các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa rất dễ bị các lá chắn tên lửa phát hiện thì tàu ngầm loại này có khả năng tàng hình, cơ động và hiệu quả cao.


tau-1-1372648122_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Ohio được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 của Mỹ, do công ty General Dynamics sản xuất, tổng cộng có 18 chiếc. Tàu có trọng tải 16,764 tấn khi nổi, 18,750 tấn khi hoạt động ngầm, tốc độ 36,8 km/h. Tàu được trang bị 24 ống phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II, ngư lôi hạng nặng Mk48 với 4 ống phóng. Tầm bắn tối đa của tên lửa lên đến hơn 20.000 km, độ chính xác 90 m, mỗi tên lửa mang 12 đầu đạn hạt nhân.

 

tau-2-1372648122_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Borey của Nga, thuộc đề án 955, được xếp hạng thứ 2. Nga dự kiến sản xuất 8 chiếc tàu ngầm lớp này trước năm 2017, trong đó 7 chiếc sẽ được hoàn thành trước năm 2015 và phục vụ trong hải quân Nga. Tàu có trọng tải choán nước 14.488 tấn khi nổi, 23.621 tấn khi lặn, được trang bị 6 ống ngư lôi 533 mm, 16 tên lửa RSM-56 Bulava với 6-10 đầu đạn mỗi quả.

 

tau-3-1372648122_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Vanguard là tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Hải quân Hoàng gia Anh, mô phỏng tàu lớp Ohio của Mỹ nhưng nhỏ gọn hơn. 3 trong 4 chiếc tàu ngầm lớp Vanguard đã đi vào hoạt động trong hải quân Anh. Tàu sử dụng một lò phản ứng hạt nhân áp lực hơi nước RR2 gồm 2 động cơ hơi nước với công suất 27.500 mã lực và 2 động cơ diezen với công suất 2.700 mã lực. Vũ khí gồm 16 quả tên lửa Trident II, tầm phóng 12 nghìn km và 4 ống phóng ngư lôi 533 mm.

 

tau-4-1372648122_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Typhoon của Nga là tàu ngầm lớn nhất thế giới với tải trọng 25.000 tấn. Typhoon được coi là cơn ác mộng cho các nước phương Tây trong thời Chiến tranh Lạnh. Vũ khí được trang bị cho tàu gồm 4 ống phóng ngư lôi loại 533 mm, 2 ống phóng ngư lôi loại 650 mm dùng để phóng ngư lôi chống hạm loại 53-65K, ngư lôi tự động loại C3T-65 và CA3T-60M. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 20 tên lửa đạn đạo SS-N-20, trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân cùng ngư lôi và tên lửa chống tàu chiến khác, Typhoon có khả năng tấn công 10 mục tiêu khác nhau chỉ với một lần nhấn nút.

 

tau-5-1372648122_500x0.jpg
Tàu ngầm hạt nhân lớp Delta của Nga, phát triển từ thời Liên Xô những năm 1970. Loại tàu này gồm các lớp Delta I đến IV. Lớp Delta I có thể mang 12 tên lửa, Delta II mở rộng có thể mang 16 tên lửa, Delta III và IV mang theo 16 tên lửa với nhiều đầu đạn và các thiết bị điện tử cải tiến và cải thiện tiếng ồn.

 

tau-6-1372648123_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Tấn 094 của Trung Quốc là sự cải tiến của tàu ngầm lớp 093. Tàu được biên chế cho hải quân Trung Quốc từ năm 2005. Tàu được trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 với 144 đầu đạn hạt nhân, có tầm phóng từ 10.000-12.000 km. Tàu có 2 lò phản ứng hạt nhân với công suất 20000 mã lực, tốc độ 26 hải lý/giờ.

 

tau-7-1372648123_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Le Redoutable của Pháp hiện nay tuy không còn được sử dụng nhưng loại tàu này vẫn được đánh giá là một trong những tàu ngầm hạt nhân khiến cho đối phương khiếp sợ. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, với 18 quả ngư lôi và tên lửa M20, tầm phóng 1.900 hải lý.

 

tau-8-1372648123_500x0.jpg
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo thế hệ thứ ba, lớp Le Triomphant được hải quân Pháp bắt đầu phát triển từ năm 1982 và bàn giao cho hải quân sử dụng từ năm 1996. Tàu gồm một lò phản ứng hạt nhân loại K-15, 2 động cơ hơi nước, 1 tua bin điện, công suất 41.000 mã lực. Vũ khí gồm 4 ống phóng ngư lôi loại 533 mm dùng để phóng ngư lôi và tên lửa chống ngầm, 16 tên lửa đạn đạo M45 với mỗi quả mang được 6 đầu đạn, tầm phóng 11.000 km, radar dẫn đường RACAL 1229, hệ thống số liệu tác chiến SAD, hệ thống khống chế vũ khí SAT và DLA4A, hệ thống đối kháng điện tử ARUR-13/DR-3000U và các thiết bị chống ồn khác.

 

tau-9-1372648123_500x0.jpg
Rafael là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 3, sau lớp George Washington và Ethan Allen, của hải quân Mỹ. So với hai thế hệ trước, lớp tàu Rafael được trang bị các tên lửa đạn đạo tầm xa hơn, với hệ thống chỉ huy được cải tiến hơn. Tàu được trang bị lò phản ứng hạt nhân có thể hoạt động liên tục trong vòng 6 năm và vũ khí gồm 16 quả tên lửa đạn đạo, 12 ngư lôi, 4 ống phóng ngư lôi loại 533 mm.

 

tau-10-1372648123_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Resolution được Anh đóng vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Hiện nay hải quân Anh có 4 tàu loại này. Tàu được trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo, tầm phóng 4.630 km, 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm.

  People's Daily

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts