Diễn biến của kịch bản
Syria
Lữ
Giang
Trong những ngày
qua, các cơ quan truyền thông quốc tế và Hoa
Kỳ đã tập trung vào các biến cố đang
và sắp xảy ra ở Syria.
Nhưng khác với các cơ quan
truyền thông của người Việt hải ngoại vốn coi
đó là một tiến trình thực hiện dân
chủ, hầu hết các cơ quan truyền thông
quốc tế đã gọi đó là
những kịch bản
(scenarios). Bản tin của hãng
thông tấn Reuters ngày 22.8.2013 đã đăng bài “Scenarios: Obama's
options on Syria carry significant risks” (Các kịch bản: Các
sự lựa chọn của Obama
về Syria mang nhiều rủi ro
quan trọng) của Susan
Cornwell nói về những kịch bản này.
Trong khi đó, một viên
chức và an ninh của chính quyền Syria
nói rằng Syria sẵn sàng đối phó với mọi kịch bản
(Syria ready to face 'all scenarios'). Nói một cách
tổng quát, hầu hết các
nhà phân tích và các nhà chính trị trên
thế giới đều tìn rằng Tổng Thống
Obama đang dùng kịch bản “xử dụng võ
khí hóa học” để tấn công
Syria gióng như Tổng Thống Bush
đã dùng kịch bản “xử dụng vũ
khí giết người hàng loạt” để đánh
chiếm Iraq năm 2003.
LÝ DO CỦA CÁC KỊCH BẢN
Sau khi xảy ra vụ 9/11,
Hoa Kỳ và các nước Tây phương đã
chủ trương phải tiêu
diệt hay làm suy yếu các thành phần và
các tổ chức Hồi Giáo
cực đoan để những thảm họa như thế không
thể tái diễn. Kế hoạch đầu tiên
là tiêu diệt các lãnh tụ Hồi Giáo
chủ trương hình thành một khối Hồi Giáo
thống nhất theo kiểu NATO.
Muốn vậy Hoa Kỳ phải tạo ra những kịch bản khác
nhau.
(1) Kịch bản “võ
khí giết người hàng loạt”.
Nhân vật đầu tiên
được chọn lựa là
Saddam Hussen, Tổng Thống
Iraq. Đây cũng là nơi có nhiều dầu lửa, các công ty Hoa Kỳ có thể khái
thác. Tổng Thống Bush đã viện lý do
Iraq có tồn trữ vũ khí giết người hàng
loạt để mở cuộc tấn công.
Tuy nhiên, vì không thể chứng minh
được điều cáo buộc, nên
quyết định của Hoa
Kỳ không thể được Hội Đồng Bảo An
LHQ chấp thuận. Ngày
20.3.2003 quân đội Mỹ và đồng minh
bắt đấu tấn công
Iraq không qua HĐBA LHQ. Ngày 13.12.2003 Saddam Hussein đã bị bắt và
ngày 30.12.2006 bị hành quyết bằng cách
treo cổ. Hậu quả là những tổn thất nặng nề về cả tài
chánh lẫn thương vong mà hai dân tộc Hoa Kỳ và Iraq phải gánh
chịu cho đến ngày nay.
(2) Kịch bản “bảo vệ người dân
Lybia”
Nhân vật thứ hai đã
một thời thách thức các nước Tây
Phương là Tổng Thống
Gaddafi của Libya. Mặc dầu
Gaddafi đã quay lại ủng hộ Hoa Kỳ
trong chiến dịch chống khủng bố, nhưng
Gaddafi đã bắt tay với Trung Quốc để cân bằng lực lượng nên
bị coi là một thành phần nguy
hiểm phải bị loại trừ.
Trước hết Hoa
Kỳ đã xây dụng các tổ chức đối lập tại Lybia
rồi giúp họ nổi dậy chống
Gaddafi. Khi họ bị
Gaddafi đàn áp, Hoa Kỳ lấy lý do “bảo vệ người dân
Libya” (to protect the Libyan population) để hành động. Rút
kinh nghiệm của vụ Iraq,
lần này Hoa Kỳ đã yêu cầu HĐBA
LHQ có biện pháp với Lybia. HĐBA đã thông
qua nghị quyết số 1973
ngày 17.3.2011 cho phép cấm vận và tấn công
Libya. Nhưng trong vụ này
Hoa Kỳ đã bán cái cho các quốc gia Tây Phương,
trong đó Pháp đóng vai trò chủ chốt. Hoa
Kỳ chỉ giúp về phương diện tính
báo. Ngày 20.10.2011 Gaddafi đã bị giết tại thành phố quê hương của ông
là Sirte. Kể từ đó, Lybia bị bể ra từng
mãnh.
(3) Kịch bản “vũ
khí hóa học”
Nhân vật thứ ba mà
Hoa Kỳ muốn loại bỏ là nhà
lãnh đạo của Syria. Nước này
đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Baath từ năm 1963. Khi lên cầm quyền, Tổng Thống
Hafiz al-Assad luôn chủ trương chống lại Do
Thái và các quốc gia Tây phương.
Hafiz al-Assad đã qua đời ngày 10.6.2000 và ngày
10.7.2000 con của ông là Bashar al-Assad
lên thay.
Để loại bỏ chế độ Baath ở Syria,
trước tiên Hoa Kỳ cũng áp dụng phương pháp
đã áp dụng cho Ai Cập và Lybia trước đây,
đó là thành lập và huấn luyện các tổ chức đối lập để các tổ chức này đứng lên
lật đổ chính quyền. Tuy
nhiên, khi thấy các lực lượng này
có thể bị dẹp tan,
Hòa Kỳ phải ra tay.
THỰC HIỆN KỊCH BẢN SYRIA
Trong những
tháng qua, với sự viện trợ vũ khí
qua ngả Thổ Nhỉ Kỳ và
Israel, quân nổi dậy đã
đánh chiếm nhiều thành phổ của của Syria
và đang đánh vào nhiều khu của thủ đô
Damascus. Nhưng với sự yểm trợ của Nga
và Iran, trong tháng qua Syria đã đánh bật quân nổi dậy ra khỏi các vị thế quan
trọng. Một biến cố thứ hai
khiến Hoa Kỳ lo ngại là sự sụp đổ của nhóm
Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập, một tổ chức đang
yểm trợ mạnh mẽ cho
các phe nổi dậy ở Syria.
Để cứu vãn
tình thế, Hoa Kỳ phải tạo ra một kịch bản đế can thiệp bằng quân
sự, giúp nổi dậy khỏi tan rả, đó là
tuyên bố Syria đã xử dụng vũ
khí hòa học. Nhưng kịch bản này
đang gặp nhiều thách thức.
1.- Thách thức về chứng
minh Syria xử dụng vũ
khía hóa học
Sáng 21.8.2013, các trái rocket đã được
phóng vào khu ngoại ô Ghouta làm nhiều người thiệt mạng hay bị
thương,
đa số
là phụ nữ
và trẻ
em. Đồng
tử của
họ bị
giãn to, tay chân lạnh ngắt, khó thở
và miệng
sùi bọt.
Mọi
người
tin rằng
đó là võ khí hóa học. Vấn đề được đặt ra là ai đã xử dụng
loại
vũ khí này?
Một lãnh đạo phe đối lập Syria
cáo buộc các lực lượng của Tổng thống
Bashar Assad sử dụng khí
độc khiến 1300 người chết. Chính quyền
Syria chối bỏ điều này. Anh, Pháp, Mỹ
và các các quốc gia thuộc Liên Đoàn A Rập
yêu cầu
các thanh sát viên LHQ mở cuộc điều tra.
Lúc
đầu
Syria không muốn các thanh tra LHQ đến
khu Ghouta. Từ trước đến nay, chính quyền
Syria thường coi các nhân viên Hồng
Thập
Tự
và LHQ là nhân viên tình báo của CIA được
gởi
tới
để
theo dõi tình hình nên tìm cách từ chối. Nhưng sau đó chính phủ
Syria tuyên
bố
chấp
thuận
cho các thanh tra LHQ đến. Thấy Ake Sellstrom, một
chuyên gia người Thụy Điển từng là thanh sát viên vũ khí của
LHQ trong vụ Iraq nay lại được cử làm trưởng
nhóm thanh sát tại Syria, nhiều người tin rằng
kịch
bản
Iraq sắp được tái diễn ở Syria.
LHQ
cho biết thanh tra LHQ chỉ điều tra xem có thật
vũ khí hóa học đã được xử dụng hay không, chứ
không điều tra xem ai đã xử dụng loại vũ khí đó! Đây là một
quyết
định
rất
khó hiểu.
Như
chúng ta đã biết, hiện nay tại
Syria cả quân chính phủ lẫn quân nổi dậy đếu có vũ khí hóa học.
Hôm 14.7.2013, Quân đội Syria
đã phát hiện một kho vũ khí thuộc quân
nổi dậy ở khu vực
Jubara thuộc thành phố Damascus. Ngày 19.3.2013 quân nổi dậy đã bắn một tên lửa có chứa chất sarin
vào thị trấn Khan al-Assal đang do
quân chính phủ Syria
kiểm soát khiến hơn 30 người chết. Ngoại trưởng
Sergey Lavrov của Nga tuyên bố:
"Chúng tôi đã gửi một bộ đầy đủ các
tài liệu tới LHQ. Nó dài hơn 80
trang, bao gồm cả hình ảnh và tọa độ địa lý
chính xác, thủ tục và kết quả".
Trong cuộc họp báo hôm 26.8.2013, Ngoại trưởng Mỹ Kerry
nói chính phủ Hoa Kỳ đã có trong tay một số thông
tin khác liên quan đến các vụ tấn công
và sẽ công bố vào những ngày
tới.
Hôm 23.8.2013, Dân Biểu George Galloway của Hạ Viện
Anh tuyên bố rằng chính Israel đã cung cấp vũ
khí hóa học cho các chiến binh liên kết với
al-Qaeda tại Syria. Ông nói: "Nếu có
bất cứ vụ sử dụng
chất độc thần
kinh nào thì thủ phạm là những kẻ nổi loạn... Nếu có việc xử dụng vũ khí hóa học
thì al-Qaeda là người xử dụng võ khí đó."
Hôm
26.8.2013, truyền hình
Israel lại cho rằng vụ tấn công
vũ khí hóa học ở Damascus hôm 21.8.2013 được tiến hành
bởi em trai Tổng thống
Syria Bashar al-Assad là Maher Assad.
Điều đáng
ngạc nhiên tại sao vũ khí hóa học không
được bắn vào phe đối thủ mà lại bắn vào
dân chúng, đa số là đàn bà và trẻ con?
2.- Thách thức về quyền can
thiệp
Điều chắc chắn là
Nga và Trung Quốc sẽ phủ quyết nếu Mỹ, Anh
và Pháp đưa nội vụ ra trước HĐBA LHQ để yêu cầu áp dụng các
biện pháp chế tài đối với
Syria. Vậy Hoa Kỳ và các nước NATO chỉ có thể can
thiệp ngoài khuôn khổ của Hiến Chương LHQ
như trong vụ Iraq.
Hãng thông tấn
Reuters đã trích dẫn lời của các
chuyên gia về bang giao quốc tế cho rằng không cần phải có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An mới có thể oanh
kích Syria. Chuyên gia Richard Hass, Chủ tịch Viện Quan
Hệ Quốc Tế
(Council on Foreign Relations) nói: “Hội Đồng Bảo An
không phải là trọng
tài duy nhất về tính
hợp pháp và chính đáng". Theo ông, nếu như thế thì chẳng khắc nào «dung túng cho một nước như nước Nga
một mình làm mưa làm
gió trong quan hệ quốc tế và
luật quốc tế».
Theo nhật báo
Milliet của Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đã có
36 hay 37 nước đang thảo luận phương án tấn công
Syria «không qua Hội Đồng Bảo An».
Như vậy Hiến Chương LHQ
chỉ còn có giá trị tương đối mà
thôi.
HÌNH THỨC CAN
THIỆP
Mỹ và
NATO đã can thiệp trực tiếp vào
hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq gây
rất nhiều tốn kém về tài
chánh cũng như nhân mạng, nhưng kết quả không
đi tới đâu. Do đó, các nhà phân
tích tin rằng Mỹ và các nước NATO
sẽ không đổ quân vào Syria mà chỉ dùng hỏa tiễn để phá hủy các cơ sở quân sự và võ
khí nặng của Syria.
Một tài
liệu cho biết trong năm qua, Mỹ đã bỏ ra 27
triệu USD để huấn luyện và
trang bị cho những kháng chiến quân
trên đất Jordan. Các chiến binh này được “lựa chọn một cách
đặc biệt không nghiêng về xu hướng Hồi
giáo”.
Một thông
báo cho biết hiện nay có khoảng
10.000 công dân nước ngoài, trong đó có 150
người Anh, đang tham chiến với quân
nổi dậy ở Syria.
Họ đến từ Iraq
và Chechnya, cơ bản là những người theo
giáo phái Sunni. Tuy nhiên, họ là những
thành phần ô hợp, bao gồm cả các
thành viên al-Quaeda, và không thiện chiến nên dễ bị quân đội Syria
đánh bại. Vì thế Hoa Kỳ phải thành
lập và huấn luyện lực lượng đặc biệt nói
trên. Hoa Kỳ hy vọng khi các chiến hạm của Hoa
Kỳ và NATO phá hủy các cơ sở quân sự của chính
quyền Syria, lực lượng này
có thể cướp chính quyền.
TƯƠNG LAI
VẪN CÒN MỜ MỊT
Mặc dù kế hoạch
thanh toán chế độ Baath ở Syria
đã được hoạch định, Hoa
Kỳ đang gặp khó khăn cả trong lẫn ngoài
nước.
Về phương diện đối nội, Tổng Thống
Obama phải thuyết phục được cả quốc hội lẫn dư luận quần chúng
ủng hộ quyết định của ông.
Kịch bản xử dụng vũ
khí hóa học xem ra không có giá trị thuyết phục. Sau
hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq, quốc hội và
dân chúng Hoa Kỳ không muốn Hoa Kỳ bị sa lầy một lần nữa.
Về phương diện đối ngoại, hiện nay
Nga đang có căn cứ quân sự ở cảng
Tartus của
Syria. Nga không muốn để Hoa Kỳ
độc chiếm vùng Trung Đông. Theo hãng thông tấn Nga
Interfax, Moscow đã lên kế hoạch phái
một tàu chống ngầm và một tuần dương hạm có
trang bị hỏa tiển tới Biển Địa Trung
Hải. Trong khi đó EU Times ngày 28.8.2013 cho biết Tổng thống Nga
Putin đã ra lệnh cho lực lượng vũ
trang Liên bang Nga sẵn sàng thực hiện
"một cuộc tấn công
quân sự lớn" chống lại Saudi
Arabia trong trường hợp Tây
phương tấn công Syria.
Syria cũng đang có một lực lượng quân
sự được Nga trang bị mạnh hơn lực lượng của Iraq
và Libya trước đây gấp 10 lần, chẳng hạn như 5.000
xe tăng, 1.000 súng cối, 7.000 vũ khí chống
tăng; chiến đấu cơ
Mikoyan MiG-29; trực thăng vũ trang Mi-24,
Mi-8 và Mi-17; 650 bệ phóng hỏa tiễn các
loại, 48 bệ phóng tên lửa Buk
(SA-11), v.v. Rút kinh nghiệm vụ Libya,
Tổng Thống Bashar al-Assad cũng
đã ra lệnh đưa các lực lượng quân
sự ra khỏi thủ đô
Damascus. Với một lực lượng như thế, Hoa
Kỳ khó quét sạch và quân nổi dậy khó
có thể chiến thắng một cách
dễ dàng.
Ngoài
ra, hôm 29/09/2013, với 285 phiếu chống và 272 phiếu
thuận,
Quốc hội
Anh đã bác bỏ kiến nghị của Thủ tuớng David Cameron về việc
can thiệp quân sự vào Syria.
Dù chế độ Baath ở Syria
bị Hoa Kỳ loại bỏ bằng phương thức hợp pháp
hay bất hợp pháp, cũng sẽ để lại một đất nước Syria
nát tan gióng như Afghanistan, Iraq, Ai Cập và
Libya.
Cuộc “cách mạng hoa lài” mà Mỹ phát động ở Trung
Đông những năm gần đây sẽ không
bao giờ đem lại dân chủ như một số người Việt đấu tranh
tin tưởng. Nó chỉ có tác dụng làm
cho khối Hồi Giáo
bể ra từng mãnh để không
còn khả năng thực hiện giấc mơ loại bỏ nền văn
minh và văn hóa Tây phương như họ chủ trương.
Ngày 29.8.2013
Lữ Giang
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching