X

Sunday, August 11, 2013

Mỹ 'minh bạch hóa' chương trình theo dõi


 

Mỹ 'minh bạch hóa' chương trình theo dõi


Cập nhật: 09:47 GMT - thứ bảy, 10 tháng 8, 2013



Tổng thống Hoa Kỳ nói muốn làm cho người dân thấy 'tự tin' về chương trình theo dõi

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hứa sẽ có những "cải cách phù hợp" để đảm bảo sự minh bạch cho các chương trình theo dõi gây nhiều tranh cãi.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Tại cuộc họp báo diễn ra ở Nhà Trắng, ông đã đề xuất những biện pháp "chống sự lộng hành", trong đó có việc sửa đổi các điều luật liên quan đến việc thu thập dữ liệu điện thoại.

Ông Obama cũng đã thúc giục việc bổ nhiệm một luật sư để thách thức chính phủ tại tòa án bí mật của Hoa Kỳ.

Vị tổng thống Mỹ đã luôn có quan điểm bảo vệ các chương trình này kể từ khi chúng bị lộ vào tháng Sáu.

Snowden 'không yêu nước'


Ông Obama nói vào thứ Sáu, 9/8, rằng Hoa Kỳ "có khả năng, và bắt buộc phải minh bạch hơn" về việc thu thập dữ liệu điện thoại và Internet.

"Khi nhìn vào thói quen lộng hành của các chính phủ, việc đặt nghi vấn về công tác theo dõi là hoàn toàn chính đáng, nhất là khi công nghệ đang thay đổi hầu như mọi khía cạnh cuộc cuộc sống của chúng ta," ông nói trước phóng viên.

"Không, tôi không nghĩ Snowden là một người yêu nước"

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama

"Việc tôi, với tư cách một tổng thống, cảm thấy tự tin về những chương trình này, là không đủ," ông nói thêm. "Người dân Mỹ cũng cần phải thấy tự tin về chúng."

Tổng thống Hoa Kỳ đưa ra bốn bước chính nhằm trấn an người dân:

Ông nói sẽ làm việc với QUốc hội để sửa đổi Mục 215 Điều luật Yêu nước từ thời Tổng thống Bush, vốn bao gồm các quy tắc quản lý việc thu thập dữ liệu điện thoại.

Ông cũng chỉ đạo cho các quan chức tư pháp công bố cơ sở pháp lý của việc thu thập dữ liệu điện thoại của chính phủ, và yêu cầu Cơ quan An ninh Quốc gia bổ nhiệm một "quan chức chịu trách nhiệm giám sát quyền tự do dân sự và quyền riêng tư".

Ông đề xuất việc đề cử một luật sư để giám sát, thách thức chính phủ tại Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài, vốn bị cáo buộc là đã cho phép các cơ quan của chính phủ thu thập dữ liệu internet và điện thoại.

Ông cũng công bố việc thiết lập một nhóm các chuyên gia để xem xét công nghệ tình báo và liên lạc của chính phủ Hoa Kỳ.

Trả lời câu hỏi về Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia, người rò rỉ thông tin về chương trình theo dõi với báo chí, ông Obama nói: "Không, tôi không nghĩ Snowden là một người yêu nước."

Ấn tượng Chiến Tranh Lạnh


Vị tổng thống tiếp đó cũng chỉ trích Nga, vốn đã cho phép ông Snowden được tỵ nạn.

Hồi đầu tuần này, ông Obama cũng đã hủy cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin, dự định sẽ diễn ra vào tháng tới.

Ông Obama nói từ khi ông Putin quay trở lại ghế tổng thống, Nga đã có thêm hàng loạt động thái thể hiện tư tưởng chống lại Mỹ, "gợi lại ấn tượng về thời Chiến Tranh Lạnh".

"Tôi đã khuyến khích ông Putin hãy suy nghĩ hướng tới phía trước, thay vì quá khứ, trong những vấn đề như vậy." ông Obama nói, trong lúc bình luận thêm sự khuyến khích đó mang lại "kết quả không đồng đều".


Ông Obama chỉ trích Tổng thống Nga Putin có tư tưởng chống Mỹ

Ông chỉ trích lãnh đạo của Nga là "mang một dáng vẻ luộm thuộm, như thể một đứa trẻ ngồi chán chường ở cuối lớp" trong lúc hai người cùng hiện diện trước công chúng. Tuy nhiên cũng nói rằng những cuộc đối thoại riêng giữa hai người cũng đã có tính xây dựng.

Ông Obama cũng cho rằng ông không nghĩ việc "tẩy chay" Thế Vận hội Mùa đông của Nga năm tới là điều "thích hợp", bất chấp sự phản đối của những nhà hoạt động kêu gọi quyền bình đẳng cho người đồng tính trước luật mới của Nga trong đó cấm "tuyên truyền đồng tính luyến ái."

Ông nói rằng cách tốt nhất để chống lại điều luật này, đó là việc các vận động viên đồng tính thi đấu thật tốt trong thế vận hội.

"Một trong những điều mà tôi thực sự muốn thấy, có lẽ đó là việc một số vận động viên đồng tính nam, hay nữ, đem về huy chương vàng, hoặc bạc, hoặc đồng, để thực sự phản bác thứ thái độ mà chúng ta đang thấy ở đó," ông nói.

"Và nếu như Nga không có những vận động viên đồng tính, có lẽ điều đó sẽ làm cho đội của họ yếu hơn."

Trước đó, vào thứ Sáu, Ngoại trương Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã có cuộc đối thoại với người đồng nhiệm của phía Nga ở Washington DC.

Ông Kerry nói quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga đang bị làm cho phức tạp thêm bởi những "va chạm thỉnh thoảng lại xảy ra" và những "sự thách thức".

Ngoại trưởng Nga Sergi Lavrov cũng thừa nhận những vấn đề này, nhưng nói Moscow muốn giải quyết sự khác biệt giữa hai bên như "những người trưởng thành".

Hai nước cũng đã tỏ ra đồng thuận về quan điểm trước sự cần thiết của một cuộc đối thoại hòa bình về vấn đề Syria ở Geneva, Thụy Sỹ, càng sớm càng tốt.

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts