----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <
To:
Sent: Sunday, 7 July 2013 12:15 AM
Subject: :Nước Nào Cũng Nghe Lén ( có nước nào không có cơ quan tình báo ? )
To:
Sent: Sunday, 7 July 2013 12:15 AM
Subject: :Nước Nào Cũng Nghe Lén ( có nước nào không có cơ quan tình báo ? )
Nước Nào Cũng Nghe Lén
( có nước nào không có
cơ quan tình báo ? )
Vi Anh
Lâu nay chánh quyền Mỹ
im lặng chịu đựng những lời lẽ bực tức, những đòi hỏi gay gắt của những nước ở
Liên Âu chánh thức lên án và yêu cầu Mỹ phải giải trình việc Mỹ nghe lén sau
những lời tố cáo của một người Mỹ tên Snowden làm việc cho Tổng Cục An Ninh
Quốc Gia của Mỹ là NSA đang đi trốn, sau khi ăn cắp tài liệu mật, thiết bị tình
báo của Mỹ và tố cáo Mỹ.
Hơn một tháng trời Mỹ im lặng, Chỉ trừ một cựu giám đốc của một trong 16 cơ quan tình báo nằm trong hệ thống của NSA, nay đã hồi hưu ở vào cái thế không bị ràng buộc, vì lương tâm chức nghiệp có phát biểu như là một tiếng nói bán chánh thức. Ông nói với báo chí, việc nghe lén nước nào cũng làm, nhưng không công khai hoá có thể hại bạn. Nếu có trả lời thì cơ quan tình báo Mỹ trả lời theo đường dây thích hợp, giữa những viên chức từng chia xẻ tình báo với nhau theo thoả thuận của hai nước, ý muốn nói không thể trả lời công khai có thể tổn hại nước bạn.
Phần Mỹ nếu có nghe lén các nước, việc đó không vi hiến và vi luật vì Hiến Pháp Mỹ không qui định phải có bảo vệ quyền riêng tư của người ngoại quốc. Nhưng các đồng minh Liên Âu của Mỹ cứ đòi hỏi, cứ la làng lên, cứ tạo áp lực công luận với Mỹ. TT Hollande của Pháp bảo nếu Mỹ nghe lén đồng minh, đó là điều không thể chấp nhận được và Mỹ phải giải thích.
Mỹ dặc biệt là TT Obama trăm dâu đổ đầu tằm, đang công du Phi Châu, Ông thấy đã đến lúc phải nói lên sự thật dù sự thật mất lòng nhưng cũng phải nói. Hôm thứ Hai ngày 1-7 từ nước Tanzania, TT Obama nói rằng tất cả các cơ quan tình báo trên thế giới, trong đó có cả Liên Âu, nước nào cũng thường tìm kiếm thêm tin báo ngoài những gì vẫn được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Ông nói rõ mọi hoạt động tình báo, không chỉ của Hoa Kỳ, mà của tất cả các cơ quan tình báo Châu Âu và Châu Á, đều nhằm hiểu thế giới hơn cũng như những gì đang diễn ra tại thủ đô các nước, từ những nguồn không thể có trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ông nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ liên lạc với các đối tác Châu Âu để giải tỏa những quan ngại cần thiết, ý nói theo đường dây thích hợp với người thích hợp, không công khai hoá có thể gây thiệt hại. Ai cũng hiểu làm tình báo không phài là làm báo, làm truyền thông đại chúng; mỗi ngành có qui luật của nó.
Trước phản ứng gay gắt của các nước Liên Âu, báo chí Pháp sưu khảo cho biết những nước nói tiếng Anh là bực thầy trong ngành gián điệp.
Không khó hiểu đế quốc Anh là một đế quốc rộng lớn mà nữ hoàng Victoria tự hào là một đế quốc mặt trời không bao giờ lặn trong thời thuộc địa từ đông đến tây bán cầu của Trái Đất nơi nào cũng có thuộc địa Anh.
Anh là nước đồng minh then chốt với Mỹ trong Thế Chiến 1, 2 và Chiến Tranh Lạnh. Thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ là đệ nhứt siêu cường. Một đế quốc Anh lớn một thời, một quốc gia mạnh số 1 là Mỹ quyền lợi bàng bạc khắp địa cầu mà không có tai mắt, không có tin tức để phòng chống các cuộc tấn công và bảo vệ an ninh, quyền lợi, biết rõ địch, bạn và ta là điều không tưởng. Một chánh quyền nào không làm như thế tốt hơn lên núi tu cho khoẻ hơn là làm nhiệm vụ bảo quốc an dân do nhân dân uỷ nhiệm qua cuộc bầu cử,
Nhu cầu đó cao hơn những giá trị minh bạch, thái độ tôn trọng sự riêng tư của cá nhân, của người dân hay của chánh quyền các nước trong đó có đồng minh.
Nó quan trọng sanh tử đến đồi các nước có hiệp ước chia xẻ tin tình báo vơi nhau.
Nhưng nước nào cũng có quyền lợi riêng tư phải bảo vệ, như bảo vệ phòng the của vơ con mình.
Không phải chỉ có Mỹ dọ thám Đức, Pháp, Anh và các nước Liên Âu đang tố cáo Mỹ. Mà những nước này cũng do thám Mỹ như TC, Nga, Pháp, Đức đã làm đối với Mỹ.
Sự thể và nguyên do là rút kinh nghiệm trong cuộc chiến triệt hạ Đức Quốc Xã, giải thoát Âu Châu trong đó có Pháp và Liên Âu bây giờ, sau Thế Chiến 2 Anh và Mỹ âm thầm ký kết và cộng tác tổ chức một mạng lưới nghe lén đa quốc gia dưới tên gọi ban đầu Ukusa (tên viết tắt của United Kingdom-United States Communication Intelligence Agreement) hay với bí danh «Fives Eyes» tức năm con mắt tượng trưng cho năm cơ quan tình báo điện tử của 5 quốc gia nói tiếng Anh, gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và New Zealand.
Công cuộc chống khủng bố toàn cầu trong đó có Liên Âu và nhiều nước tham dự lại càng đòi hỏi các nước phải tổ chức lấy tin tức, bằng nhiều cách trong đó có nghe lén, đọc điện thư, ghi điện đàm nhiều hơn nữa. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học thúc đẩy phát triển nhiều cách lấy tin hơn.
Mỹ phải luật hoá nhu cầu thiết yếu về tin tức này trong nước với Foreign Intelligence Surveillance Act Amendment Act, hay Fisaaa do lưỡng viện Quốc Hội Mỹ thông qua và TT ban hành theo hiến định.
Đạo luật này cho phép một số cơ quan tình báo Mỹ theo dõi, kiểm soát, lấy tin tức các đối tượng khủng bố hay các tội phạm nghiêm trọng, và những người ngoại quốc hoạt động chính trị và kinh tế có thể phương hại tới quyền lợi và an ninh của người Mỹ.
Vì thế cơ quan tình báo Mỹ theo dõi người ngoại quốc theo luật Surveillance Act Amendment Act là hợp pháp và hợp hiến vì Hiến Pháp Mỹ không qui định bảo vệ sự riêng tư của người ngoại quốc.
Vấn đề đặt ra là liệu những nước khác, đồng minh, lần đối tác hay thù địch với Mỹ có nghe lén Mỹ như Mỹ đã làm với các nước hay không. Trả lời không, có nghĩa là giả đạo đức hay bất lực. Ví quyền lợi, vì an ninh, quân sự, quốc phòng, nhu cầu ngoại giao, giao thương các nước trong cộng đồng thế giới đều cần, đều muốn có tin tức coi các nước có liên quan nghĩ gì, làm gì đối với mình. Nước nào cũng muốn nhưng tuỳ trình độ chuyên môn và kỹ thuật tình báo thôi có đạt được có làm được hay không mà thôi.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhân sự là điều kiện thành hay bại, lấy được tin báo hay không, bảo vệ được bí mật hay không. Mục đích tối thượng của chánh trị, của tình báo là quyền lợi quốc gia dân tộc chớ không phải đạo đức.
Chính ông François Géré, chủ tịch Viện phân tích chiến lược của Pháp cũng nhìn nhận nói trên báo Libération của Pháp rằng «Tại Pháp, chúng tôi cũng làm điều tương tự». Mỹ, Pháp, Anh, Nga, TC, v.v... đều tìm đủ cách lấy tin tức của nước khác và phòng chống bảo vệ bí mật của mình. Cá mè một lứa, có gì mà phải kết tội nhau./.
Hơn một tháng trời Mỹ im lặng, Chỉ trừ một cựu giám đốc của một trong 16 cơ quan tình báo nằm trong hệ thống của NSA, nay đã hồi hưu ở vào cái thế không bị ràng buộc, vì lương tâm chức nghiệp có phát biểu như là một tiếng nói bán chánh thức. Ông nói với báo chí, việc nghe lén nước nào cũng làm, nhưng không công khai hoá có thể hại bạn. Nếu có trả lời thì cơ quan tình báo Mỹ trả lời theo đường dây thích hợp, giữa những viên chức từng chia xẻ tình báo với nhau theo thoả thuận của hai nước, ý muốn nói không thể trả lời công khai có thể tổn hại nước bạn.
Phần Mỹ nếu có nghe lén các nước, việc đó không vi hiến và vi luật vì Hiến Pháp Mỹ không qui định phải có bảo vệ quyền riêng tư của người ngoại quốc. Nhưng các đồng minh Liên Âu của Mỹ cứ đòi hỏi, cứ la làng lên, cứ tạo áp lực công luận với Mỹ. TT Hollande của Pháp bảo nếu Mỹ nghe lén đồng minh, đó là điều không thể chấp nhận được và Mỹ phải giải thích.
Mỹ dặc biệt là TT Obama trăm dâu đổ đầu tằm, đang công du Phi Châu, Ông thấy đã đến lúc phải nói lên sự thật dù sự thật mất lòng nhưng cũng phải nói. Hôm thứ Hai ngày 1-7 từ nước Tanzania, TT Obama nói rằng tất cả các cơ quan tình báo trên thế giới, trong đó có cả Liên Âu, nước nào cũng thường tìm kiếm thêm tin báo ngoài những gì vẫn được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Ông nói rõ mọi hoạt động tình báo, không chỉ của Hoa Kỳ, mà của tất cả các cơ quan tình báo Châu Âu và Châu Á, đều nhằm hiểu thế giới hơn cũng như những gì đang diễn ra tại thủ đô các nước, từ những nguồn không thể có trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ông nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ liên lạc với các đối tác Châu Âu để giải tỏa những quan ngại cần thiết, ý nói theo đường dây thích hợp với người thích hợp, không công khai hoá có thể gây thiệt hại. Ai cũng hiểu làm tình báo không phài là làm báo, làm truyền thông đại chúng; mỗi ngành có qui luật của nó.
Trước phản ứng gay gắt của các nước Liên Âu, báo chí Pháp sưu khảo cho biết những nước nói tiếng Anh là bực thầy trong ngành gián điệp.
Không khó hiểu đế quốc Anh là một đế quốc rộng lớn mà nữ hoàng Victoria tự hào là một đế quốc mặt trời không bao giờ lặn trong thời thuộc địa từ đông đến tây bán cầu của Trái Đất nơi nào cũng có thuộc địa Anh.
Anh là nước đồng minh then chốt với Mỹ trong Thế Chiến 1, 2 và Chiến Tranh Lạnh. Thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ là đệ nhứt siêu cường. Một đế quốc Anh lớn một thời, một quốc gia mạnh số 1 là Mỹ quyền lợi bàng bạc khắp địa cầu mà không có tai mắt, không có tin tức để phòng chống các cuộc tấn công và bảo vệ an ninh, quyền lợi, biết rõ địch, bạn và ta là điều không tưởng. Một chánh quyền nào không làm như thế tốt hơn lên núi tu cho khoẻ hơn là làm nhiệm vụ bảo quốc an dân do nhân dân uỷ nhiệm qua cuộc bầu cử,
Nhu cầu đó cao hơn những giá trị minh bạch, thái độ tôn trọng sự riêng tư của cá nhân, của người dân hay của chánh quyền các nước trong đó có đồng minh.
Nó quan trọng sanh tử đến đồi các nước có hiệp ước chia xẻ tin tình báo vơi nhau.
Nhưng nước nào cũng có quyền lợi riêng tư phải bảo vệ, như bảo vệ phòng the của vơ con mình.
Không phải chỉ có Mỹ dọ thám Đức, Pháp, Anh và các nước Liên Âu đang tố cáo Mỹ. Mà những nước này cũng do thám Mỹ như TC, Nga, Pháp, Đức đã làm đối với Mỹ.
Sự thể và nguyên do là rút kinh nghiệm trong cuộc chiến triệt hạ Đức Quốc Xã, giải thoát Âu Châu trong đó có Pháp và Liên Âu bây giờ, sau Thế Chiến 2 Anh và Mỹ âm thầm ký kết và cộng tác tổ chức một mạng lưới nghe lén đa quốc gia dưới tên gọi ban đầu Ukusa (tên viết tắt của United Kingdom-United States Communication Intelligence Agreement) hay với bí danh «Fives Eyes» tức năm con mắt tượng trưng cho năm cơ quan tình báo điện tử của 5 quốc gia nói tiếng Anh, gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và New Zealand.
Công cuộc chống khủng bố toàn cầu trong đó có Liên Âu và nhiều nước tham dự lại càng đòi hỏi các nước phải tổ chức lấy tin tức, bằng nhiều cách trong đó có nghe lén, đọc điện thư, ghi điện đàm nhiều hơn nữa. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học thúc đẩy phát triển nhiều cách lấy tin hơn.
Mỹ phải luật hoá nhu cầu thiết yếu về tin tức này trong nước với Foreign Intelligence Surveillance Act Amendment Act, hay Fisaaa do lưỡng viện Quốc Hội Mỹ thông qua và TT ban hành theo hiến định.
Đạo luật này cho phép một số cơ quan tình báo Mỹ theo dõi, kiểm soát, lấy tin tức các đối tượng khủng bố hay các tội phạm nghiêm trọng, và những người ngoại quốc hoạt động chính trị và kinh tế có thể phương hại tới quyền lợi và an ninh của người Mỹ.
Vì thế cơ quan tình báo Mỹ theo dõi người ngoại quốc theo luật Surveillance Act Amendment Act là hợp pháp và hợp hiến vì Hiến Pháp Mỹ không qui định bảo vệ sự riêng tư của người ngoại quốc.
Vấn đề đặt ra là liệu những nước khác, đồng minh, lần đối tác hay thù địch với Mỹ có nghe lén Mỹ như Mỹ đã làm với các nước hay không. Trả lời không, có nghĩa là giả đạo đức hay bất lực. Ví quyền lợi, vì an ninh, quân sự, quốc phòng, nhu cầu ngoại giao, giao thương các nước trong cộng đồng thế giới đều cần, đều muốn có tin tức coi các nước có liên quan nghĩ gì, làm gì đối với mình. Nước nào cũng muốn nhưng tuỳ trình độ chuyên môn và kỹ thuật tình báo thôi có đạt được có làm được hay không mà thôi.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhân sự là điều kiện thành hay bại, lấy được tin báo hay không, bảo vệ được bí mật hay không. Mục đích tối thượng của chánh trị, của tình báo là quyền lợi quốc gia dân tộc chớ không phải đạo đức.
Chính ông François Géré, chủ tịch Viện phân tích chiến lược của Pháp cũng nhìn nhận nói trên báo Libération của Pháp rằng «Tại Pháp, chúng tôi cũng làm điều tương tự». Mỹ, Pháp, Anh, Nga, TC, v.v... đều tìm đủ cách lấy tin tức của nước khác và phòng chống bảo vệ bí mật của mình. Cá mè một lứa, có gì mà phải kết tội nhau./.
( Vi Anh)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching