Kính chuyển.
Lý giải 3 hiện
tượng "hiển nhiên" của con người
Đi tìm câu trả
lời cho việc tại sao thân nhiệt chúng ta là 37 độ C, hắt xì có mở được
mắt không, ruột thừa liệu có "thừa"…
1. Tại sao thân nhiệt của con người lại
ổn định ở mức 37 độ C?
Mỗi khi cặp nhiệt độ, thấy nhiệt kế chỉ
con số 37 độ C, chúng ta hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của bản thân. Vậy
khi ấy, bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tại sao lại là 37 độ C mà không phải
con số khác như 38, 39 hay 50 chưa?
Câu trả lời nằm ở sự tiến hóa của loài
người. Trong giới sinh vật, loài người nói riêng cũng như họ động vật có
vú sở hữu khả năng tuyệt vời, vượt trội họ bò sát: đó là có khả năng duy
trì thân nhiệt ở mức ổn định.
Điều đó giúp cho chúng ta tồn tại và
phát triển hơn hẳn các loài khác. Tính trung bình, nhiệt độ cơ thể của
toàn bộ động vật có vú dao động từ 30 - 40 độ C.
Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, 37
được coi là con số tuyệt vời nhất đối với sự phát triển. Người ta thấy
rằng, cứ tăng thêm 1 độ C, nguy cơ lây nhiễm các loại nấm lại giảm đi 6%,
đồng thời, trong khoảng từ 30 - 40 độ C, các nấm lợi khuẩn hoạt động mạnh
nhất.
Đó là lý do vì sao bò sát và các sinh
vật biến nhiệt rất nhạy cảm với nấm, trong khi chỉ có một số ít các loài
khuẩn nấm có nguy cơ xâm hại chúng ta.
Một trong những điểm bất lợi duy nhất
của thân nhiệt con người đó chính là cần phải duy trì thân nhiệt đó bằng
rất nhiều năng lượng. Nếu không ăn uống gì trong thời gian dài, năng
lượng cạn kiệt dần và thân nhiệt sẽ giảm nhanh chóng, rất nguy hiểm tới
tính mạng.
2. Tại sao khi hắt xì hơi, con người lại
nhắm mắt?
Hắt xì hơi là một cơ chế phòng thủ bậc
cao của cơ thể con người, tuy nhiên đã bao giờ bạn nhìn thấy mình hắt xì
hơi như thế nào hay chưa? Chắc chắn là không bao giờ, bởi đơn giản khi
hắt hơi thì tất cả chúng ta đều nhắm mắt.
Vì sao ư? Hắt xì hơi vốn là cơ chế bảo
vệ đường hô hấp trước các phần tử lạ xâm nhập qua đường mũi. Khi bị kích
thích, trung tâm thần kinh điều khiển tất cả các cơ co lại, từ cơ thực
quản cho tới cơ vòng, đương nhiên bao gồm cả cơ mí mắt.
Kết quả là khi hắt hơi, mắt luôn nhắm
lại, thậm chí một số người còn bị chảy nước mắt.
Các nhà khoa học đưa ra hai giả thuyết
về vấn đề này: có thể đó thể hiện sự liên thông các bộ phận trong cơ thể,
hoặc đó sự kết hợp bảo vệ đường mũi lẫn mắt: vì khi hắt xì, sẽ thải ra
khoảng 100.000 vi khuẩn và tạo áp lực phóng ra với tốc độ khoảng 160km/h.
Phải chăng nếu không nhắm mắt, con người sẽ bị lồi mắt đến mức... bay
ra ngoài?
3. Tại sao con người lại có ruột thừa?
Không ít người trong chúng ta đã từng
trải qua cảm giác của cơn đau ruột thừa âm ỉ: đau từ ngày này qua ngày
khác không dứt. Con người là sinh vật tiến hóa nhất hành tinh, tại sao
lại sở hữu một bộ phận “vô dụng” như thế?
Trên thực tế, chúng không “ăn không ngồi
rồi” đâu. Ruột thừa, tương tự răng khôn là một trong những dấu tích của
sự tiến hóa loài người từ vượn cổ.
Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ruột
thừa chính là bộ phận dùng để tiêu hóa lá của loài linh trưởng cổ xưa
nhưng từ khi con người tiến lên nền văn minh, chức năng chính của nó dần
tiêu biến và nó tồn tại cho tới ngày nay với nhiệm vụ khác đó là nơi chứa
nhiều tế bào bạch cầu chống bệnh truyền nhiễm và hỗ trợ ruột non.
Xét về lý thuyết, sự tiến hóa của con
người sẽ còn tiếp tục, song với tốc độ rất chậm. Rất có thể một ngày nào
đó, ruột thừa sẽ biến mất vĩnh viễn nhưng như các chuyên gia ước đoán, đó
sẽ là một ngày đẹp trời của 100.000 năm sau.
Lý giải 3 bí ẩn buồn cười của tuổi thơ
Tại sao chúng ta
lại gọi từ “ba”, “má” đầu tiên, vì sao chúng ta lại có thóp, lý do khiến
ta không nhớ gì về thời thơ ấu...
1. Tại sao chúng ta lại gọi những từ
liên quan đến “ba”, “má” đầu tiên?
Có một điều hiển nhiên mà ai trong chúng
ta cũng đều biết rõ: đó là một em bé khi sinh ra thì luôn được dạy nói và
khi biết nói, từ đầu tiên bé phát ra thường là những từ liên quan đến gia
đình như “ba”, “má”, “bà”. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại thế
không?
Sự thật tưởng chừng như đương nhiên ấy
thực ra có căn cứ khoa học. Nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau trên thế
giới đã chứng minh rằng: trong phần lớn các loại ngôn ngữ, những cụm từ
dùng để chỉ bố mẹ - những người thân nhất của bé khi mới sinh bao giờ
cũng được phát âm rất ngắn, đơn giản, thậm chí có những âm lặp lại.
Chẳng hạn như là “papa”, “dada”, “mama”
hay “tata”… Và đây hoàn toàn không phải một điều ngẫu nhiên.
Trong một thí nghiệm khác, người ta tiến
hành chụp cắt lớp não của 22 trẻ sơ sinh (2 - 3 ngày tuổi). Kết quả cho
thấy rằng, khi được nghe các âm thanh, từ khác nhau, não bé đặc biệt nhạy
cảm và hầu như chỉ nghe được những từ ngữ có hai âm tiết cuối lặp lại như
“penana” hay “mubaba”.
Điều đó cũng có nghĩa là, những từ “ba”,
“má” hay “papa”, “mama” là những từ rất dễ học, nhắc lại đối với trẻ.
Thêm vào đó, tần suất lặp lại những từ ấy hàng ngày rất nhiều, nên việc
bé biết gọi ba, mẹ đầu tiên là chuyện đương nhiên.
2. Tại sao bạn không nhớ mình như thế
nào khi còn là trẻ con?
Thêm một sự thật hiển nhiên mà hẳn là
rất nhiều người không hiểu vì sao: trong chúng ta mọi người đều không thể
nhớ được khi mới sinh ra mình đã làm gì, khóc ra sao, như thế nào… Chúng
ta gần như không có ý niệm, kỉ niệm về thời điểm đầu đời ấy.
Cơ chế của việc ghi nhớ, hình thành các
kỉ niệm ở người lớn rất khác trẻ em. Chúng ta hình thành các kí ức dựa
vào một thứ gọi là bộ nhớ nhiều tập, được một bộ phận tên hippocampus đảm
trách.
Nói đơn giản, bộ nhớ ấy lưu giữ các kỉ
niệm bằng cách tập hợp những sự kiện cụ thể lại với nhau, liên kết chúng
qua các noron thần kinh, giống như việc bó các bông hoa lại thành một bó,
thành một kỉ niệm.
Ở trẻ sơ sinh thì khác. Từ 2 - 4 tuổi,
giai đoạn này, nhận thức của trẻ tiến triển rất nhanh. Thực ra, não hoàn
toàn ghi nhớ được khi ấy chúng ta ra sao song công cụ được sử dụng lại là
cái được gọi là “bộ nhớ ngữ nghĩa”, thiếu hẳn đi “bộ nhớ nhiều tập” như
người lớn.
“Bộ nhớ nhiều tập” quá phức tạp đối với
một đứa trẻ sơ sinh và nó không cần thiết cho quá trình học tập, bước vào
thế giới của con trẻ.
Chính vì vậy, trẻ em khi lớn sẽ không
thể nào nhớ được những gì đã xảy ra với chúng, đó là lẽ bình thường của
cuộc sống. Bạn có thể xem thêm lý giải chi tiết tại đây.
3. Tại sao ai trong chúng ta cũng
có thóp trên đầu?
Mọi em bé khi sinh ra đều có thóp trên
đỉnh đầu, điều này không có gì là lạ cả, nhưng hiểu tường tận về nó thì
không phải ai cũng biết.
Thóp là những điểm trũng giữa những khớp
nối trên xương sọ trẻ sơ sinh sau khi ra đời. Chúng rất mềm và khi sờ vào
có thể cảm nhận được nhịp đập phập phồng như hơi thở. Thông thường, mọi
đứa trẻ đều sở hữu khoảng 6 thóp trên đầu, 4 cái ở 2 bên, 1 cái giữa xương
gáy và 1 thóp ở đỉnh đầu.
Tuy nhiên, nếu bây giờ sờ lên đầu thì
chắc chắn bạn sẽ thấy thóp của bạn đã biến mất, không còn dấu tích nào
nữa.
Đáp án là bởi thóp sinh ra trong quá
trình mang thai giúp bảo vệ não bộ - bộ phận quan trọng bậc nhất cơ thể.
Sau đó, dần dần theo thời gian, nhất là sau khi bé ra đời khoảng 12 - 18
tháng thì thóp đóng hẳn và biến mất vĩnh viễn.
Thóp có cơ chế bảo vệ cho não rất tinh
vi. Nói một cách đơn giản, khi chúng ta ra khỏi bụng mẹ, cơ thể người mẹ
sẽ ép đầu chúng ta rất mạnh, với cấu trúc xương sọ chưa ổn định thì rất
có thể não sẽ phải chịu áp suất rất lớn, thậm chí gây ra chảy máu não, mắt,
màng xương…
Thóp sinh ra như một khoảng hở đàn hồi
trên hộp sọ, giúp giảm thiểu tối đa áp lực ấy, giúp não được an toàn và
trẻ sơ sinh không bị đau.
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching