Học cách vượt qua thảm họa thiên nhiên từ Nhật Bản
Nhìn
cảnh người dân Philippines cãi lộn, cướp bóc, tranh giành thực phẩm sau cơn bão
lịch sử Haiyan, mới thấy thấm thía tinh thần quật cường của người dân Nhật Bản.
Hôm
8/11, Philippines hứng chịu cơn bão Haiyan được đánh giá là mạnh nhất thế giới.
Nước này vừa xác nhận gần 1.800 người thiệt mạng.
Công
tác cứu trợ cho Philippines gặp rất nhiều khó khăn do đường xá, sân bay bị hư
hỏng nặng. Số lượng nước uống, thực phẩm không đủ cung cấp cho người dân dẫn
tới tình trạng hỗn loạn. Nạn cướp bóc, hôi của tại các siêu thị hay cửa hàng tạp hóa
liên tiếp xảy ra. Chính phủ Philippines phải huy động khoảng 300 cảnh sát và
binh sĩ cùng một xe bọc thép để chấm dứt nạn cướp bóc này.
Sự
đói kém đã đẩy người dân đến con đường cùng, họ tìm mọi cách để duy trì cuộc
sống. Không ai trách họ quá nhiều, vì trong hoàn cảnh đó, bản năng sinh tồn sẽ
trỗi dậy mạnh mẽ nhất. Nhìn sang Nhật Bản, người ta mới càng cảm phục tinh
thần bình tĩnh đến ngạc nhiên của người dân xứ hoa anh đào - những người từng
trải qua thảm họa kép động đất, sóng thần khủng khiếp hơn nhiều lần
cách đây 2 năm. Bài học về cách xử lý, ứng phó của người dân Nhật Bản sau thảm
họa vẫn chưa bao giờ cũ.
Tinh thần đoàn kết, lạc quan đáng nể
Ngày
11/3/2011, động đất và sóng thần đã cướp đi sinh mạng của gần 20.000 người, tàn
phá nhiều nhà cửa, phương tiện sản xuất và hạ tầng cơ sở tại vùng Đông bắc Nhật
Bản. Theo tính toán của các chuyên gia, thảm họa kép đã gây thiệt hại tới hơn
300 tỷ USD cho Nhật Bản, đó là chưa tính đến hậu quả lâu dài do sự cố hạt nhân
Fukushima để lại cho con người, môi trường và nền kinh tế nước này.
Tuy
nhiên, qua những hình ảnh được truyền đi khắp thế giới, mọi người
không nhìn thấy quá nhiều sự đang thương, tang tóc, vật vã đau khổ của người
dân mà trên hết là tinh thần đoàn kết, sự lạc quan đáng nể của người dân mà
không phải quốc gia nào cũng có được.
|
Người dân Nhật Bản xếp hàng trật tự trước cửa một siêu thị
sau thảm họa động đất, sóng thần. Ảnh: AFP.
|
Không
giống như ở một số nước khác sau thảm họa, ở Nhật không thấy cảnh "đục
nước béo cò", trộm cướp, hôi của. Dù rất đói, rất khát, họ vẫn xếp
hàng để chờ được nhận hàng lương thực theo thứ tự. Mọi người chia nhau đồ
cứu trợ, động viên nhau, chẳng thấy một tiếng phàn nàn hay oán trách
nào. Các siêu thị của Nhật cũng giảm giá mạnh, thay vì tăng giá trong lúc
khó khăn để trục lợi.
Trên
sân ga giá lạnh, nhiều người mệt mỏi chờ tàu khi hệ thống giao thông tê liệt
chợt ấm lòng khi vài người vô gia cư mang thùng các tông đến để trải ra ngồi
cho đỡ lạnh. Người Nhật ngồi dọc theo các hành lang lên xuống, nhưng vẫn
đảm bảo đoạn giữa trống và người khác có thể đi lại được Thậm chí khi
đi đến đèn xanh đèn đỏ, mọi người vẫn đứng chờ đèn hiệu, trật tự, không
hoảng loạn.
Các
thành phố lớn luân phiên cắt điện do bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy nổ ở nhà máy điện hạt nhân. Mọi thứ đều rất tồi
tệ nhưng thế giới vẫn nhận thấy ở người Nhật Bản ánh lên niềm tin vào cuộc
sống. Thảm họa thiên nhiên có thể còn kinh khủng, tồi tệ hơn nhiều nếu
tiếp thêm vào đó là sự hoảng loạn, tranh cướp của con người.
Những sự hy sinh thầm lặng
Ba
ngày sau thảm họa kép động đất, sóng thần, người dân Nhật Bản tiếp tục đón nhận
thêm thảm họa kinh hoàng khi nhà máy điện hạt nhân Fukushima phát nổ làm sập tòa nhà chứa lò phản ứng,
gia tăng lo ngại lõi lò phản ứng bị tan chảy, gây thảm họa phát tán phóng
xạ.
50 công nhân đã tình nguyện ở lại cứu nhà máy Fukushima để ngăn chặn tình trạng phóng xạ đang lan tràn, bất chấp việc làm này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Họ được tôn vinh là những samurai cảm tử thời hiện đại.
50 công nhân đã tình nguyện ở lại cứu nhà máy Fukushima để ngăn chặn tình trạng phóng xạ đang lan tràn, bất chấp việc làm này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Họ được tôn vinh là những samurai cảm tử thời hiện đại.
"Chồng
tôi ở lại dù biết anh ấy có thể nhiễm bụi phóng xạ. Anh ấy gửi thư điện tử cho
tôi để nói rằng hãy cố gắng sống tốt, vì anh ấy phải vắng nhà một thời gian",
một phụ nữ Nhật chia sẻ cảm xúc trênABC News.
Đài
truyền hình Nhật Bản cũng từng công bố nội dung thư điện tử của một cô con gái
nói về bố mình: "Cha tôi vẫn đang làm việc trong đó. Ông và các đồng đội
không còn thức ăn. Tình hình rất khó khăn. Cha tôi nói ông chấp nhận số phận".
Mẹ
của một trong số những công nhân cũng tiết lộ: "Con trai tôi và đồng
nghiệp của nó đã nói nhiều tới cái chết và bản thân họ đã chấp nhận điều này
nếu cần để bảo vệ đất nước" - người mẹ tâm sự.
Giữa
ranh giới sự sống và cái chết, niềm ham muốn được sống có thể giúp con người ta
vượt qua mọi khó khăn tưởng chừng như không thể. Chín ngày sau thảm hoạ kinh
hoàng, điều kỳ diệu đã xảy ra khi lực lượng cứu hộ đã cứu được hai người còn
sống, cháu trai 16 tuổi và cụ bà 80 tuổi, từ căn nhà đổ nát sau động đất. Họ
cầm cự được tới 9 ngày nhờ một chút thực phẩm còn sót lại trong tủ lạnh.
Chính phủ tập trung khắc phục thảm họa
Ngày
24/3/2011, Nghị viện châu Âu gửi thông điệp bày tỏ "ngưỡng mộ trước lòng
dũng cảm và quyết tâm của nhân dân và chính quyền Nhật Bản trong xử lý tình
hình". Trong thảm họa kinh hoàng, Nhật Bản đã không xảy ra những cảnh hỗn
loạn như ở nhiều nơi khác trên thế giới. Người dân lạc quan, đoàn kết tương trợ
nhau vượt qua khó khăn.
Sự
quyết tâm và ý chí của Nhật Bản trong việc tái thiết đất nước sau động đất,
sóng thần luôn khiến cộng đồng quốc tế cảm phục, nhất là khi mục tiêu của họ
còn là vươn tới tầm cao hơn trước thời điểm xảy ra sự cố.
|
Nhật Bản hồi sinh mạnh mẽ sau sóng thần. Ảnh:AFP.
|
Thủ
tướng Nhật Bản khi đó là Yoshihiko Noda tuyên bố: "Mục đích của chúng tôi
không đơn thuần chỉ tái thiết Nhật Bản như trước ngày 11/3/2011, mà sẽ xây dựng
một nước Nhật Bản mới". Ông còn khẳng định: "Chúng tôi quyết tâm vượt
qua thách thức lịch sử này".
2
năm rưỡi sau thảm họa động đất sóng thần, Nhật Bản đang hồi sinh mạnh mẽ. Những
ngôi nhà, những con đường mới mọc lên thay thế quang cảnh đổ nát hai năm về
trước. Đời sống người dân dần dần ổn định và cải thiện hơn nhiều. Dù vẫn
còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng quyết tâm và ý chí của chính phủ và người
trong việc tái thiết đất nước sau động đất, sóng thần vẫn đủ để khiến cộng đồng
quốc tế cảm phục.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching