From: sanduyle
Date: Thu, 31 Oct 2013 09:47:28 -0700
Subject: THUY MY :Khủng bố tại Thiên An Môn : Một vố đau đối với an ninh Trung Quốc
Date: Thu, 31 Oct 2013 09:47:28 -0700
Subject: THUY MY :Khủng bố tại Thiên An Môn : Một vố đau đối với an ninh Trung Quốc
KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG (KVVNNCVC)
MUON CHONG TAU CONG PHAI DIET VIET CONG (MCTCPDVC)
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN (MDVCPDVG)
On Thursday, October 31, 2013 9:41 AM, Patrick Willay <>
wrote:
Khủng bố tại Thiên An Môn : Một vố đau đối với an ninh
Trung Quốc
Khói bốc lên trước chân dung Mao Trạch Đông trên quảng trường
Thiên An Môn (Bắc Kinh) ngày 28/10/2013, sau sự cố được chính quyền Trung Quốc
xác định là "tai nạn xe hơi".
REUTERS
Thụy My
Từ
nay được chính thức coi là một vụ « tấn công khủng bố », vụ chiếc xe
jeep lao vào đám đông trên quảng trường Thiên An Môn và phát nổ hôm thứ Hai
28/10/2013 là một cú đòn đau điếng người cho bộ máy công an khổng lồ của Trung
Quốc – bị thách thức ngay tại trung tâm biểu tượng quyền lực Bắc Kinh.
David
Tobin, giáo sư về chính trị Trung Quốc ở đại học Glasgow nhận xét, trong khi
Bắc Kinh là một « vùng được giám sát nghiêm ngặt », sự kiện trên « khiến
Đảng hết sức khủng hoảng ».
Trên
quảng trường nổi tiếng của thủ đô, một chiếc xe jeep đã lao lên lề đường chạy
khoảng 400 m, tông vào nhiều khách du lịch và công an ngay trước cổng vào Tử
Cấm Thành, rồi bốc cháy. Năm người đã thiệt mạng và khoảng bốn mươi người bị
thương.
Đài
truyền hình Nhà nước CCTV hôm thứ Tư 30/10 vào buổi tối thông báo trên tài
khoản tiểu blog là năm nghi can đã bị bắt, và sự kiện này được đánh giá là một
vụ « tấn công khủng bố ».
Kam
Wong, cựu viên chức cảnh sát Hồng Kông, nay là giảng viên của đại học Xavier,
Hoa Kỳ nhấn mạnh : « Nếu Bộ Công an không có khả năng giữ an ninh cho Thiên
An Môn, điều này cho thấy toàn đất nước Trung Quốc không được an toàn, mở ra
cánh cửa cho những hành động thách thức mới tương tự ».
Quảng
trường Thiên An Môn ngày cũng như đêm được bộ máy an ninh hùng hậu mặc sắc phục
lẫn thường phục giám sát, sẵn sàng dập tắt những hành động rục rịch biểu tình
và trấn áp những vụ lộn xộn mới bắt đầu.
Thiên
An Môn mang nặng tính biểu tượng là trung tâm quyền lực, nơi chế độ Cộng sản
dìm trong biển máu phong trào đòi dân chủ mùa xuân năm 1989.
Tổng ngân
sách được chính quyền Bắc Kinh dành cho các cấp để duy trì trật tự là một số
tiền khổng lồ và không ngừng tăng lên : Năm nay gần 770 tỉ nhân dân tệ (91 tỉ
euro), tăng hơn 200 tỉ nhân dân tệ so với năm 2010. Như vậy, Trung Quốc chi
nhiều cho việc « duy trì ổn định » - một cụm từ để chỉ việc bắt giữ
những người biểu tình, giám sát các nhà ly khai và ngăn ngừa những vụ lộn xộn
trong số 55 dân tộc thiểu số trên toàn quốc – hơn là cho lực lượng vũ trang có
quân số đông nhất thế giới.
Giáo
sư Lâm Hòa Lập (Willy Lam) của Chinese University ở Hồng Kông nói với AFP: “Chính
quyền đã bị mất mặt” vào lúc chỉ còn khoảng hơn một chục ngày nữa là đến
Hội nghị trung ương lần thứ ba ở Bắc Kinh. Theo ông, chế độ cầm quyền bị lúng
túng không chỉ do của bộ máy an ninh bị thấy rõ có những thiếu sót, mà còn do
trong số các nạn nhân có cả những công dân ngoại quốc.
Tuy
vậy, các chuyên gia nêu ra tính thủ công thấy rõ của vụ tấn công trên. David
Tobin nhấn mạnh : « Khá là đơn giản khi lao chiếc xe jeep vào đám
đông rồi dùng chất gây cháy để đốt xe – điều này không mang dấu ấn của bất kỳ
mạng lưới khủng bố xuyên quốc gia nào. Đây có thể là hành động của những cá
nhân bất mãn ».
Truyền
hình Trung Quốc hôm thứ Tư dẫn nguồn tin từ công an nói rằng ba người đi trên
xe đã thiệt mạng là các thành viên của cùng một gia đình. Ông David Tobin nhận
xét : « Chắc chắn không thể là một vụ tấn công như kiểu người ta thường thấy
ở Trung Đông, với việc sử dụng các kỹ thuật hoàn hảo và phối hợp hậu cần quan
trọng ».
Một học sinh Trung Quốc nhảy lầu chết « theo lệnh » của thầy
giáo
Trò chơi tập làm bộ đội, tại khuôn viên Đông Dương, tỉnh Chiết
Giang, Trung Quốc (Ảnh chụp 25/10/2013)
REUTERS
Thụy My
Đài
phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) hôm nay 31/10/2013 loan tin, một học sinh
Trung Quốc 10 tuổi đã tử vong khi nhảy từ tầng lầu thứ 30 xuống đất, sau khi bị
thầy giáo ra lệnh phải viết bản tự kiểm, nếu không thì phải nhảy từ trên lầu
xuống.
Em
học sinh này bị thầy giáo ra lệnh phải viết một bản tự kiểm gồm 1.000 từ vì đã
nói chuyện trong lớp. Phóng sự của Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc trích lời
thân nhân và hàng xóm của học sinh trên cho biết, cậu bé nhiều lần không hoàn
thành nổi bản tự kiểm, và thầy giáo bèn nói, thế thì chỉ còn cách nhảy từ trên
tòa nhà xuống.
Cũng
theo CNR, người ta tìm thấy mảnh giấy trong một cuốn sách giáo khoa của em học
sinh, viết nguệch ngoạc mấy chữ : « Thầy ơi, con không viết nổi. Con đã do
dự nhiều lần khi cố gắng nhảy từ trên lầu xuống ».
Sau
cái chết bi thảm của cậu bé, các thành viên trong gia đình đã giương biểu ngữ
bên ngoài ngôi trường tại thành phố Thành Đô mang dòng chữ : « Thầy giáo đã
buộc con chúng tôi phải nhảy lầu » - theo các tấm ảnh được đưa lên internet
hôm nay.
Một
viên chức có trách nhiệm của khu Cẩm Giang, nơi xảy ra thảm kịch nói là công an
đang tiến hành điều tra, và không cho biết thêm chi tiết. Trên tài khoản tiểu
blog, nhà trường viết rằng em học sinh trên và nhiều bạn học đã được lệnh viết bản
phản tỉnh về thái độ của mình, sau khi gây trở ngại cho một cuộc thi hùng biện
trong trường. Trường cam đoan là cậu bé chết « do tai nạn ».
Hệ
thống giáo dục Trung Quốc có tiếng là kỷ luật nghiêm khắc. Truyền thống Trung
Hoa buộc phải tuyệt đối tôn trọng bề trên, và học sinh phải luôn ngoan ngoãn
vâng lời thầy cô.
Các
buổi tự kiểm đã để lại dấu ấn sâu đậm cho xã hội Trung Quốc trong những năm
tháng đen tối dưới chế độ Mao Trạch Đông, và mới đây lại được nêu cao nhân
chiến dịch chống tham nhũng đang được tiến hành.
,___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching