X

Monday, October 20, 2014

Giới tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc sẽ có biến động lớn?


Giới tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc sẽ có biến động lớn?

Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.1: Mâu thuẩn trong nền tảng lý thuyết)



image





Preview by Yahoo


Posted by adminbasam on 20/10/2014
20-10-2014
Chính ủy Lưu Nguyên là ứng cử viên hàng đầu cho chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC). Ảnh: CFP
Chính ủy Lưu Nguyên là ứng cử viên hàng đầu cho chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC). Ảnh: CFP
(NLĐO) – Hội nghị ban chấp hành trung ương lần 4 của Đảng cộng sản Trung Quốc – dự kiến diễn ra từ ngày 20-10 đến 23-10 – sẽ có những quyết định gây biến động lớn trong giới tướng lĩnh cấp cao.

Tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bí thư Quân ủy Trung ương (CMC), sẽ báo cáo vấn đề thúc đẩy toàn diện pháp trị, sau đó các thành viên sẽ thông qua nghị quyết “Quyết định quan trọng về việc thúc đẩy toàn diện pháp trị trong cả nước”, bàn về vấn đề điều chỉnh nhân sự quân ủy trung ương.

Trong khi đó, tờ Liên hợp Buổi sáng của Singapore cho rằng vấn đề cải cách tư pháp, chống tham nhũng sẽ là các chủ đề nổi bật của hội nghị. Còn Trung Quốc Thời báo của Đài Loan dự báo hội nghị toàn thể lần thứ 4 này sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế, trong đó có việc làm quen với trạng thái bình thường mới.

Theo tạp chí Ngoại giao tham khảo – Hồng Kông, 2 vị trí Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng có thể thay đổi về nhân sự. Tờ Đa Chiều cho rằng 5 tướng gồm chính ủy Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc Lưu Nguyên (con trai cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ), Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị Trương Hựu Hiệp, Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy, Tư lệnh Quân khu Nam Kinh Sái Anh Đĩnh, Chính ủy Bộ tư lệnh Pháo binh 2 Trương Hải Dương sẽ được Tập Cận Bình lựa chọn giúp mình cải cách toàn diện quân đội.

Báo Văn Hối – Hồng Kông cho biết cuộc cải tổ nhân sự ở thượng tầng lãnh đạo của CMC xuất hiện sau khi cựu Phó Chủ tịch Từ Tài Hậu bị bắt vì tham nhũngvào cuối tháng 6. Ông Từ Tài Hậu trở thành “con hổ” lớn nhất trong chiến dịch “đả hổ đập ruồi” của ông Tập Cận Bình. Mặc dù Từ Tài Hậu đã về hưu nhưng người ta tin rằng ông vẫn có kết nối và có sự ủng hộ mạnh mẽ từ bên trong CMC mà Chủ tịch Trung Quốc muốn loại bỏ điều đó. Theo giới phân tích, Chính ủy Lưu Nguyên là ứng cử viên hàng đầu cho chức Phó Chủ tịch CMC.

Cũng tại Hội nghị ban chấp hành trung ương lần 4, sẽ có ít nhất 5 ủy viên, ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bị cách chức, khai trừ đảng tịch, bao gồm Tưởng Khiết Mẫn – cựu Chủ nhiệm Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước (SASAC) thuộc Quốc vụ viện, Lý Đông Sinh – cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, Lý Xuân Thành – cựu Phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên, Vương Vĩnh Xuân – cựu Phó chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia và Vạn Khánh Lương – cựu Bí thư Thành ủy Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông).
H.Bình (Theo Want China Times, Ifeng, Đa chiều)
——
Hồng Thủy
20-10-2014
Trung Quốc khai mạc hội nghị trung ương 4 tại Bắc Kinh ngày hôm nay.
Trung Quốc khai mạc hội nghị trung ương 4 tại Bắc Kinh ngày hôm nay.
(GDVN) – Trung Quốc tìm cách hạn chế ảnh hưởng của các quan chức đầu ngành, đầu tỉnh thành các địa phương, Bắc Kinh vẫn không xây dựng một nền tư pháp độc lập.

Đa Chiều ngày 20/10 đưa tin, hôm nay đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc hội nghị trung ương 4 kéo dài 4 ngày tại Bắc Kinh với mục tiêu cải cách tư pháp, điều chỉnh nhân sự cấp cao nên được dư luận đặc biệt quan tâm.

Đáng chú ý, hội nghị trung ương 4 lần này Bắc Kinh công khai quyết định thông qua báo cáo kỷ luật khai trừ 5 quan chức cấp cao khỏi Ban chấp hành trung ương, gồm Tưởng Khiết Mẫn – cựu Chủ nhiệm Ủy ban quản lý tài sản nhà nước, Lý Đông Sinh – cựu Thứ trưởng Bộ Công an, Lý Xuân Thành – Phó Bí thư tỉnh Tứ Xuyên, Vương Vĩnh Xuân – Phó Tổng giám đốc tập đoàn Dầu khí Trung Quốc và Vạn Khánh Lương – Bí thư thành ủy Quảng Châu.

Theo điều lệ của đảng Cộng sản Trung Quốc, việc khai trừ ủy viên trung ương chính thức/dự khuyết phải được 2/3 số ủy viên trung ương biểu quyết thông qua mới có giá trị. 5 quan chức này bị điều tra vài tháng trước đó, nhưng phải đợi tới hội nghị trung ương 4 họ mới chính thức mất tư cách ủy viên trung ương chính thức/dự khuyết. Kỳ họp này Bắc Kinh sẽ bầu bổ sung 5 ủy viên trung ương mới.

Ngoài ra còn 2 vị ủy viên trung ương dự khuyết đang bị điều tra nhưng chưa có quyết định kỷ luật, đó là Trần Xuyên Bình, Bí thư thành ủy Thái Nguyên thủ phủ tỉnh Sơn Tây và Phan Dật Dương, Phó Chủ tịch thường trực khu tự trị Nội Mông.

Theo Reuters, cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc rất chờ đợi kỳ họp trung ương 4 này sẽ đẩy mạnh cải cách tư pháp như tuyên bố của ông Tập Cận Bình phải “quản lý nhà nước bằng pháp luật”.
Trước kỳ họp này, truyền thông Trung Quốc đã lưu ý rằng mục tiêu chính của hội nghị là làm dịu ảnh hưởng của chính quyền địa phương đối với hoạt động của các tòa án và xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp hơn chứ không phải công cụ của tổ chức đảng ở địa phương.

Các doanh nghiệp tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài lâu nay đã phàn nàn về những khó khăn họ gặp phải với bộ máy chính quyền địa phương, đặc biệt là trong các phiên tòa xử lý tranh chấp với các doanh nghiệp nhà nước, họ thường bị thiệt thòi do phán quyết của tòa chịu ảnh hưởng từ các quan chức đứng đầu địa phương đó.

Nguồn tin thân cận với các quan chức cấp cao Trung Quốc cho biết, cải cách hệ thống tư pháp và ngăn chặn các quan chức địa phương can thiệp vào phán quyết của tòa án là một trong những nội dung chính của hội nghị lần này.

Tuy nhiên trong khi đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách hạn chế ảnh hưởng của các quan chức đầu ngành, đầu tỉnh thành các địa phương, Bắc Kinh vẫn không xây dựng một nền tư pháp độc lập vì coi đây là vấn đề “nhạy cảm”.
Chính sách cải cách kinh tế của Tập Cận Bình sẽ khó có thể thành công nếu nền tư pháp Trung Quốc không có gì thay đổi.
Chính sách cải cách kinh tế của Tập Cận Bình sẽ khó có thể thành công nếu nền tư pháp Trung Quốc không có gì thay đổi.
Trong hội nghị trung ương 3, Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch cải cách kinh tế đầy tham vọng, báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách kinh tế của Bắc Kinh theo hướng cân bằng và bền vững. Tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng, nếu không có cải cách tư pháp thì chiến dịch cải cách kinh tế của Tập Cận Bình không thể thành công.

Bưu điện Hoa Nam ngày 20/10 bình luận, truyền thông nhà nước Trung Quốc đang chào đón một động thái cải cách tư pháp lớn, hội nghị trung ương 4 dự kiến sẽ tìm cách thay đổi để mang lại một mức độ công bằng hơn ở địa phương, nơi tình trạng bất ổn đã nảy sinh và bùng phát thành bạo lực, mà nguyên do xuất phát từ sự thiếu công bằng.

Oliver Meng Rui, một giáo sư chuyên nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc nói với Bưu điện Hoa Nam, một trong những thách thức lớn nhất đối với Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường là làm thế nào để chính sách cải cách của họ có hiệu lực bên ngoài Trung Nam Hải khi các quan chức địa phương vẫn còn nghe ngóng và chờ đợi.

BỘ TRƯỞNG PHÙNG QUANG THANH THĂM TRUNG QUỐC LIỆU CÓ NGĂN ĐƯỢC ÂM MƯU CỦA HỌ CHIẾM BIỂN, ĐẢO CỦA CHÚNG TA VÀ BÁ CHIẾM BIỂN ĐÔNG KHÔNG?

Nguyễn Trọng Vĩnh
19-10-2014
Từ xưa đến nay, chưa bao giờ các thế hệ cầm quyền TQ từ bỏ mưu đồ thôn tính nước ta.

Năm 1974, họ đánh chiếm Hoàng Sa của ta. Năm 1979, họ xua quân xâm lăng, giết hại đồng bào và tàn phá 6 tỉnh biên giới của ta. Năm 1988, họ đánh chiếm bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, giết hại 64 cán bộ chiến sĩ của ta.

Trong đàm phán biên giới, họ ép và lấn ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, mấy trăm mét từ ải Nam Quan xuống đến xã Tân Thanh và nhiều nơi nữa dọc biên giới, ta mất đất bằng một tỉnh Thái Bình.

Trên biển, TQ lập huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản của ngư dân, bắn giết ngư dân ta, đưa giàn khoan 981HD vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ta với hàng trăm tàu bảo vệ phun vòi rồngđâm hỏng tàu chấp pháp, tàu kiểm ngư, đâm chìm tàu cá của ngư dân ta…

Từ khi họ nêu ra phương châm “16 chữ + 4 tốt”, chỉ có lãnh đạo phía Việt Nam thực hiện, TQ không những không hề thực hiện, trái lại còn làm những việc lấn chiếm, bắn giết, đe dọa… Phải gọi họ là kẻ cướp, kẻ thù.

Thế mà, ông Phùng Quang Thanh dẫn các tướng sang thăm TQ nhằm “củng cố tình hữu nghị”.

Chắc hẳn đoàn Bộ trưởng được đón tiếp trọng thị, khoản đãi hậu tình, có quà cáp đáng giá và được nghe những lời đường mật giả dối.
Trong khi đó, TQ sắp xây xong sân bay và đường băng trên đảo Phú Lâm, đương gấp rút hoàn thiện căn cứ quân sự có đường băng trên nhóm bãi đá Gạc Ma mà họ xây dựng thành các đảo nhân tạo không ngoài mục đích uy hiếp và chuẩn bị, chờ thời cơ chiếm nốt quần đảo Trường Sa của ta và bá chiếm biển Đông. Giới cầm quyền TQ luôn tuyên bố “Lập trường đối với Nam Hải (biển Đông) quyết không thay đổi.”

Liệu chuyến thăm của đoàn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sang cầu hòa có ngăn được âm mưu của họ không?!

Sinh ra bộ Quốc phòng là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. Lẽ ra ông Bộ trưởng phải phân biệt rõ bạn, thù, ra sức tăng cường lực lượng quốc phòng về mọi mặt, luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó với tình hình xấu nhất theo tinh thần “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” như dân tộc ta đã thực hiện. 

Đằng này, khi TQ đặt gian khoan xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ta thì ông lại phát biểu “Quan hệ Việt – Trung vẫn phát triển tốt”, không có ý kiến gì đối với việc TQ xây dựng công trình trên đảo Phú Lâm và trên cụm Gạc Ma, không quan tâm đến những sự kiện TQ đã đứng chân và nắm được nhiều điểm xung yếu về quân sự trên đất liền, từ rừng biên giới đến ven biển và các hải cảng, cũng như hàng vạn người TQ dải khắp nơi trong nước ta, kể cả cư trú trái phép. Có một ông Bộ trưởng Quốc phòng như thế thì việc mất biển, đảo và mất nước là khó tránh khỏi./.
——
Lời bình của độc giả Thiều Quang sau khi đọc bài viết trên của cụ Vĩnh:
Ngày 19/10, T.Q viết: “Thưa cụ Vĩnh, ở xứ ‘An Nam đô hộ phủ đời chót’ này lắm chuyện lạ. Yêu nước, chống Tàu xâm lăng biển đảo thì bị tù đày, bị đạp thẳng vào mặt (bởi những người được nuôi bằng chính thuế của nhân dân), còn những ông tướng (quảng lạc) này, múp míp thì vinh thân phì gia (mà quả là da mặt họ hình như bị béo phì thật). 

Kể ra các cụ cũng có phần liên đới trách nhiệm, bởi bọn này đâu phải “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, hầu hết (nếu có ngoại lệ thì xin lỗi đã bị ‘mua’) lũ này đều từ C.C.C.P (Con Cháu Cụ Phá / Càng Cho Càng Phá / chứ không phải là từ hồn ma của “Liên bang Cộng hòa XHCN Xồ Viết” đâu nhé). 

Nhưng thôi, bao giờ cho đến ngày xưa, có được một đội quân ‘vì nhân dân quên mình, vì nhân dân dân hy sinh…’ thì ta sẽ truy lại gốc gác mấy vị tướng mà nhìn từ ngoài vào trong chẳng rõ ai tàu ai ta (Có lẽ Cục 2 quân đội cũng bó tay!!!) 

Bản tin quốc tế của VTV1 tối nay cho hay, Mỹ và Tàu vừa quyết định “hâm nóng” mối quan hệ và sẽ hợp tác với nhau trên một số lĩnh vực a, b, c, d… nhưng tuyệt nhiên không thấy nhắc đến các vụ xâm lăng trên Biển Đông do Ba Tàu bấy lâu thay đổi nguyên trạng biển đảo gây ra. 
Chuyện này họa hay phúc đây cụ Vĩnh nhỉ? 
Phúc, nếu như ông Kerry nhắc lại với ông Dương Khiết Trì nội dung điện đàm của ông Obama nói đốp vào tai ông Tập hôm 14/7, và ngay ngày hôm sau (15/7), Tàu phải rút vội dàn khoan, còn ta, dĩ nhiên hô Việt Nam thắng lợi. 

Họa, nếu ông Dương cự lại ông Kerry: Người Mỹ các anh mở to mắt mà nhìn, quân đội Việt Nam sang chúng tôi hứa sẽ không la hét om sòm chuyện Biển Đông nữa, chúng tôi muốn làm gì thì làm. Chúng tôi vừa xây dựng xong căn cứ quân sự trên đảo Gạc-Ma của Việt Nam thì TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ngay, Việt Nam giành thắng lợi trên Biển Đông. 

Có thể hình dung, mấy ông bà cố vấn cho Obama đành lắc đầu, loại Biển Đông ra khỏi nghị trình (dự kiến) cho các cuộc hội đàm Mỹ-Trung sẽ diễn ra trong tháng sau. 

Ngoại trưởng Mỹ có thể còn gọi điện hỏi ngoại trưởng Nhật, EU và các nước khác: ‘Vừa rồi chúng ta tích cực/hăng hái ủng hộ Việt Nam trong vụ phản đối Trung Quốc cắm giàn khoan lưu manh vào vùng biển Việt Nam như vậy có phải bị buộc tội là ‘hành động của các thế lực thù địch gây chia rẽ quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc’ hay không, theo như thông cáo mới đây nhất của TTXVN về chuyến thăm của đoàn quân sự Việt Nam tại Trung Quốc???”



No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts