X

Wednesday, October 1, 2014

Hành Pháp Obama: Tiếp tục áp lực Việt Nam về nhân quyền


Hành Pháp Obama: Tiếp tục áp lực Việt Nam về nhân quyền 

Mạch Sống, ngày 17 tháng 9, 2014

http://machsong.org

LM Nguyễn Văn Khải - Cộng Sản Là Phi Nhân Người Chống Cộng Sản Bao Giờ Cũng Có Chính Nghĩa



Hồi đáp văn thư đề ngày 29 tháng 7 của 33 dân biểu Hoa Kỳ gửi TT Barack Obama, Đại Sứ Michael Froman, Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, khẳng định rằng Hành Pháp quan tâm sâu sắc và đặt điều kiện nhân quyền cho Việt Nam nếu muốn tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

"Tôi đã trực tiếp nêu nhu cầu để Việt Nam phải thực thi những cải thiện đáng kể về nhân quyền với những thành phần đối tác, cũng như với Chủ Tịch Sang, Thủ Tướng Dũng, và các giới chức cao cấp khác", Ông Froman viết. "Mỗi khi có cơ hội, chúng tôi hối thúc việc trả tự do cho các tù chính trị và bãi bỏ các hạn chế không đích đáng về quyền tự do phát biểu và hội họp ôn hòa."

Ông ta khẳng định rằng Hành Pháp Obama dứt khoát đòi hỏi các biện pháp bảo vệ người lao động trong TPP, kể cả quyền tự do thành lập hội đoàn và điều đình tập thể.

Ngày 29 tháng 7 vừa qua 33 vị dân biểu Hoa Kỳ thuộc lưỡng đảng đã cùng ký văn thư gửi TT Obama để phản đối TPP cho Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thực sự cải thiện nhân quyền một cách đáng kể. Đây là kết quả của cuộc tổng vận động ngày 16 tháng 7 với sự tham gia của trên 400 đồng hương đến từ trên 20 tiểu bang Hoa Kỳ và tỉnh bang Canada.

Sự lên tiếng của 33 vị dân biểu này đồng nghĩa với đa số ở Hạ Viện chính thức chống TPP cho Việt Nam. Nếu không được cả Hạ Viện và Thượng Viện phê chuẩn thì TPP dù có được ký bởi Hành Pháp vẫn không có hiệu lực.

Đối phó lại, hãng chuyên "vân động hành lang" Podesta Group, nhận tiền $30,000 mỗi tháng của chính quyền Việt Nam, trong mấy tuần qua đã tiếp xúc với văn phòng của một số dân biểu đã ký tên trong văn thư để phân trần hộ cho Việt Nam.

Hiện nay một phái đoàn cao cấp của Việt Nam đang có mặt ở Hoa Kỳ để vận động Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ ủng hộ cho Việt Nam tham gia TPP với những tiêu chuẩn thấp gia nhập hơn so với các quốc gia khác.

"Chúng tôi đang thực hiện cuộc vận động chớp nhoáng để nhắc nhở Quốc Hội Hoa Kỳ là Việt Nam cần cải thiện nhân quyền trước đã nếu muốn được đặc miễn một số tiêu chuẩn tham gia TPP", Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, cho biết.

Ngày mai, 18 thang 9, một phái đoàn đa tôn giáo người Việt, do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ phối hợp, sẽ họp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhằm vận động đưa Việt Nam vào dánh sách CPC, quốc gia cần quan tâm đặc biêt vì vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng.

"Chúng tôi nhất quyết đẩy lùi TPP cho đến khi Việt Nam chứng tỏ sự cải thiện nhân quyền đáng kể từ giờ đến cuối năm", Ts. Thắng nói. "Nếu bị chỉ định CPC thì Việt Nam không còn triển vọng để tham gia TPP nữa vì sẽ trái với luật quốc gia Hoa Kỳ."

Theo Ông, sự cải thiện nhân quyền đáng kể được đo bằng những điểm mốc là: trả tự do cho phần lớn các tù nhân lương tâm, xóa bỏ các điều luật vi phạm nhân quyền và đặc biệt là tự do tôn giáo, và tuyệt đối tôn trọng quyền lập công đoàn tự do và độc lập.

Đại Sứ Froman cam kết sẽ tiếp tục hội ý với các dân biểu, một số tổ chức NGO và các công đoàn lao động Hoa Kỳ trong tiến trình thương thảo TPP với Việt Nam.

Bài liên quan: 

33 Dân Biểu Hoa Kỳ: Không TPP Cho Việt Nam
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2921


Tố Cáo Đàn Áp Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất 

Mạch Sống, ngày 30 tháng 9, 2014

http://machsong.org

Hiện nay Chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sàigòn đang đứng trước nguy cơ bị cưỡng chế bởi chính quyền địa phương. Nhiều nhóm đấu tranh nhân quyền và tổ chức tôn giáo ở trong và ngoài nước đã công khai lên tiếng phản đối. Cùng lúc, BPSOS đã chuyển đển Hội Đồng Nhân Quyền LHQ một số tài liệu đến lệnh cưỡng chế Chùa Liên Trì cũng như chính sách của chính quyền Việt Nam nhắm vào các cơ sở tôn giáo thuộc Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

“Nhân viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ có hồi báo là đã nhận được các bản báo cáo và sẽ chuyển cho Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, cho biết.

Các tài liệu này cũng đã được chuyển đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội.

“Sắp tới đây một giới chức đặc trách tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam”, Ts. Thắng chia sẻ. “Đây là cơ hội để họ hiểu hơn về tình trạng đàn áp tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam khi tiếp xúc với các giới chức chính quyền trong vài ngày tới.”

Ngày 18 tháng 9 vừa qua một phái đoàn đa tôn giáo đã họp với giới chức này để trình bày các vi phạm tự do tôn giáo đang diễn ra ở khắp đất nước Việt Nam.

Theo Ông Trần Thanh Tùng, người phối hợp phái đoàn, cho biết buổi họp này là bước mở đầu cho cuộc vận động kéo dài đến tháng 6 sang năm do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ khởi xướng để áp lực Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng.

Để chuẩn bị cho cuộc vận động dài hơi này, từ đầu năm nay BPSOS đã phối hợp với hai tổ chức ở Âu Châu để thực hiện chương trình huấn luyện cho hàng trăm người ở trong nước về báo cáo vi phạm tự do tôn giáo.

“Song song, chúng tôi đã giúp cho các cộng đồng tôn giáo độc lập thực hiện nhiều chục bản báo cáo gởi LHQ và các chính quyền có ảnh hưởng”, Ts. Thắng giải thích.

Các tài liệu này được biên soạn bởi chính người ở trong nước và được Nhóm Phiên Dịch do BPSOS thành lập chuyển sang Anh ngữ. Các thành viên của Nhóm Dịch Thuật là những người thiện nguyện ở Hoa Kỳ và Canada. Hiện Nhóm Dịch Thuật đang trong tiến trình sáp nhập Ban Nghiên Cứu của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ, được thành lập giữa năm nay.

Các báo cáo về tình trạng của Chùa Liên Trì và các cơ sở của Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được đặt ở trang blog Tiếng Nói Dân Chủ Của Việt Nam (Democratic Voice of Vietnam) dưới đề mục “Phát Huy Tự Do Tôn Giáo”:
http://dvov.org/religious-freedom/

Trang Tiếng Nói Dân Chủ Của Việt Nam được BPSOS thiết lập cách đây hơn 2 năm với mục đích phổ biến thông tin và lưu trữ các tài liệu về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam cho quốc tế theo dõi và tham khảo.

Theo Ts. Thắng, nhiều tài liệu trên trang blog đã được chuyển đến một số toà đại sứ ngoại quốc ở Hà Nội. Ông cho biết là chương trình huấn luyện báo cáo vi phạm tự do tôn gioá đang tiếp tục và mục tiêu là đến cuối năm nay sẽ đào tạo thêm khoảng 100 người thuộc các cộng đồng tôn giáo độc lập về thủ tục và tiêu chuẩn báo cáo vi phạm.

“Mục đích lâu dài của chúng tôi là bất kỳ sự vi phạm nào nhắm vào bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào ở bất kỳ nơi nào vào bất kỳ lúc nào cũng sẽ được báo cáo chính xác và nhanh chóng cho cả thế giới biết để quốc tế can thiệp một cách khẩn cấp và mạnh mẽ”, Ts. Thắng giải thích.

Các báo cáo vi phạm càng chồng chất, sẽ càng khó cho Bộ Ngoại Giao để không đưa Việt Nam vào danh sách CPC.

Bài liên quan: Để đưa Việt Nam vào CPC Phái đoàn đa tôn giáo: đàn áp trầm trọng ở Việt Nam
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2955
Phái đoàn đa tôn giáo: đàn áp trầm trọng ở Việt Nam
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2954



Hẹn Ở Seattle
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 25 tháng 9, 2014

Thứ Bảy ngày 4 tháng 10 tới đây là tiệc gây Quỹ Yểm Trợ Tù Nhân Lương Tâm do một nhóm anh chị tình nguyện ở Seattle đứng ra tổ chức. Tôi sẽ có mặt để chia sẻ và kêu gọi đồng hương hợp tác trong kế hoạch đòi tự do cho tất cả TNLT Việt Nam. Xin nhắc lại, tất cả TNLT Việt Nam.
Với tôi, các TNLT chính là những dũng tướng trên mặt trận nhân quyền và dân chủ đang sa cơ lỡ vận. Thiếu họ thì cuộc tranh đấu sẽ chậm hoặc khựng lại.

Chúng ta không thể chỉ đòi tự do cho một vài TNLT, để rồi vẫn tiếp diễn tình trạng thả một bắt hai, hay thả ra bắt lại. Chúng ta cần đòi tự do cho tất cả TNLT hiện nay và ngăn chặn để không có thêm TNLT mới.

Muốn vậy, chúng ta cần một kế hoạch toàn diện; toàn diện ở chỗ nó phải bao quán mọi nhu cầu thiết yếu của mỗi TNLT và không bỏ sót một TNLT nào. 

Quá Trình
Năm 2008 BPSOS bắt đầu trợ giúp tài chánh cho các TNLT. Đến nay chúng tôi đã âm thầm gởi xấp xỉ 300,000 USD cho khoảng 80 TNLT và nhà tranh đấu lâm nạn. Trong quá trình giúp đỡ, chúng tôi thấy rằng trợ giúp tài chính không thôi chưa đủ. Dần dà chúng tôi thêm phần bảo vệ nhân quyền trong nhà tù, rồi yểm trợ  pháp lý, rồi vận động quốc tế can thiệp...
Ngày 24 tháng 7, 2013 chúng tôi tổ chức buổi họp báo ở Quốc Hội Hoa Kỳ và công bố Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho TNLT Việt Nam, gồm 3 mục đích và 7 công tác. Hôm sau là ngày TT Barack Obama đón tiếp Chủ Tịch Nước Việt Nam, Ông Trương Tấn Sang, tại Toà Bạch Ốc. 

3 Mục Đích
Chiến dịch này gồm các mục đích gần, xa, và tối hậu.
Gần là bảo vệ nhân phẩm và an toàn cho TNLT khi còn trong nhà tù. Họ cần được bảo vệ trước chính sách ép cung, trả thù, tra tấn, bách hại hay cưỡng bức lao động của trại giam. Họ cần được bảo vệ quyền được thăm nuôi, quyền hành đạo, và quyền nhận thuốc men, sách vở, kinh thánh trong nhà tù.

Xa là vận động để TNLT được trả tự do vô điều kiện. TNLT muốn sớm được tự do chứ không muốn tiếp tục ngồi tù để nhận sự trợ giúp tài chánh. Và tự do ấy phải hoàn toàn vô điều kiện.

Tối hậu là giúp TNLT phục hồi đời sống và khả năng tranh đấu sau khi ra tù, cũng như đẩy lùi hiểm hoạ có thể bị đi tù lần nữa. Trở về lại với cuộc sống ngoài xã hội, họ cần ổn định sinh kế, có điều kiện để tiếp tục đeo đuổi lý tưởng đấu tranh, và được bảo vệ để không bị bắt lại.

Có đối với chúng ta, chúng ta muốn chấm dứt tình trạng TNLT để không một ai phải đi tù chỉ vì hành xử một cách ôn hoà và đúng với lương tâm của mình.

7 Công Tác
Để đạt cả 3 mục đích trên, chúng tôi thực hiện 7 loại công tác.
(1) Tìm người ở hải ngoại kết nghĩa với TNLT: Người kết nghĩa liên lạc thường xuyên để uỷ lạo tinh thần và giúp đỡ vật thể nho nhỏ cho gia đình của TNLT. Sự quan tâm của người kết nghĩa là điểm tựa tinh thần rất cần thiết cho gia đình và cho chính TNLT.
(2) Hướng dẫn gia đình báo cáo khi xảy ra vi phạm nhân quyền, nhân phẩm của TNLT trong nhà tù. Mỗi kỳ thăm nuôi nếu phát hiện tình trạng vi phạm nhân quyền đối với TNLT, thì thân nhân sẽ báo động để chúng tôi lên tiếng với quốc tế và vận động sự can thiệp của LHQ và các chính quyền có ảnh hưởng.
(3) Tìm các nguồn trợ cấp quốc tế cho TNLT cho các chi phí vượt quá khả năng trợ giúp của người kết nghĩa: chi phí luật sư, khám bệnh, v.v. Có một số tổ chức tài trợ cho TNLT hoặc các nhà hoạt động nhân quyền hay tôn giáo bị lâm nạn. Mỗi tổ chức ấy có tiêu chuẩn và điều kiện riêng của họ; chúng ta cần biết nộp hồ sơ đúng nơi chốn, đúng thể thức.
(4) Vận động dân biểu "đỡ đầu" mỗi người một TNLT và tranh đấu cho sự tự do của người ấy. Vị dân biểu ấy tìm mọi cơ hội để áp lực chính quyền trả tự do cho TNLT được đỡ đầu. Đây là sự chú ý và can thiệp liên tục và lâu dài cho đến khi TNLT được trả tự do.
(5) Đòi tự do cho tất cả TNLT trong một kế hoạch quốc tế vận dài hạn, gồm 3 giai đoạn:
- Trả tự do ngay lập tức cho 20 TNLT tiêu biểu (như Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, LM Nguyễn Văn Lý, v.v.). Danh sách ngắn này giúp chúng ta tập trung được sự quan tâm của quốc tế. Cứ một TNLT được trả tự do, chúng ta lại đôn người khác vào danh sách.
- Trả tự do cho khoảng 200 TNLT đã được quốc tế phối kiểm làm tiền đề cho Việt Nam tham gia TPP. Đây là một trong 3 điều kiện chúng tôi vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ khi cứu xét cho Việt Nam tham gia TPP hay không.
- Trả tự do lần lượt cho trên TNLT sau khi mỗi TNLT được phối kiểm và công nhận. Hiện có từ 100 đến 200 TNLT, phần lớn thuộc các dân tộc thiểu số, chưa được quốc tế phối kiểm và công nhận vì rất khó liên lạc với thân nhân của họ. Chúng ta cần đổ công sức để giúp quốc tế phối kiểm và đòi tự do cho họ. 

(6) Giúp phục hồi đời sống và khả năng hoạt động nếu đó là sở nguyện của TNLT sau khi được tự do. Rất nhiều TNLT là chủ gia đình. Họ bị tù thì cũng có nghĩa là cả gia đình bị suy sụp về sinh kế. Ra tù, họ cần hồi phục lại đời sống, tạo lại sinh kế cho gia đình, và trong nhiều trường hợp tìm phương tiện để trở lại con đường đấu tranh.

(7) Vận động xoá bỏ các công cụ luật pháp mà chế độ dùng để bắt và giam TNLT. Luật của chế độ có những điều khoản cho phép bắt bớ và bỏ tù những ai hành xử các nhân quyền căn bản như quyền tự do phát biểu, quyền hội họp ôn hoà và quyền lập hội. Chúng ta cần vận động quốc tế để áp lực Việt Nam xoá bỏ các điều luật vi phạm nhân quyền ấy. Khi ấy việc bắt giam TNLT sẽ trở thành khó khăn hơn.

Cần Sự Yểm Trợ
Trong 5 năm qua, BPSOS âm thầm can thiệp cho khoảng 80 TNLT. Trong thời gian tới đây, chúng tôi muốn cùng lúc can thiệp cho khoảng 300-400 TNLT trong cả 3 mục đích xa, gần và tối hậu. Muốn vậy, chúng tôi rất cần sự yểm trợ của quý vị đồng hương cùng mối quan tâm đến các TNLT. Chúng tôi cần những nhà hảo tâm trợ giúp tài chánh hay kết nghĩa với TNLT.
(1) Trợ giúp tài chánh:  Chúng tôi đang cố gắng gây quỹ 25,000 USD cho một người hoạt động toàn thời và 5,000 USD cho một quỹ khẩn cấp.
Người hoạt động toàn thời (ở ngoài Hoa Kỳ) sẽ thực hiện phần lớn các công tác đa đoan kể trển, như là phối hợp nhiều trăm người tình nguyện kết nghĩa với TNLT, liên tục theo dõi tình trạng của nhiều trăm TNLT để can thiệp kịp thời khi hữu sự, và lập hồ sơ xin tài trợ cho những TNLT nào có nhu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của người kết nghĩa. Chúng tôi ước lượng một người hoạt động toàn thời có thể lập được một lượng hồ sơ lên đến 100,000 USD. 
Chúng tôi cũng cố gắng lập một quỹ khẩn cấp. Đây là quỹ chung để giúp TNLT nào (hay nhà tranh đấu lâm nạn) trong hoàn cảnh hết sức nguy cập. Hồ sơ gởi đến các nguồn trợ cấp kể trên thường mất 2 đến 3 tháng mới có câu trả lời.
(2) Kết nghĩa với TNLT: Chúng tôi kêu gọi mỗi nhà hảo tâm kết nghĩa với một TNLT. Nhiệm vụ của người kết nghĩa gồm có:  liên lạc với gia đình của TNLT một tháng một lần để uỷ lạo tinh thần; trợ giúp vật thể nho nhỏ tuỳ khả năng; báo động cho chúng tôi khi có việc cần can thiệp khẩn cấp.
Hẹn Ở Seattle
Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho TNLT Việt Nam, phát động năm ngoái, bắt đầu có hiệu quả. Gần đây, một số ít TNLT được trả tự do trước thời hạn. Đây là dấu hiệu khích lệ tuy con số còn rất nhỏ.
Nếu dốc sức và làm đúng việc, đúng cách và đúng lúc, chúng ta có triển vọng hoàn tất giai đoạn 1 cuối năm nay: đòi tự do 20 hồ sơ TNLT tiêu biểu. Cuối năm 2015 là mốc điểm chúng tôi tự đặt ra để hoàn tất giai đoạn 2: đòi tự do cho tất cả TNLT đã được quốc tế phối kiểm và công nhận. Mốc điểm để hoàn tất giai đoạn 3 là trong năm 2016.
Hành trình 3 giai đoạn này sẽ khởi đầu ngày 4 tháng 10 ở Seattle. Tôi cầu mong sẽ có thật đông bạn đồng hành.
***
BAN TỔ CHỨC DẠ TIỆC GÂY QŨY GIÚP TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM tại VIỆT NAM
TÂM THƯ thay THƯ MỜI
Kính gởi:
-Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần các tôn giáo.
- Quý Đại Diện các Tổ Chức Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể Chính Trị
-Quý Thương Gia, Nghiệp Chủ, Quý Vị Mạnh Thường Quân.
-Quý Cơ sở truyền thông, Báo Chí, Các Cơ quan cung ứng dịch vụ.
-Cùng toàn thể Đồng Hương Tỵ Nạn; Các bạn trẻ Thanh Niên, Sinh Viên Học sinh.
Thưa Quý Vị,
Thế kỷ trước, vào thập niên 60, Ông Lý Quang Diệu Thủ Tướng Singapore mơ ước một ngày nào đó Singapore sẽ như Sài Gòn. Mơ ước của ông đã thành sự thật sau gần 40 năm: Và, thật kinh ngạc, Lý Quang Diệu đưa đất nước Singapore từ những hòn đảo nhỏ thiếu tài nguyên, không tăm tiếng trở thành nỗi tiếng là 1 trong 4 con rồng Châu Á. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam tháng 4-1975, các đồng minh của Hoa Kỳ đã phát triển vượt bực.
 Bốn con rồng Châu Á là: Singapore, Nam Triều Tiên, Hồng Kông và Đài Loan. Bốn con hổ Đông nam Á là: Malaysia, Thaí Lan, Philippines và Indonesia. Việt Nam thì biến đâu mất trong bảng xếp hạng khu vực?
Ai và nguyên nhân nào làm Việt Nam tụt hậu. Câu trả lời là : Đảng CSVN. Từ khi CSVN giành được chính quyền tại miền Bắc năm 1945 đến biến cố 30/04/75, và 40 năm sau đảng CSVN nhận lịnh từ Cọng Sản Trung Quốc thi hành những chính sách cực kỳ dã man như: Cải Cách Ruộng Đất, Vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Tạo Công Thương Nghiệp-Đánh Tư Sản và ban hành các sắc luật đi ngược lại với Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ, giới hạn các quyền Tự Do của con người. Đồng bào trong nước, các trí thức, nhà báo, nhà văn, các nhà đấu tranh Dân Chủ, giới trẻ Thanh niên, Sinh Viên, Học Sinh, Dân Oan khiếu kiện đã vượt qua nỗi sợ hải đứng lên đòi bình đẳng, đòi những quyền cơ bản của con người: Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền mà đảng đã cướp của dân từ hơn nữa thế kỷ qua.
Đồng hành cùng đồng bào trong nước và giúp đỡ những Tù Nhân Lương Tâm đang gặp khó khăn trong vòng lao lý, chúng tôi Nhóm Thân Hữu Seattle-Tacoma và Ban Hùng Ca Cửa Việt sẽ tổ chức Đêm Gây Qũy cho mục tiêu trên.
Thời gian: Từ 6:00PM đến 11:30 PM ,Thứ Bảy, ngày 04/10/2014.
Địa điểm: Nhà Hàng Jumbo : 4208 Rainier Ave.S., Seattle,WA 98118
Giá vé ủng hộ: $30.0
Kính mời quý vị đến tham dự và thưởng thức một chương trình Văn nghệ-Dạ Tiệc- Dạ Vũ Gây Quỹ Giúp Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam, cổ vũ cho phong trào đấu tranh trong nước giành thắng lợi, để Việt Nam hội nhập Văn Hóa, Văn minh toàn cầu, thóat Trung, thoát vòng kiềm kẹp chủ nghĩa Mác nô lệ ngoại bang.
Kính mời,
Trưởng Ban Tổ Chức
Đinh Hùng Chấn
Xin liên lạc: Đinh Hùng Chấn: 206-458-5938; Hoàng Hiền: 206-306-3397; Vũ nguyên Diệu: 425-773-8476.

Ghi chú: Quý vị nào không đến dự được hoặc ở xa vẫn có thể đóng góp Quỹ Yểm Trợ TNLT. Xin gửi ngân phiếu về cho:
BPSOS/TNLT
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 USA


Tự Do Tôn Giáo
Phái đoàn Mỹ-Việt kết nối các tổ chức Hoa Kỳ và quốc tế
Mạch Sống, ngày 21 tháng 9, 2014
Một phái đoàn đa tôn giáo Mỹ-Việt lần đầu kết nối với mạng lưới các tổ chức Hoa Kỳ và quốc tế quan tâm đến tình hình tự do tôn giáo trên toàn cầu.
Ngày 19 tháng 9 vừa qua, phái đoàn gồm một chục người Mỹ-Việt thuộc các tôn giáo khác nhau đã tham gia sinh hoạt của nhóm Bàn Tròn Về Tự Do Tôn Giáo được tổ chức ở Quốc Hội Hoa Kỳ. Nhóm Bàn Tròn, gồm 40 tổ chức và đã hoạt động được hai năm rưỡi, có mục đích tổng hợp tiếng nói của nhiều tổ chức để tạo ảnh hưởng lên chính sách Hoa Kỳ nhằm đối phó với tình trạng đàn áp tôn giáo ở các nơi trên thế giới.
Ông Trần Thanh Tùng, người phối hợp phái đoàn Mỹ-Việt, cho biết là các tổ chức hiện diện rất hoan hỉ khi tiếp xúc với các thành phần tôn giáo Việt Nam:
“Họ giao hẹn là sẽ tổ chức buổi họp riêng vào tháng 11 để tìm hiểu thêm về tình hình của các tôn giáo ở Việt Nam.”
 
Một số thành viên của phái đoàn Mỹ-Việt với DB Frank Wolf, ngày 19/09/2014 (ảnh TTT)

Ông Tùng là hội trưởng Hiệp Hội Các Giáo Dân Cồn Dầu và cũng là đồng phối hợp viên của Ban Cố Vấn Về Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (Advisory Committee on Religious Freedom for Vietnam), một cơ cấu cố vấn cho Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ.
“Tiếc là trước đây nhiều tổ chức Hoa Kỳ và quốc tế đã hiểu sai về thực trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS và phát ngôn viên của Liên Minh kể trên, giải thích. “Tình trạng này chỉ bắt đầu thay đổi vào tháng 7 năm nay.”
Đó là lúc BPSOS được chính thức mời tham gia nhóm Bàn Tròn, qua sự đề cử của hai tổ chức Hoa Kỳ đã là thành viên của nhóm từ đầu.
Ngay khi biết được khái quát thực trạng đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam qua sự trình bày của Ts. Thắng, nhóm Bàn Tròn đã ủng hộ Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ trong lời kêu gọi Thượng Nghị Sĩ Bob Corker (Cộng Hoà, Tennessee) tiếp xúc với một số đại diện của các cộng đồng tôn giáo độc lập trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 8 vừa qua.
Theo Ts. Thắng, cộng đồng Việt cần vận động sự yểm trợ của các tổ chức lớn của Hoa Kỳ và quốc tế vì họ có nhiều ảnh hưởng với chính phủ Hoa Kỳ thay vì chỉ có tiếng nói đơn độc của người Việt.
“Điều này tương tự cuộc vận động đầu năm nay đối với các công đoàn Hoa Kỳ trong lĩnh vực quyền lao động”, Ts. Thắng giải thích.  
Chính nhờ sự lên tiếng mạnh mẽ của các công đoàn Hoa Kỳ mà trên ¾ các dân biểu Đảng Dân Chủ đã chính thức tuyên bố không ủng hộ Việt Nam tham gia TPP cho đến chừng nào chính quyền Việt Nam thực sự tôn trọng quyền lập công đoàn tự do và độc lập của người lao động và trả tự do cho những nhà tranh đấu cho quyền lao động đang bị cầm tù.
Trước áp lực này, chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh nhưng vẫn còn giam giữ Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
Tiếp sau đó là cuộc tổng vận động tháng 7 vừa rồi do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ thực hiện, tranh thủ được thêm nhiều chục vị dân biểu thuộc lưỡng đảng cũng chính thức tuyên bố không TPP cho Việt Nam vì lý do vi phạm nhân quyền. Kết quả là hiện nay đa số các dân biểu ở Hạ Viện không ủng hộ TPP cho Việt Nam.
Tại buổi sinh hoạt ở Quốc Hội vừa qua, ngoài các thành viên của nhóm Bàn Tròn còn có sự hiện diện của nhiều dân biểu Hoa Kỳ và uỷ viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Nhân dịp này, DB Frank Wolf (Cộng Hoà, Virginia) đã được trao giải Thomas Jefferson Lifetime Champion Award nhằm vinh danh các đóng góp trọn đời của Ông trong lĩnh vực tự do tôn giáo. Tác giả này của Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ sẽ về hưu vào cuối nhiệm kỳ Quốc Hội 2013-2014.
Cũng được trao giải vinh danh về hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế là DB Trent Franks (Cộng Hoà, Arizona) và Ts. Katrina Lantos Swett, Chủ Tịch Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Ông Tùng nhận xét rằng việc tham gia sinh hoạt của nhóm Bàn Tròn vừa rồi là cơ hội để các nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo cho Việt Nam kết nối với các tổ chức dòng chính Hoa Kỳ và quốc tế:
“Chúng ta cần chuẩn bị sự yểm trợ của họ cho cuộc tổng vận động đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC vào tháng 6 sang năm.”
CPC là chỉ định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dành cho quốc gia nào vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng. Nếu bị chỉ định CPC thì các biện pháp chế tài đi kèm sẽ làm cho Việt Nam càng khó tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Tùng cho biết là Ban Cố Vấn Về Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam được hình thành với mục đích này. Ban Cố Vấn này đã hoạt động từ 2 tháng nay và sẽ được chính thức ra mắt trong cộng đồng Việt trong thời gian sắp đến.
Bài liên quan:

Phái đoàn đa tôn giáo: đàn áp trầm trọng ở Việt Nam
CPC cho Việt Nam: Chúng ta có thể


Phái đoàn đa tôn giáo: đàn áp trầm trọng ở Việt Nam
Mạch Sống, ngày 18  tháng 9, 2014
Hôm nay một phái đoàn Mỹ-Việt gồm nhiều thành phần tôn giáo tham gia buổi họp với các giới chức đặc trách tự do tôn giáo và nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để trình bày thực trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.
Phái đoàn thảo luận bản tuyên bố báo chí của Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, phổ biến ngày 31 tháng 7 vừa qua. Bản tuyên bố cho thấy tình trạng đàn áp tôn giáo rất trầm trọng ở Việt Nam.
"Chính quyền bắt buộc các tổ chức tôn giáo phải đăng ký và được chấp thuận thì mới được hoạt động; những nhóm nào hoạt động độc lập thì bị cấm đoán", Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS và phát ngôn nhân của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ, trình bày. "Đây là chính sách khống chế tôn giáo chứ không phải tự do tôn giáo."
Phái đoàn trước Bộ Ngoại Giao, ngày 18/09/2014

Các thành viên của phái đoàn người Việt luân phiên nêu lên những hình thức đàn áp tự do tôn giáo, gồm có cưỡng chiếm tài sản của các cộng đồng tôn giáo độc lập, đánh đập và tra tấn các lãnh đạo tôn giáo, ép tín đồ bỏ đạo, xoá trắng các xứ đạo hay làng đạo thuần thành, v.v.
Mục Sư Y Hin Nie, đến từ North Carolina, nêu lên trường hợp của một tín đồ Tin Lành người Montagnard vừa mới được trả tự do sau 11 năm tù đày; người này hiện nay hoàn toàn bại liệt về thể xác và mê mụ về tâm thần vì bị tra tấn suốt thời gian ở tù.
Cô Katie Dương, tín đồ Cao Đài đến từ Texas, giải thích chính sách diệt đạo của chính quyền Việt Nam: "Họ xoá bỏ giáo hội chính thống và thay vào đó bằng giáo hội do nhà nước chỉ định, và giáo hội quốc doanh này đã chiếm Toà Thánh Tây Ninh cũng như nhiều thánh thất của các nhóm Cao Đài Độc Lập."
Ông Trần Thanh Tùng, đại diện nhóm giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, cho biết rằng ở nhiều giáo phận, chính quyền vẫn không cho giáo dân xây nhà thờ hay nhà nguyện, và gây khó khăn cho các linh mục đến giảng đạo hay làm thánh lễ.
Các giới chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết là họ nghiên cứu kỹ bản tuyên bố báo chí của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ.
Phái đoàn Việt-Mỹ đề nghị Bộ Ngoại Giao và Toà Đại Sứ Hoa Kỳ nên cử người đến thị sát tận những nơi đang xảy ra đàn áp tôn giáo nhưng được chính quyền khéo léo che đậy.
"Quý vị hãy làm tương tự như Ông Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ: chỉ trong 7 ngày mà khám phá ra rất nhiều về thực trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam", Ts. Thắng nhắc nhở.
Ts. Thắng cũng cho biết rằng Ông vừa đi Thái Lan về và nơi đây đã gặp nhiều nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo vừa mới xẩy ra và đang tiếp diễn ở Việt Nam.
Nhiều ngày trước buổi họp, BPSOS đã gửi đến Bộ Ngoại Giao trên 40 bản báo cáo vi phạm tự do tôn giáo để nghiên cứu trước.



 Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts