X

Monday, December 22, 2014

Hùng Tâm - Tử huyệt của Putin

 

Hùng Tâm - Tử huyệt của Putin

Thứ Tư, ngày 17 tháng 12 năm 2014

NHÂN QUYỀN VÀ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN BIẾN HÌNH



image





Preview by Yahoo




Sau khi Ngân Hàng Trung Ương Liên Bang Nga bất ngờ tăng lãi suất ở mức độ chưa từng thấy kể từ vụ khủng hoảng 1998 - tăng 650 điểm căn bản, là 6.5% - đồng rúp vẫn lại sụt giá. Hậu quả sẽ là năm 2015 vô cùng khó khăn cho nước Nga, và cực kỳ nguy hiểm cho Tổng Thống Vladimir Putin. “Hồ Sơ Người Việt” sẽ đi sâu hơn tin tức thời sự để tìm hiểu về “tử huyệt” của Putin.

Bức tranh u ám 
Trước khi thế giới và các thị trường tài chánh toàn cầu giật mình vì biện pháp tăng lãi suất đến 650 điểm vào đêm Thứ Hai rạng sáng Thứ Ba, ngày 16, thì giới hữu trách về kinh tế của Liên Bang Nga đã thấy được tương lai u ám ở trước mặt.
Năm nay, kinh tế Nga sẽ nằm thẳng cẳng và không nhúc nhích với đà tăng trưởng lạc quan nhất là được 0.4%. Qua năm tới thì tình hình sẽ còn ảm đạm hơn: không tăng trưởng mà còn suy giảm mất 0.8%. Nghĩa là từ suy trầm (recession), kinh tế Nga sẽ bị suy thoái (depression).
Khi phiên dịch từ ngoại ngữ, báo chí của chúng ta không phân biệt được hai chuyện: 1) kinh tế mà tăng trưởng chậm hơn trong hai quý liền thì gọi là suy trầm; 2) nếu không tăng, dù chậm hơn, mà còn giảm thì mới gọi là suy thoái. Theo nhận định của lãnh đạo kinh tế Nga, xứ này đang từ suy trầm trôi vào suy thoái. Không tiến chậm hơn mà còn lùi - nghĩa của chữ “thoái” - hay thối!

Ra khỏi những con tính tổng hợp về đà tăng trưởng của Tổng sản lượng nội địa GDP, tình hình còn bi đát hơn vậy. Vật giá (hay lạm phát) tại Nga được dự đoán là 9.7% trong năm nay, qua năm tới thì sẽ lên đến hai số (double digit), tức là từ 10% trở lên. Biện pháp tăng lãi suất thêm 650 điểm chưa chắc đã vực dậy đồng rúp, nhưng chắc chắn là sẽ gây ra lạm phát, loại “lạm phát vì phí tổn” - cost inflation - vì hàng hóa nhập cảng sẽ đắt hơn khi đồng rúp mất giá và khi lãi suất tại Nga lại tăng mạnh.

Những khó khăn đó đã được nhiều người Nga tinh khôn thấy ra từ trước, nên họ di tản tài sản, là tẩu tán tài sản ra ngoài. Trong năm nay, số tư bản tháo chạy đó được Moscow tính là lên tới 125 tỷ đô la, cho một nền kinh tế có Tổng sản lượng khoảng hai ngàn tỷ (hạng thứ tám trên thế giới). Dù chế độ Putin kêu gọi lòng ái quốc của dân có tiền và sẽ tung ra biện pháp kiểm soát hối đoái và chuyển ngân, họ vẫn dự đoán là sẽ mất thêm 80 tỷ vào năm tới vì nạn tẩu tán này.

Trong khi đó, dự trữ ngoại tệ của Nga chỉ ở khoảng 440 tỷ đô la, chưa kể gần 100 tỷ đã mất vì biện pháp bán tiền Mỹ mua tiền Nga để nâng giá đồng rúp. Ðã vậy, trong năm 2014, số đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường đã giảm 50%. Qua năng tới thì lượng đầu tư vẫn sẽ không tăng.

Vì sao lại có tình trạng thảm thương như vậy?

Những yếu tố đồng quy 
Tin tức thời sự hàng ngày không thể theo dõi và tường thuật những nguyên nhân sâu xa của các biến cố bùng nổ trên trang nhất, hay nháng lửa trên màn ảnh truyền hình trong vài phút. Vì vậy, ta mới có mục “Hồ Sơ Người Việt” này để không dịch tin hàng ngày, có khi còn dịch sai, mà đi vào những nguyên nhân sâu xa của vấn đề.

Năm 2014 mở ra khi Vladimir Putin coi việc dân chúng Ukraine biểu tình và truất phế Tổng Thống Viktor Yanukovych là một âm mưu đảo chánh của Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu. Putin có thực tin hay không thì ta không biết, nhưng đấy là lý cớ chính đáng để ông ta tung quân can thiệp vào Ukraine. Sau khi ông “giải phóng” hay cưỡng đoạt bán đảo Crimea và khuynh đảo các tỉnh miền Ðông của xứ này, các nước Tây phương (Hoa Kỳ và Âu Châu) đã ngần ngại và cãi cọ mãi mới từng bước đưa ra các biện pháp trừng phạt về kinh tế.

Họ ngần ngại và cãi cọ vì Âu Châu có quan hệ kinh tế quá gắn bó với nước Nga, một nguồn tiếp vận năng lượng dầu khí (dầu thô và khí đốt) cho Âu Châu và là nơi đón nhận đầu tư cùng xuất cảng của cường quốc kinh tế số một Âu Châu là Cộng Hòa Liên Bang Ðức. Cũng vì vậy mà thủ tướng Ðức là Angela Merkel mới ở vào vị trí khó xử và cố gắng hòa giải đôi bên.

Cách nay một tháng, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ, “Hồ Sơ Người Việt” có bài phân tách cái thế đu dây của nước Ðức giữa hai khối Tây phương và Liên Bang Nga (“Phá Tường Ô Nhục - Bá Linh Ðu Dây - Nước cờ hòa giải của Thủ Tướng Angela Merkel”).

Nhưng, thời sự hàng ngày không thể cho chúng ta biết một chi tiết rất phụ thuộc là thật ra, kinh tế Nga đã có triệu chứng đình trệ từ năm 2013. Mấy ai thèm theo dõi chuyện đó, nhưng biết đâu chừng, đấy mới là lý do khiến Putin ra quân tại Ukraine và khơi dậy lòng ái quốc của dân Nga, để họ phần nào quên được cái bao tử lép? Vì vậy, yếu tố đáng ngại đầu tiên cho kinh tế Nga chưa là biện pháp cấm vận kinh tế của Tây phương mà là những vấn đề nội tại, có sẵn, của nước Nga.

Thế rồi khi Putin gây ra vụ khủng hoảng Ukraine, tình hình trở thành bất trắc cho các doanh gia và giới đầu tư, cả Nga lẫn quốc tế. Họ suy nghĩ lại về sự lợi hại khi làm ăn tại Nga, hoặc khi giao dịch với kinh tế Nga, với rủi ro bị kẹt vốn trong vùng giao tranh. Chính là những tính toán này của “thị trường” - người Nga và ngoại quốc - mới làm số đầu tư trực tiếp vào Nga sụt phân nửa.

Sau cùng, một yếu tố đồng quy khác, lớn lao hơn nhiều, là nạn dầu thô sụt giá. Phân nửa nguồn thu của ngân sách Nga đến từ việc bán năng lượng. Khi dầu thô mất giá gần phân nửa trong có sáu tháng thì kinh tế Nga bị sụp. Ngược với sự bình luận nhảm nhí mà phổ biến, việc dầu thô xuống giá không là đòn kinh tế của chính quyền Hoa Kỳ, vốn dĩ còn muốn nâng đỡ loại năng lượng xanh và sạch và vẫn chưa giải tỏa đạo luật cấm xuất cảng dầu khí từ vụ khủng hoảng năm 1972.

Chính là các doanh gia và thị trường Mỹ đã tìm cách đào dầu khác, kỹ thuật “fracking,” khi giá dầu cứ lơ lửng trên đỉnh cao là trăm đồng một thùng. Và họ tìm ra nên nâng số cung trên thị trường Mỹ, tức là giảm số cầu về nhập cảng và gây ra nạn dư dầu trên thế giới. Yếu tố đó mới làm dầu thô sụt giá. Ðã vậy, việc Mỹ kim lên giá lại càng làm sản phẩm chiến lược này - và chủ yếu là giao dịch bằng đô la - mất giá nặng hơn. Nay thì chỉ còn dưới 60 đô la một thùng.
Ngân sách 2014 của Nga được soạn thảo trên giả thuyết là giá dầu vẫn ở mức 117 và sẽ “hòa vốn” hay bắt đầu khốn đốn nếu sụt tới 93 đồng. Bây giờ thì hết khốn đốn mà khốn khổ. 

Những tiền lệ của Nga 
Tuần qua, khi Ngân Hàng Trung Ương Nga tăng lãi suất 650 điểm, người ta nói đến mức tăng quá lớn chỉ thấy có một lần vào năm 1998 khi Nga gặp hiệu ứng khủng hoảng từ Ðông Á năm 1997 và vỡ nợ. Lần đó, lãi suất tại Nga đã tăng gấp năm, từ 30% lên 150%! Nhưng thật ra, các nước Tây phương khi ấy đều không muốn chính quyền của Tổng Thống Boris Yeltsin tiêu vong và Liên Bang Nga sụp đổ. Họ nhảy vào cấp cứu và xóa nợ.

Lần thứ nhì là vào năm 2008, khi Tổng suy trầm kinh tế toàn cầu bùng nổ, kinh tế Liên Bang Nga cũng lại bị khủng hoảng và Moscow tăng lãi suất từ 6% lên 10.5%. Từ đỉnh cao là 140 đồng, dầu thô sụt giá mạnh vì sự giảm sút của số cầu và Nga bị khủng hoảng tài chánh. Nhưng khi ấy, Putin vừa tấn công xứ Georgia (ngày 8 Tháng Tám) nên Nga hết được Tây phương cấp cứu. Lần đó, chính quyền Moscow mất 280 tỷ đô la để câu giờ.

Lần này, Putin có thể mất nhiều hơn nữa sau khi đã tung ra gần trăm tỷ để giữ giá đồng rúp, trước khi đồng tiền sụt đến mức kỷ lục chưa từng thấy là 80 đồng mới ăn một Mỹ kim.
Nhưng có một thực tế khá bất ngờ cho những người sống ngoài nước Nga là dân Nga lại quá quen với hoạn nạn. Những người Nga ngày nay đều đã trải qua cùng cực của biến động khi Liên Bang Xô viết tan rã 25 năm về trước, sau đó là các vụ khủng hoảng 1998, 2008 và ngày nay.

Chính quyền Putin có hiểu ra điều ấy khi cho họ uống thuốc giảm đau là tinh thần ái quốc.
Qua ngần ấy tiền lệ, chỉ có một lần mà dân Nga biểu tình phản đối khá đông đảo là vào năm 1998. Họ phản đối mà chẳng biết ai là thủ phạm, là nền dân chủ non yếu hay sự tham nhũng bất tài của chính quyền Boris Yeltsin? Ðã vậy, chính là sự bất mãn của quần chúng lại khiến Putin được coi như giải pháp khi lên làm thủ tướng rồi quyền tổng thống. Khi Nga bị khủng hoảng nữa vào năm 2008, sự phẫn nộ của dân chúng có giảm bớt so với lần trước.

Lần này, sự thể đã hơi khác nên ngoài tinh thần ái quốc, Putin cho họ thêm liều thuốc oán thù Tây phương, nhất là Hoa Kỳ, như ông ta đã trình bày trong bài diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội hôm mùng 4 Tháng Mười vừa qua về tình hình Liên Bang Nga. Và lần này, hệ thống truyền thông được tập trung vào trong tay một chế độ độc quyền sẽ không thể ru ngủ người dân được nữa.

Tháng Mười Một vừa qua, một cận thần thân tín của Putin là Phó Thủ Tướng Segei Ivanev gặp riêng các lãnh tụ địa phương để cảnh báo là phải chuẩn bị sẵn nếu dân chúng biểu tình phản đối vì kinh tế.

Và hình ảnh bắt mắt nhiều người là một phụ nữ tại Moscow giương tấm bảng: “Putin phá tan Ukraine, nay phá đến hệ thống y tế.” Vì ngân sách cạn kiệt nên kể từ đầu năm tới - hai tuần nữa - nhiều nhà thương phải đóng cửa. Dân Nga đã có người thấy ra tương quan nhân quả: ai là nguyên nhân của những khốn khó hiện nay. Ðấy là “tử huyệt” của Putin. 

Kết luận ở đây là gì?
Người dân có thể bị lãnh đạo lừa dối khá dễ dàng. Nhưng chế độ vẫn có thể lung lay nếu bên trong hệ thống lãnh đạo lại có sự phân hóa.
Chúng ta sẽ tìm hiểu sự phân hóa đó khi điểm danh các đại gia đang tháo chạy khỏi ảnh hưởng của Vladimir Putin.



No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts