X

Monday, December 8, 2014

Thủ tướng Đức: ‘Nga can thiệp vào các nước Đông Âu muốn gia nhập EU’


Thủ tướng Đức: ‘Nga can thiệp vào các nước Đông Âu muốn gia nhập EU’

Tham nhũng ở Việt Nam

Thủ tướng Đức Angela Merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

08.12.2014
Thủ tướng Đức Angela Merkel tố cáo một cách gay gắt rằng Nga đang tìm cách can thiệp vào các nước Đông Âu muốn gia nhập Liên hiệp Âu châu.
Bà Merkel nói với nhật báo Đức Die Welt rằng Nga đã gây khó khăn cho Gruzia, Moldova và Ukraine sau khi các nước này quyết định trong chủ quyền của mình ký các hiệp định với EU. Bà nói thêm rằng Nga đã vi phạm hiệp định năm 1994 bảo đảm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ra lệnh cho các lực lượng nước ông tôn trọng điều mà ông gọi là một “ngày yên lặng” vào Thứ ba để binh sĩ và các phần tử ly khai thân Nga có cơ hội kết hợp việc thực hiện lệnh ngưng bắn mới. 
Các chỉ huy phiến quân cũng đã thỏa thuận hưu chiến vào ngày 9 tháng 12.

Thỏa thuận ngưng bắn hiện hành được ký hồi tháng 9 ở Minsk đã bị phá vỡ hầu như ngay tức khắc và liên tục bị vi phạm từ đó.

Liên minh Bắc Đại tây dương, NATO, cáo buộc Nga đưa binh sĩ và khí giới vào miền đông Ukraine để giúp thành phần ly khai bám giữ lãnh địa họ chiếm hồi đầu năm nay. Nga phủ nhận lời tố cáo này.


Diều hâu Trung Quốc : Bắc Kinh sẽ sớm giải quyết vấn đề Đài Loan

media

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu trong cuộc họp báo ngày 26/11, ngay sau cuộc bầu cừ, công nhận thất bại của Quốc Dân Đảng.Reuters

Trong một tuyên bố gần như là một lời đe dọa, một viên tướng Trung Quốc vào hôm qua 06/12/2014, đã lên tiếng lưu ý rằng Bắc Kinh sẽ không để cho vấn đề Đài Loan tồn tại « quá lâu », và sẽ không « từ bỏ » việc sử dụng vũ lực. Lời cảnh báo này được coi là một phản ứng không chính thức từ phía Hoa lục sau thảm bại của thành phần thân Bắc Kinh trong cuộc bầu cử địa phương Đài Loan cách đây một tuần.

Trong ấn bản tiếng Hoa, lên mạng vào khuya hôm qua, tờ Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc đã trích lời tướng Lưu Tinh Tùng (Liu Jingsong), nguyên lãnh đạo Viện Khoa học Quân sự đầy thế lực tại Trung Quốc, xác định : « Vấn đề Đài Loan sẽ không ở lâu trong tình trạng chưa được giải quyết ».

Theo nhân vật này, Trung Quốc « hoàn toàn không từ bỏ việc sử dụng vũ lực, và việc sử dụng hợp pháp những phương tiện quân sự khi cần thiết, vẫn nằm trong khả năng lựa chọn ».
Tướng Lưu Tinh Tùng nhấn mạnh : « Tình huống khó xử này không thể tiếp tục ».

Những nhận xét nói trên được đưa ra không đầy một tuần sau thất bại nặng nề của Quốc Dân Đảng cầm quyền tại Đài Loan trong cuộc bầu cử địa phương. Đảng theo xu hướng xích lại gần Trung Quốc này đã bị cử tri tẩy chay, thua đậm trước phe đối lập, cụ thể là đảng Dân Tiến, hoài nghi với chính sách thân thiện với Bắc Kinh.

Theo hãng tin Pháp AFP, giới quan sát đang chú ý theo dõi tác động của sự kiện trên đối với chiều hướng xích lại gần nhau giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan.

Nhận định của tướng Lưu Tinh Tùng do đó đã được xem là một tín hiệu khẳng định trở lại chiến lược Đài Loan của Bắc Kinh, là sử dụng các biện pháp mềm dịu để sáp nhập vùng lãnh thổ này, nếu không xong thì dùng biện pháp mạnh.

Trên tờ Hoàn cầu Thời báo, sau khi cho rằng Trung Quốc không nên lo ngại trước các biến động tại Đài Loan, viên tướng này đã khẳng định : « Bất kể là ai lên nắm quyền lực chính trị, Đài Loan chỉ có một con đường, đó là cố sức phát triển quan hệ hòa bình (với Trung Quốc), để có thể cụ thể hóa mục tiêu cuối cùng là thống nhất đất nước. »

Biển Đông : Trung Quốc lại bác bỏ vụ Philippines kiện ‘đường lưỡi bò’
media

Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U.eia.doe.gov

Bắc Kinh vào hôm nay, 07/12/2014, đã khẳng định trở lại quan điểm của Trung Quốc : Không tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng, yêu cầu trọng tài quốc tế phán quyết về các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, được « cụ thể hóa » trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn. Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra một tuần trước thời hạn 15/12/2014 mà Tòa án Trọng tài ấn định để Bắc Kinh trả lời các cáo buộc Manila nêu lên.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong một bản tuyên bố lập trường dài, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án ý đồ của Philippines trong vụ kiện : « Mục tiêu không phải như Philippines đã cho thấy, là để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông, mà là gây sức ép chính trị trên Trung Quốc ».

Lập trường của Bắc Kinh đã được tài liệu vừa công bố xác định trở lại như sau : « Chính phủ Trung Quốc đã nhắc lại rằng sẽ không bao giờ chấp nhận và tham gia vào thủ tục trọng tài này ». Đối với Trung Quốc, đó là một thủ tục « không thể chấp nhận được ».
Vào đầu năm 2013, chính quyền Manila đã nộp đơn yêu cầu Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (ITLOS) tại La Haye xem xét các tranh chấp chủ quyền giữa Philippines với Trung Quốc tại Biển Đông. Ngay khi ấy, Bắc Kinh đã từ chối tham gia vụ kiện, nhưng thủ tục xem xét khiếu nại của Manila vẫn được xúc tiến.

Tháng Ba vừa qua, Philippines chính thức gởi hồ sơ đến tòa án, trong đó nước này xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), ký kết vào năm 1982 giữa hai nước, và khiếu nại về các « hoạt động bất hợp pháp » của Trung Quốc tại Biển Đông, « vi phạm chủ quyền và quyền hạn của Philippines ».

Bất chấp việc Bắc Kinh nhắc đi nhắc lại việc họ từ chối tham gia tiến trình tố tụng, Toà án Trọng tài đã yêu cầu Trung Quốc trả lời các luận chứng của Philippines trước ngày 15/12/2014.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã xác định là tuyên bố công bố hôm nay hoàn toàn không có nghĩa là Trung Quốc đã chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Trọng tài, hay chấp nhận theo đuổi vụ kiện. Tài liệu này cũng không phải là một bản ghi nhớ về các lập luận phản biện của Bắc Kinh.

Trung Quốc còn khẳng định răng cả hai nước trước đây đã đồng ý giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương, và « loại trừ mọi phương tiện khác ». Đối với Bắc Kinh, hồ sơ tranh chấp Biển Đông rõ ràng là « không thuộc thẩm quyền của Tòa án Trọng tài. »


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts