Cảnh báo thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở VN
Thanh Trúc, phóng viên RFA Bangkok
2013-04-29
2013-04-29
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Những dòng sông chết ở Việt Nam...
File photos
Các tổ chức bảo vệ môi sinh trên thế giới, đặc biệt International Rivers Sông Ngòi Quốc Tế, tuần trước lên tiếng cảnh báo về nạn ô nghiễm nguồn nước trên phần lớn sông hồ ở Việt Nam.
Nghe bài tường trình này
Tải xuống - download
Nguyên
nhân?
Việt Nam là quốc gia có một hệ thống sông ngòi chằng chịt với nguồn nước mặt chiếm gần 2% tổng số giòng chảy của sông hồ trên thế giới.
Báo cáo từ các tổ chức môi sinh quốc tế cho thấy việc khai thác quá mức nguồn nước mặt đã và đang làm giảm chất lượng cũng như số lượng tài nguyên trên lưu vực các sông lớn như Sông Hồng, Sông Thái Bình và Sông Đồng Nai.
Bên cạnh đó, nhiều nguồn nước mặt ở Việt Nam bị ô nhiễm đến nỗi không thể sử dụng hay tái sử dụng mà nguyên nhân là vì nước bẩn từ các khu công nghiệp thải thẳng ra đó.
Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam cũng sử dụng rất nhiều nước cho ruộng đồng và tiêu tưới, góp phần không nhỏ vào việc làm ô nghiễm nguồn nước mạch.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh, giảng viên môn Kỹ thuật và Quản lý Môi trường thuộc phân khoa Môi trường, Tài nguyên và Phát triển của Viện Kỹ Thuật Châu Á AIT ở Thái Lan, trước hết cần phân biệt rõ thế nào là nguồn nước bề mặt và thế nào là nguồn nước mạch mà cả hai mặt khai thác và sử dụng đều khiến môi sinh bị ô nhiễm:
Các giòng sông bị ô nhiễm bởi vì
nước thải ra không được xử lý. - TS Nguyễn Thị Kim Oanh
“Nước bề mặt, surface water, là nước sông nước hồ, raw water là nước mạch ở dưới đất. Thật ra nước bề mặt ở sông hồ thì mình phải khai thác để dùng cho tưới tiêu, dùng cho công nghiệp.
Mình cũng dùng rất nhiều nước mặt làm nước cấp cho dân dụng nữa.
Còn nước mạch thì chủ yếu là dùng cho dân dụng nhiều hơn, nước cấp, water supply, là nhiều hơn. Nước mặt bị ô nhiễm bởi vì mình thải ra các nguồn dân dụng cũng như công nghiệp.
Rồi nông nghiệp thì mình sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.. khi mưa thì nước cũng chảy ra bề mặt.
Đấy là mình khai thác tức là mình dùng bao nhiêu nước từ các giòng sông. Còn nước mạch là nếu đào sâu xuống thì mình sẽ được nước sạch hơn.
Còn nếu giếng của mình là giếng nông thì nước cũng sẽ thấm từ bề mặt chẳng hạn trong nông nghiệp mà mình sử dụng thuốc trừ sâu thì nước cũng có thể thấm vào nguồn nước mạch ở dưới khoảng độ vài ba mét.”
Một bãi rác gây ô nnhiễm, ảnh minh
họa
Về cảnh báo là nuồn nước mặt trên
các sông hồ ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự khai thác quá mức, tiến sĩ
Nguyễn Thị Kim Oanh phân tích:
“Thật ra nước bề mặt cơ bản mình khai thác thì mình dùng, vấn đề ô nhiễm của giòng sông mới là quan trọng. Các giòng sông bị ô nhiễm bởi vì nước thải ra không được xử lý.
Trong nông nghiệp khi tưới thì nó ngấm trở lại và chảy ra giòng sông. Như vậy phải xử lý cái nước ấy trước khi đổ ra nước bề mặt thì đúng hơn là nói chuyện khai thác bởi không thể nào hạn chế việc khai thác nước được.”
Giải
pháp
Nếu nói khai thác quá mức thì giải pháp là tiết kiệm mức sử dụng nước ở mức có thể cho phép chứ không thể tiết kiệm đến mức rất thấp được, tiến sĩ Kim Oanh giải thích tiếp:
“Cho nên mình vẫn phải dùng nhưng khi mình xả nước trở lại các giòng sông hay bờ hồ thì mình phải xử lý sao cho đạt tiêu chuẩn qui chuẩnn thải ra để đừng làm ô nhiễm các giòng sông.”
Trong khi đó, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu, điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, cho rằng sự nhận định phần lớn sông hồ bị ô nhiễm, số lượng và chất lượng tài nguyên trên các giòng chính bị giảm do khai thác quá mức, là một cảnh báo đúng lúc, cần thiết và kịp thời cho Việt Nam:
“Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam đồng ý với quan niệm này, tức là hiện giờ tình trạng các sông ở Việt Nam là bị khai thác quá mức, đặc biệt khai thác để sử dụng cho các nhà máy thủy điện.
Nên chi các giòng chảy của các con sông đó càng ngày càng cạn kiệt. Chính tình trạng cạn kiệt đó, cộng với việc thải chất thải ở dưới hạ lưu thì nó làm cho ô nhiễm.”
Được hỏi làm thế nào để loại trừ hai tác nhân gây hại, thứ nhất là các giòng chảy bị cạn kiệt và thứ hai là chất thải sinh học cũng như công nghiệp xả thẳng ra nguồn nước mà không qua xử lý, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu của Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam nhấn mạnh là cần có qui hoạch để khai thác và sử dụng nguồn nước một cách bền vững:
Sẽ là tốt cho các giòng sông cũng
như chất lượng của các con nước là cần có qui hoạch sử dụng nguồn nước theo lưu
vực sông. - Ths.Lâm Thị Thu Sửu
“Sẽ là tốt cho các giòng sông cũng như chất lượng của các con nước là cần có qui hoạch sử dụng nguồn nước theo lưu vực sông.
Nhà nước cần đưa ra những qui hoạch cụ thể là bao nhiêu nhà máy thủy điện có thể được xây dựng trên giòng sông đó, bao nhiêu nước được sử dụng cho việc tưới tiêu, bao nhiêu nước sử dụng cho sinh hoạt.”
Mặc dù con số chính xác có thể rất là khó, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu trình bày tiếp, nhưng cần có qui hoạch gọi là khai thác và sử dụng nguồn nước một cách bền vững với các mục đích khác nhau, đồng thời chia sẻ lợi ích khác nhau giữa các bên liên quan bao gồm các nhóm hộ dân khác nhau, các nhóm tổ chức khác nhau chẳng hạn.
Phát túi nylon tự hủy cho du khách
lên đảo Cù Lao Chàm, Hội An, ảnh chụp trước đây.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Oanh của Viện Kỹ
Thuật Châu Á, cho biết Việt Nam đã có qui chuẩn pháp lý về việc tránh gây
ô nhiễm môi sinh và nguồn nước.
Nhưng nếu luật pháp không triệt để thì sẽ có thêm những giòng sông chết như sông Thị Vải hay sông Đáy cùng vài giòng chảy khác hiện nay:
“Luật là mình có, qui chuẩn tiêu chuẩn là mình có , tức là các chỉ tiêu về chất thải nước thải ra môi trường là mình có. Vấn đề là law enforcement áp dụng luật pháp.
Muốn được như thế phải đi đo, ô nhiễm bao nhiêu, COD bao nhiêu, kim loại nặng bao nhiêu. Phải xem nếu vượt quá ngưỡng cho phép thì phải phạt hoặc phải dùng biện pháp cứng rắn nào đấy.
Nhưng mà nếu ý thức người dân không cao, nguồn nước đã bị ô nhiễm như thế thì chỉ dùng năm năm mười năm rồi sau đấy là giòng sông chết, các nguồn nhỏ.
Còn đối với các nhà máy lớn là phải dùng biện pháp mạnh buộc họ phải tuân thủ luật quốc tế, ở Việt Nam thì phải tuân thủ luật Việt Nam.
Nhiều khi ý thức con người có hạn nên ảnh hưởng đến cái cân bằng giữa lợi nhuận và chi phí.
Nếu như họ phải sử dụng xử lý chất thải nghiêm thì tất nhiên là chi phí như thế làm giảm lợi nhuận của họ. Cho nên ở môi trường tiên tiến thì họ không dám làm thế.”
Đối với điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, một con nước một giòng sông đã bị ô nhiễm, đang hấp hối và sẽ chết, là một tai họa cho sinh kế và cuộc sống của người dân hai bên lưu vực.
Để cho một giòng sông chết vì ô nhiễm thì không bao giờ có thể cứu vãn giòng chảy ấy sống trở lại để phục vụ cho thiên nhiên và con người, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu kết luận.
Những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching