[Attachment(s)
from Paul Osieck included below]
XIN CÔNG
LUẬN GIÚP QUẢNG BÁ THÔNG TIN NÀY CHO RỘNG ĐƯỜNG DƯ LUẬN - RẤT CÁM ƠN. (P.O.)
Thứ Bảy, ngày 18 tháng 5 năm
2013
SỐNG TRÊN ĐẤT MỸ
TRẢI NGHIỆM 01
VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ : TIẾNG VIỆT - TIẾNG MỸ
Quí Vị Phụ
Huynh Người Việt Nghĩ Sao
Khi Con Em
Của Mình “Dốt” Tiếng Việt ?
Paul Osieck
Là người Việt Nam yêu nước, không ai không chạnh
lòng khi thưởng thức bản “Tình Ca” bất hủ của cố nhạc sĩ tài danh Phạm Duy; và
chắc hẳn phải có nhiều người Việt Hải Ngoại sống kiếp tha hương nơi xứ người phải
nghẹn khóc khi chính bản thân mình ngâm nga lời Việt của bài hát mang nội dung
yêu nước ấy. Về Phương diện ngôn ngữ học, lời Việt của “Tình Ca” rất khúc chiết,
rõ ràng dễ hiểu nên dễ dàng “tâm tình” với thính giả người Việt Hải Ngoại còn
thực sự yêu nước thương nòi. Về phương diện giáo dục, vấn đề cần quan tâm hiện
nay là “Quí Vị Phụ Huynh Người Việt Hải Ngoại Nghĩ Sao Khi Con Em Của Mình ‘Dốt’
Tiếng Việt ?” và chưa chắc hiểu thấu đáo được nội dung của một bài tham luận, một
bài phản biện trên mạng lưới toàn cầu, hoặc văn phong thâm thúy của một bản
tình ca biểu lộ lòng ái quốc như bản “Tình Ca” của cố nhạc sĩ Phạm Duy.
Là phụ huynh đáng kính và có trách nhiệm, chúng
ta nghĩ sao khi con em mình không biết hổ thẹn do bản thân các em các cháu vẫn
còn quá “dốt” tiếng Việt, mà lại còn trơ trẽn khoe khoang “nổ” trình độ tiếng
“mẹ nuôi” Mỹ trên mạng lưới toàn cầu khi giao tiếp với những người Việt đáng bậc
trưởng thượng của mình, những người với tuổi đời trên mình dăm ba thế hệ; các
em các cháu này trực tiếp hoặc gián tiếp xấc láo với độc giả Người Việt Hải Ngoại
bốn phương, hỗn xược với đồng bào Việt Nam của mình trong và ngoài nước (Tội
nghiệp thay! Trẻ người non dạ, thiếu người dạy bảo!) (Xem dẫn chứng
Francis Duong francis_duong@hotmail.com
đính kèm 01).
Francis
Duong: “I prefer to correspond with you in English because it is clearer,
faster to write, and particularly more comprehensible.” (From francis_duong@hotmail.com ;
Là phụ huynh đáng kính và có trách nhiệm,
đang sinh sống tại hải ngoại, chúng ta cũng nên biết rằng, các dân tộc văn minh
và có văn hoá, được giáo dục, không bao giờ giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của
mình với nhau, khi có sự hiện diện của một người nói thứ tiếng khác tiếng mẹ đẻ
của mình. Nếu làm như thế, thì những bậc thức giả Hoa Kỳ cũng như Việt
Nam sẽ chỉ nở nụ cười mỉm chi cọp, khi dễ con em của chúng ta, vẫn chưa hội nhập
được vào giòng chính của xã hội “Cờ Hoa”. Bài học kinh nghiệm cho thấy rằng
, về phương diện luật pháp, khi một nhân viên công lực Mỹ nói “gà” (tiếng Mỹ),
mà người vi phạm Việt nói “vịt” (tiếng Việt), thì vụ án liên quan có khả năng sẽ
được miễn tố (dismiss) !!!
Là phụ huynh đáng kính và có trách nhiệm,
đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chúng ta cũng nên biết rằng, hiện có rất nhiều người
Việt gốc Mỹ đang tự hào mình là người Việt và ăn nói tiếng Việt lưu loát
hơn cả con em Việt Nam di dân thuộc thế hệ 1+1/2 của mình (Xem dẫn chứng “người
Việt gốc Mỹ”, Tác giả Nguyễn Thế Thăng, đính kèm 02).
“Còn Mike, anh nói tiếng Việt
bằng cả tấm lòng: tên Mỹ của tôi là Michael, tên Việt của tôi là ‘Mai’, theo giọng
Việt Nam có nghĩa là ‘hên’, là ‘may mắn’, còn giọng Việt Bắc (?) hay Việt Trung
(?) có nghĩa là ‘hoa mai’, một loài hoa rực rỡ mùa xuân ! Vợ tôi vẫn thích kêu
tôi là ‘Mai Cồ’, hay ‘Anh Cồ’, hoặc ‘Cồ ơi’ chỉ vì tôi bự con! Con rể của nước
Đại Cồ Việt mà! Một ông thầy bói Việt Nam nói số tôi phải cưới vợ họ Trần vì
cả đời tôi không thích mặc áo…vân vân và vân vân ... tôi há hốc miệng ngồi nghe
một chàng mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng 100% Anglo-Saxon đang chơi chữ bằng chính
ngôn ngữ của tôi !!!” (Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định
cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon .”
Lời Kết: Nghiên cứu, học hỏi , giảng dạy, và truyền
bá ngôn ngữ Việt trong Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại cần được hỗ trợ, phát huy,
và phổ biến không ngừng. Chúng ta, là những phụ huynh đáng kính và có
trách nhiệm đối với con em người Việt thuộc các thế hệ 1+1/2 và 2, nên trân trọng
tri ân các tổ chức văn hóa bất vụ lợi trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại như
“Giao Điểm” giaodiemonline@yahoo.com
và
“Sách Hiếm” http://sachhiem.net/
, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho việc giao tiếp bằng tiếng Việt rất thực dụng,
rất hào hứng, và rất bổ ích cho việc trao đổi thông tin liên quan đến tri thức
các tôn giáo và các vấn đề cần quan tâm liên quan đến đất nước và con
người Việt Nam trong cũng như ngoài nước, bằng tiếng Việt trên mạng lưới toàn cầu.
Thứ Bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2013
Paul Osieck
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching