From: chaulinhvu
Date: Mon, 9 Sep 2013 16:30:35 -0700
Subject: Đánh Syria hay không ? [DiendanDanToc] Nguyễn Xuân Nghĩa: OBAMA, SYRIA và SILLY-A
Date: Mon, 9 Sep 2013 16:30:35 -0700
Subject: Đánh Syria hay không ? [DiendanDanToc] Nguyễn Xuân Nghĩa: OBAMA, SYRIA và SILLY-A
Thưa quí vị,
Tuần trước tôi có phát biểu rằng TT Obama sẽ không đánh
Syria. Lúc đó tôi đã linh cảm thấy như vậy và đã đoán mò như thế.
Trong bài dưới đây, tôi cũng đã nói rằng việc TT Obama tự ý
trói tay bằng cách hỏi ý kiến QH là một điều khác thường, xưa nay ít khi xảy
ra.
Nhưng càng ngày càng thấy rằng đó là một nước cờ có tính
toán của TT Obama: Ông không đánh Syria vì…QH không cho phép.
Nước cờ này hay hay dở, đúng hay sai, chúng ta phải chờ.
Mời qúi vị đọc qua mấy ý kiến cũng khá lạ mắt dưới đây.
VLC
SYRIA, CANH BẠC LỚN NHẤT TRONG SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ CỦA TT
OBAMA?
Kính
thưa qúi vị,
Ngày
hôm qua, ( August 31, 2013) tôi đã thưa với qúi vị rắng, trong vụ khủng hỏang
Syria hiện nay, tấn công hay không tấn công Syria, TT Obama đã có một hành động
rất khác thường, xưa nay ít thấy xảy ra trong chính trường Hoa Ký. Đó là việc
TT Obama đã hỏi ý kiến Quốc Hội về việc này.
Và
tôi đã phát biểu rằng, hành động khác thường đó của TT Obama sẽ gây nên hai hậu
qủa quan trọng sau đây cho đất nước Hoa kỳ và cho danh tiếng của ông trong lịch
sử Mỹ:
-
TT Obama đã làm suy yếu TỔNG THỐNG CHẾ của Hoa kỳ, nghĩa là làm
suy yếu nước Mỹ.
-
Lịch sử sẽ đánh giá và “xếp hạng” TT Obama dựa trên phương cách mà ông sẽ áp
dụng để đối phó với biến cố Syria này.
TT
Obama hỏi ý kiến Quốc Hội về việc có nên tấn công Syria hay không là một hành
động hết sức bất thường, hình như xưa nay chưa bao giờ xảy ra. Chính TT Obama
cũng đã nhiều lần nhìn nhận rằng ông có quyền quyết định một mình và không cần
hỏi ý kiến Quốc Hội.
Tại
sao TT Obama đã có hành động lạ lùng như vậy, xin được miễn bàn ở đây.
Chỉ
xin đi vào hai điểm căn bản chính yếu của bài phát biểu này, đó là:
1-
Việc
TT Obama hỏi ý kiến QH đã làm suy yếu Tổng Thống Chế của Hoa Kỳ, nghĩa là đã
làm suy yếu Nước Mỹ.
Như qúi vị đã biết, ngày nay chính quyền của tất cả các quốc
gia dân chủ trên thế giới đều được tổ chức dựa trên 2 chính thể căn bản sau
đây:
* Quốc hội chế. (Tiêu biểu là nước Anh)
* Tổng thống chế. (Tiêu biểu là Hoa Kỳ)
* Quốc hội chế. (Tiêu biểu là nước Anh)
* Tổng thống chế. (Tiêu biểu là Hoa Kỳ)
Quốc
Hội Chế.
Quốc Hội Chế còn được gọi là Đại Nghị Chế vì tất cả mọi công việc của quốc gia đều do các Đại biểu của nhân dân trong Nghị Viện quyết định.
Đặc điểm của Quốc Hội chế là không áp dụng triệt để nguyên tắc phân quyền:
- Quốc Hội không những nắm quyền Lập pháp mà còn kiêm nhiệm luôn ngành Hành Pháp.
- Quốc Hội nắm quyền Hành Pháp bằng cách chỉ định Thủ Tướng để thành lập và điều hành Chính phủ.
-
Quốc
Hội có quyền lật đổ Thủ Tướng và giải tán Chính Phủ bất cứ lúc nào.
Ưu điểm của Quốc Hội chế là rất dân chủ vì Quốc Hội do dân bầu nắm toàn quyền trị nước. Nó cũng không sợ sẽ gặp phải một chính phủ độc tài hay bất tài vì Quốc hội có thể bỏ phiếu lật đổ chính phủ dễ dàng bất cứ lúc nào
Ưu điểm của Quốc Hội chế là rất dân chủ vì Quốc Hội do dân bầu nắm toàn quyền trị nước. Nó cũng không sợ sẽ gặp phải một chính phủ độc tài hay bất tài vì Quốc hội có thể bỏ phiếu lật đổ chính phủ dễ dàng bất cứ lúc nào
-
Nhưng
đấy cũng chính là khuyết điểm của Quốc Hội Chế vì Chính phủ sẽ quá yếu:
Hành pháp không dám có những hành động cương quyết táo bạo, nhất là những hành
động và kế hoạch, tuy có vẻ thất nhân tâm trong ngắn hạn, nhưng sẽ vô cùng hữu
ích trong tương lai lâu dài.
Điều
này đã được thấy rất rõ ràng trong cuộc khủng hỏang Syria lần này. Đó là Thủ
Tướng Anh David Cameron đã bị Quốc Hội cấm không được can thiệp vào Syria bằng
võ lực.
Chính vì vậy mà rất ít quốc gia đã áp dụng thành công Quốc Hội Chế, trừ một số nước có lưỡng đảng thật mạnh và dân trí thật cao như Nhật bản, Anh quốc, Canada, Australia…
Chính vì vậy mà rất ít quốc gia đã áp dụng thành công Quốc Hội Chế, trừ một số nước có lưỡng đảng thật mạnh và dân trí thật cao như Nhật bản, Anh quốc, Canada, Australia…
TỔNG THỐNG CHẾ.
Đặc
điểm của Tổng Thống Chế là triệt để áp dụng nguyên tắc phân quyền: Hành
pháp và Lập Pháp đều do dân bầu trực tiếp. Hai cơ quan này hoàn toàn độc
lập với nhau:
─
Tổng
thống nắm toàn quyền Hành pháp, Quốc Hội nắm trọn quyền Lập Pháp.
─
Quốc
hội và Tổng thống không có quyền lật đổ lẫn nhau.
Tổng
Thống chế có ưu điểm là Chính phủ rất mạnh. Nên rất hữu hiệu trong
thời chiến và trong các trường hợp khẩn cấp. Chính phủ rất mạnh vì Tổng Thống
có toàn quyền Hành Pháp, nhất là, vì không sợ bị Quốc hội lật đổ trước nhiệm
kỳ, nên Tổng Thống dám thi hành những chính sách ích quốc lợi dân lâu dài, kể
cả những chính sách mà lúc đầu xem ra có vẻ thất nhân tâm.
Tóm
lại, đặc biệt là với nước Mỹ, Tổng Thống Mỹ có toàn quyền hành động trong tất
cả các vấn đề nội trị và ngoại giao mà không cần phải hỏi ý kiến QH. QH cũng
gần như không có quyền ngăn cản, cách chức hay xen vào các quyết định của TT.
Thế
nhưng trong vụ Syria này, TT Obama đã có hành động hoàn toàn trái ngược với
truyền thống và với hiến pháp Hoa Kỳ bằng cách tự ý hỏi ý kiến Quốc Hội, bằng
cách tự ý để QH trói tay…
Dụng
ý chính trị của quyết định khác thường này của TT Obama là gì, cũng xin được
miễn bàn ở đây.
Chỉ
xin nhắc lại là, với hành động tự ý để cho QH trói tay, TT Obama đã tạo ra một
tiền lệ rất bất thường vì ông đã tự ý cho phép QH xen vào công việc của chính
phủ, nghĩa là đã du nhập nhược điểm chính yếu của Quốc Hội Chế vào trong
Tổng Thống Chế, cách riêng là Tổng Thống Chế của Hoa Kỳ.
2-
Lịch sử sẽ đánh giá và xếp hạng TT Obama qua phương cách ông giải quyết vụ
Syria, nhất là hành động “tự trói tay” này của ông.
Sức
mạnh và sự hữu hiệu của Tổng Thống Chế trong hiến pháp Hoa kỳ, đặc biệt là tính
cách độc lập gần như hoàn toàn giữa Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ đã được chứng
minh rất rõ ràng trong lịch sử, đặc biệt là trong hai biến cố gần đây. Đó là
các quyết định hoàn toàn độc lập của TT Kennedy trong vụ Khủng hỏang Hỏa Tiễn Cuba
và của TT George W. Bush trong Chiến tranh Irap.
-
TT
Kennedy và vụ “Hỏa Tiễn Cuba” (Cuban missile crisis).
Cuối
năm 1962, máy bay thám thính U2 của Mỹ khám phá ra là Nga sô đã cho bố trí các
dàn hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử tại Cuba hướng thẳng vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
Đây
là một hành động vô cùng nguy hiểm cho nước Mỹ. Tại vì trong tình trạng căng
thẳng của chiến tranh lạnh lúc bấy giờ, nếu Nga sô có bất ngờ tấn công nước Mỹ
bằng hỏa tiễn mang bom nguyên tử, thì các hỏa tiễn này cũng phải mất một thời
gian tối thiểu là 30 phút để bay tới lãnh thổ Mỹ. Nghĩa là dư đủ thời giờ để
Hoa kỳ trả đũa bằng võ khí nguyên tử…Nghĩa là nếu chiến tranh nguyên tử xảy ra
thì… một hai ba, chúng ta cùng chết. Nghĩa là cả Nga và Mỹ đều tự sát.
Chính
vì thế mà có người đã nói “Trong thời gian chiến tranh lạnh, chính võ khí
hạt nhân đã duy trì được…nền hoà bình cho thế giới”.
Nhưng,
nay thì mọi chuyện đã khác, hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân chỉ mất vài…phút để
bay từ Cuba tới Washington DC.
Sự
việc này giống hệt như Khruschew đã bất ngờ dí súng vào lưng Kennedy. Và
Kennedy chỉ còn một lựa chọn duy nhất là giơ tay đầu hàng!
Sau
nhiều cuộc họp tuyệt mật với nội các và cố vấn, TT Kennedy đã bí mật ra lệnh
cho tất cả lực lượng quân sự của Hoa Kỳ ở trong tinh trạng báo động số 1. Tất
cả đều vào vị trí sẵn sàng tác chiến : B 52 chở bom nguyên tử cất cánh bay vòng
vòng chung quanh nước Nga, các xạ thủ của các hỏa tiễn liên lục điạ mang theo
đầu đạn hạt nhân đều túc trực sẵn sang, chỉ cần nhấn một cái nhấn nút là tất
cả các hỏa tiễn này sẽ bay tới lãnh thổ Nga Sô…
Và
sáng sớm ngày 22 tháng 10, 1962, TT Kennedy đã bất ngờ đọc một bài diễn văn
trên các hệ thống truyền thông, loan báo với QH và với Quốc dân Hoa Kỳ về tình
trạng trên. Ông cũng cho biết đã ra lệnh cho hải quân Mỹ phong tỏa và bao vây
Cuba, tất cả mọi tầu bè ra vào Cuba, kể cả của Nga sô, đều sẽ bị Hải quân Mỹ
khám xét, nếu tầu nào chống cự sẽ bị bắn chìm ngay. TT cũng yêu cầu Nga phải
ngay lập tức gỡ bỏ tất cả các hỏa tiễn mang đầu đạt hạt nhân mà họ đã đặt tại
Cuba.
Tất
cả nhân loại nín thở chờ đợi ngày tận thế do chiến tranh nguyên tử sắp sửa bùng
nổ. Chính Bộ Trưởng Quốc Phòng MacNamara, sau phiên họp suốt đêm tại Toà Bạch
Ốc, khi ra về, nhìn mặt trời ló rạng tuyệt đẹp tại hướng Đông, ông đã tự hỏi,
phải chăng đây là lần sau cùng ông được nhìn thấy bình minh…
Vào
thời gian đó, cũng như nhiều người VN khác, tôi cũng thường có thói quen nghe
tin tức đài BBC buổi sáng… Và cả ngày hôm đó, cũng như rất nhiều người khác,
tôi cũng dọn mình…chờ chết.
Với
các hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân đặt tại Cuba trên đây, giống hệt như là TT
Kennedy đã bị Kruschew dí súng vào hông, nhưng thay vì giơ tay đầu hàng, ông
cũng nhanh như chớp, bất ngờ móc súng chĩa vào Kruschew…
Và
con cáo gìa Kruschew đã bỏ súng xuống, miệng cười sả lả: “Thôi mà anh bạn,
dỡn chơi chút síu, làm chi dữ vậy”
Cho
nên bản tin buổi tối hôm đó của BBC đã cho biết là tất cả các tầu của Nga,
trong hải phận quốc tế, gần Cuba, đã ngoan ngoãn tuân theo mọi mênh lệnh của
tầu chiến Mỹ, khi có lệnh, tất cả tầu Nga đã ngưng lại và lính Mỹ đã nhảy lên
khám xét… như là trong sân sau nhà mình.
Kruchew
cũng đã mau mắn hứa hẹn sẽ gỡ bỏ tất cả các hỏa tiễn tại Cuba.
Sau
cuộc thử lửa này, Cruschew đã thấy rõ tài nghệ và bản lãnh chính trị cao cường
của TT Kennedy và Kruschew biết rằng ông đã có một đấu thủ… đủ bản lãnh để nói
chuyện giải giới nguyên tử và thi đua võ trang với Mỹ…
(
Nhân tiện cũng xin được nói thêm về TT tiền nhiệm của Kennedy là Eisenhower.
Trong Hội Nghi Hoà Bình Giải Giới vũ khí hạt nhân tại Paris, Cruschew đã thử
tài của TT Eisenhower bằng cách bắn rơi một máy bay thám thính U2 của Mỹ, bắt
sống phi công Powers với đầy đủ không ảnh do U2 chụp trên đất Nga… Khi vừa vào
bàn hội nghị, con cáo già Cruschew đã ném ngay đống tài liệu lấy được từ phi cơ
U2 vào trước mặt TT Eisenhower và lớn tiếng sỉ vả TT Mỹ là đồ đạo đức gỉa…
Cruschew vừa dứt lời, thì TT Eisenhower đứng dậy nhận lỗi và xin lỗi. Thế là
Cruschew đập bàn bỏ ra về ngay. Cả nhân loại thất vọng ê chề, hội nghị hòa bình
gỉai giới võ khí hạt nhân mà loài người trông đợi bấy lâu nay, chưa họp đã tan…
Sau
này người ta mới biết, đó chỉ là một nước cờ dằn mặt để chiếm thế thượng phong
của Kruschew. Con cáo già Nga đã muốn cho Eisenhower chối phăng đi, nhưng
TT Mỹ, vì là gốc nhà binh, có làm có chịu, nên đã qúa thiệt thà…nhận lỗi và xin
lỗi. Kruschew biết rằng Eisenhower không phải là một đối thủ ngang cơ, nên ông
đã bỏ ra về, chờ dân Mỹ bầu một đối thủ mới.
Khi
TT Kennedy đắc cử, Chruschew đã thử tài TT Mỹ bằng vụ “Hỏa Tiễn Cuba” và ông đã
rất vui mừng vì đã gặp một đối thủ ngang tài ngang sức cho các cuộc thương
lượng hòa bình sắp tới.
Nhưng
bất ngờ, TT Kennedy bị ám sát ngày 22/11/1963, lúc đó Chruschew đang thăm Miến
Điện, khi đến tòa đại sứ Mỹ để ký vào sổ phân ưu, ông đã luống cuống đề sai
ngày … vì cả một kế hoạch của ông đã bị đảo lộn hoàn toàn).
(Lại
xin mở một dấu ngoặc nữa. Chắc chắn là đâu đó tại điện Cảm Linh, một người với
cặp mắt “ti hí mắt lươn” cũng đang chăm chú theo dõi mọi nước cờ, mọi hành động
của TT Mỹ Obama trong vụ khủng hỏang Syria này. Với tên cựu điệp viên KGB sừng
sỏ và đa mưu túc trí Putin này, chắc chắn TT Obama sẽ có cơ hội để chứng tỏ bản
lãnh của mình như TT Kennedy đã đương đầu với Cruschew).
-
TT
george W. Bush trong chiến tranh Irap.
Những
ưu điểm về sự hữu hiệu của quyền độc lập với QH của TT Mỹ cũng đã được thấy rất
rõ ràng qua những hành động quân sự mới đây của Tổng thống Mỹ tại Afghanistan
và Iraq sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Sự
hữu hiệu, quyền lực to lớn và sự độc lập với Quốc Hội của một vị
Tổng thống trong Tổng thống chế tại Mỹ đã được nhận thấy nổi bật
nhất là trong chiến tranh Iraq.
Đầu
năm 2007, tình hình chiến sự tại Iraq trở nên vô cùng đen tối, nội chiến giữa
hai phe Sunni và Shiite trở thành vô cùng ác liệt với những vụ nổ bom tàn phá
các đền thờ linh thiêng hay giết hại hàng ngàn người dân vô tội tại các nơi chợ
búa đông người, các vụ thủ tiêu lẫn nhau với hàng trăm xác chết tìm thấy mỗi
ngày. Quân khủng bố Al Qaeda kiểm soát nhiều phần lãnh thổ, công khai đương đầu
với quân đội Mỹ... Số thương vong của quân nhân Mỹ mỗi ngày mỗi cao. Phong trào
chống chiến tranh bùng lên mạnh mẽ, tỉ lệ cử tri đòi rút quân lên tới 70%. Đảng
Dân chủ được dân chúng chán ghét chiến tranh dồn phiếu, đã chiếm đa số tại cả
hai viện quốc hội, nhiều dân biểu và nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa cũng chạy theo
lập trường phản chiến của đảng Dân chủ. Một phái đoàn gồm nhiều nhân vật danh
tiếng thuộc cả hai Đảng, do cựu ngoại trưởng James Baker, một chính khách rất
nhiều uy tín thuộc đảng
CH dẫn đầu, sau
khi sang tận nơi điều nghiên, đã khuyến cáo Tổng thống Bush nên thương thuyết
với các lân bang của Iraq là Iran và Syrie để tìm cách rút chân ra khỏi vũng
lầy Iraq... Hình ảnh một cuộc thất bại nhục nhã của nước Mỹ như tại Việt Nam đã
được giới truyền thông của cả bạn lẫn thù nói tới hàng ngày...
Tuy
nhiên, trước sự ngạc nhiên của mọi người, Tổng Thống Bush đã ra lệnh... tăng
thêm quân số để quyết dành chiến thắng... Và chỉ sau vài tháng, tình hình Iraq
càng ngày càng sáng sủa và đến cuối năm 2007, kế hoạch “nhồi quân đánh tới” của
Tổng Thống Bush càng ngày càng thu lượm được nhiều thành công rực rỡ. Và sau
cùng quân đội Mỹ đã bàn giao trách nhiên cho chính phủ Irap và đã rút về trong
danh dự và vinh quang
như mọi người đã thấy.
Nếu
không phải là một vị Tổng thống của một nước theo Tổng thống chế kiểu Mỹ, sẽ
không có một vị đứng đầu cơ quan Hành pháp nào lại có đủ sức mạnh và quyền lực
để có được một hành động quyết liệt và... thất nhân tâm như TT George W. Bushh
đã làm để giải quyết chiến tranh Irap một cách tốt đẹp như vậy.
Tóm
lại, việc TT Obama tự ý xin Quốc Hội chấp thuận việc tấn công Syria là một việc
làm rất bất thường, xưa nay rất ít thấy xảy ra trong chính trường Hoa Kỳ. Nếu
trở thành một tiền lệ, chắc chắn nó sẽ làm giảm sút đi tính độc lập giữa Hành
Pháp và Lập pháp mà hiến pháp Hoa kỳ đã hoạch định và chắc chắn sẽ làm giảm sút
khả năng tự do hành động của TT Mỹ. Một yếu tố rất quan trọng đã củng cố sự
vững mạnh và hùng cường cuả quốc gia Hoa kỳ, một nước theo Tổng Thống Chế.
Người
ta vẫn chưa hiểu tại sao TT Obama lại có hành động tự trói tay mình như vậy.
Nhưng biết đâu đấy là một chiến thuật tinh vi, một nước cờ bí hiểm mà TT Obama
đang thực thi để đi tới một kết qủa cũng to lớn và cũng ngoạn mục như TT
Kennedy và TT George Bush đã làm.
Đài
BBC trong buổi phát thanh ngày hôm qua, Thứ Hai, 2/9/2013 đã nói : “Ông
Obama đang có một canh bạc lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng Thống của mình”.
Chúng
ta hãy chờ xem.
Vũ Linh Châu
From:
Gop gio <
Sent: Monday, September 9, 2013 9:33 AM
Subject: Nguyễn Xuân Nghĩa: OBAMA, SYRIA và SILLY-A
Sent: Monday, September 9, 2013 9:33 AM
Subject: Nguyễn Xuân Nghĩa: OBAMA, SYRIA và SILLY-A
Kính chuyển
:
*Thế
giới mỗi ngày càng nhận thấy rõ chính Nga và Trung cộng là 2 quốc gia bảo trợ
ngầm cho các chế độ độc tài khủng bố như Iran, Bắc Hàn, Syria… gây bất ổn trên
thế giới; đồng thời lạm dụng quyền “phủ quyết” để bao che cho bọn khủng bố… Và
như thế tức là đi ngược lại bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
*Trong thời kỳ “Chiến Tranh Lạnh” trước đây, người dân Mỹ đã từng tổ chức biểu
tình đòi chánh phủ Hoa Kỳ rút chân ra khỏi cơ quan Liên Hiệp Quốc, đuổi tổ chức
nầy ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ, đồng thời thành lập một tổ chức LHQ mới với các
quốc gia theo chế độ dân chủ tự do biết “tôn trọng nhân quyền”. Hoa Kỳ không
thể dùng tiền đóng thuế của người dân để tài trợ cho một tổ chức báo cô, cầm
đầu bởi Nga và Tàu cộng, chuyên bảo trợ cho các chế độ độc tài, đi ngược lại
Hiến Chương LHQ và nhứt là thường xuyên chống lại quyền lợi của Hoa Kỳ !
GÓPGIÓ.
***
Obama, Syria và
Silly-A
(08/31/2013)
Tác giả : Nguyễn Xuân Nghĩa
Nghịch lý Obama, vũng
lội Syria và Liên bang Nga cười cười...
Trong có hai năm – Tháng Ba năm 2011 và Tháng Tám 2013 - Tổng thống Barack Obama hai lần phải quyết định sử dụng võ lực để can thiệp vào một nước Hồi giáo đang gặp nội chiến. Lần này, ông còn kẹt hơn nữa, can thiệp cũng dở mà không làm gì thì còn tệ hơn! Vì sao nên nỗi?
Lần trước là tại Libya, qua một nghị quyết của Liên hiệp quốc và sự tiếp tay của các nước Tây phương, với kết quả là lãnh tụ Muammar Ghaddafi bị hạ sát. Nhưng rồi Libya bị nội loạn với hậu quả là vụ Benghazi làm Chính quyền Obama bị mang tiếng là che giấu sự thật. Lần này là tại Syria, với những tranh chấp sắc tộc và mâu thuẫn quốc tế còn gai góc gấp trăm, sau hơn hai năm nội chiến khiến hơn trăm ngàn người bị tàn sát, có khi bằng võ khí hóa học.
Từ một Tổng thống đã cố hòa giải với các nước và với thế giới Hồi giáo, việc Hoa Kỳ lại phải dụng binh là một nghịch lý... dễ hiểu: Obama tự chiếu bí. Khi bom đạn lên tiếng tại Syria, có khi nước Mỹ lỡ làng vì sau 12 năm chinh chiến tại ba nơi và chưa rút chân ra thì đã tụt vào hố cũ.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại sự thể.
Khi cuộc nội chiến Syria bùng nổ từ Tháng Ba năm 2011, Tổng thống Obama cố giữ thái độ thận trọng vì 1) Hoa Kỳ đang triệt thoái khỏi Iraq, và 2) ông quyết định đôn quân gấp ba vào Afghanistan để đạt một số thắng lợi chính trị nhờ thành quả quân sự cho việc triệt thoái được báo trước là vào cuối năm 2014. Vì vậy, với hồ sơ Syria, ông Obama chỉ có thể đề cao những giá trị tinh thần của nhân loại, như quyền tự do và dân chủ, để lên án việc chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al Assad sử dụng bạo lực chống người dân.
Vào thời điểm ấy, không quên rằng mình đã từng kỳ vọng vào vai trò cải cách của al Assad khi còn là Nghị sĩ, Ngoại trưởng Hillary Clinton nói trước rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào Syria vì Quốc hội Mỹ không đồng ý. Khổ nỗi, chế độ al Assad lại còn tàn ác hơn với dân biểu tình và số thương vong gia tăng vùn vụt. Vì vậy, Chính quyền Obama mới có lập trường cứng rắn hơn và huy động sự can thiệp của quốc tế về ngoại giao và kinh tế. Hoa Kỳ dẫn đầu qua hàng loạt quyết định cấm vận kể từ Tháng Bảy 2011. Nhưng với khả năng tiếp vận của Iran và Liên bang Nga cho Syria, đòn cấm vận không đạt kết quả.
Sau đó là một chuỗi sai lầm của Tổng thống Mỹ.
Sai lầm đầu tiên là qua Tháng Tám năm 2011, Obama công khai tuyên bố rằng al-Assad "phải ra đi". Tổng thống Hoa Kỳ chỉ nên nhân danh đạo đức con người mà kết án một chế độ hung đồ là đi ngược trào lưu hay lịch sử khi chà đạp nhân quyền và tàn sát thường dân.
Ông ta hay bà ta không thể nói rằng lãnh tụ nay hay Tổng thống kia của một xứ nào đó "phải ra đi". Nhân danh cái gì mà bảo như vậy? Lý do đơn giản là theo đúng giá trị tinh thần mà nước Mỹ đề cao, ra đi hay không là một quyết định của người dân xứ đó.
Cũng theo đúng giá trị tinh thần đó, nếu người dân bị đàn áp và không còn tiếng nói thì quốc tế phải lên tiếng. Quốc tế ở đây là Liên hiệp quốc, qua một Nghị quyết của Hội đồng Bảo an với năm hội viên thường trực và có quyền phủ quyết là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Tầu. Vì Nga và Trung Quốc có lập trường bênh vực chế độ al Assad – và còn muốn Hoa Kỳ thêm sa lầy trong thế giới Hồi giáo - Liên hiệp quốc không thể có một nghị quyết lên án.
Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ có thể nhân danh đạo lý con người mà giúp cho tiếng nói người dân Syria được thể hiện, khiến al Assad phải ra đi.
Nói cách khác, ngày 18 Tháng Tám năm 2011, khi công khai tuyên bố rằng al Assad phải từ chức, ông Obama hàm ý là thế giới (Liên hiệp quốc) hay/và Hoa Kỳ phải có thái độ. Thực tế, hôm đó ông còn chìm sâu hơn trong vòng luẩn quẩn của tay mơ, khi tuyên bố nước đôi: 1) Hoa Kỳ không can thiệp vào nội tình Syria, 2) ngoài các áp lực chính trị và kinh tế. Vì các áp lực này đều vô hiệu, lời hăm dọa của Tổng thống Mỹ chỉ chứng tỏ khả năng giới hạn của Hoa Kỳ.
Xin nhớ lại: Tổng thống một đệ nhất siêu cường tuyên bố rằng Tổng thống một xứ độc tài phải ra đi mà hai năm sau, al Assad vẫn còn ở đó và tàn sát thường dân dữ dội hơn. Obama làm cho lời tuyên bố của mình là vô giá trị và Syria, Nga cùng Iran đều biết vậy.
Quả nhiên là tới đầu năm 2012, nội tình Syra còn tồi tệ hơn, mà các cuộc vận động ngoại giao của Hoa Kỳ và đồng minh Âu Châu đều thất bại. Một nghị quyết do nước Anh soạn thảo bị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bác bỏ vào ngày 24 Tháng Hai vì lá phiếu phủ quyết của hai hội viên Nga Tầu.
Sáu tháng sau, ông Obama lại tự chiếu bí lần thứ hai.
Nhờ Iran hỗ trợ và nhờ sự bảo vệ của Nga và Trung Quốc, chế độ al Assad ra tay đàn áp các nhóm võ trang đối lập lẫn thường dân. Tháng Tám năm 2011, Tổng thống Obama vẽ ra một vòng vây hãm thứ hai cho chính mình, khi khẳng định rằng việc Chính quyền Syria sử dụng võ khí tàn sát bằng hoá học là vượt "lằn ranh đỏ".
Theo ý Obama, lý do của lằn ranh bất khả xâm phạm này là vì nó gây hậu quả nghiêm trọng và mở rộng tình trạng xung đột ra toàn khu vực.
Sau khi nói là al Assad phải ra đi – mà cứ còn ở đó và còn hung bạo hơn - Tổng thống Mỹ vạch ra một tối hậu thư thứ nhì, trên cát. Dù vậy, chế độ al Assad vẫn sử dụng võ khí hóa học chống lại thường dân, như tình báo của Anh và Pháp đã xác nhận, mà Hoa Kỳ cố gắng điều tra nhưng chưa có kết quả nên đành làm lơ....
Một năm sau, vào tuần qua, Hoa Kỳ xác nhận là chế độ al-Assad lại vừa dùng võ khí hóa học lần nữa. Đấy là lúc ông Obama tự đẩy vào chỗ phải quyết định can thiệp vào Syria, bằng giải pháp quân sự.
Vì vậy, từ thấp lên cao, từ phát ngôn viên Phủ Tổng thống đến Ngoại trưởng rồi Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã theo nhau lên tiếng về nhu cầu can thiệp vào Syria. Ngày Thứ Hai đầu tuần, Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ là Đại tướng Martin Dempsey có phiên họp khẩn cấp tại thủ đô Amman của Jordan với lãnh đạo quân sự của các đồng minh là Anh, Pháp, Đức, Ý, Gia Nã Đại và Turkey, Jordan, Saudi Arabia và Qatar. Nhưng trước đấy, chính ông Dempsey cũng nói rõ về những khó khăn của một giải pháp quân sự....
Bây giờ, lãnh đạo bộ Quốc phòng và quân lực Mỹ đều tự chuẩn bị để khi Tổng thống ra lệnh là họ thi hành nhiệm vụ.
Nhưng vì sao Tổng thống lại để mình rơi vào hoàn cảnh phải ra lệnh như vậy?
Đa số dân Mỹ thật ra chưa hiểu, hoặc không đồng ý, là tại sao Hoa Kỳ lại phải can thiệp vào Syria? Trong hơn hai năm liền, ông Obama không một lần nào chủ động trình bày hồ sơ Syria cho quốc dân cùng rõ về hậu quả, để tranh thủ hậu thuẫn cho một quyết định dụng binh khi cần thiết. Ông chỉ bắn tiếng hăm dọa đối phương mà quên hẳn dư luận ở nhà.
Khi đã phải quyết định can thiệp, ban tham mưu của ông còn cố tình tiết lộ chi tiết, và cả thời điểm tấn công là ngày Thứ Năm 29, có lẽ để lại bắn tiếng trong một đòn tháu cáy. Truyền thông Hoa Kỳ và cả Việt ngữ lật đật chụp lấy tin đó, và bị bẽ bàng. Bẽ bàng vì sau khi ra tối hậu thư, ông Obama vẫn không nói gì với quốc dân và quốc hội ở nhà, trong khi Thủ tướng Anh David Cameron xin phép Quốc hội Anh và bị bác.
Tại Hoa Kỳ, Quốc hội Mỹ không quên chuyện đảo điên thời trước.
Sau vụ 9-11, Tổng thống George W. Bush có hậu thuẫn toàn dân để mở ra chiến dịch Afghanistan rồi Iraq. Việc tấn công Iraq được sự ủng hộ của lưỡng viện và lưỡng đảng sau 17 nghị quyết của Liên hiệp quốc mà rốt cuộc lại gây tổn thất chính trị nặng nhất cho Chính quyền Bush. Kể cả lời vu cáo rằng ông Bush gian dối với Quốc hội về chuyện võ khí tàn sát. Bây giờ, Liên hiệp quốc cũng lại yêu cầu phải điều tra rõ ràng hơn về vụ võ khí hóa học tại Syria, và dù có xác nhận thì vẫn còn hai con kỳ đà cản mũi trong Hội đồng Bảo an.
Cái nghiệp Bush đang tái diễn với Obama. Tổng thống Mỹ đã để cho mình bị áp lực phải tham chiến vì ba bốn lý do sau đây.
Obama từng kêu gọi quốc tế giảm trừ võ trang và kiểm soát việc phổ biến võ khí tàn sát hàng loạt, trong đó có võ khí hoá học. Nhưng thế giới có hai chế độ hung đồ lại bất chấp lời kêu gọi mà cứ chế tạo võ khí hạch tâm, hỏa tiễn và còn phổ biến võ khí giết người hàng loạt cho các nước độc tài, kể cả Syria. Đó là Bắc Hàn và Iran.
Khi vạch lằn ranh đỏ cho chế độ độc tài Syria, ông Obama tự đẩy mình vào kho đạn: nếu al Assad bước qua lằn ranh mà Hoa Kỳ lại án binh bất động thì Bắc Hàn và Iran sẽ kết luận rằng Tổng thống Mỹ chỉ tháu cáy, chứ không dám động binh. Muốn chứng minh ngược thì Obama phải bấm nút!
Lý do kia là chế độ al Assad còn tồn tại là nhờ Iran, Nga và Tầu. Hai năm sau khi Obama tuyên bố rằng al Assad phải ra đi mà lãnh tụ hung bạo này vẫn còn đó thì hai đối thủ kia kết luận rằng Tổng thống Mỹ là người không đáng sợ. Các chế độ chống Mỹ đều có thể kết luận như vậy nên Hoa Kỳ phải can thiệp để chứng minh ngược lại.
Lý do thứ ba là các nước đồng minh Hồi giáo của Hoa Kỳ cũng yêu cầu Obama có lập trường cứng rắn hơn với Syria và Iran. Sau khi Mỹ bỏ rơi Hosni Mubarak tại Ai Cập và chần chờ tại Syria, các nước Hồi giáo thân Mỹ bị các chế độ quá khích đe dọa. Trong khi ấy, Iran có thể phong tỏa Eo biển Hormuz, Syria và lực lượng Huynh đệ Hồi giáo có thể xúi giục lực hai nhóm khủng bố Hezbollah và Hamas gây rối loạn trong vùng. Và khi có chuyện, Israel có thể bị Syria đánh phủ đầu để tự vệ.....
Nghĩa là nếu Tổng thống Mỹ không có phản ứng thì đồng minh sẽ hết tin Hoa Kỳ, các lực lượng Hồi giáo cực đoan và cả phong trào khủng bố lại thừa cơ bành trướng trong toàn khu vực, từ Bắc Phi qua Tây Phi và Trung Đông.
Lý do cuối cùng, sau khi đòi al Assad phải từ chức và hai lần vẽ lằn ranh đỏ, Tổng thống Mỹ bị đẩy tới chỗ phải can thiệp vào Syria vì một lý do thuộc loại chiến lược cho quyền lợi Hoa Kỳ: Nếu không can thiệp thì Hoa Kỳ mất hết tư thế trong thế giới Hồi giáo, đồng minh chẳng tin mà kẻ thù chẳng sợ. Bây giờ, Obama phải chứng minh với Quốc hội và quốc dân rằng việc can thiệp này là một yêu cầu về "quyền lợi chiến lược của tổ quốc".
Còn quân lực Hoa Kỳ phải hoàn tất nhiệm vụ thật ra nan giải. Với hậu quả chẳng có gì là bất ngờ là trôi vào một vũng lầy khác....
Tổng kết lại, sau khi tránh né việc dụng binh, Hoa Kỳ đang gặp trở ngại quốc tế, từ Liên hiệp quốc đến các đồng minh Anh Pháp, nên có thể phải ra quân một mình. Nước Mỹ thừa sức làm chuyện đó, một cách tượng trưng. Nhưng khi can thiệp một cách miễn cưỡng và chớp nhoáng như vậy thì không thể làm thay đổi cục diện tại Syria. Mà chỉ chứng minh rằng thế giới vẫn nên sợ Hoa Kỳ, nhưng nên thương một ông Tổng thống lạng quạng. Và thương nhất là các chiến binh Mỹ, họ đang chờ lệnh để thi hành một sứ mệnh thiếu hậu thuẫn của người dân.
Đừng ai nhìn vào cái vẻ cười cười của Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga. Đau lắm!
Trong có hai năm – Tháng Ba năm 2011 và Tháng Tám 2013 - Tổng thống Barack Obama hai lần phải quyết định sử dụng võ lực để can thiệp vào một nước Hồi giáo đang gặp nội chiến. Lần này, ông còn kẹt hơn nữa, can thiệp cũng dở mà không làm gì thì còn tệ hơn! Vì sao nên nỗi?
Lần trước là tại Libya, qua một nghị quyết của Liên hiệp quốc và sự tiếp tay của các nước Tây phương, với kết quả là lãnh tụ Muammar Ghaddafi bị hạ sát. Nhưng rồi Libya bị nội loạn với hậu quả là vụ Benghazi làm Chính quyền Obama bị mang tiếng là che giấu sự thật. Lần này là tại Syria, với những tranh chấp sắc tộc và mâu thuẫn quốc tế còn gai góc gấp trăm, sau hơn hai năm nội chiến khiến hơn trăm ngàn người bị tàn sát, có khi bằng võ khí hóa học.
Từ một Tổng thống đã cố hòa giải với các nước và với thế giới Hồi giáo, việc Hoa Kỳ lại phải dụng binh là một nghịch lý... dễ hiểu: Obama tự chiếu bí. Khi bom đạn lên tiếng tại Syria, có khi nước Mỹ lỡ làng vì sau 12 năm chinh chiến tại ba nơi và chưa rút chân ra thì đã tụt vào hố cũ.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại sự thể.
Khi cuộc nội chiến Syria bùng nổ từ Tháng Ba năm 2011, Tổng thống Obama cố giữ thái độ thận trọng vì 1) Hoa Kỳ đang triệt thoái khỏi Iraq, và 2) ông quyết định đôn quân gấp ba vào Afghanistan để đạt một số thắng lợi chính trị nhờ thành quả quân sự cho việc triệt thoái được báo trước là vào cuối năm 2014. Vì vậy, với hồ sơ Syria, ông Obama chỉ có thể đề cao những giá trị tinh thần của nhân loại, như quyền tự do và dân chủ, để lên án việc chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al Assad sử dụng bạo lực chống người dân.
Vào thời điểm ấy, không quên rằng mình đã từng kỳ vọng vào vai trò cải cách của al Assad khi còn là Nghị sĩ, Ngoại trưởng Hillary Clinton nói trước rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào Syria vì Quốc hội Mỹ không đồng ý. Khổ nỗi, chế độ al Assad lại còn tàn ác hơn với dân biểu tình và số thương vong gia tăng vùn vụt. Vì vậy, Chính quyền Obama mới có lập trường cứng rắn hơn và huy động sự can thiệp của quốc tế về ngoại giao và kinh tế. Hoa Kỳ dẫn đầu qua hàng loạt quyết định cấm vận kể từ Tháng Bảy 2011. Nhưng với khả năng tiếp vận của Iran và Liên bang Nga cho Syria, đòn cấm vận không đạt kết quả.
Sau đó là một chuỗi sai lầm của Tổng thống Mỹ.
Sai lầm đầu tiên là qua Tháng Tám năm 2011, Obama công khai tuyên bố rằng al-Assad "phải ra đi". Tổng thống Hoa Kỳ chỉ nên nhân danh đạo đức con người mà kết án một chế độ hung đồ là đi ngược trào lưu hay lịch sử khi chà đạp nhân quyền và tàn sát thường dân.
Ông ta hay bà ta không thể nói rằng lãnh tụ nay hay Tổng thống kia của một xứ nào đó "phải ra đi". Nhân danh cái gì mà bảo như vậy? Lý do đơn giản là theo đúng giá trị tinh thần mà nước Mỹ đề cao, ra đi hay không là một quyết định của người dân xứ đó.
Cũng theo đúng giá trị tinh thần đó, nếu người dân bị đàn áp và không còn tiếng nói thì quốc tế phải lên tiếng. Quốc tế ở đây là Liên hiệp quốc, qua một Nghị quyết của Hội đồng Bảo an với năm hội viên thường trực và có quyền phủ quyết là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Tầu. Vì Nga và Trung Quốc có lập trường bênh vực chế độ al Assad – và còn muốn Hoa Kỳ thêm sa lầy trong thế giới Hồi giáo - Liên hiệp quốc không thể có một nghị quyết lên án.
Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ có thể nhân danh đạo lý con người mà giúp cho tiếng nói người dân Syria được thể hiện, khiến al Assad phải ra đi.
Nói cách khác, ngày 18 Tháng Tám năm 2011, khi công khai tuyên bố rằng al Assad phải từ chức, ông Obama hàm ý là thế giới (Liên hiệp quốc) hay/và Hoa Kỳ phải có thái độ. Thực tế, hôm đó ông còn chìm sâu hơn trong vòng luẩn quẩn của tay mơ, khi tuyên bố nước đôi: 1) Hoa Kỳ không can thiệp vào nội tình Syria, 2) ngoài các áp lực chính trị và kinh tế. Vì các áp lực này đều vô hiệu, lời hăm dọa của Tổng thống Mỹ chỉ chứng tỏ khả năng giới hạn của Hoa Kỳ.
Xin nhớ lại: Tổng thống một đệ nhất siêu cường tuyên bố rằng Tổng thống một xứ độc tài phải ra đi mà hai năm sau, al Assad vẫn còn ở đó và tàn sát thường dân dữ dội hơn. Obama làm cho lời tuyên bố của mình là vô giá trị và Syria, Nga cùng Iran đều biết vậy.
Quả nhiên là tới đầu năm 2012, nội tình Syra còn tồi tệ hơn, mà các cuộc vận động ngoại giao của Hoa Kỳ và đồng minh Âu Châu đều thất bại. Một nghị quyết do nước Anh soạn thảo bị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bác bỏ vào ngày 24 Tháng Hai vì lá phiếu phủ quyết của hai hội viên Nga Tầu.
Sáu tháng sau, ông Obama lại tự chiếu bí lần thứ hai.
Nhờ Iran hỗ trợ và nhờ sự bảo vệ của Nga và Trung Quốc, chế độ al Assad ra tay đàn áp các nhóm võ trang đối lập lẫn thường dân. Tháng Tám năm 2011, Tổng thống Obama vẽ ra một vòng vây hãm thứ hai cho chính mình, khi khẳng định rằng việc Chính quyền Syria sử dụng võ khí tàn sát bằng hoá học là vượt "lằn ranh đỏ".
Theo ý Obama, lý do của lằn ranh bất khả xâm phạm này là vì nó gây hậu quả nghiêm trọng và mở rộng tình trạng xung đột ra toàn khu vực.
Sau khi nói là al Assad phải ra đi – mà cứ còn ở đó và còn hung bạo hơn - Tổng thống Mỹ vạch ra một tối hậu thư thứ nhì, trên cát. Dù vậy, chế độ al Assad vẫn sử dụng võ khí hóa học chống lại thường dân, như tình báo của Anh và Pháp đã xác nhận, mà Hoa Kỳ cố gắng điều tra nhưng chưa có kết quả nên đành làm lơ....
Một năm sau, vào tuần qua, Hoa Kỳ xác nhận là chế độ al-Assad lại vừa dùng võ khí hóa học lần nữa. Đấy là lúc ông Obama tự đẩy vào chỗ phải quyết định can thiệp vào Syria, bằng giải pháp quân sự.
Vì vậy, từ thấp lên cao, từ phát ngôn viên Phủ Tổng thống đến Ngoại trưởng rồi Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã theo nhau lên tiếng về nhu cầu can thiệp vào Syria. Ngày Thứ Hai đầu tuần, Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ là Đại tướng Martin Dempsey có phiên họp khẩn cấp tại thủ đô Amman của Jordan với lãnh đạo quân sự của các đồng minh là Anh, Pháp, Đức, Ý, Gia Nã Đại và Turkey, Jordan, Saudi Arabia và Qatar. Nhưng trước đấy, chính ông Dempsey cũng nói rõ về những khó khăn của một giải pháp quân sự....
Bây giờ, lãnh đạo bộ Quốc phòng và quân lực Mỹ đều tự chuẩn bị để khi Tổng thống ra lệnh là họ thi hành nhiệm vụ.
Nhưng vì sao Tổng thống lại để mình rơi vào hoàn cảnh phải ra lệnh như vậy?
Đa số dân Mỹ thật ra chưa hiểu, hoặc không đồng ý, là tại sao Hoa Kỳ lại phải can thiệp vào Syria? Trong hơn hai năm liền, ông Obama không một lần nào chủ động trình bày hồ sơ Syria cho quốc dân cùng rõ về hậu quả, để tranh thủ hậu thuẫn cho một quyết định dụng binh khi cần thiết. Ông chỉ bắn tiếng hăm dọa đối phương mà quên hẳn dư luận ở nhà.
Khi đã phải quyết định can thiệp, ban tham mưu của ông còn cố tình tiết lộ chi tiết, và cả thời điểm tấn công là ngày Thứ Năm 29, có lẽ để lại bắn tiếng trong một đòn tháu cáy. Truyền thông Hoa Kỳ và cả Việt ngữ lật đật chụp lấy tin đó, và bị bẽ bàng. Bẽ bàng vì sau khi ra tối hậu thư, ông Obama vẫn không nói gì với quốc dân và quốc hội ở nhà, trong khi Thủ tướng Anh David Cameron xin phép Quốc hội Anh và bị bác.
Tại Hoa Kỳ, Quốc hội Mỹ không quên chuyện đảo điên thời trước.
Sau vụ 9-11, Tổng thống George W. Bush có hậu thuẫn toàn dân để mở ra chiến dịch Afghanistan rồi Iraq. Việc tấn công Iraq được sự ủng hộ của lưỡng viện và lưỡng đảng sau 17 nghị quyết của Liên hiệp quốc mà rốt cuộc lại gây tổn thất chính trị nặng nhất cho Chính quyền Bush. Kể cả lời vu cáo rằng ông Bush gian dối với Quốc hội về chuyện võ khí tàn sát. Bây giờ, Liên hiệp quốc cũng lại yêu cầu phải điều tra rõ ràng hơn về vụ võ khí hóa học tại Syria, và dù có xác nhận thì vẫn còn hai con kỳ đà cản mũi trong Hội đồng Bảo an.
Cái nghiệp Bush đang tái diễn với Obama. Tổng thống Mỹ đã để cho mình bị áp lực phải tham chiến vì ba bốn lý do sau đây.
Obama từng kêu gọi quốc tế giảm trừ võ trang và kiểm soát việc phổ biến võ khí tàn sát hàng loạt, trong đó có võ khí hoá học. Nhưng thế giới có hai chế độ hung đồ lại bất chấp lời kêu gọi mà cứ chế tạo võ khí hạch tâm, hỏa tiễn và còn phổ biến võ khí giết người hàng loạt cho các nước độc tài, kể cả Syria. Đó là Bắc Hàn và Iran.
Khi vạch lằn ranh đỏ cho chế độ độc tài Syria, ông Obama tự đẩy mình vào kho đạn: nếu al Assad bước qua lằn ranh mà Hoa Kỳ lại án binh bất động thì Bắc Hàn và Iran sẽ kết luận rằng Tổng thống Mỹ chỉ tháu cáy, chứ không dám động binh. Muốn chứng minh ngược thì Obama phải bấm nút!
Lý do kia là chế độ al Assad còn tồn tại là nhờ Iran, Nga và Tầu. Hai năm sau khi Obama tuyên bố rằng al Assad phải ra đi mà lãnh tụ hung bạo này vẫn còn đó thì hai đối thủ kia kết luận rằng Tổng thống Mỹ là người không đáng sợ. Các chế độ chống Mỹ đều có thể kết luận như vậy nên Hoa Kỳ phải can thiệp để chứng minh ngược lại.
Lý do thứ ba là các nước đồng minh Hồi giáo của Hoa Kỳ cũng yêu cầu Obama có lập trường cứng rắn hơn với Syria và Iran. Sau khi Mỹ bỏ rơi Hosni Mubarak tại Ai Cập và chần chờ tại Syria, các nước Hồi giáo thân Mỹ bị các chế độ quá khích đe dọa. Trong khi ấy, Iran có thể phong tỏa Eo biển Hormuz, Syria và lực lượng Huynh đệ Hồi giáo có thể xúi giục lực hai nhóm khủng bố Hezbollah và Hamas gây rối loạn trong vùng. Và khi có chuyện, Israel có thể bị Syria đánh phủ đầu để tự vệ.....
Nghĩa là nếu Tổng thống Mỹ không có phản ứng thì đồng minh sẽ hết tin Hoa Kỳ, các lực lượng Hồi giáo cực đoan và cả phong trào khủng bố lại thừa cơ bành trướng trong toàn khu vực, từ Bắc Phi qua Tây Phi và Trung Đông.
Lý do cuối cùng, sau khi đòi al Assad phải từ chức và hai lần vẽ lằn ranh đỏ, Tổng thống Mỹ bị đẩy tới chỗ phải can thiệp vào Syria vì một lý do thuộc loại chiến lược cho quyền lợi Hoa Kỳ: Nếu không can thiệp thì Hoa Kỳ mất hết tư thế trong thế giới Hồi giáo, đồng minh chẳng tin mà kẻ thù chẳng sợ. Bây giờ, Obama phải chứng minh với Quốc hội và quốc dân rằng việc can thiệp này là một yêu cầu về "quyền lợi chiến lược của tổ quốc".
Còn quân lực Hoa Kỳ phải hoàn tất nhiệm vụ thật ra nan giải. Với hậu quả chẳng có gì là bất ngờ là trôi vào một vũng lầy khác....
Tổng kết lại, sau khi tránh né việc dụng binh, Hoa Kỳ đang gặp trở ngại quốc tế, từ Liên hiệp quốc đến các đồng minh Anh Pháp, nên có thể phải ra quân một mình. Nước Mỹ thừa sức làm chuyện đó, một cách tượng trưng. Nhưng khi can thiệp một cách miễn cưỡng và chớp nhoáng như vậy thì không thể làm thay đổi cục diện tại Syria. Mà chỉ chứng minh rằng thế giới vẫn nên sợ Hoa Kỳ, nhưng nên thương một ông Tổng thống lạng quạng. Và thương nhất là các chiến binh Mỹ, họ đang chờ lệnh để thi hành một sứ mệnh thiếu hậu thuẫn của người dân.
Đừng ai nhìn vào cái vẻ cười cười của Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga. Đau lắm!
Nguyễn Xuân Nghĩa
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching