Vũ khí hóa học của Syria: Mỹ-Nga tiếp tục thảo
luận tại Geneve
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov
trong cuộc họp báo chung tại Geneve, 12/09/2013
REUTERS
RFI
Các
cuộc thương lượng giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Nga Serguei
Lavrov, đã bắt đầu từ chiều hôm qua, 12/09/2013, tại Geneve. Trước khi cùng ăn
tối làm việc, lãnh đạo ngoại giao Mỹ-Nga, cùng với phái đoàn của hai nước đã
gặp nhau, trong một bầu không khí được phía Mỹ đánh giá là « mang tính xây
dựng ».
Cho
dù Tổng thống Bachar al-Assad đã cam kết đặt hệ thống vũ khí hóa học của Syria
dưới sự kiểm soát quốc tế, hồ sơ này hầu như không có tiến triển trong ngày
thảo luận đầu tiên giữa hai phái đoàn Mỹ-Nga. Các cuộc thương lượng được tiếp
tục trong ngày hôm nay.
Trong
cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình Nga Rossia 24, Tổng thống Bachar al-Assad đã
khẳng định là Syria chấp nhận đặt hệ thống vũ khí hóa học của Syria dưới sự
kiểm soát quốc tế. Tuy nhiên, lãnh đạo Syria đưa ra điều kiện : Damas chỉ thực
hiện kế hoạch do Matxcơva đề xuất nếu như Washington chấm dứt giúp đỡ phe nổi
dậy và ngừng đe dọa tấn công Syria.
Còn
tại Geneve, lập trường của Nga và Mỹ vẫn không thay đổi trong ngày đầu tiên đàm
phán. Điều này được thể hiện rõ qua cuộc họp báo chung của Ngoại trưởng hai
nước.
Ngoại
trưởng Kerry tuyên bố Hoa Kỳ không loại bỏ khả năng sử dụng vũ lực trong trường
hợp giải pháp ngoại giao thất bại. Trong khi đó, đồng nhiệm Lavrov yêu cầu
Washington rút bỏ những lời đe dọa tấn công Damas.
Theo
thông tín viên RFI Anne Marie Capomaccio, từ Washington, phía Mỹ không dấu diếm
thái độ bi quan về những lời hứa của Tổng thống Bachar al-Assad :
«
Giải pháp quân sự vẫn ở trên bàn », phát ngôn viên của Nhà Trắng tại
Washington đã tuyên bố như vậy, trong lúc Ngoại trưởng John Kerry cũng có những
phát biểu tương tự tại Geneve.
Lo ngại bị lôi kéo vào một cuộc đàm phán vô tận, Hoa Kỳ tìm
cách áp đặt tiến độ thương lượng mà cho đến nay, Washington vẫn chưa thành
công.
Ngoại trưởng Mỹ và Nhà Trắng đã phối hợp lên tiếng, nhắc lại
những điều kiện của Washington : Trước tiên, kế hoạch của Nga cần phải được
Damas thực hiện ngay tức khắc. Sau đó, phải có lịch trình cho mỗi giai đoạn
thực hiện kế hoạch này và cuối cùng, Syria sẽ phải hứng chịu hậu quả nếu không
tôn trọng các thời hạn được đề ra.
Có lẽ điểm cuối cùng này gây bất đồng trong cuộc thuơng
lượng giữa Matxcơva và Washington tại Geneve : Hoa Kỳ không chấp nhận từ bỏ đe
dọa dùng vũ lực và báo chí Mỹ ngày hôm qua tiết lộ là Mỹ cung cấp vũ khí cho
phe đối lập Syria.
Nhà Trắng không cải chính thông tin này và phát ngôn viên
Phủ Tổng thống ngày hôm qua đã đóng vai người làm xiếc đi trên dây : Từ
chối bình luận về việc CIA cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria, nhưng đồng
thời lại giải thích vì sao vũ khí được chuyển giao đến một số phe phái tại
Syria.
Việc các quan chức CIA, xin giấu tên, tiết lộ cho báo chí
thông tin này vào ngày bắt đầu cuộc thương lượng giữa Ngoại trưởng Mỹ-Nga tại
Geneve không phải là ngẫu nhiên ».
Syria đệ đơn xin tham gia Công ước cấm vũ khí hóa học
Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc, Bashar Jaafari. Ảnh ngày
12/09/2013
Reuters
RFI
Ngày
12/09/2013, Liên Hiệp Quốc thông báo đã nhận được đơn của Syria xin tham gia
Công ước 1993, cấm vũ khí hóa học. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon hoan
nghênh sáng kiến này và đã « bày tỏ hy vọng là các cuộc thảo luận đang diễn ra
tại Genève, Thụy Sĩ (giữa Nga và Hoa Kỳ về kế hoạch dỡ bỏ hệ thống vũ khí hóa
học của Syria), nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ».
Theo
thông cáo của Tổng thư ký Ban Ki Moon, trong một bức thư gửi Liên Hiệp Quốc,
chính phủ Syria « đã bày tỏ cam kết tôn trọng những nghĩa vụ ghi trong Công
ước, thậm chí trước khi văn bản này có hiệu lực tại Syria ».
Trước
đó, phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Farhan Had tuyên bố : « Cách nay vài giờ,
chúng tôi đã nhận được một tài liệu xin tham gia từ phía chính phủ Syria liên
quan đến Công ước về vũ khí hóa học và chúng tôi đang nghiên cứu ».
Đại
diện của Liên Hiệp Quốc cho AFP biết việc tham gia Công ước, hiện đã có rất
nhiều quốc gia ký kết, đòi hỏi « một số thủ tục » và « vài ngày ».
Việc tham gia Công ước mới chỉ là « giai đoạn đầu tiên ». Mặt khác, đơn
xin của Syria còn phải đợi sự chấp nhận của Liên Hiệp Quốc, tổ chức đứng ra bảo
đảm cho Công ước này.
Cũng
trong ngày hôm qua, khi trả lời phỏng vấn truyền thông Nga, Tổng thống Syria
Bachar al-Assad cho biết là Damas sẽ « gửi một thông điệp tới Liên Hiệp Quốc
và Tổ chức cấm vũ khí hóa học, trong đó có những tài liệu kỹ thuật cần thiết
cho việc ký kết Công ước ».
Công
ước cấm vũ khí hóa học (CIAC) được ký ngày 13/01/1993 tại Paris và có hiệu lực
từ ngày 29/04/1997, cấm sản xuất, tích trữ và sử dụng vũ khí hóa học, cấm các
nước ký kết Công ước giúp đỡ các nước khác tiến hành sản xuất hoặc sử dụng vũ
khí hóa học. Việc thực thi Công ước, đặc biệt là việc tiêu hủy các kho tích trữ
đặt dưới sự giám sát của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OIAC), có trụ sở tại La
Haye, Hà Lan.
Theo
thủ tục được áp dụng tại Liên Hiệp Quốc đối với các Công ước, việc ký kết văn
bản này có giá trị pháp lý như phê chuẩn và thông thường được tiến hành kể từ
khi Công ước có hiệu lực.
Syria
chưa bao giờ tham gia Công ước 1993, nhưng đã ký Nghị định thư Genève 1925 cấm
sử dụng vũ khí hóa học. Có nhiều nước vẫn chưa ký Công ước 1993, trong đó có
Bắc Triều Tiên, Israel, Ai Cập.
Theo
đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc Bachar Jaafari, qua việc gửi đơn lên Liên Hiệp
Quốc, từ nay trở đi, về mặt pháp lý, Damas đã tham gia Công ước 1993 và « một
chương trong hồ sơ vũ khí hóa học sẽ kết thúc ».
Theo
vị đại sứ này, Syria đã phát triển vũ khí hóa học như là một phương tiện răn đe
chống lại hệ thống vũ khí nguyên tử của Israel. Theo giới chuyên gia, Israel là
một cường quốc hạt nhân, nhưng chưa bao giờ chính thức thừa nhận có bom nguyên
tử.
Đầu
tuần tới, các chuyên gia quốc tế sẽ trình Liên Hiệp Quốc bản báo cáo cuộc điều
tra về vũ khí hóa học tại Syria. Đại diện chính quyền Damas tỏ ra tự tin vì
Syria « không có gì phải che dấu cả », nhưng nhấn mạnh là Syria không
muốn thấy một văn bản « thiên vị, bị chính trị hóa hoặc bị thao túng ».
Phát
ngôn viên phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Etin Pelton tuyên bố là cần phải
có những biện pháp đi cùng với việc Syria tham gia Công ước, cho phép phát hiện,
thu gom và tiêu hủy hệ thống vũ khí hóa học, dưới sự kiểm soát của quốc tế và
Syria sẽ phải hứng chịu các hậu quả, nếu không tôn trọng các nghĩa vụ cam kết.
Human Rights Watch tố cáo quân đội Syria hành quyết 248 dân làng
Ảnh quây video nhà cháy do quân đội Syria đốt phá ở thành phơ
’Al-Bayda,ngày 03/05/ 2013.
@youtube
Tú
Anh
Tổ
chức nhân quyền Hoa Kỳ Human Rights Watch công bố danh sách 248 thường dân ở
hai làng Bayda và Banias, tỉnh duyên hải Tartus, bị quân đội chính phủ Syria
hành hình vào tháng 5 năm nay. HRW kêu gọi quốc tế cảnh giác vì bên cạnh vũ khí
hóa học, chế độ Damas còn có nhiều cách để phạm tội ác.
Trong
bản báo cáo ngày 13/09/2013, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho biết đã
lập được danh sách 248 người bị hành quyết tại hai ngôi làng tỉnh duyên hải Tartus
trong hai ngày 02 và 03 tháng năm.
Tuy
nhiên HRW thẩm định con số thực tế rất có thể cao hơn và đây là một trong những
trường hợp “xử tử tập thể quy mô nhất” từ gần ba năm nay. Binh lính chính phủ
và dân quân theo chế độ tham gia vào hai cuộc thảm sát sau một trận đánh với
lực lượng đối lập võ trang. Phe chính phủ đã vào từng nhà bắt đàn ông gom lại
một nơi và bắn thẳng vào người trước mặt thân nhân.
Dân
hai làng này theo hệ phái Sunni trong khi cộng đồng cư dân địa phương là tín đồ
Alawi (một nhánh của hệ phái Shia), cùng đạo với tổng thống Al Assad.
Các
vụ hành quyết này đã được tổ chức quan sát nhân quyền Syria OSDH loan báo hồi
tháng năm với 162 nạn nhân tại Bayda và 145 tại Banias.
Vào
thời điểm này, đối lập Syria tố cáo chế độ Damas gọi đây là một vụ “thảm sát
người khác hệ phái tôn giáo”.
Vào
lúc cộng đồng quốc tế thảo luận kế hoạch kiểm soát vũ khí hóa học của Syria sau
vụ thảm sát 21 tháng 8 , tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ nhắc nhở công luận “đừng
quên là chính quyền Syria có súng đạn để hạ sát thường dân chứ không phải chỉ
có hơi ngạt”.
Damas phân tán và cất giấu kho vũ khí hóa học
Theo nhật báo Mỹ Wall Street Journal, các kho vũ
khí hóa học được tích trữ ở phía đông Syria đã được chuyển sang hàng chục cơ sở
bí mật rãi rác trên khắp nước. Mục đích của Damas là gây khó khăn cho các thanh
tra trong tương lai.Một nguồn tin tình báo của Mỹ cho biết đơn vị mang số
450 của quân đội Syria đã thi hành công tác này từ nhiều tháng nay.
Tuy
nhiên, giới tình báo Mỹ và Israel nghĩ rằng họ có đủ phương tiện và khả năng để
tìm ra kho vũ khí hóa học của Syria, ít ra là những kho quan trọng nhất.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching