X

Saturday, May 31, 2014

Kiện Trung Quốc ở tòa nào?



 
Kiện Trung Quốc ở tòa nào? - Phần 1
LS Tạ Văn Tài, Harvard Law School

Luật sư Tạ Văn Tài, Harvard Law School.






















Việc khởi kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế sau khi quốc gia này có hành động xâm lấn trái luật vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông là một trong số các biện pháp đấu tranh ngoại giao và pháp lý mà Chính phủ đang xem xét tiến hành. Nhưng kiện ở tòa nào, với những nội dung lập luận gì để có thể giành được thắng lợi?


Luật sư, Tiến sĩ Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên và hiện là nghiên cứu viên Trường Luật thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ) có bài giải thích các vấn đề này. Bài của luật sư Tài trình bày khá chi tiết những khía cạnh công pháp quốc tế liên quan đến vấn đề kiện Trung Quốc, lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

Để bạn đọc dễ theo dõi, tòa soạn tạm chia bài của luật sư Tài thành 3 phần và 1 phụ lục, và đặt thêm các tiểu đề như sau:

Phần 1: Quyền của Việt Nam ở Biển Đông và lập luận của Trung Quốc
Phần 2: Việt Nam có thể kiện trước tòa án quốc tế nào?
Phần 3: Vai trò của cộng đồng quốc tế.
Phụ lục: Trung Quốc không có lý khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để nói về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
--

Phần 1: Quyền của Việt Nam ở Biển Đông và lập luận của Trung Quốc

Trước khi đi vào chi tiết các biện pháp Việt Nam có thể sử dụng như đối sách thì cần ôn lại những lợi ích hay quyền lợi mà Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS) dành cho các quốc gia hội viên như Việt Nam.

Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc (chấm xanh) nằm sâu trong vùng Thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển UNCLOS (ranh giới là đường màu trắng)

Có hai loại lợi ích hay quyền lợi quốc gia của Việt Nam tại Biển Đông:
(a) chủ quyền đất đai (territorial sovereignty) trên nhiều đảo và đá tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố và thực thi với sự chiếm hữu và quản lý trong quá khứ, theo đúng luật quốc tế truyền thống đã có mấy trăm năm, cho đến khi một số địa điểm bị Trung Quốc chiếm đóng bằng bạo lực; và

(b) lợi ích hay quyền đối với những vùng nước và đáy biển dưới mặt nước tại Biển Đông chiếu theo UNCLOS năm 1982, gồm có quyền chủ tể (sovereign rights), quyền khai thác tài nguyên sinh vật như cá biển và phi sinh vật như quặng mỏ, kim loại hay dầu khí ở đáy biển, trong một vùng dưới mặt nước gọi là Vùng Đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) rộng 200 hải lý tính từ mực nước thủy triều thấp nhất (gọi là đường cơ sở) (điều 56 và 57 UNCLOS), và trong vùng Thềm lục địa (Continenal Shelf) tức mặt đáy biển và đất dưới đáy biển đi ra tới bờ của lục địa (continental margin) hay tới khỏang cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, khi bờ lục địa không xa tới mức đó (điều 76 và 77 UNCLOS).

Hơn nữa cần nhấn mạnh là theo UNCLOS, các quyền chủ thể trong vùng EEZ và Thềm lục địa của Việt Nam là dành riêng hay chuyên độc (exclusive) của quốc gia cận duyên, cho nên Việt Nam trong vùng EEZ có chủ quyền xây các kiến trúc nhân tạo trên các đá thành những đảo nhân tạo, nghiên cứu biển, quy định bảo vệ môi sinh, miễn là tôn trọng quyền các quốc gia khác về tự do lưu thông hàng hải, đặt dây cáp và ống dẫn dầu khí của các nước khác (điều 56,58), và trong Thềm lục địa, Việt Nam cũng đương nhiên có quyền chuyên độc khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không cần tuyên bố hay chiếm hữu, và các quốc gia khác không thể có các hoạt động khai thác tài nguyên mà không có sự minh thị đồng ý của Việt Nam (điều 77).

Khi bàn luận về tranh chấp với Trung Quốc, ta nên nhớ luật quốc tế đã nói chắc chắn về các quyền của Việt Nam như đinh đóng cột.


 Khi đem giàn khoan dến vị trí giữa hai lô dầu 142 và 143 của Việt Nam trong vùng Đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZVN), như trong bản đồ trên, thì trái với sự bàn luận cuộc một số người, Trung Quốc không dùng cái Đường lưỡi bò hay đường Chín đoạn (Nine-dotted Line), vốn không thể biện hộ được và bị tất cả các nước và học giả chất vấn, làm căn bản cho sự xâm lấn. Họ nói đến hai yếu tố làm cơ sở pháp lý cho quyết định của họ:

(a) Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nham hiểm mà tránh viện dẫn cái Đường lưỡi bò vô duyên đó, mà dùng lập luận về vùng EEZ của Trung Quốc, để nói là giàn khoan “đặt hoàn toàn trong vùng nước của các đảo Paracels của Trung Quốc” (placed completely within the waters of China's Paracels”), ám chỉ trong vòng 200 hải lý của EEZ và thềm lục địa của Paracels do Trung Quốc quản lý (nhưng Việt Nam vẫn liên tục đòi).

Vùng EEZ và thềm lục địa đó, UNCLOS sẽ công nhận cho Paracels nếu hội đủ điều kiện quy định trong UNCLOS cho tính cách một hòn đảo (island) là con người sinh sống với nền kinh tế tự túc (nước ngọt và thực phẩm trồng tại chỗ) khi mỏm đất hay đá đó còn trong trạng thái thiên nhiên [Còn nếu không có mỏm đất hay đá nào trong Paracels đủ điền kiện là đảo, thì chúng chỉ là đá (reef) theo UNCLOS và chúng chỉ có 12 hải lý của lãnh hải/territorial sea.]

Việc Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa án Luật Biển, sau khi chịu đựng thương lưọng với Trung Quốc 17 năm về vụ Trung Quốc chiếm đá ngầm trong vùng EEZ của Phi thì dễ hơn vụ của Việt Nam vì vùng EEZ của Việt Nam trùng lấp với vùng EEZ của quần đảo Paracels, mà nay Trung Quốc nói đang thuộc quyền quản lý của họ.

(b) Trung Quốc cũng ám chỉ là giàn khoan cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam (cách đảo Lý Sơn của Việt Nam chừng 120 hải lý về phía đông), tức là có vùng chồng lấn giữa EEZ của Việt Nam tính từ đảo Lý Sơn và EEZ của Trung Quốc tính từ đảo Hải Nam.





__._,_.___

Posted by: truc nguyen




Expansionist EVIL China's Military Massing Near Vietnam...

Expansionist EVIL Chinese Boat Attacks, Sinks Vietnam Fishing Vessel, Vietnam Says
A EVIL Chinese vessel attacked and sank a Vietnamese fishing boat in disputed waters off Vietnam's coast, Vietnam's foreign ministry said. The 10 fishermen on board were rescued by other Vietnamese boats after the sinking yesterday around a EVIL Chinese oil rig located in Vietnam Coast
Vietnam Philippines and japan together against Expansionist EVIL china INVASION
Over 10,000 illegal EVIL chinese workers flee Vietnam is GOOD for Vietnamese workers
csVN order secrete police (cong an) to hide and to protect Over 10,000 illegal EVIL chinese workers in Vietnam
Expansionist EVIL china Naval ATTACKED Vietnamese fishing boat for revenge
Expansionist EVIL China might illegal moved EVIL oil rig in Vietnam's waters and STILL DRILLING and DRILLING...
Vietnamese fishermen FOUND floating MINES "Made In china" floating in Vietnam East Sea
Vietnam should sue Expansionist EVIL China in court
Vietnam Urges Expansionist EVIL china to STOP INVADE Vietnam on this century
Expansionist EVILChina's People's Liberation Army massing along the border of Vietnam
Expansionist EVIL china plan to ATTACK Vietnam on Land if Vietnam defend against Expansionist EVIL china in Vietnam Coast
Vietnamese People Ready To FIGHT Expansionist EVIL china INVASION on Lands and Seas and Airspaces
Expansionist EVIL china BACK-OFF Vietnam
1,000 years SLAVE the more than enough for Vietnamese and BACK-OFF
We Are Ready To Die For Our Country, The LAST Vietnamese
__._,_.___

Posted by: Minh 70/2


Sent: Saturday, May 31, 2014 1:55 PM
Subject: [nuocviet] THOI SU :Nhật thách ra tòa, Trung Quốc tái mặt

 

 

Nhật thách ra tòa, Trung Quốc tái mặt

Trong bài phát biểu tại Hội nghị đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã dùng những lời lẽ đanh thép nhắm vào phía Trung Quốc. Ngoài việc bóc trần các hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua, ông Abe còn có một nước cờ khiến Trung Quốc phải tái mặt.

Thủ tướng Abe lặp đi lặp lại nhiều lần, rằng tất cả các quốc gia phải tôn trọng "luật pháp" trong những lời chỉ trích hầu như không che đậy đối với hành vi của Trung Quốc trên quần đảo Senkaku và các vùng lãnh thổ khác. Nhưng không chỉ kêu gọi chung chung, Thủ tướng Abe đã đưa ra lời  “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc ngay trước đông đảo phóng viên.
Senkaku là một "phần lãnh thổ của Nhật Bản", và có lẽ Trung Quốc nên nộp đơn khiếu nại lên tòa án nếu họ tin theo cách khác, ông nói. "Trung Quốc là một trong những thách thức hiện trạng", ông Abe nói. "Nhật Bản đang kiểm soát hiệu quả Senkaku".
Khi ông Abe thách Trung Quốc ra tòa, ông Abe đã cho thấy Nhật rất tự tin về phương diện luật pháp trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu Chính phủ Nhật thách Trung Quốc theo đuổi một biện pháp mang tính pháp lý để giải quyết vấn đề trong khu vực.

Ngược lại, Trung Quốc từ xưa đến giờ luôn tuyên bố lãnh thổ, lãnh hải theo kiểu tùy ngôn, bất chấp luật pháp quốc tế và quyền lợi của láng giềng. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ dám theo đuổi những biện pháp mang tính tôn trọng pháp lý như đưa ra tòa án quốc tế.

Bối cảnh Thủ tướng Nhật Abe đưa ra lời thách thức pháp lý với Trung Quốc là ngay sau khi Philippines đưa ra những yêu cầu tương tự. Philippines đã đệ đơn ra tòa án quốc tế đòi phân xử về chủ quyền trên bãi Scarborough ngay sát bờ biển Philipppines. Trung Quốc dù nói họ có quyền lịch sử với khu vực này nhưng không dám cùng Philippines ra tòa để đấu pháp lý mà dùng "cơ bắp" để thách thức tại bãi Scarborough.

Vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động phi pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Sau nhiều lần kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc tỏ ý bất hợp tác, Việt Nam đang xem xét khả năng đưa vụ việc ra tòa án quốc tế để làm rõ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Cũng như với Philippines, Trung Quốc tìm những cách để từ chối biện pháp này vì Trung Quốc rất "sợ hãi"  khi không đủ chứng lý.
Nhật và ASEAN đang thắt chặt quan hệ trên nhiều lĩnh vực

Khi Philippines lên tiếng ra tòa, Trung Quốc không dám đáp ứng thì quốc tế có thể chưa thấy hết được sự đuối lý của Trung Quốc trong tranh chấp với láng giềng. Nhưng nếu Việt Nam và Nhật đồng loạt đòi Trung Quốc giải quyết bất đồng bằng việc ra tòa thì quốc tế sẽ phải đặt nghi ngờ về những tuyên bố vô lý của Trung Quốc và thái độ bất tuân thủ luật pháp quốc tế của nước này.

Trung Quốc từ bỏ phương thức giải quyết bất đồng bằng con đường luật pháp quốc tế, thế giới sẽ càng hiểu vì sao các nước trong khu vực phải liên kết pháp lý với nhau để đối phó với thái độ hung hăng của Bắc Kinh.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Abe tuyên bố Nhật đồng ý viện trợ cho Philippines 10 tàu tuần tra phục vụ ở biển Đông, cho Indonesia 3 tàu và thúc đẩy việc cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra. Nhật đang bước đầu hình thành “liên minh pháp lý” để chống lại thái độ hung hăng bất chấp luật pháp của Bắc Kinh trên biển.

Trong tương lai gần, nếu Nhật và các nước ASEAN đồng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mà Bắc Kinh vẫn không dám ra tòa thì e rằng họ khó ngẩng mặt trên trường quốc tế.



No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts