X

Monday, May 5, 2014

TC đã đang thua Mỹ, thua nặng trong chiến lược

  
On Saturday, May 3, 2014 10:39 PM, Truc Nguyen <> wrote:
   

TC đã đang thua Mỹ, thua nặng trong chiến lược bành trướng ra Á châu Thái bình dương, thua trên phương diện đối ngoại lẫn đối nội.

Thực vậy.

Một, chuyến công du của TT Obama cho thấy rõ thất bại của TC về đối ngoại. TT Mỹ O bama công du Á châu một tuần làm việc rất thành công với bốn nước, ba đồng minh Nhựt, Đại Hàn, Phi luật tân và phát triển đối tác chiến lược toàn diện với Mã Lai. Lần đầu tiên đích thân TT Obama khẳng định tại thủ đô Tokyo của Nhựt, rằng đảo Senkaku thuộc lãnh thổ Nhựt mà Mỹ có nghĩa vụ hiệp ước bảo vệ. 

Cũng lần đầu tiên đích thân TT Obama công bố tại thủ đô Manila của Phi luật tân, rằng Mỹ và Phi đã ký kết thỏa thuận tăng gia hợp tác quốc phòng, cho phép gia tăng sự hiện diện của lính Mỹ trên đảo quốc này, tăng cường hiệp ước phòng thủ chung mà hai nước đã ký từ năm 1951, trong trường hợp bị tấn công. Cũng tại Phi luật tân, nước đã kiện TC ra trước toà án quốc tế về luật biển, TT Obama công khai chỉ mặt đặt tên, cảnh cáo TC về việc dùng võ lực ở Biển Đông, nhấn mạnh không một quốc gia nào được quyền dùng võ lực để giải quyết tranh chấp chủ quyền. 

Tại Mã Lai, TT Obama ký kết và công bố hiệp ước phát triển đối tác chiến lược toàn diện với Mã Lai, với tư cách là vị tổng thống Hoa kỳ đầu tiên đến thăm quốc gia Hồi Giáo ôn hoà này ở Á châu sau TT Lyndon Johnson đến đây hồi năm 1966, cách nay nửa thế kỷ.

Khác với thông lệ tổng thống Mỹ đi Á châu thường ghé Trung Quốc. Kỳ này TT Obama không đặt chân đến Trung Quốc. Nhưng hình ảnh, lời nói và việc làm của TT Obama công du Á châu tạo thành là một ám ảnh lớn, một mặc cảm tự ty sâu đậm cho TC. TC theo dõi từng trạm dừng chân của tổng thống Mỹ đại diện ngoại giao tối thượng kiêm tư lịnh tối cao cuả quân lực Mỹ. Nhiều sự kiện cho thấy TC thua nặng trong chiến lược bành trướng ra biển Á châu Thái bình dương. TC như “dã tràng xe cát Biển Đông nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”. 

TC tiêu tốn nhân tài vật lực của đất nước và nhân dân Trung Quốc rất nhiều, mang tiếng mang tai quá nặng mà không chiếm được một đảo nhỏ nào, một vùng biển cạn nào của các nước nào thân thiện với Mỹ. Trái lại TC không những bị các nước Á châu Thái bình dương coi là một thực dân kiểu mới”, ỷ mạnh hiếp yếu. Và các nước của hai thị trường lớn của thế giới là Tây Âu, Bắc Mỹ coi TC là đối thủ đáng gờm. Thăm dò Gallup mới nhứt cho biết dân chúng Mỹ coi TQ là kẻ thù số 1 của Mỹ, tăng gia kinh tế của TC là mối đe doạ lớn cho Hoa kỳ. 

Học giả và trí thức Mỹ báo động đồng bào Mỹ và đồng loại coi chừng “Chết vì Trung Quốc”. Trong chương trình Netflix có thể xem phim khắp thế giới qua Internet, Mỹ đã làm và phổ biến phim “Death by China”. Mỹ vì thế đã chuyển trục quân sự và thiết lập hiệp ước đối tác xuyên Thái bình dương để bao vây quân sự và kinh tế đối với TC.

Hai, còn về đối nội, người dân Trung Hoa bây giờ không còn sợ CS nữa, xã hội Trung Hoa đang như một thùng thuốc súng bất mãn, bất công, nhũng lạm, nhìn nhà cầm quyền Đảng Nhà Nước TC chỉ là một anh không lồ chân đất sét, chân thấm nước rệu ra khi bước ra Thái bình dương.

Chưa bao giờ chế độ TC gặp nhiều vấn đề lớn sanh tử cho chế độ như bây giờ. Chiến dịch tuyên truyền diệt trừ tham nhũng từ con ruồi đến con hổ của Hoàng tử Đỏ Chủ Tịch Tập Cận Bình cho thấy nội bộ đảng CS đang đấu đá thanh trừng, thịt nhau không gớm tay như Mafia. Xã hội Trung Quốc chia rẽ vô phương hàn gắn vì sai lầm của Đảng. Chánh sách một con tạo cảnh trai thiếu gái thừa. Chính sách phát triển kinh tế với bất cừ giá nào tạo ra quốc nạn tham nhũng do cán bộ đảng viên, ô nhiễm môi sinh, dân chúng chống rộng khắp và liên tục. Chính sách qui hoạch đất đai bị lạm dụng, dân chúng chống đối thành từ giặc chòm đang chuyển sang nội loạn.

 Vấn đề dân tộc thiểu số bị cướp nước, sáp nhập đất đai, cào bằng văn hoá, như Tây Tạng, Duy ngô nhĩ, trở thành “quốc gia đại sự”. Cuộc chống đối không còn ở Tân Cương, Thanh Hải mà xảy ra ngay ở thủ đô Bắc Kinh, tại công trường Thiên An môn, trước cổng của cơ quan tỉnh uỷ Sơn, giết người Trung Quốc bằng vũ khí bén nhọn hàng mấy chục người ở nhà ga Côn Minh. 

Đến đổi Chủ Tich Tập cận Bình là chủ tịch TC đầu tiên đến thánh phố Khách Thập của Tân Cương “động viên” công an cảnh sát dẹp loạn, chụp hình chung giữa một rừng ma trắc của cảnh sát TC.. Chính sách biến dân Trung Hoa người đông thành thị trường lao động công xá rẻ mạc, nước Trung Hoa thành xưởng sản xuất hàng rẻ tiền để xuất cảng, tập trung ở bờ biển và thành thị, làm cho hố sâu ngăn cách thành thị nông thôn, miền bờ biển miền nội địa, dân nghèo giàu, của xã hội TQ ngày càng thêm sâu rộng.

Người dân Trung Hoa có 6.000 năm lịch sử, đất nước nhiều lần bị chia ba, xẻ sáu triều đại nên rất có kinh nghiệm, biết mỗi lần vua chúa nào thấy dân chúng Trung Hoa bất mãn, guồng máy cai trị lung lay, thì triều đại ấy thường đem quân đi lấn chiếm nước ngoài, mong lấy chiến thắng xoá mờ những bất ổn trong nội địa. 

Chế độ TC độc tài đảng trị cũng đang làm thế khi tung quân binh nguỵ trang thành dân sự và bán quân sự ra quậy biển đảo của các nước láng giềng. Nhưng cả mười mấy năm rồi không chiếm được gì cả mà gây hờn chuốc oán không biết bao nhiêu đối với các nước Á châu Thái bình dương. Nước Thái bình cũng khó rửa sạch. Việt Nam CS dù đồng đảng, đồng chí với TC cũng chịu không nổi cái kiểu giành đảo giựt biển của TC.

Ba và sau cùng, chẳng những đang chuốt hoạ vào thân, mà TC còn tạo một sai lầm chiến lược không thể cứu chữa. TC không êm đềm phát triển như di huấn của Ô Đặng tiểu Bình cha đẻ của chiến lược chuyển sang kinh tế thị trường, mà TC lại trừng lên, trổi dậy một cách quá bạo ngược và khoa trương, tạo cho Mỹ cơ hội bằng vàng trở lại Á châu được các nước Á châu Thái bình dương hoan nghênh ủng hộ như điều kiện, như sự hiện diện của ổn định trong vùng, như lá chắn trước đà xâm lấn, gậm nhấm của TC. Chuyến đi của TT Obama là sự xác quyết, cam kết minh thị và công khai của Mỹ chuyển trục quân sự và kinh tế sang Á châu Thái bình dương.

Chuyến đi này của TT Obama là dấu chỉ rõ ràng, chẳng những TC đã thất bại trong cố gắng vươn lên ngang hàng với Mỹ, mà còn thất bại thê thảm đối với các nước Á châu Thái bình dương như Nhựt, Nam Hàn, Việt Nam rất gần gũi văn hoá với văn minh Trung Hoa.

Ngần ấy thời sự và sư kiện cho thấy TC đã thua, thua nặng rồi, thua trên mặt trận ngoại giao lẫn đối nội./.(Vi Anh)

VB

VIÊT NAM - HOA KỲ - 
Bài đăng : Thứ bảy 03 Tháng Năm 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 03 Tháng Năm 2014

Tr lý Ngoi trưởng M đc trách châu Á đến Hà Ni vào tun ti

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel (www.state.gov)

Trọng Nghĩa

Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua 02/05/2014 thông báo : Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel sẽ dẫn đầu một phái đoàn Mỹ ghé Hà Nội trong hai ngày 07-08/05. Mục tiêu được loan báo là tham gia cuộc họp của cơ chế Đối thoại Mỹ-Việt vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Giới quan sát cho rằng vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được hai bên thảo luận.

Trong bản thông cáo báo chí ngắn gọn về chuyến công du Việt Nam của ông Russel, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm là Trợ lý Ngoại trưởng sẽ tiếp xúc với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, đồng thời giao lưu với các cựu sinh viên từng tham gia các chương trình trao đổi cấp chính phủ.
Theo giới quan sát, chuyến công du Việt Nam của người trực tiếp nắm hồ sơ Đông Nam Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ diễn ra chỉ ít lâu sau khi đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm hai nước Đông Nam Á khác là Malaysia và Philippines.
Điều này phản ánh mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnhlãnh đạo 10 quốc gia trong khối ASEAN chuẩn bị họp Hội nghị Thượng đỉnh tại Miến Điện trong hai ngày 10-11/05.
Trong thời gian qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á – Thái Bình Dương đã không ngần ngại có những lời lẽ rất cứng rắn đối với các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, nêu bật một số hành vi sách nhiễu của Trung Quốc nhắm vào Philippines chẳng hạn, đặc biệt là tại hai bãi ngầm đang tranh chấp là Scarborough và Second Thomas ngoài Biển Đông.
Ví dụ cụ thể nhất là bản điều trần của ông Daniel Russel trước Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 05/02 vừa qua, trong đó ông đã cảnh cáo Trung Quốc về những yêu sách lãnh thổ đáng quan ngại ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Về Biển Đông, ông Russel là một nhà ngoại giao Mỹ hiếm hoi công khai phê phán tính chất không phù hợp với luật pháp quốc tế của tấm bản đồ « Chín đường gián đoạn » mà Trung Quốc sử dụng để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Ông cũng đã chỉ trích các quy định mới đây của Trung Quốc về đánh đánh bắt cá trên một phần Biển Đông, và cảnh cáo Bắc Kinh về ý đồ muốn thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới trên Biển Đông.



No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts