X

Wednesday, May 21, 2014

Bị sợ hãi và oán ghét, TQ mắc kẹt trong âm mưu của chính mình



From: sangthai4
Date: Sun, 18 May 2014 21:11:35 -0400
Subject: Bi so hai va oan ghet, TQ mac ket trong am muu cua chinh minh (My Lan)




Bị sợ hãi và oán ghét, TQ mắc kẹt trong âm mưu của chính mình
                                                                                                                               My Lan -  18/05/2014

"Trung Quốc đã trở thành một cường quốc toàn cầu, vươn rộng ra tất cả các châu lục, nhưng chưa bao giờ bị cô lập như thế này"

Trong một bài phân tích trên tờ The Washington Times mới đây, tác giả Miles Yu đã cho rằng, một mặt, Trung Quốc cố gắng đổ lỗi cho Nhật Bản về những tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, mặt khác lại muốn lôi kéo Nga về phía mình, song dường như chiến lược đó của Trung Quốc đang bộc lộ những sai lầm khiến chính nước này phải gánh hậu quả.

Dưới đây là phân tích của tác giả Miles Yu trên The Washington Times:
Trung Quốc đã trở thành một cường quốc toàn cầu, vươn rộng ra tất cả các châu lục, nhưng chưa bao giờ bị cô lập như thế này.

Có lẽ, Bắc Kinh, vốn bị che mắt bởi sự gia tăng quân sự của mình và hạn chế trong nhận thức về khả năng quân sự của Mỹ, đã khiến cho 14 quốc gia láng giềng có chung đường biên giới với mình, cùng hàng loạt các quốc gia nước ngoài khác, sợ hãi và oán ghét.

Trung Quốc dính líu tới các căng thẳng với các quốc gia như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, do những đòi hỏi ngang ngược về chủ quyền.

Đó là chưa kể, Trung Quốc cũng có thể liên quan tới các cuộc đụng độ nhỏ hoặc có khả năng xảy ra với các quốc gia khác đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc - như Malaysia, Hàn Quốc, Bhutan, Indonesia, Brunei.

Thậm chí, Triều Tiên cũng có tranh chấp với Trung Quốc tại khu vực núi Baekdu ở biên giới.

Trung Quốc đã đạt được thoả thuận về biên giới với Nga, Mông Cổ, Kyrgyzstan, Tajikistan, and Myanmar. Tuy nhiên, những lời kêu gọi giành lại "lãnh thổ đã mất về tay Trung Quốc" tại những quốc gia này đã bùng lên ngày càng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông trực tuyến.

Chiến lược của Trung Quốc nhằm chấm dứt sự cô lập của mình có vẻ như là đang đổ lỗi cho Nhật Bản vì những rắc rối trong khu vực cũng như sự tàn bạo trong thời kỳ chiến tranh và thực dân của nước này trước năm 1945.

Tuy nhiên, việc chỉ trích Nhật Bản một cách nặng nề không thể giúp gì cho Trung Quốc bởi hầu hết các tranh chấp lãnh thổ đều gần như không có liên quan tới lịch sử trước năm 1945 của Nhật Bản, mà liên quan tới những tính toán về địa chính trị sau chiến tranh của Trung Quốc. 

Hầu như không ai đồng tình với quan điểm của Trung Quốc khi họ đổ tội cho nước Nhật tự do và dân chủ ngày nay đang cố gắng khôi phục chủ nghĩa quân phiệt, bành trướng trước năm 1945.

Cho tới nay, chiến lược này đã phản tác dụng.
Chiến lược này đã làm vững chắc thêm các lực lượng an ninh tại Nhật Bản, do chính Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lãnh đạo. Lập trường cứng rắn trong việc đẩy lùi cuộc chiến tuyên truyền của Trung Quốc đã khiến ông Abe trở thành một trong những chính trị gia được yêu mến nhất tại Nhật Bản sau chiến tranh. Washington cũng buộc phải chính thức lên tiếng, tuyên bố sẽ giúp Nhật Bản bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong trường hợp Trung Quốc tấn công.

Chiến lược này cũng khiến Nhật Bản và Ấn Độ, hai nước lớn tại châu Á, tiến lại gần nhau hơn với tư cách là những đồng minh trong nỗ lực chung nhằm chống lại những đòi hỏi về chủ quyền đầy hung hăng của Trung Quốc.

Điều đáng ngại hơn đối với Bắc Kinh là sự nổi lên của ông Narendra Modi, người công khai bày tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc vừa thắng cử và sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Ấn Độ.

Trong tình thế đó, Trung Quốc cố tìm cách kéo Nga vào cuộc. Thế nhưng, về phần mình, Nga tỏ ý không muốn hợp tác toàn diện với Trung Quốc.

Cùng với việc bán một lượng lớn vũ khí cho Ấn Độ và Nhật Bản để củng cố phòng thủ, Moscow đã từ chối đứng về phía Trung Quốc trong các tranh chấp tại Senkaku/Điếu Ngư.


Đắm chìm vào kế sách "Viễn giao cận công" (Xa thì giao thiệp, gần thì dùng vũ lực) - một trong 36 sách lược quân sự Trung Quốc cổ đại, Trung Quốc có thể trở thành nạn nhân trong âm mưu của chính mình.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Source: Inside China: No Friends for Beijing - The Washington Times

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


From: sangthai4
Date: Sun, 18 May 2014 21:32:05 -0400
Subject: Như Có Bok Hò trong ngay dzui đập phá

  


image
Preview by Yahoo




No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts