X

Monday, October 28, 2013

Không quân Nhật sẵn sàng nghênh chiến với máy bay Trung Quốc


From: dienbienho
Date: Sun, 27 Oct 2013 17:51:29 -0700
Subject: Không quân Nhật sẵn sàng nghênh chiến với máy bay Trung Quốc

 

 

NHẬT BẢN - TRUNG QUỐC - 

Bài đăng : Chủ nhật 27 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 27 Tháng Mười 2013

 

Không quân Nhật sẵn sàng nghênh chiến với máy bay Trung Quốc


Tiêm kích Mitsubishi F-2A của Không quân Nhật Bản (Ảnh:en.wikipedia.org)

Tiêm kích Mitsubishi F-2A của Không quân Nhật Bản (Ảnh:en.wikipedia.org)

Trọng Nghĩa  RFI


Vào lúc Thủ tướng Nhật Bản không ngần ngại công khai cảnh báo Trung Quốc không nên dùng võ lực để thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực, báo chí Nhật Bản hôm nay 27/10/2013 tiết lộ : Tokyo đã cho chiến đấu cơ cất cánh hai ngày liên tiếp để sẵn sàng ứng phó với máy bay quân sự Trung Quốc tiến gần đến quần đảo Okinawa.


Theo hai hãng tin Nhật Bản Jiji Press và Kyodo News, liên tiếp trong hai ngày, quân đội Nhật Bản đã cấp tốc cho chiến đấu cơ cất cánh để sẵn sàng đối phó với phi cơ Trung Quốc bay sát không phận Nhật Bản.

Theo nguồn tin trên, bốn chiếc máy bay quân sự Trung Quốc gồm hai trinh sát cơ Y8 và hai oanh tạc cơ H6 đã bay từ vùng Biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương rồi quay ngược lại. Máy bay Trung Quốc đã đi qua vùng biển quốc tế gần quần đảo Okinawa nhưng không vi phạm không phận của Nhật Bản. 

Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa xác nhận hai nguồn tin này, nhưng Trung Quốc trước đó đã lớn tiếng cảnh cáo Tokyo rằng bất kỳ hành động thù địch nào trên bầu trời nhắm vào máy bay không người lái Trung Quốc sẽ được hiểu như là một « hành động gây chiến ». 

Bắc Kinh đã có phản ứng gay gắt như trên vào hôm qua, sau khi báo chí tiết lộ rằng Tokyo đã lên kế hoạch bắn hạ máy bay do thám nước ngoài xâm phạm vào không phận quốc gia trong trường hợp các phương tiện này phớt lờ tín hiệu cảnh cáo của Nhật Bản.

Theo hãng Kyodo, kế hoạch trên đây đã được Tokyo đề ra sau khi một máy bay quân sự không người lái của Trung Quốc tiến vào khu vực nằm trong tầm giám sát của lực lượng phòng không Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông vào tháng trước. 

Trong bối cảnh căng thẳng Trung Nhật, Thủ tướng Nhật Bản tiếp tục có lời lẽ cứng rắn nhắm vào Trung Quốc dù không nêu đích danh. Trong một bài phát biểu trước một đơn vị quân đội vào hôm nay, ông Shinzo Abe khẳng định : « Chúng ta sẽ thể hiện quyết tâm của một Nhà nước không chấp nhận ý muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Chúng ta phải tiến hành mọi hoạt động vì mục đích đó như giám sát và tình báo ».

Ông Shinzo Abe giải thích : « Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên căng thẳng. Đó là một thực tế… Cần phải gột bỏ hoàn toàn khỏi đầu óc quan niệm thông thường theo đó chỉ cần có một lực lượng quốc phòng là có được một phương tiện răn đe ». 

Bối cảnh lời tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản rất đáng chú ý. Đó là nhân chuyến đến thanh tra một đơn vị quân đội nơi trưng bày lần đầu tiên một phương tiện đổ bộ tấn công của Mỹ. Theo hãng tin Pháp AFP, đây là một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ quyết tâm của Tokyo, muốn tăng cường năng lực bảo vệ các hòn đảo xa xôi.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch thiết lập một đơn vị đổ bộ đặc biệt để bảo vệ các hòn đảo phía nam, và tấn công tái chiếm trong trường hợp các đảo này bị kẻ thù chiếm đóng. 

Hiện nay, Bắc Kinh đang thường xuyên có những hành động bị Tokyo cho là khiêu khích, khi liên tục cho tàu tuần duyên và máy bay quân sự thâm nhập vào vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, hiện do Nhật Bản quản lý, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

 

 

 

ĐÔNG BẮC Á - TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN - 

Bài đăng : Chủ nhật 27 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 27 Tháng Mười 2013

 

Tranh chấp biển đảo : Seoul muốn hợp tác với Bắc Kinh để chống Tokyo


Quân đội Hàn Quốc tập trận ngày 25/10/2013, trên quần đảo Dokdo mà Nhật gọi là Takeshima

Quân đội Hàn Quốc tập trận ngày 25/10/2013, trên quần đảo Dokdo mà Nhật gọi là Takeshima

REUTERS

RFI


Hôm nay, 27/10/2013, truyền thông Hàn Quốc đưa tin, chính quyền Seoul có kế hoạch tăng cường hợp tác với Trung Quốc để đối phó với các yêu sách đòi chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Dokdo mà Tokyo gọi là Takeshima. Trong cuộc điều trần hàng năm trước Nghị viện, đại sứ Hàn Quốc tại Bắc Kinh, Kwon Young Se, được hãng thông tấn Yonhap trích dẫn, đã tuyên bố : « Về quần đảo Dokdo và những vấn đề liên quan đến lịch sử, chúng ta sẽ tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm thiết lập một cơ chế hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc ».


Đại sứ Hàn Quốc phát biểu như trên vào lúc Tokyo đang tiến hành một chiến dịch tuyên truyền nhằm củng cố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Takeshima/Dokdo, qua việc đăng trên mạng Youtube một băng vidéo vào tuần trước, để giải thích lập trường của Nhật Bản.

Hôm thứ Tư, 23/10, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã phản đối, coi đây là một « hành động khiêu khích », làm tổn hại quan hệ song phương và yêu cầu Nhật Bản rút bỏ ngay lập tức băng vidéo nói trên.

Đồng thời, Seoul cũng kêu gọi Tokyo từ bỏ những « đòi hỏi chủ quyền phi lý » đối với quần đảo Dokdo/Takeshima ở biển Nhật Bản và cho biết sẽ nỗ lực « nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế » về chủ quyền của Hàn Quốc đối với các hòn đảo này.

Thứ Sáu, 25/10, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối cuộc tập trận của Hàn Quốc tại vùng quần đảo Takeshima/Dokdo và nhấn mạnh, động thái này là « không thể chấp nhận được » và « rất đáng tiếc ».

Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông.

Khi kêu gọi hợp tác với Trung Quốc trên một số vấn đề liên quan đến lịch sử, đại sứ Hàn Quốc muốn nói đến những bất đồng giữa một bên là Séoul, Bắc Kinh và bên kia là Tokyo, trong việc các chính trị gia Nhật Bản tới viếng đền thờ Yasukuni, nơi thờ phụng anh linh những binh sĩ Nhật tử trận, trong đó có bài vị của nhiều kẻ bị quân đồng minh kết án phạm tội ác chiến tranh, trong thời kỳ quân đội Nhật hoàng xâm chiếm và gây tội ác ở một số nước Châu Á trước đây.

Hàn Quốc và Trung Quốc đều coi đền Yasukuni là biểu tượng của quá khứ quân phiệt Nhật Bản.

Kể từ khi ông Shinzo Abé quay lại giữ chức Thủ tướng, vào tháng 12 năm ngoái, lãnh đạo cấp cao của Hàn Quốc và Trung Quốc chưa có một cuộc gặp song phương nào với Thủ tướng Nhật Bản.

Trước đây, Seoul đưa ra sáng kiến tổ chức một Thượng đỉnh ba bên vào tháng 05/2013, giữa Thủ tướng Shinzo Abé, Tổng thống Hàn Quốc bà Park Geun Hye và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Do quan hệ giữa các bên căng thẳng, kế hoạch này không được thực hiện.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts