Đã tới lúc dân VN giành
quyền giám sát?
Cập nhật: 16:31 GMT - thứ năm, 27 tháng 2, 2014
Đã tới lúc các tổ chức dân sự ở Việt Nam đứng ra thực hiện quyền giám sát quyền lực nhà nước độc lập từ giám sát tham
nhũng tới đánh giá tín nhiệm, tài sản của quan chức, theo một số ý kiến quan sát từ Việt Nam.
Vai trò này là cần thiết vì việc tự giám sát, đánh giá tham nhũng, tín nhiệm của nhà nước không đạt hiệu quả mặc dù nhà nước đã có một số nỗ lực nhất định và bước đầu khi đưa ra một số quy định về kê khai tài sản và tiếp nhận quà biếu ở quan chức công quyền.
Hôm 27/2/2014, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh,
nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC:
"Cho đến nay tôi nghĩ rằng kết quả mới chỉ là bước đầu và còn rất hạn chế, so với quy chế của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), họ đã quy định về các mâu thuẫn lợi ích giữa người thừa hành công vụ, và những lợi ích cá nhân của họ và những điều cấm, cũng như là những gì ở Hong Kong hay ở Hàn Quốc người ta đã thực hiện được,"
"Việt Nam là một đất nước độc đảng đã rất lâu và thông
tin, truyền thông cũng đã bị Nhà nước kiểm duyệt từ rất lâu, cho nên sự giám sát của xã hội đối với quyền lực của nhà nước, những hoạt động của Chính phủ và Quốc hội hầu như rất hạn chế và có sự tác động rất nhỏ"
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng
"Là những nơi trước kia cũng có tình
trạng tham nhũng hết sức nghiêm trọng, nhưng ngày nay đã có
giảm bớt nhiều, thể hiện trên bảng điểm của Tổ chức Minh bạch Thế giới, thì tôi nghĩ Việt Nam vẫn cần phải có những nỗ lực nhiều hơn nữa, vấn đề ở đây là đưa ra những quy định, đồng thời phải có những biện pháp để thực thi, và cũng phải có những biện pháp bảo đảm, bảo vệ người tố cáo được pháp luật bảo đảm và không bị trả thù."
Cũng hôm 27/2, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự đưa ra đánh giá về hiệu quả của tự giám sát của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam với tham nhũng trong lĩnh vực chức vụ và công quyền.
Ông Thắng nói: "Việt Nam là một đất nước độc đảng đã rất lâu và thông
tin, truyền thông cũng đã bị Nhà nước kiểm duyệt từ rất lâu, cho nên sự giám sát của xã hội đối với quyền lực của nhà nước, những hoạt động của Chính phủ và Quốc hội hầu như rất hạn chế và có sự tác động rất nhỏ,
"Cho nên sự suy thoái, sự lộng hành trong việc điều hành kinh tế, điều hành đất nước, cũng như những khuyết tật của bộ máy nhà nước không có một đối trọng, không có một giám sát thích
đáng; cho nên tất cả những hiện tượng như những cây cầu bị đổ, hay như vừa rồi cây cầu Vĩnh Tuy, người ta phát hiện ra một cây cầu hàng nghìn tỷ (đồng), mà ba trụ bê-tông nứt vỡ, đấy là một trong những biểu hiện của sự xuống cấp ghê gớm của nhà nước này."
'Sập cầu và biệt dinh'
Báo chí VN đặt dấu hỏi về nguồn gốc 'biệt dinh' và nhiều tài sản, địa ốc của cựu Chánh Thanh tra
Trần Văn Truyền.
Việc giám sát độc lập này là quyền được hiến định của các tổ chức dân sự, các cá nhân với tư cách công dân và
nhà nước phải có trách nhiệm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các quyền này được thực hiện, theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên
Viện trưởng Viện Phản biện độc lập IDS đã giải thể.
Qua một số diễn biến gần đây mà dư luận tại Việt Nam đặt dấu hỏi về nguyên nhân đứng sau như với các vụ sập cầu treo ở tỉnh Lai Châu, 'biệt dinh' cùng nguồn gốc các tài sản của cựu tránh thanh tra nhà nước Trần Văn Truyền, Tiến sỹ Quang A nêu quan
điểm:
"Để phòng chống tham nhũng nói
riêng và nói chung là giám sát công
việc của các cơ quan công quyền, có hai ba biện pháp chính, thứ nhất là bản thân nhà nước, bộ máy nhà nước phải có những quy định và có những cơ chế để giám sát lẫn nhau,
"Về mặt nguyên tắc, một tổ chức quần chúng, xã hội nào đấy có thể tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm, điều đó hoàn toàn
trong khuôn khổ pháp luật hiện nay chưa cấm, nhưng hiện nay chưa có tổ chức nào thực hiện điều đó"
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Rất tiếc ở Việt Nam, vì không có
chuyện dân chủ, vì không có rạch ròi giữa các ngành của nhà nước khác nhau, cho
nên việc bản thân các cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ giám sát lẫn nhau này nó cũng có chứ không phải không, nhưng không được hiệu quả cho lắm,
"Một kênh thứ hai rất hiệu quả, đó là sự giám sát của nhân dân, mà
thường giám sát của nhân dân thông qua một kênh là báo chí, và thông qua kênh khiếu nại, khiếu kiện, góp ý của người dân, những kênh này ở Việt Nam cũng có,
nhưng rất đáng tiếc là hệ thống báo chí lẽ ra là hệ thống độc lập, thì đằng này nó là một hệ thống hoàn toàn lệ thuộc vào các cơ quan nhà nước, nó cũng đóng một phần quan trọng trong việc giám sát này
chứ không phải là không, nhưng nó chưa đóng vai trò lẽ ra nó phải đóng,
"Và một phần thứ ba là đối với người dân, người dân có thể thông qua bản thân từng cá nhân làm
và hiện nay người ta vẫn đang làm như thế, nhưng thường các cá nhân
làm không hữu hiệu bằng, không chính xác bằng, hoặc không có căn cứ bằng nếu người dân có thể tụ họp thành những tổ chức mà người ta thường gọi là các tổ chức xã hội dân sự. Và những tổ chức này cũng có
vai trò giám sát như thế, có thể nói là giám sát công quyền, nhất là vấn đề tham nhũng, hoặc là vấn đề bổ nhiệm người."
'Không cho thành lập'
Hôm 27/2, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nêu
quan điểm với BBC cho rằng Hiến pháp mới đã khẳng định quyền được lập Hội của người dân và về mặt nguyên tắc, các tổ chức trong xã hội công dân có thể thực thi các quyền giám sát công quyền, quan chức.
Lấy ví dụ trong lĩnh vực giám sát công
quyền, đánh giá tín nhiệm quan chức, ông nói:
"Về mặt nguyên tắc, một tổ chức quần chúng, xã hội nào đấy có thể tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm, điều đó hoàn toàn trong khuôn khổ pháp luật hiện nay chưa cấm, nhưng hiện nay chưa có tổ chức nào thực hiện điều đó, tôi nghĩ họ có thể từ làm một việc như vậy trên mạng, thì điều ấy có thể có tính khả thi cao hơn vì không phải mất chi phí tổ chức hành chính,
không phải có người đi hỏi này kia v.v...
và điều đó hoàn toàn có tính khả thi."
Hai bloggers Trương Duy Nhất (trái) và Phạm Viết Đào đã bị bắt vì vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm, một luật sư nhân quyền nói với BBC trên thực tế có một khoảng cách giữa có luật và thực thi hoặc đảm bảo các quyền đã được pháp luật công nhận trên thực tế.
Luật sư Trần Thu Nam nói với BBC:
"Thường ở Việt Nam người ta chưa công nhận các tổ chức xã hội, chính trị đâu, họ không công nhận, trừ khi các tổ chức được thành lập hợp pháp ở Việt Nam, mà ở Việt Nam người ta thường không cho họ thành lập,
"Những tổ chức dân sự có tiếng nói liên quan những vấn đề chính trị, liên quan vấn đề quyền lực, ở Việt Nam cho là phản động, cho nên họ không cho người dân thực hiện những quyền như thế, mà họ bắt buộc phải thông qua một cơ quan nào đó hợp pháp, mà nhà nước gọi là hợp pháp,
"Những tổ chức dân sự có tiếng nói liên quan những vấn đề chính trị, liên quan vấn đề quyền lực, ở Việt Nam cho là phản động, cho nên họ không cho người dân thực hiện những quyền như thế, mà họ bắt buộc phải thông qua một cơ quan nào đó hợp pháp, mà nhà nước gọi là hợp pháp"
Luật sư Trần Thu Nam
"Hoặc thông qua hội đồng nhân dân gì đó,
họ bắt buộc phải thông qua hội đồng nhân dân, chứ bây giờ lập trang web để đánh giá một vấn đề về tham nhũng với một đại biểu quốc hội nào đó, tôi nghĩ rằng ở Việt Nam sẽ cấm, không cho thành
lập và không cho làm những điều đó và họ có thể bị phá ngay những trang web như vậy,
"Những việc như đã nói ở Việt Nam tôi nghĩ chưa thể thực hiện được," luật sư Nam khẳng định.
'Quan niệm sai lầm'
Tuy vậy, hôm thứ Năm, Tiến sỹ Quang A cho rằng việc giữ thái độ cho rằng các tổ chức dân sự độc lập là bất hợp pháp là một quan niệm sai lầm.
Ông nói: "Hiện nay coi những tổ chức không được nhà nước cho phép là những tổ chức bất hợp pháp, nhưng đấy là một quan niệm hoàn toàn sai.
Tôi nói thí dụ một nhóm nào đó lập ra một hội gọi là "Hội Phòng chống Tham
nhũng" có điều lệ, có tôn chỉ, mục đích đường hoàng,
"Tuy nhiên những sự điều tra dư luận của những cá nhân nhất định hoặc là một số tổ chức nhất định cũng có những tác động đến dư luận xã hội và nó cũng tác động đến sự nhìn nhận của chính quyền đối với một số chức danh mà được Quốc hội bầu và phê chuẩn"
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
"Người ta tự thành lập và người ta hoạt động vì mục đích đó, thì
tôi nghĩ tổ chức đó hoàn toàn hợp pháp, tuy rằng nhà nước có thể không muốn cho người ta thành lập ấy, tổ chức ấy là một tổ chức xã hội dân sự thực sự, họ chưa có tư cách pháp nhân,
bởi vì rất đáng tiếc luật pháp hiện hành chưa để cho người ta đăng ký, nhưng mà như thế không có nghĩa
là nó hoạt động bất hợp pháp."
Trước đó, hôm 21/2, Giáo sư Bấm Nguyễn Minh Thuyết,
nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng về nguyên tắc, các tổ chức độc lập trong xã hội của người dân, như các tổ chức trong xã hội dân sự có vai trò trong
việc tham gia giám sát
hoạt động và hiệu quả hoạt động của nhà nước và các quan chức trong bộ máy chính quyền, và điều này không hề phạm pháp.
Khi được hỏi liệu các tổ chức dân sự, giới blogger có thể có những hình thức giám sát công
quyền thông qua đánh giá,
thăm dò tín nhiệm độc lập hay không, Giáo
sư Thuyết nêu quan điểm:
"Trong bất kỳ một xã hội dân chủ nào thì người dân cũng có quyền thể hiện ý kiến của mình bằng nhiều cách, và những việc như thế là không phải vi phạm pháp luật. Nhưng mà chỉ có điều là tính chính xác của những điều tra đó đến đâu và nó có được công nhận hay không thì tôi rất nghi ngờ điều đó,
"Tuy nhiên những sự điều tra dư luận của những cá nhân nhất định hoặc là một số tổ chức nhất định cũng có những tác động đến dư luận xã hội và nó cũng tác động đến sự nhìn nhận của chính quyền đối với một số chức danh mà được Quốc hội bầu và phê chuẩn," ông Thuyết nói với BBC.
__._,_.___