X

Saturday, February 27, 2016

Tin hấp dẫn....Gửi cho mọi người đọc đừng mang phim , nhạc sao chép ( Copy ) vô nước Mỹ sẽ bị phạt nặng lắm



From: Lien Vu <
Date: February 23, 2016 at 7:17:11 AM PST
Subject: Fw: [cuuhocviendonbosco_namcali] Fwd: Fw: Fwd: [K25VB] Tin hấp dẫn
Reply-To: Lien Vu <

On Monday, February 22, 2016 9:38 PM,

 

From: Thong V Tran


Date: 2016-02-22 18:46 GMT-10:00


Gửi cho mọi người đọc đừng mang phim , nhạc sao chép ( Copy ) vô nước Mỹ sẽ bị phạt nặng lắm. 

Có mua thì mua ở chợ trời bên đây để khỏi bị bắt! ( Just Kidding!)
Nhu Nguyen's photo.

Đọc kỹ và thông báo cho mọi người biết đừng đem vô Mỹ bất cứ đồ gì bị làm giả.

Cũng nên nhắc lại, một bà Đài Loan xuống phi trường San Francisco có mang theo cái xách tay LV thứ thiệt, hải quan hỏi bóp giả hay bóp thật. Thấy đây là bóp thật mà "thằng cà chớn" nầy hỏi như vậy, làm bả giận nên trả lời: bóp giả đó, muốn xem thì xem. 

Nó không xem gì hết, rồi cũng đi qua, ai dè vài ngày sau, hải quan gởi giấy tờ tới phạt 150,000 USD tội mang bóp đồ giả vào Mỹ, có video ghi hình. 

Bà nầy khiếu nại, phải mua vé trở về Đài Loan đến tiệm bán lấy hoá đơn về trình hải quan, xong mới yên: tiền trở lại Đài Loan lấy hoá đơn tốn thêm $5000 USD. Nếu phải đi qua phi trường Mỹ, nhớ đừng quên cái đồng hồ Rolex dỏm mang trên tay: tiêu tùng đấy...

Attention: Do not bring any copied DVD to the US. Each illegal copy will be fine $10,000. Some one from China brought 25 copies of DVD to the US and was fine $250,000. If he doesn't pay the fine, he will never be again admitted to the US. He had to go home in Shanghai and sold some of his properties and pay for the fine before he can be admitted to the US.

Tin cần đọc cho những ai du lịch nước ngoài trở lại Mỹ và mang theo những đồ sao chép lậu. Mời đọc phần tin dưới đây:

Các bạn cần lưu ý, đừng mang DVD copy (lậu) vào USA, tôi xin dịch đơn giản đoạn văn sau:

Hơn một tháng trước đây, có người từ Đại Lục đem 25 bản copy DVD vào Mỹ, bị hải quan ở phi trường LAX xét được, 1 bản DVD bị phạt 10,000 đô la, tổng cộng là 250,000 đô la (khoảng 8,300.000 tiền Đài Loan). Hải quan nói nếu không nộp tiền phạt thì vĩnh viễn không được vào Mỹ.

Qua cuộc điều tra, người này có bất động sản ở Mỹ và con cái đang du học tại Mỹ, người này đã trở về Thượng Hải bán nhà cửa để thanh toán tiền phạt.

Xin quý vị lưu ý và share cho các bạn và người thân của quý vị biết (kể cả ở Canada luôn)







__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG

Mỹ thay đổi chiến lược và những biến loạn


Mỹ thay đổi chiến lược và những biến loạn

Lữ Giang
Trong những tháng qua, các cơ quan nghiên cứu và truyền thông Mỹ cũng như quốc tế đã viết rất nhiều bài nói về những sai lầm của Mỹ trong việc thay đổi chiến lược, đang đưa thế giới vào những cảnh biến loạn, đặc biệt là tại Trung Đông, Châu Âu và Biển Đông. Đây là những vấn đề khá phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng trình bày vắn gọn để việc theo dõi tình hình được dễ dàng hơn.

TẠI SAO HOA KỲ PHẢI THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC?
Trước đây, khi muốn bảo vệ nền an ninh hay quyền lợi của nước Mỹ, nhất là quyền lợi của các giới đại tư bản quốc phòng Mỹ, các chính quyền Mỹ thường xử dụng biện pháp Can Thiệp Bằng Quân Sự (Military Intervention) và sẵn sàng trả bằng mọi giá, điển hình nhất là cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến Afghanistan và cuộc chiến Iraq. Trong cuộc chiến Iraq, Hoa Kỳ đã bất chấp luật pháp quốc tế khi hành động.
Tuy nhiên, kể từ năm 2011, Hoa Kỳ đã tìm cách đi ra khỏi biện pháp can thiệp bằng quân sự này, có lẽ vì nhu cầu tiêu thụ các võ khi cũ không còn. Trước hết, các nhà chiến lược và phân tích của Hoa Kỳ đã đưa ra các tài liệu cho thấy rằng can thiệp bằng quân sự quá tốn kém và không có hiệu quả. Họ đã đưa ra các con số để chứng minh điều đó.
Website của đại học Harvard công bố một bản báo cáo của nữ giáo sư khoa học chính trị Linda J. Bilmes và nhà kinh tế đoạt giải Nobel - Joseph Stiglitz cho biết theo dự báo, tổng số chi của cuộc chiến Afghanistan và Iraq có thể lên tới 2.000 tỉ USD, nhưng tới năm 2010, con số thực chi đã vượt mức 3.000 tỉ USD. Theo Tổ chức Brookings Institution Iraq Index, về mặt tài chính, cuộc chiến Iraq đã góp phần không nhỏ vào việc làm gia tăng công nợ của nước Mỹ, tính đến ngày 19.8.2010 đã lên đến 13.310 tỉ USD, chưa kể các tổn thất về nhân mạng và tài sản của cả đôi bên, nhất là của người dân Iraq. Mặc dầu đã phải chi ra một khoản chi phí lớn như vậy, Mỹ đang sa lầy ở Afghanistan và chưa biết cuộc chiến Iraq sẽ đi về đâu, và “khi người Mỹ rút đi, cay đắng ở lại”!
Ngày 8.4.2011 tờ Whasington Post đã cho đăng một bài dưới đầu đề “Grounds for U.S. military intervention” (Các căn bản can thiệp bằng quân sự của Hoa Kỳ) của cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger nhằm chuẩn bị cho việc thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ. Trong bài đó Kissinger nói rằng như một nguyên tắc chung, nước Mỹ chỉ nên can thiệp bằng quân sự khi lợi ích quốc gia đang bị đe dọa. Ông đưa ra năm việc phải làm khi muốn can thiệp bằng quân sự.
Ngày 12.12.2015, trong cuộc họp báo chung tại Tòa Bạch Ốc với Thủ tướng Nouri al-Malaki đến từ Iraq sang, Tổng Thống Obama tuyên bố:
"Sau gần chín năm, cuộc chiến của Mỹ tại Iraq sẽ chấm dứt trong tháng này. Chúng tôi có mặt tại đây hôm nay để đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến này và mở ra trang mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước và từ hôm nay một nước Iraq mới sẽ tự quyết định số phận của mình."
Ông Obama cho biết Mỹ vẫn sẽ tiếp tục cam kết duy trì an ninh và hỗ trợ Iraq phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực dầu khí.
Từ năm 2008, khi đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Obama đã cam kết rút hết quân đội Hoa Kỳ ra khỏi các xung đột ở Trung Đông. Kể từ tháng 12 năm 2011, chính quyền Obama quyêt định thay thế biện pháp Can Thiệp Bằng Quân Sự (Military Intervention) bằng một chiến lược khác được gọi là Chiến Lược Chiến Tranh Ủy Nhiệm (Proxy War Strategy). Nhưng đây là một chiến lược lớn cho từng giai đoạn của Mỹ, Tổng Thống Obama hay bất cứ tổng thống nào ở trong giai đoạn đó cũng phải thi hành. Vậy Chiến tranh Ủy nhiệm là gì?

CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM hay TÁ ĐAO SÁT NHÂN
Chiến tranh ủy nhiệm (proxy wars) thường được định nghĩa là một cuộc chiến tranh do các thế lực đối nghịch xúi biểu (proxy war is a war instigated by opposing powers). Các thế lực này không trực tiếp dùng vũ lực để chống nhau mà viện trợ vũ khí, trang bị, huấn luyện và cố vấn cho các phe trong nước hay trong khu vực chiến đấu chống nhau thay cho họ, còn họ đứng ngoài chỉ đạo, yểm trợ, cung cấp tin tức tình báo, và nhất là lèo lái dư luận quốc nội và quốc tế.
Trong Tam thập lục kế (36 kế) của Tàu có kế “Tá đao sát nhân” tức mượn dao để giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình. “Chiến tranh ủy nhiệm” chính là kế “Tá đao sát nhân”. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu, rồi lại được làm cái việc “mèo già khóc chuột”... Nhưng kế này không phải lúc nào cũng thắng.
Ngày 14.8.2012, trên website http://nickturse.tumblr.com/, sử gia và nhà phân tích Nick Turse đã cho phổ biến bài Washington puts its money on proxy war” (Washington xài nhiều tiền vào chiến tranh ủy nhiệm) nói rằng: Mặc dù có một lịch sử xử dụng ngầm hàng tỷ USD vào các đạo binh ủy nhiệm (proxy armies) đã bị sụp đổ, bỏ ra đi hay biến thành kẻ thù, Washington hiện đang theo đuổi kế hoạch chiến tranh ủy nhiệm trên toàn cầu…
Ông Nick Turse hiện đang viết nhiều bài nghiên cứu cho các tờ New York Times, Los Angeles Times, đài BBC, v.v. Với bài trên, ông đã tường thuật lại những cuộc chiến tranh ủy nhiệm mà Hoa Kỳ đã thực hiện khắp nơi trên thế giới để bảo vệ an ninh và quyền lợi của Mỹ nhưng bị thất bại, với mục tiêu khuyến cáo Hoa Kỳ phải cảnh giác với loại chiến tranh này.
Hiện nay, chính phủ Hoa Kỳ không phải chỉ dùng chiến tranh ủy nhiệm để điều hành các cuộc chiến tại Trung Đông mà còn tìm cách xử dụng nó tại Âu Châu và Biển Đông bằng cách lôi kéo các cường quốc trong vùng nhập cuộc để thay thế dần vai trò của Mỹ. Không nắm vững sự thay đổi chiến lược này rất khó có thể hiểu được tại sao các biến loạn đang xảy ra từ Trung Đông qua Châu Âu đến Biển Đông.

TÁ ĐAO TẠI TRUNG ĐÔNG
Trước hết, chúng tôi xin nhắc lại rằng theo Chiến lược “Một Trung Đông Mới” của Hoa Kỳ được Thổng Thống George W.Bush công bố ngày 17.8.2006 để chận đứng sự vùng dậy của khối Hồi Giáo gây thảm họa cho thế giới, trong đó có hai kế hoạch chính:
- Kế hoạch thứ nhất là thanh toàn các lãnh tụ Hồi Giáo chủ trương tái lâp một đế chế Hồi Giáo như đế chế Ottoman trong lịch sử, đó là Saddam Hussein, Mubarak, Gaddafi, và Assad.
- Kế hoạch thứ hai là phân chia 5 quốc gia Hồi Giáo trong vùng trung tâm thành 14 quốc gia để phân tán sức mạnh của khối Hồi Giáo.
Việc thực hiện kế hoạch thứ nhất khá gay go và nếu không hoàn thành được kế hoạch này, không thể thực hiện kế hoạch thứ hai.
Chính Tổng Thống Bush đã áp dụng biện pháp can thiệp bằng quân sự để thanh toán Saddam Hussein và lấy quyền lực từ khối Sunni chuyển giao cho khối Shiite. Ngày 14.12.2003 Saddam Hussein đã bi bắt và bị tử hình ngày 30.12.2006. Nhưng hành động này đã bị cả thế giới lên án vì bất chấp luật pháp quốc tế. Để thanh toán Mubarak, Hoa Kỳ phải tạo ra cuộc “Cách mạng hoa lài” để trong nội bộ các nước Hồi Giáo thanh toán nhau. Ngày 11.2.2011 Mubarak phải từ chức. Vì không thể dùng biện pháp can thiệp bằng quân sự hay “Cách mạng hoa lài” để thanh toán Gaddafi, Tổng Thống Obama phải giao cuộc chiến này cho Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy lãnh đạo, Hoa Kỳ chỉ yểm trợ về thông tin và tình bào. Ngày 20.10.2011, Gaddafi đã bị giết.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã gặp rất nhiều khó khăn khi thanh toán Tổng thống Syria là Bashar al-Assad, vì Syria có một vị trí địa lý rất quan trọng ở Trung Đông nên Nga không để cho Mỹ chiếm vị trí này. Hoa Kỳ đã xử dụng rất nhiều kịch bản khác nhau để đánh chiếm Syria, chúng tôi xin ghi lại những kịch bản chính:
Kịch bản một: Tuyên bố sẽ tấn công Syria vì “xử dụng võ khí hóa học.
Ngày 21.8.2013, Tổng Thống Obama tuyên bố sẽ tấn công Syria vì “xử dụng võ khí hóa học” mặc dầu chưa chứng minh được. Hôm 4.2.2012, Nga và Trung Quốc đã phủ quyết việc tấn công Syria. Nga gởi ngay 3 tàu chiến đến Syria. Trừ Pháp, các cường quốc khác không ủng hộ Obama. Tại Hoa Kỳ, có đến 60% dân chúng không ủng hộ cuộc tấn công Syria của Obama.

Kịch bản hai: Thành lập Binh Đoàn Syria Tự Do
Tại Syria có đến 74% người theo giáo phái Hồi Giáo Sunni, chỉ có 16% theo giáo phái Shiite, nhưng chính quyến Assad là chính quyền Shiite. Do đó, Hoa Kỳ kêu gọi những người Sunni bỏ quân đội Assad ra thành lập Binh Đoàn Syria Tự Do (Free Syrian Army – FSA) để chống lại Assad. Lực lượng của Assad lúc đó có khoảng 220.000 quân.
Theo lời kêu gọi của Hoa Kỳ, số người Sunni đào ngũ ngày càng đông. Họ được đưa qua Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan để huấn luyện. Mỹ đã tốn rất nhiều tiền và công sức để tập họp họ lại, huấn luyện và trang bị cho họ chống Assad, nhưng không thành công, vì chẳng ai chịu tuân phục ai. Nhiều người bỏ đi theo tổ chức al-Nursa của Al-Qaeda và sau này tham gia cả vào nhóm Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS). Theo tài liệu của LHQ, hiện nay quân nổi dậy ở Syria có đến 600 nhóm, trong đó có hơn 300 nhóm mang lá cờ đen, biểu tượng của phe Thánh Chiến Hồi Giáo. Lực lượng chính của tổ chức FSA do Đại tá Riad Al-Asaad cầm đầu, tổng hành dinh lúc đầu đặt ở bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Kịch bản 3: Liên kết với các nhóm al-Qaeda
Từ trước Hoa Kỳ vốn coi al-Qaeda là tổ chức khủng bố và tìm cách tiêu diệt, nhưng nay vì các nhóm của Binh Đoàn Syria Tự Do không làm nên cơm cháo gì nên Hoa Kỳ phải nhờ Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar  hình thành một tổ chức khác để chống Assad. Một tổ chức mới được thành lập có tên là Ahrar al-Sham, có nghĩa là Phong Trào Hồi Giáo của Những Người Tự Do Vùng Cận Đông. Nhóm này được huấn luyện tại Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, được trang bị những võ khí tối tân và đưa về chiếm giữ hai tỉnh Idlib và al-Shugour nắm sát biên giới Thổ Nhỉ Kỳ. Lữ đoàn của nhóm này đã phối hợp với một số lực lượng như al-Nusra, Jaish al-Islam, Jaysh al-Sunna… và hình thành một tổ chức liên hiệp đấu tranh được gọi là Jaish al-Fatah (Đạo Binh Chinh Phục  -  Army of Conquest). Đạo Binh này đang tan rã. Hiện nay, Ahrar al-Sham được coi là lực lượng đối lập mạnh nhất ở Syria, có từ 10.000 đến 20.000 quân, rất thiện chiến và sắt máu, có thể kháng cự với quân Assad.
Trước đó, Hoa Kỳ đã ký hợp đồng bán cho Saudi Arabia một số vũ khí trị giá 90 tỷ USD, được giao trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014. Một phần vũ khí này được trang bị cho phiếm quân Syria.
Kịch bản 4: Lùa dân ra khỏi miền Bắc Syria để đánh chiếm vùng này.
Sau khi đào tạo được một lực lượng có tổ chức và trang bị đầy đủ, Hoa Kỳ quyết định lùa dân phía Bắc Syria qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và cho đánh chiếm vùng này. Biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ dài khoảng 822 cây số (511 mi), nhưng phần quan trọng nằm ở phía Tây dài chỉ khoảng 98 cây số, giữa Azaz và Jarabulus, gồm hai tỉnh Idlib và Aleppo. Syria chỉ có một phần đất liền dài khoảng 120km tiếp xúc với Địa Trung Hải gồm hai tỉnh Tartus và Latakia. Vậy chỉ cần chiếm 4 tỉnh là Tartus, Latakia, Idlib và Aleppo ở phía Bắc và Tây Bắc là chế độ Assad sẽ bị cô lập và sụp đổ.
Biết trước kế hoạch của Mỹ, ngày 5.9.2015 Nga bắt đầu đổ bộ quân vào Syria, chiếm giữ căn cứ quân sự ở Tartus và căn cứ không quân Latavia, và mở các cuộc không kích ngăn chận tất cả các phiến quân chống Assad. Tuy nhiên, nếu không phá được thông lộ tiếp viện qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, khó có thể tiêu diệt phiến quân được. Hôm 24.11.2015, Nga đã cho oanh tạc cơ Su-24 bay lấn qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ nghĩ rằng nếu không ngăn chận, Nga có thể tiếp tục xâm phạm vùng bất khả xâm phạm ở biên giới của Thổ, nên đã ra lệnh cho 2 chiến đấu cơ F-16 lên bắn rơi chiếc Su-24. Thế là Thổ đã trúng kế Nga. Viện cớ máy bay Nga bị bắn rơi, Nga đã cho oanh tạc tất cả các lực lượng của phiến quân ở khu biên giới và phá luôn các đoàn xe của ISIS chở dầu lậu qua Thổ bán. Từ đó, Nga đẩy mạnh cuộc oanh kích để tiêu diệt các phiến quân ở biên giới, nhất là các tổ chức thuộc nhóm Ahrar al-Sham.
Với sự tiếp ứng của khoảng 20.000 quân Iran và nhóm Hezbollah ở Libano, quân đội Assad đã mở cuộc phản công trên khắp các mặt trận, nhất và vùng biên giới giữa Syria và Thổ. Bản tin ngày 9.2.2016 của đài RFI cho biết: Được không quân Nga trút bom dọn đường, các đơn vị quân đội Syria, Hezbollah-Liban và vệ binh Hồi giáo Iran đã ồ ạt tiến về Aleppo, chỉ cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ có 20 km.
BÀI HỌC CAY ĐẮNG
Để cứu các phiến quân chống Assad, Mỹ chỉ đưa ra những kịch bản tiêu cực như tố cáo Nga oanh tạc thường dân, không tấn công ISIS mà chỉ tấn công quân phe “đối lập ôn hòa” (moderate oppositions), ngăn chận đoàn xe cứu trợ... Một cuộc hòa đàm giữa các phe đã được tổ chức tại Genève từ ngày 1.1.2016 nhưng thất bại và chẳng ai tin nó sẽ đưa tới một giải pháp nào, kể cả ngưng bắn để "cứu bồ", vì Nga đã quyết định chiến thắng ở Syria bằng quân sự. Khi quân của Assad kiểm soát được biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng phiến quân ở bên trong Syria sẽ mất tiếp liệu, bị cô lập và tan rã.
Trong bài xã luận «Bài học cay đắng Aleppo» Nhật báo Le Monde phân tích: đánh vào Aleppo, Nga làm một công hai việc: bao vây chốt chiến lược cuối cùng của phe nổi dậy, chận đường tiếp liệu từ Thổ Nhĩ Kỳ, và còn tạo ra làn sóng tị nạn, tạo thêm gánh nặng cho kẻ thù muốn lật đổ chế độ Bachar al Assad. (RFI 9.2.2016)
Trong bài “Chiến tranh ủy nhiệm, Sự can thiệp của Nga vào Syria, Washington phải làm gì?” đăng trên tạp chí Foreign Affaires ngày 24.11.2015, Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton của bang Arkansas nói về cuộc chiến tranh ủy nhiệm đang xảy ra và nêu ý kiến phải làm thế nào để thắng cuộc chiến tranh ủy nhiệm.
Dù thắng hay bại ở Syria, kế hoạch Tá Đao Sát Nhân của Mỹ ở Trung Đông cũng đã đập vỡ được khối Hồi Giáo ở trong vùng ra thành nhiều mãnh, đẩy hai giáo phái Sunni và Shiite vào tình trạng đối đầu với nhau một mất một còn. Đây là một cuộc chiến mà Đức Giáo Hoàng Francis gọi: "Có một một thứ thế chiến thứ 3 diễn ra từng mảnh" (They are a kind of third world war being fought piecemeal). Mỹ và Nga sẽ bán thêm được nhiều vũ khí và khối Hồi Giáo không còn đủ sức mạnh để thực hiện các biến cố lớn trong tương lai gần.
Tuần tới chúng tôi sẽ bàn về chuyện: Mỹ đang làm cho Liên Minh Châu Âu tan rã?
Ngày 25.2.2016
Lữ Giang



__._,_.___

Posted by: Lu Giang <

Monday, February 22, 2016

Tuesday, February 16, 2016

Đập thủy điện tiếp tục được xây dựng trên sông Mekong bất chấp cảnh báo

 


Matthew Trần:
  • Vấn đề ni zễ zãi quyết quá mà. Bây chừ mà VC cũng sợ luôn cã thằng Lào nữa thì chĩ còn cách chun xuống lỗ mà sống.
  • Hãy cãnh cáo  bọn Lào là sẽ đánh sụp đập bằng một vài quã hoã tiễn không-địa (air-to ground missile) nếu chúng vẫn tiếp tục xây đập ngăn trỡ lưu lượng sông Mekông. Thế thô 
  • Bọn VC nhát như káy
  • MT


 From: Quyet Nong <n
To: VN-Share-News <>
Sent: Monday, February 15, 2016 9:17 AM
Subject: 1 DĐKTTG Đập thủy điện tiếp tục được xây dựng trên sông Mekong bất chấp cảnh báo


Đập thủy điện tiếp tục được xây dựng trên sông Mekong bất chấp cảnh báo

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
2016-01-26

   Nghe Audio   Phần âm thanh 
000_Hkg10094998-622
Các nhà hoạt động Campuchia phản đối việc xây dựng Đập Don Sahong, ảnh minh họa chụp ở Phnom Penh trước đây.
AFP
Họat động xây dựng các đập trên dòng chính Mekong vẫn được triển khai tại các nước trong lưu vực dù giới khoa học môi trường từng đưa ra cảnh báo về những tác động bất lợi.

Lào khởi công tiến đến đập thứ hai: Don Sahong

Trong tuần đầu tháng giêng vừa qua, tờ Vientiane Times loan tin trong tháng tới cơ quan chức này sẽ tiến hành khởi công đê quai ngăn nuớc, công trình mở đầu cho việc xây dựng đậy Don Sahong. Đây là con đập thứ hai trên đất Lào sau đâp thủy điện Xayaburi mà lâu nay giới chuyên gia môi truờng cũng như các nuớc trong khu vực chưa đồng thuận; thậm chí còn phản ứng gay gắt nữa. Tuy nhiên thông tin cho biết đến nay đập Xaxaburi xong đến 6o% rồi.
Vào ngày 5 tháng giêng vừa qua thứ truởng bộ năng luợng và mỏ của Lào ông Viraphonh Viravong, cùng với chính quyền địa phương chủ trì một buổi lễ theo nghi thức Phật giáo tại làng Hua Sadam nhân dịp khởi công xây đê quai ngăn nước phục vụ cho công tác xây dựng đập Don Sahong sắp tới.
Tại buổi lễ, một lần nữa ông thứ truởng năng luợng và mỏ Viraphonh Viravong, người luôn ủng hộ việc xây dựng đập thủy điện trên dòng chính Mekong của Lào, nhắc lại thủy điện rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước Triệu Voi.
Ông này còn cho rằng cư dân địa phương, cả cư cư nước ngoài, các nhà khoa học và giới chuyên gia đều ủng hộ cho các dự án thủy điện như thế của chính quyền Lào.
Theo ông những người phản đối là do không có được những thông tin chính xác về các dự án của Lào.
Lập luận này của vị thứ truởng năng luợng và mỏ của Lào cũng tương tự như quan điểm của nhưng cơ quan chức năng từng triển khai dự án thủy điện lớn.

Tác động

Bây giờ nó ảnh hưởng về nguồn sinh lợi: cá trên khu vực Sông Tiền, Sông Hậu bây giờ là không còn. Họ tốn công đóng cọc, đóng cây xuống sông, rồi rải thức ăn dụ cá vào, nhưng nay đâu còn cá nữa để mà vào.
-TS Nguyễn Phong Phú

Theo đánh giá được 39 nhà sinh thái thủy học hàng đầu thế giới đưa ra trong tạp chí Science (Khoa học) thì đơn cử như Đập Tam Hiệp trên Sông Dương Tử của Trung Quốc: các nhà lập dự án trị giá đến 20 tỷ đô la này lúc đầu tính toán rằng khi hoàn tất vào năm 2012 nó sẽ cung ứng 10% điện năng cho nhu cầu của Hoa Lục. Thế nhưng thực tế cho thấy đến lúc này nó chỉ cung ứng chưa đến 2%, tức chỉ chừng 1/5 theo kế họach đưa ra. Một con số cũng đuợc tiết lộ là cơ quan chức năng Trung Quốc đang phải chi ra đến 26 tỷ đô la trong vòng 10 năm qua nhằm giảm thiểu những tác động môi truờng bất lợi do xây đập gây nên.
Giới chuyên gia cũng từng đưa ra cảnh báo những đập trên dòng chính Me kong chảy qua địa phận Trung Quốc, và nay là những đập trên con sông này thuộc địa phận Lào sẽ làm dòng chảy con sông bị thay đổi, luợng phù sa và cá giảm đi, đường đi của cá vào mùa sinh đẻ bị chặn dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Thế rồi việc phá rừng để xây dựng đập và hồ chứa nước của công trình thủy điện cũng gây ra bao tác hại cho môi truờng sống của cư dân bản địa, muông thú trong rừng…
Biển Hồ tại Kampuchia, hồ tự nhiên lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, nơi mà vào mùa mưa hằng năm nước về mở rộng diện tích mặt nước lên 4 lần so với mùa khô, tạo nên vùng đất ngập nước tuyệt vời làm nơi sinh sản cho các loài cá cũng như bồi đắp phù sa cho một vụ mùa lúa bội thu vào năm sau. Ngoài ra một khi nước rút từ Biển Hồ ra lại Dòng Mekong thì cá từ đó cũng đi theo- một nguồn thủy sản dồi dào cho cư dân sinh sống dọc theo sông.
Tuy vậy chu kỳ đặc trưng bao đời đó đang bị đảo lộn bởi những con đập xây trên Sông Mekong từ bên Trung Quốc xuống cho đến những nước trong khu vực.
Chuyên gia địa chất- thủy điện Mark Goichot, ngưòi đang làm việc cho tổ chức bảo vệ thiên nhiên WWF, nêu rõ rằng Biển Hồ là trái tim của Kampuchia. Ông này nhắc lại đó là nơi sản sinh của hầu hết các lọai cá ở xứ này. Một khi nước về giảm đi bởi những con đập ngăn lại thì cá không thể di cư ngược về thượng nguồn. Nguồn cá ít đi tác động đến nguồn lương thực của hằng triệu người.
Theo ước tính của giới chuyên môn nếu như 11 trên 12 con đập trên dòng chính sông Mekong được xây dựng thì tổng lượng cá bị mất đi mỗi năm sẽ là từ 550 ngàn đến 800 ngàn tấn. Tổ chức Phi chính phủ chuyên bảo vệ môi truờng có tên International Rivers (Các Dòng Sông Thế giới) thì hơn 100 loài cá trong khu vực có thể đối diện nguy cơ tuyệt chủng.
Tiến sĩ Nguyễn Phong Phú, một chuyên gia tại An Giang, nêu ra vài hiện tượng ghi nhận được tại khu vực châu thổ Cửu Long của Việt Nam dưới tác động của ngày càng nhiều đập thủy điện được xây trên dòng chính Sông Mekong:
“Bây giờ nó ảnh hưởng về nguồn sinh lợi: cá trên khu vực Sông Tiền, Sông Hậu bây giờ là không còn. Muốn kiếm cá to hay làm ‘chài’; tức để những cây me, cây dưới sông để cá lội vào trú ẩn trong đó, rồi mỗi tháng họ dở chài một lần, bắt bằng lưới vây. Hoạt động này ở Đồng Tháp, An Giang trong những năm trước còn nhiều nhưng năm nay cá không còn nên mô hình đó dần dần gần như ‘tuyệt chủng’ luôn. Họ tốn công đóng cọc, đóng cây xuống sông, rồi rải thức ăn dụ cá vào, nhưng nay đâu còn cá nữa để mà vào!”

035_20110531_49442-305.jpg
Đập Tam Hiệp ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc, ngày 28 tháng 5 năm 2011.

Một tác động bất lợi của việc xây dựng các công trình thủy điện lớn dù đây từng được cho là năng lượng sạch không thải khí làm ấm nóng bầu khí quyển làm cho Trái Đất ấm nóng lên được giới khoa học nêu ra. Đó là các công trình thủy điện lớn có phát ra một luợng khí CO2 lớn từ khối bê tông sử dụng để xây đập. Bên cạnh đó là luợng khí methane khổng lồ phát ra từ những câu cối thối rửa duới long hồ thủy điện và vùng đất bị ngập duới hồ.
Hơn 33 ngàn hồ thủy điện lớn có đăng ký trên toàn thế giới có thể phát ra đến chừng 4% tổng luợng phát thải các lọai khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu Trái Đất.
Một bài viết trên tờ The Guardian của Anh đưa ra kết luận thế giới đúng khi đi tìm các nguồn năng lượng sạch; tuy thế tác động ngoài ý muốn của việc chạy theo các dự án đập thủy điện tại vùng nhiệt đới có thể sẽ nguy hiểm không khác gì biến đổi khí hậu.

Giải pháp

Tờ The Nation tại Thái Lan vào trung tuần tháng giêng vừa qua có bài viết của chuyên gia Marc Goichot với kêu gọi sau khi thế giới đạt được thỏa thuận tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc ở COP- 21 tại Paris, nay là lúc mà các nước trong lưu vực Tiểu Vùng Mekong phải tăng gấp đôi nổ lực bảo vệ vựa lúa của khu vực Đông Nam Á.
Ông này nhắc lại Ủy hội Sông Mekong mà theo ông đó là cơ chế tạo điều kiện cho việc hợp tác cho phát triển bền vững giữa bốn nước Kampuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Vào ngày 13 tháng giêng vừa qua, Ủy hội Sông Mekong tiến hành một phiên họp tại thủ đô Phnom Penh của Kampuchia. Đại diện của bốn nước thảo luận những thách thức mà vùng này đang đối mặt, dù rằng có những điều mà các bên vẫn chưa thống nhất được với nhau vì quyền lợi riêng.
Trong thế kỷ 21 này, Thỏa Thuận Mekong cần phải được hiệu chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra hiện đang có giải pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông-UNWC1997. Trong 4 quốc gia của Ủy hội Sông Mekong đến nay mới chỉ có Việt Nam phê chuẩn công uớc này.
Liên Hiệp Quốc thông qua công ước vào năm 1997, trong đó có đề ra những nguyên tắc cơ bản và thực hành về luật nguồn nuớc quốc tế. Công ước được sọan thảo để đặc biệt củng cố thêm cho những thỏa thuận đang hiện có.
Theo chuyên gia Marc Goichot thì nếu như ba nước còn lại trong Ủy hội Sông Mekong phê chuẩn UNWC thì căng thẳng về tình hình nguồn nuớc trong khu vực có khả năng được giảm bớt do theo những chuẩn mực cao hơn mà công uớc đề ra các quốc gia phê chuẩn có nghĩa vụ cân nhắc một cách rất cẩn trọng các dự án liên quan, trong khi đó có thể xem xér những giải pháp năng lượng xanh thay thế.
Việc Việt Nam phê chuẩn Công ước là khẳng định rõ lập trường của VN, để cho các đối tác biết và tạo thêm sức mạnh của VN trên bình diện luật pháp quốc tế.
-TS Tô Văn Trường
Tiến sĩ Tô Văn Trường qua email cho biết về Công ước Liên Hiệp Quốc UNWC 1997 và vấn đề liên quan thủy điện tại lưu vực Sông Mekong. Phần đọc trình bày của TS Tô Văn Trường do Kính Hòa thực hiện:
“Theo tôi biết, Việt Nam là nước thứ 35 phê chuẩn Công ước UNWC. Công ước đã chính thức có giá trị hiệu lực và trở thành nguồn luật quốc tế áp dụng cho các nguồn nước quốc tế.
Ngay từ khi Công ước còn đang ở dạng dự thảo, 4 nước hạ lưu sông Mekong (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ) đã nghiên cứu, vận dụng nhiều quy định và đưa vào Hiệp định Mekong (MRC) ký năm 1995 (Ví dụ quy định về "notification, prior consultation...."). Do đó, tinh thần cơ bản của các quy định của Công ước hoàn toàn có thể áp dụng trong lưu vực sông Mekong. Riêng về thủy điện trên dòng chính Mekong, MRC đã có các bộ Thủ tục là các quy đinh rất cụ thể về khối lượng nước và chất lượng nước mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ.
Theo tôi biết Convention 1997 đối với Việt Nam là công ước thứ 35 được phê chuẩn và trở nên có hiệu lực. Theo luật, chỉ có hiệu lực với những nước nào đã ký và phê chuẩn, còn với những nước ký mà chưa phê chuẩn thì việc ràng buộc của Convention 1997 không rõ như Hiệp định Mekong, mặc dù Convention 1997 sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo khi có mâu thuẫn hơn là Quy ước Helsinki.
Do đó, việc Việt Nam phê chuẩn Công ước là khẳng định rõ lập trường của VN, để cho các đối tác biết và tạo thêm sức mạnh của VN trên bình diện luật pháp quốc tế.
Trong Mekong thì ngay từ khi thương lượng MRC 1995 vẫn viện dẫn Convention UN và Helsinki rules, không ai phản đối việc viện dẫn, nhưng các bên đều hiểu rõ tinh thần của Convention 1997 và không ai chống đối với tinh thần đó trong khi muốn bảo vệ quyền lợi quốc gia của họ.
Do đó, việc áp dụng Convention 1997 vào các dự án Mekong cần phải khôn khéo mà hướng MRC 1995 vào chỗ đồng thuận. Vì các nước khác chưa phê chuẩn Convention 1997, MRC không thể trực tiếp qui hoạch các dự án Mekong theo Convention 1997. Mọi quốc gia MRC đều hiểu rõ Hiệp định Mekong 1995 có thể giúp các quốc gia MRC dung hòa lợi ích hợp tác của nhau. Convention 1997 có hiệu lực đã tạo thêm sức mạnh tinh thần cho VN trong khi thương lượng với các nước MRC.
Nói tóm lại: Các nước chưa phê chuẩn công ước, thì họ sẽ dựa vào lý do là chính phủ họ chưa chấp thuận thì các điều khoản của UNWC 1997 khác các điều khoản của Hiệp định MRC 1995 chỉ có thể dùng để tham khảo chứ không ràng buộc được việc tuân thủ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Campuchia, Lào và Thailand đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định MRC 1995, như vậy đã được coi là tán thành tinh thần của Convention 1997 trong các quy định nêu tại Công ước.”
Theo chuyên gia Mark Goichot thì cần phải có tầm nhìn rộng vượt khỏi những lợi ích quốc gia hẹp hòi mà phải nhận thấy rằng chiến lược xây đập thủy điện trên sông Mekong không phải là hướng phát triển đưa đất nước đến thịnh vuợng và bảo đản tương lai ổn định cho 60 triệu ngưòi dân hiện sống dọc sông.
Tạp chí Khoa học-Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Gia Minh hẹn gặp lại quí vị trong chương trình kỳ tới.
Gia Minh chào tạm biệt.




__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Monday, February 15, 2016

Tổ Chức Từ Thiện Nhưng Không Làm Việc Từ Thiện

 

 

From: "tapchidatme
 Sent: Sunday, February 14, 2016 5:14 PM
Subject: Re: Tổ Chức Từ Thiện Nhưng Không Làm Việc Từ Thiện (Tuyết Duơng &tí đô sưu tầm)

Hai hội từ thiện lớn tại nuóc Mỹ và trên thế giới: U.S.C.C và Caritas, cả hai đều thuộc của Công giáo, không thấy nói đến trong bài nầy.
Đây là một hãnh diện cho GH Công giáo. Những người đang đánh phá Thiên Chúa giáo, đừng vì tự ái nhỏ nhen, ganh tỵ cóc nhái để cố bôi bác những điều tốt của Thiên Chúa giáo đã, đang và sẽ làm cho nhân loại.
HS



From: Hinh Tran <
Sent: Sun, Feb 14, 2016 2:01 pm
Subject: Fwd: Tổ Chức Từ Thiện Nhưng Không Làm Việc Từ Thiện (Tuyết Duơng &tí đô sưu tầm) 

Tổ Chức Từ Thiện Nhưng Không Làm Việc Từ Thiện

Người Mỹ sẵn lòng mở hầu bao cho tiền những tổ chức từ thiện, như những tổ chức chữa bệnh hiểm nghèo, cứu giúp người nghèo, cứu trợ thương phế binh, và cưú trợ nạn nhân thiên tai. Nhưng trong thực tế nhiều kẻ gian đã dựng ra những tổ chức từ thiện “ma” để thu hút tiền đóng góp của ngườii hảo tâm. Mời bạn đọc xem qua một số trường hợp từ thiện ma dưới đây.

NGƯỜI MỸ RẤT TỐT BỤNG TRONG VIỆC CHO TIỀN NGƯỜI NGHÈO KHÓ, GẶP HOẠN NẠN.           

Năm ngoái, chúng ta cho các tổ chức từ thiện hơn $358 tỉ đô la. Đa số tổ chức từ thiện Mỹ đều là những cơ quan có trách nhiệm, làm việc tốt, và  làm nhiều công tác phục vụ nhân loại. Nhưng đôi khi, số tiền đóng góp của chúng ta bị sử dụng phí phạm, hay bị lạm dụng để dùng vào việc riêng của ban quản trị.

Khi chuyện lạm dụng xảy ra, mọi người đều bị thiệt thòi. Người nghèo khó không được hưởng phúc lợi của qũi từ thiện. Chính phủ bị thiệt thòi vì chính phủ không thể lấy tiền thuế trên số tiền này, nhiều tổ chức từ thiện chính đáng khác bị mất ưu đãi này, không nhận được tiền đóng góp, và nhiều người tốt bụng trở nên dè dặt, ngần ngại không muốn cho tiền.

Hầu hết những tổ chức từ thiện nêu ra trong bài báo này không nhắm mục đích lợi dụng tấm lòng tử tế của cơ quan từ thiện. Nhưng có một tổ chức, hoạt động của họ khiến phải đặt nghi vấn về cách thức điều hành của những tổ chức này. Chúng tôi viết ra dưới đây bốn điều mà những tổ chức từ thiện cần phải tránh, đừng làm những việc gian trá, phí phạm:

CANCER FUND OF AMERICA: Lấy Tiền Công Chúng Đóng Góp Để Ăn Chơi Phúng Phí.

Cho đến lúc gần đây, hẳn là qúi vị độc giả từng nhận được điện thoại xin tiền nhân danh Quỹ Ngăn Ngừa Bệnh Ung Thư, hay Cancer Fund of America - một tổ chức từ thiện đặt trụ sở ở Knoxville, Tennessee. Tổ chức này có ba chi nhánh phụ mang tên Cancer Support Service, The Breast Cancer Society và Children’s Cancer Fund of America. Họ khoe rằng đây là tổ chức hoạt động hữu hiệu nhất, lớn nhất nuớc Mỹ trong mặt trận phòng chống bệnh ung thư.

Cơ quan từ thiện hứa trợ giúp trực tiếp cho bất cứ ai sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ đang phải  chịu đựng một trong 240 loại ung thư. Bản đề cương của tổ chức qui định hoạt động bao gồm việc đưa bệnh nhân đi chữa hóa trị, cho tiền bệnh nhân mua thực phẩm, và cung cấp thuốc giảm đau cho trẻ em bị đau đớn vì ung thư.

Nhưng bạn không ngờ rằng tất cả số tiền bạn cho tổ chức từ thiện này chỉ có 3% là đến tay bệnh nhân bị ung thư. Cơ quan Federal Trade Commission (FTC) mở cuộc điều tra và tìm ra sự thực đau lòng kể trên. Cơ quan này kiện tổ chức từ thiện về tội gian trá bởi vì những dịch vụ như chở người bệnh đi chữa hóa trị, hay cho uống thuốc giảm đau không hề xảy ra.

Thay vào đó, cơ quan từ thiện mệnh danh là Cancer Fund of America chỉ cung cấp những gói quà nhỏ gồm vài cái bánh bích qui cho trẻ em, vài lọ dầu gội đầu cỡ nhỏ như ở trong khách sạn, và vài cục pin để dùng cho đèn bấm. Loại thuốc duy nhất họ cung cấp cho người bệnh là những gói thuốc mẫu do các công ty dược phẩm tặng, và họ đem gửi cho những nước chậm tiến. Thậm chí có thuốc người bị bệnh ung thư không nên dùng.

97%  phần tiền còn lại của những khoản đóng góp đem đi đâu? Theo cơ quan Điều Tra Liên Bang Federal Trade Commission (FTC), số tiền lớn đó được dùng để trả lương hậu hĩ cho ban điều hành quỹ từ thiện. Người lãnh lương nhiều nhất là ông James T. Reynolds Sr., sáng lập viên ra tổ chức, và bà con, bạn bè trong gia đình của ông.  Họ dùng tiền quỹ đi chơi Disney World, mang theo người hầu, vú em có trả lương. Họ rủ nhau đi chơi Las Vegas.

Trả tiền học đại học cho vài nhân viên làm việc cho quỹ. Mua 10 xe hơi. Trả tiền lệ phí gia nhập hội tìm bạn tình trên mạng. Tổ chức đi chơi dài ngày bằng tầu thủy (cruise). Ngoài những mục chi tiêu phung phí kể trên, họ dùng gấp đôi số tiền chữa bệnh ung thư cho trẻ em để trả lương cho  con cái của gia đình Reynolds, con dâu, con rể, và những người trong hội thánh, bạn bè họ mướn vào làm trong quỹ.

Ví dụ con trai của ông Reynolds lãnh lương $371,000 trong năm 2010, với chức vụ Chủ tịch tổ chức Breast Cancer Services.

Theo cơ quan FTC, tổ chức từ thiện của gia đình Reynolds hoạt động rất cẩu thả, lạm quyền, không sổ sách, thù đáp người trong tổ chức bằng những số tiền to lớn. Họ sử dụng tiền đóng góp của người hảo tâm một cách phí phạm, vô lý. Trong bốn năm từ 2008 đến 2012, họ quyên góp được $187 triệu đô la của những nhà hảo tâm không hoài nghi việc làm của họ. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào những tổ chức từ thiện lưu manh này có thể né tránh được sự kiểm soát của chính phủ.

Bà Tracy Thorleifson, luật sư của cơ quan FTC trong vụ này nói rằng chính phủ liên bang bị trói tay khi muốn điều tra những gian lận của tổ chức từ thiện. Bà nói: “Không có luật liên bang nào ngăn cấm tổ chức từ thiện nói láo đối với người cho họ tiền.”. Việc truy tầm, khám phá sự gian dối, lừa gạt của những tổ chức từ thiện hoàn toàn tùy thuộc vào luật tiểu bang ở điạ phương, và những đạo luật vá víu, không thống nhất.

Chính vì thiếu thẩm quyền tài phán đối với tổ chức từ thiện, cơ quan FTC phải tìm cách chứng minh cho được tổ chức Cancer Fund of America và các chi nhánh phụ không hề là một tổ chức từ thiện. Họ chỉ là những công ty hoạt động với mục đích làm giầu cho người lãnh đạo công ty. Hồi tháng Sáu năm ngoái, hai tổ chức phụ thuộc của Cancer Fund of America từ chối nhận tội làm sai trái, song đồng ý thu xếp  bồi thường ngoài tòa án:

Theo đó, hai tổ chức sẽ phải đóng cửa, và bồi hoàn tiền quyên góp. (Ông Reynolds từ chối bình luận về việc ra tòa của tổ chức Cancer Fund of America. Riêng ông vẫn tiếp tục điều hành hoạt động của Quỹ này.). Nhưng chưa chắc tay chân của gia đình Reynolds đã chịu thua, ngưng làm việc phi pháp. Bà Sandra Miniutti, Chủ tịch tổ chức Charity Navigator, chuyên theo dõi việc làm xấu xa của tổ chức từ thiện, nói rằng: “Họ gian hùng lắm. Họ sẽ đẻ ra ra tổ chức mới, sau khi bị đóng cửa.”.

Thực vậy, vào năm 2011, cô con dâu của bà vợ đầu tiên của ông Reynolds, tên là Jula Connatser, trước đây từng làm việc cho Cancer Fund of America đứng ra lập một tổ chức từ thiện riêng, lấy tên là American Association for Cancer Support. Tổ chức này không có tên trong danh sách bị cơ quan FTC kiện, nhưng đang bị tiểu bang Tennessee điều tra. Hiện nay tổ chức này chưa làm điều gì sai phạm, và vẫn tiếp tục tự do hoạt động ở Knoxville. 

THE AMERICAN RED CROSS  Hỏi đến số tiền lạc quyên để ở đâu, làm gì, không ai trả lời được

Ngay cả những tổ chức từ thiện nổi tiếng, có uy tín cũng làm cho công chúng thất vọng vì họ không công khai nói rõ cho mọi người biết sẽ dùng tiền lạc quyên để làm gì.

Khi trận động đất rất mạnh,  ở mức độ 7.0  đánh vào đảo Haiti năm 2010, giết chết 100,000 người và khiến cho hơn một triệu người mất nhà cửa, người Mỹ hảo tâm mau chóng rút hầu bao đóng góp tiền cứu trợ. Họ gửi rất nhiều tiền đến Hội Hồng Thập Tự Mỹ- American Red Cross.

Sau một thời gian lạc quyên, một số tổ chức từ thiện ngưng xin tiền cứu trợ động đất, vì đã đầy ngân qũi. Riêng tổ chức Red Cross America vẫn tiếp tục hăng hái vận động để xin tiền cứu trợ. Kết quả là họ nhận được $448 triệu đô la, nhiều hớn bất cứ một tổ chức từ thiện nào khác. Một năm sau ngày thiên tai xảy ra, tổ chức American Red Cross  tuyên bố họ sẽ bỏ ra $100 triệu để xây cất những căn nhà vững chắc cho dân Haiti ở, và xây dựng những cộng đồng dân cư mới.

Bốn năm sau hai hãng truyển thông NPR và ProPublica đưa ra lời tố cáo nặng nề: Mặc dù đã chi tiêu ra gần nửa tỉ đô la, nhưng tổ chức American Red Cross chỉ xây được có sáu căn nhà mới ở Haiti. Tổ chức Red Cross gỉai thích rằng đó chỉ là sáu căn nhà tiên phong, làm thử. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra ở Haiti như bệnh dịch tiêu chảy, hệ thống bằng khoán nhà đất gặp rắc rối, tham nhũng và mất an ninh, nên chương trình xây nhà phải tạm ngưng. Lối giải thích của American Red Cross không làm cho người phản đối hài lòng.

Thay vì công khai đưa trình giấy tờ sổ sách, tổ chức này chỉ phân loại chi tiêu vào những hạng mục tổng quát. Phát ngôn viên của tổ chức nói rằng công chúng không muốn đọc những con số chi tiết. 

Đa số khoản chi tiêu về xây nhà cho nạn nhân động đất ở Haiti được phân phát cho gần 50 nhóm công tác cứu trợ, chẳng hạn như Habitat for Humanity và Save the Children. Mỗi nhóm xớt đi một số tiền khá lớn để dùng vào chi phí điều hành.

Nhóm truyền thông NPR và ProPublica nêu ra một trường hợp điển hình, đó là trường hợp American Red Cross trao cho tổ chức International Federation of the Red Cross (IFRC)  số tiền $6 triệu đô la, nhưng tổ chức IFRC dùng ngay 26% số tiền nhận được để dành cho chi phí điều hành. Lẽ ra mọi tổ chức từ thiện chỉ được dùng tối đa 9% tiền quyên góp cho việc thực hiện chương trình cứu trợ.

Trong một trường hợp khác, chính tổ chức American Red Cross lấy ra 24% tiền được chia để dùng cho chi phí điều hành.

Như vậy tiền quyên góp có được dùng một cách chính đáng cho việc cứu trợ nạn nhân động đất hay không? Rõ ràng là họ đã chi tiêu phung phí, không chính đáng. Thượng Nghị Sĩ Charles Grassley đặt câu hỏi muốn xem hồ sơ giấy tờ chi tiết về việc chi tiêu. Họ đồng ý trình bầy trong cuộc điều trần, nhưng yêu cầu đừng công bố cho công chúng biết bởi vì họ đã có những mặc ước với những công ty, nhóm công tác hợp tác với họ. TNS Grassley kết luận như sau: “ Khó mà biết được Red Cross đã phân phối tiền cứu trợ như thế nào.”. Thực vậy, mọi người đều chịu thua không thể biết rõ việc làm của Red Cross trong vụ này.

Bà Eileen Heisman, Chủ tịch tổ chức National Philanthropic Trust  nhận xét như sau: “Một trong những điều mà công chúng mong tổ chức từ thiện phải làm cho được là tính chất minh bạch. Theo tôi nghĩ trong vụ này, mặc dù tổ chức Red Cross là một cơ quan từ thiện tốt, nhưng họ phải trả lời nhiều câu hỏi nghi vấn liên quan đến việc chi tiêu của họ.”.

COMMUNITY CHARITY ADVANCEMENT: Sổ sách về tiền bạc rối tung như một bãi sình lầy.

Chi phí điều hành là khoản chi tiêu sinh tử của các tổ chức từ thiện. Nhưng nhiều tổ chức tìm cách dùng khoản chi phí này để che dấu những khoản chi khác.

Tổ chức Community Charity Advancement có trụ sở ở Pompano Beach, tiểu bang Florida. Công tác họ phục vụ là “cung cấp dịch vụ y tế, sản phảm y khoa và những giúp đỡ cần thiết cho các nước nghèo khó ở Trung và Nam Mỹ, đồng thời giúp đỡ nghiên cứu bệnh ung thư vú, trợ giúp nạn nhân hoả hoạn”.

Tổ chức này hoạt động dưới nhiều danh nghĩa khác nhau để hoàn thành sứ mạng của họ. Hồ sơ khai thuế năm 2013 của tổ chức này khiến mọi người kinh ngạc: 91% tiền chi tiêu dùng vào chi phí điều hành hoạt động của tổ chức. Theo tổ chức Charity Watch, chi phí điều hành không được quá 9%.

Ít ra thì tổ chức Community Charity Advancement  cũng tỏ ra công khai về việc làm thiếu hiệu quả của mình. Nhiều tổ chức khác gian dối khéo léo hơn. Nguyên tắc kế toán cho phép họ gộp chung những chi phí xin tiền vào chi phí điều hành chương trình. Nếu chi phí xin tiền lớn, thì tiền điều hành cũng tốn kém nhiều.

Ông Daniel Borochoff, chủ tịch tổ chức Charity Watch kể lại rằng nguyên tắc trên đưa đến tình huống ngộ nghĩnh như sau:”Một tổ chức từ thiện gọi điện thoại đến nhà bạn trong giờ ăn bữa tối để xin tiền bạn cứ trợ nạn nhân ở Sudan, hay yêu cầu bạn treo cờ trước cửa nhà để tỏ lòng yêu nước. Sau đó họ phù phép biến việc gọi điện thoại xin tiền thành chi phí điều hành.”.

Kỹ thuật biến hoá về kế toán kể trên gây ảnh hưởng rất lớn về bản chất thực sự của tổ chức từ thiện. Tổ chức từ thiện Police Protective Fund nói rằng họ dùng 48% tiền quyên góp vào chi phí điều hành, để thực hiện công tác. Nhưng khi tổ chức Charity Watch điều tra sổ sách thì thấy rằng thực ra chỉ có 7% chi phí đáng gọi là thuộc chi phí điều hành mà thôi.

Chỉ riêng việc nghiên cứu tiền chi phí điều hành, hay còn gọi là “overhead expenses” cũng giúp chúng ta đánh giá chất lượng làm việc của tổ chức từ thiện. Đã gọi là từ thiện, phải là non-profit, vậy mà chi phí điều hành còn hao tốn hơn cả những tổ chức “for-profit” nhằm kiếm lời, như thế thì làm từ thiện để làm gì? Để trục lợi hay chăng?. Ông Tim Delaney, chủ tịch tổ chức National Council of Nonprofits nhận xét: tiền overhead là cái gì đó rất “bí hiểm”, nhiều tổ chức cứ liệt kê vào khoảng từ 25% đến 35%. Như vậy thì còn gì là làm từ thiện nữa.

OPTIMAL MEDICAL FOUNDATION  Tiền quyên góp bị kẻ trung gian lấy gần hết

Khi người gọi điện thoại đến nhà bạn vào vào giờ ăn tối, và xin tiền bạn cho hội từ thiện, người đó sẽ thao thao bất tuyệt nói về những việc làm tốt đẹp của tổ chức.Họ nói một cách tự tin như: “việc làm của chúng tôi…”, và “sứ mạng của chúng tôi là…”.  Nhưng trong thực tế bạn có thể ngờ rằng đương sự không hề biết một ai trong hội từ thiện đó, và họ cứ khơi khơi nói như là người làm việc trong hội. Người gọi đến xin tiền bạn thực ra đang làm việc cho một hãng tư chuyên đi xin tiền cho các hội từ thiện.

Hàng ngàn hội từ thiện sử dụng “công ty trung gian”, gọi là “telemarketing” để lo việc xin tiền, và họ lấy tiền hoa hồng. Tiền hoa hồng này rất cao, thường từ 65% đến 95% số tiền quyên góp. Do đó, hội từ thiện chỉ còn một số tiền rất nhỏ để lo việc từ thiện.

Lấy ví dụ trường hợp Hội Tương Trợ Lính Cứu Hỏa và Cán Sự Y Tế- Association for Firefighters and Paramedics, năm 2012, họ trả cho công ty phụ trách xin tiền đến 90% số tiền quyên góp.

Một trường hợp khác là hội từ thiện Optimal Medical Foundation, tổ chức này cũng phụ trách việc làm của Breast Cancer Research và Childhood Disease Research Foundation.

Theo cuộc điều tra của báo Tampa Bay Times và tổ chức Center for Investigative Reporting, hội từ thiện kể trên có trụ sở ở tiểu bang Michigan quyên góp được $7.6 triệu đô la trong thời gian từ  2003 đến 2012 qua hình thức muớn công ty điện thoại xin tiền khắp mọi nơi. Hậu quả là chỉ có 3% số tiền lạc quyên được dùng cho sứ mạng cao cả của hội đề ra: Nghiên cứu bệnh ung thư và những căn bệnh của trẻ em.

Thậm chí tổ chức National Rifle Association- Hiệp Hội Súng  Trường, một tổ chức vận động hành lang rất mạnh, cũng dùng bọn chuyên môn đứng ra xin tiền. Văn phòng Bộ Tư Pháp tiểu bang New York cho biết trong năm 2013, NRA  thuê công ty InfoCision đứng ra xin tiền giúp. Cứ $100 xin được, NRA cho công ty này $59 đô la.

Thuê muớn trung gian thứ ba đứng ra xin tiền giúp là việc làm hợp pháp, và chính đáng. Bởi vì nhiều khi hội từ thiện không có đủ nhân viên làm việc xin tiền, và muớn tổ chức trung gian it tốn kém hơn là thuê nhân viên làm việc toàn thời gian. Nhưng đa số người cho tiền đều ngần ngại khi thấy tiền mình cho bị đem chia sẻ cho những tổ chức làm việc vì kiếm lợi. 

Trong việc thuê mướn công ty xin tiền qua điện thoại, có tiểu bang buộc phải báo cáo số tiền xin được, và chi phí trả cho người xin tiền dùm. Nhưng cũng có tiểu bang không đòi hỏi việc báo cáo. Đa số công ty telemarketing, xin tiền bằng điện thoại, đều nói láo.

Rốt cuộc tất cả tùy thuộc vào sổ sách kế toán của hội từ thiện có kê khai rõ hay không. Về điểm này, sổ sách giấy tờ phức tạo vô cùng, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mới hiểu rõ ngọn ngành. Chính vì vậy, bà Miniutti của tổ chức Charity Navigator cho rằng: “Phần lớn số tiền quyên góp rơi vào tay kẻ trung gian, tức là các công ty telemarketing.”

CHO TIỀN CÁC HỘI TỪ THIỆN không nhất thiết phải lâm vào hoàn cảnh bị lừa gạt nặng đến như vậy. Song nếu chúng ta chấm dứt không cho tiền hội từ thiện chỉ vì một vài con sâu làm rầu nồi canh, là thái độ vô trách nhiệm. Đúng như ông Delaney của tổ chức National Council of Nonprofit từng nói: “Những người đầu tiên sẵn lòng đứng ra tiếp cứu thiên tai, hoạn nạn của đất nước, của xã hội chính là các hội từ thiện.”.

Như vậy chúng ta nên tiếp tục giúp tiền cho các hội từ thiện...nhưng cần phải thận trọng.

NÊN CHO TIỀN MỘT CÁCH KHÔN NGOAN
● Nên chọn lựa kỹ càng mục tiêu bạn muốn tặng tiền
● Nên cho vài hội từ thiện lớn, chớ nên cắt nhỏ ra làm nhiều hội khác nhau.
● Không bao giờ cho tiền qua điện thoại
● Theo dõi việc chi tiêu của hội từ thiện
● Nên lắng nghe tin tức của các tổ chức theo dõi việc làm các hội từ thiện

Nguyễn Minh Tâm  dịch theo Reader’s Digest tháng 1/2016




__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Popular Posts

Popular Posts