X

Thursday, July 18, 2019

Tờ $50 và $100 giả và cách phân biệt tiền giả ở Úc.


Subject:  Tờ $50 và $100 giả và cách phân biệt tiền giả ở Úc.





 Tờ $50 và $100 giả và cách phân biệt tiền giả ở Úc.

       Hiện đang có một số tiền giả mệnh giá $50 đang lưu hành gây thiệt hại không nhỏ đến người dân. Vậy cách phân biệt tiền Úc thật giả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

                                                                   Vấn nạn tiền giả ở Úc:

          “Việc làm ra những tờ bạc giả này phải có sự giúp đỡ của du khách hoặc kiều dân Trung Cộng ở Úc, là những người am hiểu về tiền tệ của nước Úc“, Trung sĩ Úc nhận định
          Đồn cảnh sát Geraldton ở Tiểu bang Tây Úc đã đưa lên mạng hình ảnh của các tờ bạc giả loại này nhằm khuyến cáo dân chúng phải cẩn thận đề phòng.
          Trung sĩ Paul Johnson cho biết: Các tờ bạc này có chất lượng rất kém. Có một tờ đã được sử dụng trong đêm tối để trả tiền cước phí taxi. Ông nói: “Nếu chúng ta nhìn vào tờ giấy bạc, chúng ta có cảm giác giống như nó được in từ máy in đã hết mực!”. Thay vì có màu vàng như tờ bạc thật $50, bạc giả có màu hơi hồng hồng, con số 50 ở hai mặt đều có số 5 lớn hơn số 0, phần giấy kiếng được làm rất thô sơ – và dễ nhận biết nhất là có hàng chữ Tàu trên giấy kiếng ở cả hai mặt. Ngoài ra ở phần mép trên của cả hai mặt có những đường song song đứt khúc được in xéo ở góc.
tien gia

          Trung sĩ Johnson còn cho biết: Bạc giả đã lưu hành ở thị trấn Geraldton trong vài tháng qua, nhưng “với số lượng không nhiều”. Loại bạc này hơi khác với những tờ bạc giả phát giác hồi năm rồi ở vùng lãnh thổ thủ đô ACT, vốn không có phần giấy kiếng. Thế nhưng có một đặc điểm chung là trên cả hai loại bạc đều xuất hiện hàng chữ Tàu và những đường song song đứt khúc ở xéo bên góc. Trung sĩ Johnson nhận định: “Việc làm ra những tờ bạc giả này phải có sự giúp đỡ của du khách, hoặc kiều dân Trung Cộng ở Úc, là những người am hiểu về tiền tệ của nước Úc”.
          Nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy loại giấy bạc được in như món đồ chơi. Thậm chí một đứa trẻ cũng có thể nhận ra đó không phải là bạc thật !”. Nhà chức trách kêu gọi dân chúng nếu trông thấy bạc giả phải lập tức báo cảnh sát. Trung sĩ Johnson cũng kêu gọi mọi người cẩn thận xem lại tiền thối hay tiền mà người khác đưa cho mình.
          Nhiều cửa hàng người Việt trong vùng Cabramatta và Bankstown của thành phố Sydney đã là “nạn nhân” của việc xài bạc giả. Nhiều tiệm đã dán ngay trước quầy tính tiền các loại tiền $50 giả mà họ đã “lơ đễnh” thu vào. Một số tiệm khác, như tiệm bán Lotto và một hai tiệm bánh của người Việt trong vùng Cabramatta đã phải dùng đến bút thử tiền bằng tia laser, để phân biệt tiền (thật và giả) trước khi bỏ vào hộc.
       Câu hỏi được đặt ra ở đây là người TC in tiền giả của Úc để làm gì? Để cảnh cáo chơi, hay với mục tiêu phá hoại?
          Tiền giả ở Úc hiện đang là vấn nạn gây nhức nhối, ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.
          Mới đây, các tiểu thương ở Adelaide cũng đã phát hiện tiền giả mệnh giá $50 và $100 xuất xứ từ Việt Nam lưu hành tràn lan.
          Một cửa hàng bán đồ ăn mang đi ở phía Bắc Adelaide đã bắt gặp quả tang một nữ khách hàng cố gắng mua một con gà nướng với tờ tiền giả trên tay
          Trong đoạn phim ghi nhận, có thể nhìn thấy người phụ nữ này đã lướt qua một xấp tiền trước khi cố gắng sử dụng một tờ trong đó để trả tiền món hàng của mình.
          Khi ông từ chối trả lại tờ tiền giả lại, người phụ nữ này đã nhanh chóng bỏ chạy vào lên một chiếc xe đang chờ sẵn.
          Các chủ tiểu thương khác cũng chia sẻ kinh nghiệm của họ khi gặp phải những kẻ dùng tiền giả trong phần bình luận.
          Scott Gratton là một trong nhiều người chia sẻ hình ảnh tiền giả mà ông gặp phải. Có thể nhìn thấy hai tờ tiền giả trong hình có xuất xứ từ Việt Nam.
counterfeit cashMột trong những tờ           Tiền giả tiểu thương ở Adelaide gặp phải (Scott Gratton Facebook).


          Ông Herraman không phải là tiểu thương duy nhất bị tiền giả quấy nhiễu gần đây – ông nói rằng: Một số người khác trong khu vực cũng bị nhắm mục tiêu.
          Cảnh sát đang cảnh báo các doanh nghiệp trong vùng cần hết sức cảnh giác khi mua bán bằng tiền mặt. Có tiền giả mang án tù lên tới 10 năm.


                             Phải làm gì khi bạn có một tờ tiền giả ở Úc?

          Ngân hàng Trữ kim Úc – RBA hiểu rằng cầm phải tiền giả mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho những người có thu nhập thấp và cho những tiểu thương có lợi nhuận nhỏ.
          Nếu không may nhận được tiền giả thì tất nhiên không được bồi thường khi bạn đem tiền giả giao nộp. Còn nếu cố gắng tiêu xài nó, thì bạn có khả năng phạm tội.
          Nghe có vẻ không công bằng, nhưng đó là cách cảnh sát chống tiền giả. Trách nhiệm thuộc về người Úc tuân thủ luật pháp, phải xem xét kỹ tờ tiền mà họ cầm trên tay.
          Và Ngân hàng Trữ kim Úc khuyên bạn hãy làm những điều sau nếu nghi ngờ mình đang có tờ tiền giả trong tay:
·         Đặt nó qua một bên. Hạn chế hết sức việc cầm nắm tờ tiền giả, cất nó trong một cái bao thư.
·         Cung cấp chi tiết. Cố gắng nhớ lại càng nhiều chi tiết càng tốt khi nào, ở đâu, và như thế nào tờ tiền này đến tay bạn.
·         Thông báo đến cảnh sát địa phương hoặc Cảnh Sát Liên Bang.
          Hãy nhớ rằng: Bạn có quyền từ chối chấp nhận một tờ tiền nếu bạn nghi ngờ đó là tiền giả. Biết đó là tiền giả mà vẫn xài là phạm tội. Những hình phạt liên quan đến tiền giả có thể nghiêm trọng, mức phạt tiền có thể lên đến $75,000 và phạt tù lên đến 14 năm.
          Nếu có nghi ngờ một tờ tiền là giả, hãy lậy tức so sánh với những tờ tiền khác cùng mệnh giá. Sau đây là 8 cách nhận biết tiền Úc thật giả mà chúng tôi tổng hợp được:
1 – TỜ TIỀN CÓ PHẢI BẰNG NHỰA DẺO?
2 – TÌM QUỐC HUY ÚC TRÊN TỜ TIỀN
3 – TÌM NGÔI SAO BẢY CÁNH
4 – KIỂM TRA CỬA SỔ TRONG SUỐT
5 – CẢM NHẬN NHỮNG VÙNG IN ĐẬM
6 – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG IN ẤN
7 – TÌM KIẾM MICROPRINT – CHỮ IN SIÊU NHỎ
8 – NHÌN TỜ TIỀN DƯỚI UV LIGHT – ÁNH SÁNG TIA CỰC TÍM

                                                                                                                                                Hết.


__._,_.___

Posted by: van tran 

Saturday, July 13, 2019

Máy bay mới của Boeing bay từ Mỹ đến Nhật chỉ mất 3 giờ.



Subject: MÁY BAY MỚI CỦA BOEING BAY TỪ MỸ ĐẾN NHẬT CHỈ MẤT 3 GIỜ.





                             Máy bay mới của Boeing bay từ Mỹ đến Nhật chỉ mất 3 giờ.



May bay moi cua Boeing
Máy bay mới của Boeing bay từ Mỹ đến Nhật chỉ mất 3 giờ.

          Khoảng đầu tháng 07/2019, trong khuôn khổ Hội nghị Hàng không Vũ trụ diễn ra ở Atlanta (Mỹ), Boeing đã tiết lộ hình ảnh render của mẫu máy bay siêu thanh do hãng đang phát triển.

          Ý tưởng về thế hệ máy bay siêu thanh vốn dĩ đã được hình thành từ nhiều thập kỷ qua, và đến hiện nay vẫn chưa có một sản phẩm thương mại nào chính thức có mặt trên thị trường mà còn hoạt động.

          Theo lý thuyết, phương tiện của Boeing có thể bay ở vận tốc Mach 5 (khoảng 6,276 km/h), cho phép chuyến bay từ Los Angeles đến Tokyo rút ngắn xuống chỉ còn 3 giờ. Với các máy bay hiện tại, cần ít nhất 11 giờ để thực hiện hành trình tương tự.

          Dennis Muilenburd - CEO của Beoing tự tin rằng: Máy bay siêu thanh sẽ trở thành hiện thực trong vòng 10 - 20 năm tiếp theo. Được biết, chìa khoá trong việc phát triển máy bay siêu thanh chính là dựa vào những loại vật liệu chế tạo, giúp cho thân nhẹ hơn, trong khi động cơ phản lực mạnh mẽ sẽ giúp đẩy máy bay bay nhanh hơn bao giờ hết. Dù vậy, phải mất nhiều năm để có thể thiết kế, và tiến hành các thử nghiệm các loại vật liệu mới, nhằm bảo đảm tối đa mức độ an toàn của phương tiện khi được thương-mại-hoá.


                                                                                                                                    Hết.



__._,_.___

Posted by: van tran 

Vì sao Ngũ Giác Đài được thiết kế đặc biệt như vậy?


Subject: Vì sao Ngũ Giác Đài được thiết kế đặc biệt như vậy?



Vì sao Ngũ Giác Đài được thiết kế đặc biệt như vậy?
https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-kgC8NLaI2Wk%2FXRShZ-1b2_I%2FAAAAAAABGEs%2Fc5lZMgnn88o6d9_bju8Gay7yXMlBzUjkACLcBGAs%2Fs640%2Flau-nam-goc-2.jpg&t=1562682522&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1c1d-780001017900&sig=Kd22ZuTCY9rrPIForHWIZw--~C
 Ngũ Giác Đài – Trụ sở của Bộ Quốc Phòng Mỹ hiện nay (nhìn từ trên xuống).

           Ngũ Giác Đài (The Pentagon), hiện là trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ. Cơ sở này  tọa lạc ở Arlington, Virginia, thuộc thành phố Washington D.C. Trên thực tế, khi nghe đến cái tên này, bạn có thể nhận thấy rằng tòa nhà này được thiết kế theo hình ngũ giác, tuy nhiên, không có nhiều người biết được lý do vì sao lại như thế.
          Thực ra, câu trả lời rất đơn giản. Ban đầu, tòa nhà này được thiết kế cho phù hợp với đặc điểm địa chất của một mảnh đất có 5 cạnh. Sau đó, người ta lại đổi địa điểm xây dựng tòa nhà nhưng không kịp thay đổi thiết kế. Do đó, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ hiện nay mới có hình ngũ giác (5 cạnh).
          Trong cuốn sách “The Pentagon – A History” (Tạm dịch: “Lịch sử Ngũ Giác Đài”) được xuất bản năm 2007, ông Steve Vogel, Tác giả đồng thời là Nhà báo thuộc tờ Washington Post (Mỹ), đã gọi  Ngũ Giác Đài là “tai nạn nghề nghiệp trong thời chiến”.
          Mùa hè năm 1941, Mỹ đã bị cuốn vào Thế chiến II. Bộ Chiến tranh Mỹ (Bộ Quốc phòng Mỹ hiện nay) khi đó hoạt động trong nhiều tòa nhà tạm thời ở Washington D.C. Theo Nhà báo Vogel, vào một ngày thứ 5 của tháng 7 năm 1941, Thiếu tướng Brehon Burke Somervell được giao nhiệm vụ xây dựng Ngũ Giác Đài với mục đích mở rộng trụ sở chính của Bộ Chiến tranh. Ông Vogel đã gọi Thiếu tướng Somervell là “cha đẻ của  Ngũ Giác Đài”.
          Thiếu tướng Sommervell khi ấy đã chỉ huy nhóm thiết kế với ý định tạo ra một tòa nhà có sức chứa là 40.000 người, một bãi đậu xe cho 10.000 xe hơi với độ cao tối đa là 4 tầng để không chắn tầm nhìn về phía Washington D.C.
          Theo thiết kế, diện tích của Ngũ Giác Đài lớn gần gấp 2 lần tòa nhà Empire State ở New York, và không được xây theo kiểu một tòa nhà chọc trời.  Ngũ Giác Đài được đề xuất xây dựng cạnh bờ sông Potomac thuộc Tiểu bang Virginia, phía bờ bên kia là Washington D.C, gần trang trại Arlington, một trang trại nông nghiệp do Chính phủ điều hành nằm tại phía Đông Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Thời điểm đó, nhóm thiết kế đã thử nhiều bố cục khác nhau. Cuối cùng, họ quyết định làm theo đề xuất của Kiến trúc sư George Edwin Bergstrom với việc tạo hình tòa nhà có 5 mặt để tận dụng hết diện tích của mảnh đất trên.
          Tuy nhiên, ông Gilmore D. Clarke, Chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật của Mỹ đã không đồng ý xây dựng, vì ông không muốn công trình này che lấp tầm nhìn Washington D.C từ Nghĩa trang Quốc gia Arlington, nơi an nghỉ của ông Pierre L’Enfant, người quy hoạch thủ đô Washington D.C.
https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-8hJOzr65wh0%2FXRSizvYEODI%2FAAAAAAABGE0%2FzlGVnONmuGAYYqAHhIx5sga2v6VNyX1qQCLcBGAs%2Fs640%2Flau-nam-goc-shutter-e1560652495532.jpg&t=1562682522&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1c1d-780001017900&sig=eokT3.sxYdTx_fc8t8XTew--~C
          Ngoài ra, ông Federic Adrian Delano, Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch và Công viên Thủ đô Quốc gia, đồng thời là chú ruột của Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt, cũng phản đối việc xây dựng, vì lo ngại rằng: Vị trí của sông Potomac có thể gây trở ngại cho mọi người khi ra vào trụ sở  Ngũ Giác Đài.
          Dưới sức ép đó, Tổng thống Roosevelt đã viết một lá thư gửi Thượng viện Mỹ yêu cầu xây dựng tòa nhà nhỏ hơn, nhưng không được chấp thuận. Quốc hội Mỹ thông qua việc xây trụ sở Bộ Chiến tranh ở trang trại Arlington với kích thước ban đầu.
          Tổng thống Roosevelt sau đó ra lệnh cho đội ngũ thi công xây dựng tòa nhà mới ở một khu vực hẻo lánh nằm ở phía Nam trang trại Arlington. Về mặt kỹ thuật, một phần bãi đậu xe của Ngũ Giác Đài vẫn nằm trên khu vực đất trang trại Arlington, vậy nên tòa nhà vẫn phù hợp với đề xuất mà Quốc hội đã thông qua.
          Tòa nhà không cần phải có hình ngũ giác, bởi địa điểm xây dựng mới rất rộng, tuy nhiên, Lãnh đạo dự án đã quyết định giữ lại nguyên bản thiết kế ban đầu. Theo các Kiến trúc sư, hình dạng ngũ giác giúp làm khoảng cách di chuyển bên trong tòa nhà chỉ bằng khoảng 30-50% so với tòa nhà hình chữ nhật. Ngoài ra, thiết kế nhà 5 cạnh cũng có ưu điểm là dễ xây dựng hơn so với hình tròn, khoảng cách di chuyển theo chiều dài cạnh tòa nhà ngắn hơn so với hình chữ nhật.
          Về tổng thể, đây là một công trình thiết kế hoàn hảo theo chiều kim đồng hồ, gồm các hành lang giống hình nan hoa nối liền các phần khác nhau của tòa nhà. Mọi người có thể đi bộ đến bất kỳ điểm nào trong tòa nhà trong vòng 7 phút.
          Đến nay, thiết kế hình ngũ giác độc đáo của Ngũ Giác Đài đã trở thành điểm đặc sắc trong kiến trúc Mỹ. Tòa nhà được khởi công xây dựng vào ngày 11/09/1941 – cùng ngày tháng với vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ 60 năm sau đó, chính xác là vào ngày 11/09/2001.
Theo Livescience.   ./. 



.
 

__._,_.___

Posted by: van tran 

Popular Posts

Popular Posts