Đàn ông Ấn muốn lấy vợ phải chụp hình đứng
cạnh … toa-lét!
Bích Vân
Đàn ông Ấn muốn lấy vợ
phải chụp hình đứng cạnh … toa-lét!
Nhà chức trách địa phương của quận Sehore thuộc tiểu bang Madhya Pradesh, Ấn-độ, vừa nghĩ ra một sáng kiến hết sức độc đáo để thúc đẩy vấn đề vệ sinh: muốn tham gia cuộc hôn nhân tập thể do chính phủ tổ chức và tài trợ, các chú rể tương lai phải chứng minh rằng nhà mình có “bồn cầu”. Theo đăng tải của báo Times of India, các chú rể khi nộp đơn ghi danh “làm đám cưới tập thể” ngoài hình chụp cá nhân còn phải kèm theo một tấm hình chụp nhà vệ sinh của họ. Sáng kiến này làm nổi bật khuynh hướng “tréo cẳng ngỗng” tại Ấn độ hiện nay là người dân Ấn nghĩ đến cái điện-thoại-di-động nhiều hơn là vấn đề vệ sinh, nói một các cụ thể hơn là mỗi người trong số 75% dân Ấn có một máy điện-thoại-di-động trong khi 50% dân số không có chỗ “đi vệ sinh” trong nhà. Do đó, theo yêu cầu của nhà cầm quyền địa phương: “Chúng tôi không chỉ đòi hỏi chú rể phải chụp hình nhà vệ sinh (của mình) mà còn phải chụp hình chú rể đứng cạnh nhà vệ sinh! Sau đám cưới tập thể, mỗi cặp vợ chồng mới cưới sẽ được chính phủ trợ cấp 15 000 rupi (tương đương 210 euros) cộng thêm nhiều tặng vật hữu ích”.
Còn nhớ năm 2012 giới truyền thông tại Ấn xôn xao bàn tán trường hợp cô Priyanka Bharti, 19 tuổi, sau đám cưới vài ngày đã bỏ trốn chỉ vì nhà chồng không có nhà vệ sinh, và rồi từ đó cô đi khắp các thị trấn và làng mạc để phát động phong trào đòi hỏi “nhà vệ sinh cho phụ nữ” được rất nhiều người ủng hộ. Không chỉ thiếu thốn nhà vệ sinh riêng tư là một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, mà cả những nhà vệ sinh công cộng dành cho phụ nữ Ấn cũng là một vấn đề khá nan giải. Tuy Toà án tối cao ở Tân-Delhi đã nhiều lần yêu cầu phải đặt thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng cho phụ nữ nhưng nhiều cuộc khảo sát cho thấy cho đến nay tại thủ đô Tân-Delhi các nhà vệ sinh cho nam giới vẫn gấp 13 lần nhiều hơn cho phụ nữ. Mục đích thiết lập các nhà vệ sinh chủ yếu là để ngăn ngừa dịch bệnh lan tràn do sự phóng uế bừa bãi [tại Ấn-độ mỗi năm vẫn còn hàng ngàn trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy mà nguyên nhân phần lớn là do điều kiện ăn ở thiếu vệ sinh]. (BV)
Nhà chức trách địa phương của quận Sehore thuộc tiểu bang Madhya Pradesh, Ấn-độ, vừa nghĩ ra một sáng kiến hết sức độc đáo để thúc đẩy vấn đề vệ sinh: muốn tham gia cuộc hôn nhân tập thể do chính phủ tổ chức và tài trợ, các chú rể tương lai phải chứng minh rằng nhà mình có “bồn cầu”. Theo đăng tải của báo Times of India, các chú rể khi nộp đơn ghi danh “làm đám cưới tập thể” ngoài hình chụp cá nhân còn phải kèm theo một tấm hình chụp nhà vệ sinh của họ. Sáng kiến này làm nổi bật khuynh hướng “tréo cẳng ngỗng” tại Ấn độ hiện nay là người dân Ấn nghĩ đến cái điện-thoại-di-động nhiều hơn là vấn đề vệ sinh, nói một các cụ thể hơn là mỗi người trong số 75% dân Ấn có một máy điện-thoại-di-động trong khi 50% dân số không có chỗ “đi vệ sinh” trong nhà. Do đó, theo yêu cầu của nhà cầm quyền địa phương: “Chúng tôi không chỉ đòi hỏi chú rể phải chụp hình nhà vệ sinh (của mình) mà còn phải chụp hình chú rể đứng cạnh nhà vệ sinh! Sau đám cưới tập thể, mỗi cặp vợ chồng mới cưới sẽ được chính phủ trợ cấp 15 000 rupi (tương đương 210 euros) cộng thêm nhiều tặng vật hữu ích”.
Còn nhớ năm 2012 giới truyền thông tại Ấn xôn xao bàn tán trường hợp cô Priyanka Bharti, 19 tuổi, sau đám cưới vài ngày đã bỏ trốn chỉ vì nhà chồng không có nhà vệ sinh, và rồi từ đó cô đi khắp các thị trấn và làng mạc để phát động phong trào đòi hỏi “nhà vệ sinh cho phụ nữ” được rất nhiều người ủng hộ. Không chỉ thiếu thốn nhà vệ sinh riêng tư là một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, mà cả những nhà vệ sinh công cộng dành cho phụ nữ Ấn cũng là một vấn đề khá nan giải. Tuy Toà án tối cao ở Tân-Delhi đã nhiều lần yêu cầu phải đặt thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng cho phụ nữ nhưng nhiều cuộc khảo sát cho thấy cho đến nay tại thủ đô Tân-Delhi các nhà vệ sinh cho nam giới vẫn gấp 13 lần nhiều hơn cho phụ nữ. Mục đích thiết lập các nhà vệ sinh chủ yếu là để ngăn ngừa dịch bệnh lan tràn do sự phóng uế bừa bãi [tại Ấn-độ mỗi năm vẫn còn hàng ngàn trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy mà nguyên nhân phần lớn là do điều kiện ăn ở thiếu vệ sinh]. (BV)
Dùng đàn gia súc để chống
lại hiện tượng sa mạc hoá
60% diện tích đất đai
của châu Phi là sa mạc và các khu vực khô cằn. Vì bị xói mòn, vì những khu rừng
bị phá huỷ cộng thêm hiện tượng biến đổi khí hậu cũng góp phần cho sự phát
triển càng ngày càng tăng nhanh của vùng sa mạc. Ngoài ra, ngành chăn nuôi gia
súc với lối chăn thả rông để đàn bò, dê, cừu liên miên gặm trụi cỏ non vừa nhú,
cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sa mạc hoá. Tuy nhiên
theo ý kiến của khảo cứu gia Allan Savory (người sáng lập ra viện Savory có trụ
sở tại Colorado, Hoa kỳ và The Africa Centre for Holistic Management tại
Zimbabwe), muốn chống lại hiện tượng nóng ấm toàn cầu và sa mạc hoá, chúng ta
lại phải nhờ đến đàn gia súc, nhưng với lối chăn nuôi du mục rày đây mai đó,
không dừng chân lâu tại một địa điểm.
Vậy làm thế nào để cỏ mọc lại trên những mảnh đất đã khô cằn? Nhờ đàn gia súc, nói chính xác hơn là nhờ những móng chân cứng của chúng quầng dẫm như xới nát đất khô rắn, để rồi phân của chúng sẽ thấm sâu xuống đất như một thứ phân bón làm cho đất mầu mỡ hơn, để đất có thể hấp thu và lưu trữ được nước mưa và chất than lâu hơn. Đất đai tạm thời nhờ vậy có thể giúp cây nảy mầm dễ dàng hơn. Và để đất đai đừng trở lại khô khan cằn cỗi như trước, chúng ta chỉ cho phép đàn gia súc gặm cỏ ít ngày ở cùng một địa điểm, không được lâu quá 3 ngày. Và điều quan trọng nhất là “sau 3 ngày, không cho đàn gia súc bén mảng trong vòng 9 tháng đến địa điểm vừa được mầu mỡ hoá bằng chính phân của chúng”.
Savory tin chắc rằng đàn gia súc có thể chặn đứng, thậm chí đảo ngược lại tình trạng sa mạc hoá ví dụ như tại Zimbabwe hiện nay cỏ đang mọc lại tại nhiều nơi, nhờ đàn gia súc áp dụng phương pháp “ăn… cỏ trả vàng (cho đất)”. (BV)
Vậy làm thế nào để cỏ mọc lại trên những mảnh đất đã khô cằn? Nhờ đàn gia súc, nói chính xác hơn là nhờ những móng chân cứng của chúng quầng dẫm như xới nát đất khô rắn, để rồi phân của chúng sẽ thấm sâu xuống đất như một thứ phân bón làm cho đất mầu mỡ hơn, để đất có thể hấp thu và lưu trữ được nước mưa và chất than lâu hơn. Đất đai tạm thời nhờ vậy có thể giúp cây nảy mầm dễ dàng hơn. Và để đất đai đừng trở lại khô khan cằn cỗi như trước, chúng ta chỉ cho phép đàn gia súc gặm cỏ ít ngày ở cùng một địa điểm, không được lâu quá 3 ngày. Và điều quan trọng nhất là “sau 3 ngày, không cho đàn gia súc bén mảng trong vòng 9 tháng đến địa điểm vừa được mầu mỡ hoá bằng chính phân của chúng”.
Savory tin chắc rằng đàn gia súc có thể chặn đứng, thậm chí đảo ngược lại tình trạng sa mạc hoá ví dụ như tại Zimbabwe hiện nay cỏ đang mọc lại tại nhiều nơi, nhờ đàn gia súc áp dụng phương pháp “ăn… cỏ trả vàng (cho đất)”. (BV)
Những người “lướt web” nhiều quá mất dần óc khôi hài
Các khoa học gia Hoà-lan vừa nghiệm ra một điều là Internet tác động tiêu cực đến khả năng nói đùa, đến tính khôi hài. Cách đây chừng 7 năm vẫn còn 8 trong số 10 sinh viên Hoà-lan, nghĩa là 80% có thể hóm hỉnh kể lại một giai thoại hài hước nào đó; thế mà ngày nay trong số các sinh viên tham dự cuộc thử nghiệm có tới 50% người khó khăn (lắm) mới có thể nhớ và kể lại một câu chuyện vui. Vào thời buổi Internet thống trị toàn cầu như hiện nay, con người ta không chỉ mất dần óc trào phúng, không còn khả năng kể chuyện khôi hài mà còn mất dần khả năng giao tiếp.
Theo quan điểm của các khoa học gia Hoà-lan: muốn kể một câu chuyện vui với giọng điệu lôi cuốn, dí dỏm và “lớp lang thứ tự” thì người kể cần phải có thời gian và cần phải có sự thân tình với những người nghe, vì qua câu chuyện người kể muốn phơi bày cá tánh riêng biệt của mình. Nên bây giờ người ta có khuynh hướng chọc cười thật nhanh, thật ngắn. Vì dường như óc thông minh dí dỏm không còn chỗ trong “văn hoá ngồi cả ngày lẫn đêm trước cái máy, một mình với cái máy!” (BV)
Liệu 2013 có là một mùa
giông bão dữ dội và nhiều?
Mỗi năm mùa bão bắt đầu
chính thức ngày mùng 1 tháng Sáu. Theo tiên đoán của các chuyên gia thuộc cơ
quan nghiên cứu khí quyển và hải dương học (NOAA = National Oceanic and
Atmospheric Administration) của Hoa kỳ, mùa bão năm nay sẽ đặc biệt mãnh liệt
tại bờ biển Đại Tây Dương. Họ dự báo khoảng 13 đến 20 trận bão trong vùng này
và trong số này có 7 đến 11 trận có thể trở thành những cơn giông bão lớn, thậm
chí có 3 đến 6 cơn cuồng phong giông tố khủng khiếp. Cơ quan NOAA quả quyết xác
suất lên tới 70% cho năm 2013 sẽ là mùa bão mãnh liệt hơn mọi năm. Trung bình
mỗi mùa bão có khoảng 12 cơn bão được đặt cho một cái tên, cộng thêm 6 trận
giông bão và 3 trận cuồng phong bão táp mạnh [Một cơn bão được đặt tên khi sức
gió vượt quá 62 cây số/giờ. Một cơn giông trở thành một cơn bão khi sức gió
vượt quá 119 cây số/giờ]. Mùa bão của năm 2012 là mùa bão mãnh liệt thứ ba
trong lịch sử về cường độ dữ dội với 19 cơn bão có tên, 10 trận giông bão và 2
cơn mưa bão mãnh liệt. Ví dụ như trận bão Sandy càn quét tiểu bang New Jersey
của Hoa kỳ hồi cuối tháng 10 năm ngoái gây thiệt hại hơn 50 tỷ mỹ kim.
Chuyên gia Garry Bell thuộc Nha Khí Tượng cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy mùa bão năm nay sẽ khủng khiếp hơn, tuy nhiên không xác định được những trận bão năm nay sẽ đi ngang qua những vùng nào. Giống như các chuyên gia Hoa kỳ, trung tâm báo bão của Canada (CHC = Canadian Hurricane Centre) cũng tiên đoán mùa bão năm nay sẽ rất dữ dội, căn cứ vào nhiệt độ tăng bất thường tại Đại Tây Dương, và dân chúng trong các vùng phụ cận nên bắt đầu chuẩn bị để đối phó. (BV)
Chuyên gia Garry Bell thuộc Nha Khí Tượng cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy mùa bão năm nay sẽ khủng khiếp hơn, tuy nhiên không xác định được những trận bão năm nay sẽ đi ngang qua những vùng nào. Giống như các chuyên gia Hoa kỳ, trung tâm báo bão của Canada (CHC = Canadian Hurricane Centre) cũng tiên đoán mùa bão năm nay sẽ rất dữ dội, căn cứ vào nhiệt độ tăng bất thường tại Đại Tây Dương, và dân chúng trong các vùng phụ cận nên bắt đầu chuẩn bị để đối phó. (BV)
Trường tư thục Nam Hàn gian lận các tests thi tuyển vào đại học ở Hoa kỳ
Để được nhận vào một số các trường đại học ở Mỹ, các học sinh người ngoại quốc phải trải qua một loạt các kỳ thi thử nghiệm để chứng tỏ có đủ khả năng và tài giỏi mới có hy vọng được đi du học. Trong số các tests này có một kỳ thi gọi là SAT (Scholastic Assessment Test), là thước đo hữu ích cho mức độ thành công ở hai năm đầu của đại học. [SAT được tổ chức bởi College Board của Hoa Kỳ, và được phát triển bởi ETS (Educational Testing Service = tổ chức giáo dục chuyên về dịch vụ thi cử). Lệ phí dành cho mỗi đợt thi là 71 mỹ kim cho học sinh dự thi ở phạm vi ngoài nước Mỹ, và 45 mỹ kim cho học sinh dự thi trong phạm vi nước Mỹ. Kỳ thi gồm 3 phần chính là Toán, Đọc và Viết, kéo dài trong vòng 3 giờ 45 phút. Những thí sinh của kỳ thi SAT thường là học sinh lớp 11 hoặc 12].
Tại Nam Hàn, các tests này được gửi đến các trường trung học tư thục đệ nhị cấp và được tổ chức thi cùng một lúc trên toàn quốc. Thế mà năm nay lại xảy ra xì-căng-đan rằng một vài trường tư thục đã chuyển trước cho học sinh (theo học trường của họ) những đề thi sát hạch. Nên kỳ thi SAT năm nay đã phải huỷ bỏ. Sở Giáo dục của Nam Hàn cho biết những trường tư thục “ma giáo” này đã bị tạm thời thâu hồi giấy phép mở trường,
Những trường trung học tư thục chuyên tổ chức các kỳ thi thử nghiệm SAT tại Hàn quốc là một chuyện khá phổ biến và họ kiếm được rất nhiều tiền qua các kỳ thi. Tương tự như tại Trung quốc và Nhật bản, các phụ huynh học sinh tại Nam Hàn cũng đầu tư rất nhiều vào việc học của con em, mong cho chúng sau này có một địa vị cao trong xã hội (và để cha mẹ cũng được thơm lây). (BV)
Phụ nữ nên uống thêm
Calcium để tăng tuổi thọ
Một cuộc nghiên cứu được
thực hiện bởi các chuyên gia thuộc đại học McGill tại Montreal (Canada) cho
thấy mỗi ngày uống một lượng calcium lên đến 1mgr có thể kéo dài tuổi thọ ở phụ
nữ. Để thực hiện cuộc nghiên cứu, hai khảo cứu gia Lisa Langsetmo và David
Goltzman đã theo dõi sức khoẻ của 9033 tình nguyện viên cả nam lẫn nữ trong
suốt 12 năm; họ là những cư dân của 9 thành phố lớn tại Canada. Trong thời gian
theo dõi có 1160 tình nguyện viên đã chết vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Phân
tích các dữ liệu thu lượm đựoc, các chuyên gia nhận thấy xác suất tử vong rõ
ràng thấp hẳn nơi những phụ nữ uống thuốc bổ sung có chứa nhiều calcium; trong
khi đó calcium lại không mang đến lợi ích nào đáng kể cho nam giới. Ngoài ra
cuộc nghiên cứu cũng cho thấy không có bằng chứng về tác dụng của vitamin D đối
với tỷ lệ tử vong.
Tại Canada có khoảng 2 triệu người mắc bệnh osteoporosis (bệnh xốp xương, còn gọi là loãng xương, xương dòn dễ gãy) tỷ lệ là 25% nơi phụ nữ và 13% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh osteoporosis. Theo chuyên gia Goltzman: “Chúng tôi nhận thấy nếu mỗi ngày uống bổ sung thêm calcium có thể làm giảm nguy cơ tử vong nơi phụ nữ bất kể vì nguyên nhân nào. Calcium là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho xương. Calcium được tìm thấy nhiều nhất trong sữa và những thực phẩm chế biến từ sữa. Chúng tôi tin rằng có một liên quan giữa việc tăng tuổi thọ của phụ nữ với lượng calcium cao (nếu cơ thể hấp thu được nhiều bất kể từ nguồn nào, nghĩa là từ sữa, các phó sản từ sữa hay từ các thực phẩm khác, hoặc từ các viên thuốc bổ sung)”.
Các chi tiết của cuộc nghiên cứu vừa được trình bầy trên tạp chí y khoa Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. (BV)
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching