Máy bay made in china chở khách
Indonesia vỡ đôi khi hạ cánh
Một chiếc máy bay của Indonesia chở 52 người
hôm nay đã gặp nạn trong khi hạ cánh xuống một sân bay ở miền đông nước này,
khiến máy bay vỡ làm đôi, nhưng tất cả các hành khách đều sống sót.
Máy bay nằm bụng tại sân bay.
Chiếc máy bay MA-60, do
hãng hàng không quốc doanh Merpati Nusantara vận hành, đang hạ cánh xuống một
sân bay ở tỉnh East Nusa Tenggara thì tai nạn xảy ra, phát ngôn viên Bộ giao
thông Indonesia Bambang Ervan cho biết.
Các bức ảnh cho thấy
chiếc máy bay do Trung Quốc chế tạo nằm bằng bụng trên đường băng, với các động
cơ cắm xuống đất trong khi cánh hướng lên trên.
Máy bay đã bị vỡ làm đôi.
Vụ tai nạn xảy ra khi
chiếc MA-60, đang thực hiện một chuyến bay nội địa từ hòn đảo Flores ở miền
trung Indonesia, hạ cánh xuống sân bay El Tari ở thành phố Kupang lúc 9h40 giờ
địa phương.
Có 52 người trên máy
bay, gồm 46 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn, phát ngôn viên Herry
Saptanto của Merpati cho biết.
Vụ tai nạn khiến 2 hành
khách bị thương nhẹ nhưng tất cả 52 người trên khoang đều sống sót sau khi máy
bay trượt khỏi đường băng.
"2 hành khách bị
thương nhẹ do các mẩu kính vỡ nhưng họ đã rời bệnh viện và hiện trong tình
trạng sức khỏe tốt", ông Saptanto nói.
"Máy bay đã bị hư
hại nghiêm trọng và tôi nghĩ nó không sử dụng được nữa", quan chức trên
cho biết thêm.
Sân bay El Tari sẽ bị
đóng cửa trong ít nhất 4 giờ cho tới khi chiếc máy bay bị vỡ được di dời. Một
cuộc điều tra về nguyên nhân vụ tai nạn đang được tiến hành.
Hồi tháng 5/2011, một
chiếc máy bay cũng loại MA-60 do Merpati vận hành đã gặp nạn ở tỉnh Tây Papua,
làm 25 người chết.
Sau tai nạn đó, giới
chức đã cấm loại máy bay MA-60 - do Tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An của
Trung Quốc chế tạo - cất cánh từ 3 sân bay do các vấn đề an toàn.
Tuy nhiên, ông Saptanto
cho biết lệnh cấm đã được dỡ bỏ 6 tháng trước đó và El Tari không phải là một
trong số những sân bay bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm.
Một chiếc MA-60, tương tự như chiếc gặp nạn hôm
nay.
Merpati đã bị cấm bay
qua không phận châu Âu kể từ năm 2007.
Ngày càng có nhiều máy
bay cất cánh trên bầu trời Indonesia để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng
không tăng mạnh, nhưng Indonesia là một trong những quốc gia có độ an toàn hàng
không thấp nhất châu Á.
Hồi tháng 4, một chiếc
máy bay chở khách của hãng Lion Air chở 108 người đã lao khỏi đường băng trong
khi hạ cánh xuống hòn đảo nghỉ dưỡng Bali, rơi xuống biển và vỡ làm đôi. Hàng
chục người đã bị thương nhưng không ai thiệt mạng.
Máy bay 'made in China' vỡ đôi khi hạ cánh
Chiếc máy bay gặp nạn
sáng nay của hãng hàng không quốc doanh Indonesia Merpati Nusantara có xuất xứ
từ Trung Quốc.
Máy bay chở theo 52
người, trong đó có 46 hành khách gặp nạn khi đang hạ cánh xuống một sân bay ở
tỉnh East Nusa Tenggara, miền bắc Indonesia lúc 8h40 sáng nay theo giờ Hà Nội.
Chỉ có 2 người bị thương trong vụ tai nạn hi hữu trên.
"Hai hành khách
trên bị thương do mảnh kính đâm phải. Nhưng giờ họ đã ổn định và được xuất
viện", người phát ngôn của hãng hàng không nói với AFP.
Ông này cho biết máy bay đã bị hỏng nặng và chắc không thể cất cánh thêm lần
nào nữa.
|
Máy bay sử dụng động cơ
tuabin cánh quạt, mang nhãn hiệu MA-60 do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An,
Trung Quốc chế tạo. Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được điều tra làm rõ. Các
bức ảnh chụp hiện trường cho thấy máy bay nằm giữa đường băng, thân gãy làm đôi
còn cánh cắm xuống đất.
Indonesia hiện là một
trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất châu Á. Do nhu cầu đi
lại ngày càng cao, số lượng máy bay nước này tăng chóng mặt trong thời gian
qua. Tuy nhiên hiện nay quốc đảo này cũng giữ kỷ lục là nước có an ninh hàng
không tệ nhất châu Á
|
Hồi tháng 4, một chiếc
máy bay của hãng Lion Air chở theo 108 người cũng đã đi chệch đường băng và đâm
xuống biển, gãy làm đôi. Còn với dòng máy bay MA-60 do Trung Quốc sản xuất, đây
cũng không phải là tai nạn đầu tiên. Trước đó, hồi tháng 5/2011, một chiếc
MA-60 khác do hãng Merpati trên sở hữu đã gặp tai nạn ở Indonesia khiến 25
người chết.
Sau vụ việc đó, các nhà
chức trách Indonesia cấm loại máy bay trên được hạ cánh xuống 3 sân bay vốn nổi
tiếng là khó tiếp cận tại nước này (không bao gồm sân bay chứng kiến vụ tai nạn
sáng nay). Tuy nhiên, lệnh cấm được dỡ bỏ sau đó 6 tháng.
Ủy ban An toàn hàng
không Indonesia đang hối thúc hãng hàng không giá rẻ này ngay lập tức nâng cao
tính an toàn bằng cách tăng cường huấn luyện kỹ năng hạ cánh trong các tình
huống khó cho phi công.
Hồi 2007, Liên minh châu
Âu cấm cửa tất cả các hãng hàng không Indonesia được bay vào không phận khu vực
do lo ngại tính an toàn. Sau đó ít lâu, lệnh cấm được dỡ bỏ với một số hãng,
nhưng Lion Air và Merpati hiện vẫn trong danh sách đen.
Trong
một tuyên bố, Booz Allen Hamilton đã xác nhận rằng Snowden là nhân viên của
công ty này trong chưa đầy 3 tháng. "Nếu đúng, hành động này
này", ông Obama
nói, nhấn mạnh rằng các chương trình đều được quốc hội Mỹ cho phép.
Máy bay MA-60 của Tập đoàn Công nghiệp Máy bay
Tây An được sản xuất dựa trên hình mẫu của dòng máy bay Antonov-24 của Nga.
Chiếc máy bay này được Cơ quan Hàng không dân dụng Trung Quốc cấp phép bay
năm 2000, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa nhận được giấy phép tương tự từ cơ
quan hàng không của Mỹ. Năm 2008, hãng chế tạo Trung Quốc đã cho ra mắt phiên
bản nâng cấp của loại máy bay trên, với tên gọi MA-600. Còn phiên bản MA-60
hiện vẫn được nhiều hãng hàng không của Lào, Philippines, Indonesia hay
Bolivia sử dụng.
|
công
ty Orange của Pháp, ông Stephane Richard đã bị tạm giam ngày 10/6 để phục vụ
điều tra vụ án được gọi là "Tapie."
nhân dân Bắc Hàn chịu đói rét, tài sản nhân
dân bị tẩu tán cho các tập đoàn tài phiệt Áo, Trung Quốc,
Lichtenstein, Luxembourg, Nga, Singapore và Thụy Sỹ tiêu xài.
- Các phóng viên điều tra của Hàn Quốc vừa xác
định được ít nhất 4 công ty “ma” của Triều Tiên từng hiện diện tại các thiên
đường thuế khắp thế giới, được cho là nhằm che giúp giấu tài sản của chính
quyền Bình Nhưỡng.
Các cuộc điều tra nêu
trên được tiến hành bởi Trung tâm phóng viên điều tra Triều Tiên (KCIJ). Theo
đó có 4 công ty “ma” được tin là có mối liên hệ với Bình Nhưỡng đã bị phát
hiện. Tất cả đều có trụ sở tại đảo Virgin, trực thuộc vương quốc Anh. Trong đó
có một công ty đăng ký với địa chỉ tại Triều Tiên trong khi những công ty còn
lại có tên gắn với Triều Tiên.
Mặc dù hiện tại chưa thể
xác nhận các công ty này có liên hệ với chính quyền Triều Tiên, bản báo cáo của
KCIJ đã làm rộ lên đồn đoán rằng đây có thể là những công cụ để quản lý khối
tài sản của nhà cố lãnh đạo Kim Jong Il, người từ lâu bị nghi cất giấu tài sản
ở nước ngoài.
Hoặc những công ty “ma”
này có thể đã giúp Triều Tiên dễ dàng vô hiệu hóa các lệnh cấm vận tài chính
quốc tế, vốn nhắm vào các hoạt động rửa tiền và giao dịch đáng ngờ.
Triều Tiên hiện là nước
bị cấm vận nặng nề nhất thế giới, trong đó một trong những ngân hàng chính của
chính phủ nước này đã bị Liên hợp quốc áp lệnh cấm vận hồi tháng 2 vừa qua.
Mặc dù hầu hết lệnh cấm
vận chỉ có hiệu lực đối với các sản phẩm “lưỡng dụng”, nghĩa là vừa có thể dùng
cho mục đích dân sự, vừa có thể dùng cho mục đích quân sự, đa số thương nhân
khắp thế giới đều tránh mọi hoạt động giao thương với Triều Tiên để tránh rắc rối.
Lập công ty “ma” là một
cách để “né” những rào cản và hỗ trợ những dự án bí mật. Dù vậy hiện báo cáo
nêu trên của KCIJ vẫn chưa thể làm rõ bằng cách nào, hoặc có hay không việc
lãnh đạo các công ty này chuyển tiền cho các hoạt động tại Triều Tiên.
Một công ty có tên
Larivader Solutions Inc. được thành lập tại đảo Virgin của Anh ngày 19/11/2004
và đã tồn tại ít nhất tới tháng 10/2009, KCIJ khẳng định trên website chính
thức của tổ chức này.
Một trong hai giám đốc
theo đăng ký của Larivader Solutions là Mun Kwang Nam đã đề địa chỉ của mình là
tại “số 2 Kin Mal Dong, quận Mao Lang Bong, thành phố Bình Nhưỡng, CHDC ND
triều Tiên”, tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc khẳng định, dẫn các tài liệu họ
có được từ một quỹ tín thác, chuyên cung cấp dịch vụ thành lập các công ty chỉ
tồn tại trên giấy ở các “thiên đường thuế”.
KCIJ cho biết họ còn tìm
thấy 3 công ty khác cũng trên hòn đảo này đó là Chollima, Chosun và Koryo
Telecom. Mặc dù không được đăng ký dưới tên người Triều Tiên nhưng bản thân tên
của các công ty này đã mang phong cách Triều Tiên.
2 cá nhân, có tên Lim
Jong Ju và Wong Yuk Kwan được đăng ký là giám đốc của 3 công ty này và chúng
được thành lập khoảng năm 2000 – 2001.
Hai người này được cho
là những nhà đầu tư có liên quan đến hoạt động kinh doanh viễn thông tại Triều
Tiên. Hiện chưa rõ liệu họ có liên quan gì tới tập đoàn Orascom Telecom, một
công ty của Ai Cập đang điều hành mạng viễn thông 3G duy nhất tại Triều Tiên
với 2 triệu thuê bao hay không.
Đây không phải lần đầu
tiên thông tin về việc Triều Tiên sử dụng những công ty hay ngân hàng bí mật ở
nước ngoài để cất giấu tài sản. Năm 2010, tờ Daily Telegraph của Anh
từng dẫn nguồn tin tình báo của mình khẳng định, cố lãnh đạo Triều Tiên Kim
Jong-Il có tới khoảng 4 tỷ USD gửi ở nước ngoài dưới dạng quỹ dự phòng khẩn
cấp.
Phần lớn số tiền này
từng được cất giữ tại Thụy Sỹ cho đến khi các cơ quan chức năng nước này quyết
định thắt chặt việc kiểm soát hoạt động rửa tiền. Sau đó toàn bộ số tiền được
cho là đã được rút ra để vận chuyển tới các ngân hàng tại Luxembourg.
Mới đây hơn, tờ Chosun
Ilbo tại Seoul hồi giữa tháng 3 vừa qua cũng khẳng định, con trai của ông
Kim Jong-Il là Kim Jong Un đã thay cha kiểm soát số tiền này. Hiện giá trị
của nó lên tới 5 tỷ USD và được cất giữ tại nhiều tài khoản ở Áo, Trung Quốc,
Lichtenstein, Luxembourg, Nga, Singapore và Thụy Sỹ.
Hai người đàn ông Thái
Lan, trong đó có một chủ cửa hàng vật nuôi ở chợ Chatuchak nổi tiếng, đã bị cáo
buộc buôn bán động vật hoang dã trái phép. Nếu bị kết án, họ sẽ đối mặt với mức
án có thể lên tới 4 năm tù và khoản tiền phạt 40.000 baht (1.300 USD).
Bí
ẩn các siêu xe bốc cháy tại Thái Lan
Theo bất cứ chuẩn nào thì đây nhất định là một cảnh tượng kỳ
quái: 4 trong số 6 "siêu xe" đặt trên một xe tải lưu thông trên tuyến
đường vắng người ở đông bắc Thái đã bốc cháy.
Tuy
nhiên, những gì xảy ra tiếp theo càng làm đậm thêm phần bí ẩn. Tới cuối tuần
qua, vẫn chưa có ai tới nhận những chiếc xe, trị giá khoảng 100 triệu baht theo
ước tính của giới truyền thông.
Có
một điều bất thường nữa là, công ty sở hữu chiếc xe tải chở những siêu xe trên
cho biết, họ không biết đó là xe của ai.
Tài
xế xe tải Ekkapat Wilamas, 37 tuổi, đang leo dốc trên quốc lộ ở tỉnh Nakhon Ratchasima
vào lúc tờ mờ sáng hôm thứ tư tuần trước thì được người đi đường báo hiệu liên
tục.
Wilamas
kéo bạt che và phát hiện chiếc xe cuối - hiệu BMW, đang cháy. Ngọn lửa lan
nhanh và trùm lên ba chiếc khác cũng đặt trên xe tải. Đó là chiếc Lamborghini,
Ferrari và Bentley. Hai chiếc Mercedes- Benzes không hề hấn gì. Hóa ra, tất cả
những siêu xe này đều được nạp khí nén tự nhiên.
Ban
đầu, nhiều người cho rằng những chiếc xe này đã được chuyển đổi như một phần
của thủ đoạn trốn thuế của người mua vì Thái Lan áp dụng chính sach khuyến
khích thuế cho những chiếc xe dùng nhiên liệu thay thế.
Một
chiếc biển số xe thu được từ chiếc Lamborghini trắng đã cháy hóa ra được đăng
ký dưới tên con trai Bộ trưởng Lao động Padermchai Sasomsap. Tuy nhiên, hồi đầu
tuần, Bộ trưởng cho hay, chiếc Lamborghini Gallardo của con trai ông vẫn đỗ ở
bộ. Biển xe lấy từ chiếc xe bị cháy thuộc về chiếc ô tô đã bị bỏ từ cách đây
nhiều năm và rõ ràng người bán xe không thay đổi đăng ký.
Cơ
quan điều tra đặc biệt (DSI) đã khởi động một cuộc điều tra và phát hiện 14 xe
hơi đắt tiền đã được đăng ký tại một tỉnh nông thôn trong vòng 1,5 năm. DSI
nghi ngờ sự hiện diện của hàng nghìn xe hơi đắt tiền có thể là một phần của âm
mưu trốn thuế. Tình trạng trốn thuế phát sinh khi xe ô tô được nhập khẩu nhưng
chỉ khai là nhập từng bộ phận tách rời thay vì nguyên chiếc, để hưởng thuế thấp.
Vì thế, đây có thể là một âm mưu hai phần. Thứ nhất, đó là khi xe hơi được nhập
khẩu nguyên chiếc nhưng chỉ khai là nhập rời từng phần. Thứ hai là họ tạm thời
chuyển sang dùng gas và sau khi nó được đăng ký, lại được chuyển sang dùng
xăng.
Với
những chiếc xe đắt tiền, hành động trên có thể giúp người mua tiết kiệm hàng
triệu baht. Xe hơi đắt tiền phải chịu 200% thuế song với âm mưu trên nó có thể
giảm xuống còn 30%.
Nhật đưa lực lượng đến Mỹ tập chiếm đảo
11/06/2013 03:15
Nhật Bản lần đầu tiên đưa đội hình hùng hậu
đến Mỹ để tập trận tái chiếm đảo, trong bối cảnh đang căng thẳng với Trung
Quốc.
Ngày 10.6, AP đưa tin 3
tàu chiến, 4 trực thăng cùng 1.000 quân nhân thuộc đủ 3 lực lượng phòng vệ trên
bộ, trên biển và trên không của Nhật đến tham dự cuộc tập trận Dawn Blitz 2013,
dự kiến diễn ra tại đảo San Clemente thuộc bang California của Mỹ từ ngày
11-28.6 (theo giờ địa phương). Trong số tàu chiến có khu trục hạm chở trực
thăng Hyuga và khu trục hạm Atago được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa
Aegis. AP dẫn lời phát ngôn viên Lực lượng phòng vệ Nhật Takashi Inoue cho hay
cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng phối hợp tấn công đổ bộ và chiếm đảo giữa
hai nước.
Khu trục hạm Hyuga (trái) cùng tàu Mỹ USNS Walter S.Diehl trong một cuộc tập trận - Ảnh: Murdoconline.net |
Đáng lưu ý, cuộc tập
trận diễn ra gần như ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, cũng thuộc California
hồi cuối tuần trước.
Báo The Washington Times
và Kyodo News đều dẫn một số nguồn tin cho hay trước khi cuộc gặp diễn ra, Bắc
Kinh đã yêu cầu Washington và Tokyo hủy cuộc tập trận nói trên.
Khi được hỏi về vấn đề
này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 4.6 tuyên bố: “Chúng
tôi hy vọng các bên liên quan có thể tập trung vào hòa bình và ổn định trong
khu vực”.
The Washington Times dẫn
lời chuyên gia Richard Fisher tại Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế (Mỹ)
nhận định thời điểm của cuộc tập trận cho thấy căng thẳng liên quan tới quần
đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vẫn là “hòn đá tảng” trong quan hệ giữa Mỹ -
Nhật và Trung Quốc, cũng như lo ngại từ Washington về các động thái quân sự của
Bắc Kinh trong khu vực.
Bên cạnh đó, Kyodo News
ngày 10.6 dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga khẳng định Tokyo
và Washington không hề có khác biệt về lập trường trong vấn đề Senkaku/Điếu
Ngư.
Cũng trong hôm qua, hải
quân Mỹ và Thái Lan tiến hành cuộc tập trận chung mang tên CARAT tại bãi biển
Had Yao, thuộc tỉnh Chonburi với sự tham gia của gần 3.000 binh sĩ, theo Tân
Hoa xã.
Xem món ăn tự bay tới chỗ thực khách
Yo! Sushi đang thử dùng một chiếc trực thăng
mini để phục vụ khách thay vì để bồi bàn đem tới. Đây là một ý tưởng mới nhằm
giảm gánh nặng trong việc chờ đợi nhân viên.
Chiếc
trực thăng nhỏ chuyên chở món ăn có 4 khối quay và nó di chuyển nhanh gấp 6 lần
tốc độ bước chân của nhân viên phục vụ.
Phương
thức phục vụ trên được gọi là iTray (đĩa điện tử). iTray được nhân viên quán
điều khiển bằng iPad theo hướng họ muốn thức ăn được đưa tới bàn.
Nhân
viên đặt đĩa thức ăn lên đĩa, điều khiển cho nó bay tới chỗ thực khách và điều
khiển nó quay lại khi thấy thức ăn đã được lấy đi.
Hiện
giờ, mới chỉ có hai trực thăng chở thức ăn đang hoạt động tại chi nhánh của
chuỗi nhà hàng ở Soho, trung tâm London. Nếu hình thức phục vụ này được ưa
chuộng, nó sẽ được áp dụng tại toàn bộ 64 cửa hàng của Yo! Sushi tại Anh trong
năm tới.
Philippines
cấm nhập trân châu, mì Đài Loan độc hại0
|
Một
sản phẩm trân châu bị cấm ở Philippines - Ảnh: AVA
|
Đài ABS-CBN ngày 10.6 đưa tin sau Singapore,
đến lượt Philippines vừa ra lệnh cấm nhập khẩu 15 loại thực phẩm của Đài Loan
bị phát hiện chứa a xít maleic có nguy cơ gây tổn thương thận.
Giới chức thông báo sản
phẩm bị cấm chủ yếu là bột mì, mì ăn liền và những hạt “trân châu” dùng chung
với trà sữa.
Các nhãn hiệu bao gồm
Hong Tapioca Starch, Redman Black Tapioca Pearl, Sun Right Indica Rice Powder,
Top 1 Tapioca Pearls, Tea World Tapioca Starch Ball, Unbranded Starch Ball,
Ding Long Tapioca Pearls, Sun Chi Noodles, T & M Resources Corp.
Tapioca Pearls, Pure Tea
Tapioca Pearls trắng/đen, Full Free Green Tea Tapioca Ball, Full Free Yam
Tapioca Ball, Long Kow Vegetarian Instant Rice Noodle và Long Kow Rice Noodle
with Thick Soup.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching