X

Saturday, June 22, 2013

G8 ĐẺ RA OFFSHORE COMPANIES BẤT TRỊ & OFFSHORE FUNDS TRỐN THUẾ


 

G8 ĐẺ RA

OFFSHORE COMPANIES BẤT TRỊ

& OFFSHORE FUNDS TRỐN THUẾ

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 20.06.2013


 

Trong những tháng vừa rồi, chúng tôi viết loạt bài về trốn thuế trong hệ thống OFFSHORE FUNDS & OFFSHORE COMPANIES. Chúng tôi đã làm việc gần 20 năm về Tài chánh với Tập đoàn Hos kỳ có trụ sở tại Zurich. Đây là Tập đoàn Offshore Company làm việc với Offshore Funds và Offshore Bank của chính Tập đoàn. Biết  những nganh ngóc, nên khi viết về hệ thống này, chúng tôi hiểu đó là bất trị vì những lý do sau đây:

*        Những Offshore Funds lưu chuyển giống như con giun trong đất bùn nhão. Chặn đầu này thì nó xoay ngả khác. Thậm chí bắt được con giun, cắt nó ra làm đôi thì nó vẫn sống và sống thành hai con giun. Đây là con giun vàng, nên mọi người, mọi thiên đàng thuế khóa, đều muốn chứa chấp nó và che chở cho nó.

*        Một lý do nữa là chính những kẻ đi săn lùng giun vàng lại bị giun ỉa ra cứt vàng cho người săn lùng nếm để rồi che dấu, bảo vệ cho con giun vàng kia.

Trong những ngày gần đây, hai biến cố hoàn toàn thời sự có tầm vóc quốc tế mới xẩy ra động chạm ầm ĩ đến hệ thống Offshore Funds và Offshore Companies trên đường những Chính quyền  hàng đầu Thế giới, vì thiếu hụt ngân sách, nên tìm tòi thâu tiền từ hệ thống này.

Hai biến cố thời sự đó là:

=>     Cuộc Họp G8 tại Dublin đặt lên hàng ưu tiên vấn đề săn lùng trốn thuế

=>     Lex Americana nhằm phạt Ngân Hàng Thụy sĩ, bị Quốc Hội nước này phủ nhận

 

Cuộc Họp G8 tại Dublin

đặt lên hàng ưu tiên vấn đề săn lùng trốn thuế

 

Xem thông tin qua truyền hình, chúng tôi thấy các nguyên thủ quốc gia hạng bự chững chạc ký bản cam kết săn lùng trốn thuế bằng yêu cầu những Ngân Hàng phải cho biết Tên, số lượng tiền mà người gửi tiền mang quốc tịch bản xứ, nghĩa là các Ngân Hàng, dù thuộc nước khác, phải trở thành cơ quan điều tra của nước mình. Tôi thấy Tổng thống PUTIN, với bộ mặt lạnh lùng, ký vào bản quyết định chung ấy. Tại sao ông không làm bản tự khai trước đòi buộc người khác phải khai báo cho mình.

Trước khi phân tích những hiệu lực của bản ký kết đòi hỏi của G8 này đối với hệ thống Offshore Funds và Offshore Companies, chúng tôi muốn nói về việc chính G8 đẻ ra cái hệ thống bất trị này.

 

Toàn cầu hóa Thương mại

(Mondialisation du Commerce)

 

Việc Toàn cầu hóa được khởi sự và đẩy mạnh thừ thời TT.CLINTON. Rất nhiều người ca ngợi chiến dịch Toàn cầu hóa. Nhưng một số người đắn đo khi nhìn kỹ những hệ quả khả thể. Hai Lý thuyết về Thương mại là Tự do Mậu dịch (Libre Echange) và Bảo hộ Mậu dịch (Protectionnisme Commercial). Cả hai Lý thuyết song hành áp dụng, chứ không phải Lý thuyết này thay thế hẳn Lý thuyết kia. Việc Toàn cầu hóa Thương mại muốn đẩy Tự do Mậu dịch tới mức lý thưởng.

Việc Toàn cầu hóa Thương mại được G8 ca ngợi và đẩy mạnh đến mức tối đa, thậm chí còn đổi Tên GATT (General Agreement on Tariffs and Trade) hạn hẹp bằng những Rounds Thương lượng, thành  Tên WTO / OMC toàn cầu (World Trade Organization / Organisation Mondiale du Commerce). 

Chúng tôi không phấn khởi cho lắm về phonbg trào Toàn cầu hóa Thương mại này vì những lý do sau đây:

*        Những quốc gia đã phát triển mạnh, có lực cạnh tranh lớn, cần tìm kiếm thêm thị trường phát triển, mới hăng hái cổ võ Tự do Mậu dịch (Libre Echange) và Toàn cầu hóa Thương mại đến tận mọi nước khác. Lý thuyết Tự do Mậu dịch là biện minh cho tham vọng đi kiếm thị trường tiêu thụ cho sản xuất của mình. Trong lịch sử Thương mại, Cách Mạng Kinh tế Anh quốc khiến Anh quốc chủ trương Tự do Mậu dịch, trong khi đó, Hoa kỳ và Đức quốc, chưa mở mang Kỹ nghệ, lại chủ trương Lý thuyết Bảo hộ Mậu dịch.

*        Chúng tôi nhìn vấn đề dưới Công thức sau đây:

         Mondialisation du Commerce   =       Centralisation du Financement

         Toàn cầu hóa Thương mại        =       Tích tụ Tài chánh lại

Công thức này cho thấy rằng những Tập đoàn Thương mại mở rộng những Chi nhánh cho đến tận cùng những nước ngèo để bán hàng hóa lấy từng đồng xu của người nghèo tiêu thụ, đồng thời những Ngân Hàng thu tiền, họp nhau lại thành Tổ chức khổng lồ tại những nước đã mở mang. Họ tích lũy lại tiền bán hàng hóa từ những nước ngèo trên Toàn cầu để tài trợ chính yếu cho những Công ty sản xuất đã lớn mạnh để tăng thêm số lượng sản xuất hàng hóa.

Hệ thống Offshore Companies & Offshore Funds

là con để của Toàn cầu hóa.

Chính chủ trương Toàn cầu hóa Thương mại này đẻ ra những Tập đoàn Kinh tế/ Thương mại liên quốc gia. Chính việc Toàn cầu hóa Thương mại này cho phép một xí nghiệp bản xứ có thể hoạt động ở những xứ khác. Hệ thống Offshore Companies ra đời và hệ thống này có quyền lựa chọn trả thuế trên thu nhập ở những nước mà họ hoạt động, chứ không tất nhiên ở nước bản xứ mình. Số thu nhập cũng có thể ký gửi tại những xứ mà chi nhánh Tập đoàn hoạt động, thậm chí còn chuyển từ bản xứ ra ngoài hoạt động.

Quyết định của G8 vừa rồi chỉ làquyết định sửa trị

đứa con đã lỡ đẻ ra và trở thành bất trị

Việc cổ võ Tòan cầu hóa Thương mại đã lỡ đẻ ra đứa con Hệ thống Offshore Companies & Offshore Funds. Bản quyết định mà các nguyên thủ G8 mới long trọng ký kết liệu có thể trị được đứa con bất trị của mình đã lỡ sinh ra hay không? Nếu vẫn Toàn cầu hóa Thương mại, Tự do Mậu dịch, thì cái bất trị của hệ thống Offshore Companies & Offshore Funds tiếp tục biến hóa rộng rãi từ bất trị đến hoang đàng. Con đường hy vọng trị được hệ thống là phải trở về Bảo Hộ Mậu dịch (Protectionnisme du Commerce) và Địa phương hóa Thương mại (Régionalisation du Commerce).

 

Lex Americana nhằm phạt Ngân Hàng Thụy sĩ

bị Quốc Hội nước này phủ nhận

 

Trong ba tuần nay, giữa Hoa kỳ và Thụy sĩ có những căng thẳng phải giải quyết từ Quốc Hội Thụy sĩ , Bộ trưởng Tài chánh Liên bang  nước này về các Ngân Hàng hoạt động trên lãnh thổ Hoa kỳ. Trước tiên, Hoa kỳ đặt Thụy sĩ phải nói đồng ý hay không đối với tối hậu thư gọi là “LEX AMERICANA“. Sau đó Thụy sĩ và Hoa kỳ tiếp tục thảo luận về hồ sơ FACTA (Foreign Account Tax Compliance Act).

Đối diện với hai hồ sơ này, Thụy sĩ coi như việc Hoa kỳ lấy “Thịt đè người “ đối với cậu bé Thjụy sĩ. Những dân biểu Thụy sĩ coi đây là những “American Dicktats “. Phản ứng tối hậu ra sao ?

Quốc Hội Thụy sĩ bỏ phiếu phủ nhận LEX AMERICANA

            Đây là hồ sơ mà Hoa kỳ kể tội một số Ngân Hàng đã phạm Luật lệ Hoa kỳ và sẽ đưa ra xử phạt tiền từng tỉ. Hoa kỳ yêu cầu Quốc hội Thụy sĩ bỏ phiếu chấp nhận hay phủ nhận. Bà Bộ trưởng Tài chánh Liên Bang Eveline WIDMER-SCHLUMPF mong muốn Quốc Hội bỏ phiếu chấp nhận để Bà thảo luận với Hoa kỳ mong cứu một số Ngân Hàng Thụy sĩ.

         Nhưng các Dân Biểu phân biệt hai vấn đề:

=>     Nếu bỏ phiếu chấp nhận, đó là nhận Luật lệ của Hoa kỳ và phải thay đổi Luật lệ của Thụy sĩ.

=>     Quốc Hội nếu bỏ phiếu không chấp nhận, có nghĩa là bênh đỡ Luật lệ Thụy sĩ, còn nếu Ngân Hàng nào phạm Luật lệ Hoa kỳ, thì Hoa kỳ cứ việc xử theo Luật của mình, chứ đừng động chạm đến Luật lệ Thụy sĩ.

         Cuối cùng, thứ Ba ngày 18.06.2013, Quốc Hội Thụy sĩ đã bỏ phiếu với 126 phiếu chống và 67 phiếu thuận. Như vậy Quốc Hội Thụy sĩ đã phủ nhận LEX AMERICANA để bảo vệ Luật lệ Thụy sĩ.

Đối với FACTA (Foreign Account Tax Compliance Act).

            Bà Bộ trưởng Tài chánh Liên Bang Thụy sĩ tiếp thục thảo luận với Hoa kỳ về vấn đề thông tin tự động của Ngân Hàng cho Chính quyền Mỹ về những Công dân Hoa kỳ gửi tiền ở Ngân Hàng Thụy sĩ có ý trốn thuế. Đó là  là vấn đề Thông Tin tự động Ngân Hàng và vấn đề Bí mật Ngân Hàng. Nhiều nước Âu châu đã đồng thuận với Mỹ, nhưng một số đảng Chính trị Thụy sĩ đã đe dọa đưa vấn đề này ra lấy ý kiến trực tiếp từ dân chúng Thụy sĩ, dù ý kiến của dân có chống lại “American Dicktat “ !

 

(Xin quý Độc giả đọc thêm những Bài viết về OFFSHORE FUNDS & OFFSHORE COMPANIES đăng trong phần TIN NÓNG BÌNH LUẬN VietTUDAN so 587/20.06.2013)

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 20.06.2011


 

 

OFFSHORE FUNDS & OFFSHORE COMPANIES:

MỘT HỆ THỐNG TRỐN THUẾ KHÔNG THỂ TRỊ

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 25.04.2013. Cap nhat 30.05.2013


 

CHÚ THÍCH ĐẦU:

            Trong những tuần trước, ngày 11.04.2013 và ngày 18.04.2013, chúng tôi đã viết hai bài về trốn thuế và những thiên đàng thuế khóa qua hệ thống chuyển tải tiền ra nước ngoài để tạo khối Offshore Funds và mở những Công ty Offshore để điều hành Offshore Funds khổng lồ. Chúng tôi định chấm dứt không viết tiếp nữa. Nhưng cuộc họp mới đây tuần vừa rồi tại Hoa Thịnh Đốn của nhóm G20 lại ồn ào nêu cao ý chí chống trốn thuế. Đồng thời tại Pháp, TT. Hollande, sau khi lột trần truồng các Bộ trưởng vì vụ cựu Bộ trưởng Ngân sách, Bác sĩ Thẩm mỹ Jérome CAHUZAC, lại còn muốn lột trần truồng các Dân Biểu. Vì vậy vấn đề vẫn còn là thời sự khiến chúng tôi tiếp tục viết bài này vì thấy rằng đây là công việc ồn ào có tính cách giả hình của chính giới cầm quyền, lớp người vừa đã thực hiện chuyển vốn ra nước ngoài trốn thuế và còn luôn nhăm nhe làm thêm nữa khi có dịp, vừa kêu gọi ồn ào chống việc chuyển tiền và chống trốn thuế.

 

HOA KỲ: TỪ APPLE «TRÁNH THUẾ« 

ĐẾN LIBERTY RESERVE RỬA TIỀN

 

Vụ rửa tiền lớn nhất nước Mỹ:

Liberty Reserve bị truy tố

Thụy My

 

Công tố viên Preet Bharara trình bày kết quả điều tra vè công ty Liberty Reserve 28/05/2013 (REUTERS)

 

Tư pháp Hoa Kỳ hôm qua 28/05/2013 đã công bố “vụ rửa tiền lớn nhất nước Mỹ”, qua việc truy tố công ty ngoại hối Liberty Reserve và bảy người lãnh đạo công ty này, bị kết tội đã “rửa” 6 tỉ đô la trong vòng 7 năm. Công ty này được thành lập năm 2006, đăng ký hoạt động tại Costa Rica, là một cơ sở chuyển tiền điện tử hoạt động hết sức tích cực.

Công ty Liberty Reserve sử dụng loại tiền điện tử “LR”, giúp gởi tiền cho bất kỳ ai và bất cứ nơi nào trên thế giới mà không để lại dấu vết, đứng ngoài mọi quy định. Liberty Reserve được sử dụng tại nhiều nước trong đó có Việt Nam, Nigeria, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Theo công tố viên Manhattan, Preet Bharara, thì công ty này đã trở thành “nơi chu chuyển tài chính của tội phạm mạng”, từ mạo nhận danh tính cho đến ấu dâm, buôn ma túy và giả mạo thẻ tín dụng. Mạng lưới này có trên một triệu người sử dụng, trong đó có 200.000 người tại Mỹ, và đã tiến hành 55 triệu giao dịch trong 7 năm qua, và “hầu như tất cả đều bất hợp pháp”. Tổng cộng có 6 tỉ đô la đã được “rửa” qua Liberty Reserve.

Ông Bharara nói thêm: “Liberty Reserve chủ yếu là một ngân hàng cho thị trường chợ đen”. Các máy chủ đặt tại Thụy Điển, Thụy Sĩ và Costa Rica, cũng như tên miền này đã bị đóng. Cuộc điều tra được lực lượng an ninh của 17 quốc gia tiến hành, và theo công tố viên Manhattan, thì đây là “vụ rửa tiền quốc tế lớn nhất nước Mỹ từ trước đến nay”. Bảy lãnh đạo của Liberty Reserve đã bị truy tố, năm người đã bị bắt hôm thứ Sáu 24/5 tại Tây Ban Nha, Costa Rica, New York, hai người còn lại đang bị truy lùng tại Costa Rica.

Theo Viện Công tố, thì các giao dịch thông qua Liberty Reserve là “nặc danh và không thể lần ra được”. Mờ ám hơn nữa, những người sử dụng mạng lưới chuyển tiền này không thể gởi hay nhận tiền trực tiếp, mà phải thông qua một trung gian.

Người sáng lập Liberty Reserve là Arthur Budovsky, 39 tuổi, sống tại Hà Lan, từng bị lãnh án tại New York năm 2006 vì toan tiến hành hoạt động tương tự, mang tên “Gold age”. Năm 2011 ông ta đã từ bỏ quốc tịch Mỹ để nhập tịch Costa Rica, “nhằm trốn tránh luật pháp Hoa Kỳ” – theo như bản luận tội.

Cơ quan chức năng cũng phong tỏa năm tên miền trong đó có tên Liberty Reserve, và bốn trang web trung gian do các bị cáo kiểm soát, 35 trang web khác bị truy tố về mặt dân sự. Ngoài ra 45 tài khoản ngân hàng cũng bị tịch biên hay phong tỏa.

Ngân khố Mỹ cũng điểm mặt chỉ tên Liberty Reserve là “một định chế mà mục tiêu hàng đầu là rửa tiền”. Đây là lần đầu tiên Ngân khố Hoa Kỳ tiến hành các biện pháp đối phó với một mạng lưới chi trả ngoại hối điện tử hay “tiền ảo”.

David Cohen, Thứ trưởng phụ trách đấu tranh chống tài trợ cho khủng bố tuyên bố: “Ngân khố quyết tâm bảo vệ hệ thống tài chính Mỹ khỏi bọn tội phạm mạng và các nhân tố bất hảo khác trên không gian ảo, đặc biệt là các định chế ngoại quốc tạo điều kiện cho tội phạm trên mạng và hy vọng tránh né được các quy định”.

 

TRAO ĐỔI TỰ ĐỘNG THÔNG TIN NGÂN HÀNG

CHƯA HẲN LÀ CHỐNG ĐƯỢC VIỆC TRỐN THUẾ

 

Thụy Sĩ cũng sẽ "phá cổng thiên đường" trốn thuế ?

 Tú Anh

 

Tây phương yêu cầu Thụy Sĩ tự động cung cấp thông tin ngân hàng (REUTERS /A. Wiegmann)

Michael Ambühl, viên chức đặc trách thương thuyết thuế vụ với Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu thông báo từ chức vào tháng 8. Theo một nguồn tin thân cận với chính phủ liên bang, đây là dấu hiệu Thụy Sĩ sẽ không còn chống đối yêu cầu của các nước tây phương khác đòi Bern phải tự động cung cấp thông tin ngân hàng liên quan đến nạn tẩu tán tài sản.

Từ năm 2010, thứ trưởng Tài chính Michael Ambühl là nhà thương thuyết chính của Thụy Sĩ trong những vụ đàm phán với Washington và Bruxelles về vấn đề tài chính quốc tế và thuế vụ. Theo một nguồn tin thân cận của chính phủ liên bang Thụy Sĩ, ông là người bảo vệ một cách kiên quyết truyền thống bí mật ngân hàng của Thụy Sĩ nhưng đang có bất đồng với bộ trưởng Tài chính Eveline Widmer-Schlumpf, có xu hướng thỏa hiệp với Hoa Kỳ và Châu Âu qua các hiệp ước đa phương.

Một phát ngôn viên chính phủ bác bỏ tin đồn có xung khắc giữa bộ trưởng và thứ trưởng tài chính. Tuy nhiên, theo Reuters, sự kiện nhà đàm phán Michael Ambühl ra đi sau khi hết nhiệm kỳ vào tháng 8 được suy diễn là Thụy Sĩ sẽ không còn chống lại yêu sách của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu đang muốn các thiên đường trốn thuế phải hợp tác để chống nạn tẩu tán tài sản. Chỉ riêng Liên Hiệp Châu Âu hàng năm bị thiệt hại 1000 tỷ euro.

Ông Michael Ambühl từ chức ngay khi Liên Hiệp Châu Âu, trong cuộc họp hôm qua 24/05/2013, quyết định thông qua một cơ chế vận hành tự động trao đổi thông tin toàn diện về bí mật ngân hàng mặc dù có hai thành viên là Áo và Luxembourg dè dặt.

 

OFFSHORE FUNDS & OFFSHORE COMPANIES

BẤT TRỊ

Nguyễn Phúc Liên

 

Thứ Bẩy 13.04.2013, cuộc họp các Bộ trưởng Tài chánh Liên Au lấy quyết định long trọng mang ý chí đấu tranh chống những Thiên đàng Thuế khóa. Đây là lời tuyên bố để tỏ ra mình là những nước, những người trong sạch. Nhưng hãy xét ngược lại, nếu không có những vốn từ những nước giầu chuyển ra ngoài, thì những Thiên đàng Thuế khóa cũng không thể tồn tại. Tại sao đi trách những Thiên đàng Thuế khóa mà không trách chính mình đã ngầm chuyển máu “Vốn“ của mình ra ngoài để tiếp máu sống cho những Thiên đàng Thuế khóa. Cũng phải tự trách nữa là những quốc gia giầu này đã muốn áp đặt một chế độ thuế khóa quá cao cho có vẻ “xã hội“ diệt người giầu bênh người nghèo khiến những người làm ra tiền một cách chính đáng hoặc bất công phải ngầm chuyển tiền ra nước ngoài để tránh nạn và hoặc trả thuế thấp hơn. Thực ra chính những người nghèo hoặc trung lưu  trung thành đóng thuế hơn người giầu. Còn phải trách chính giới cầm quyền phạm cái tội trốn thuế đông đảo hơn cả. Ngay chính giới cầm quyền này lại tiêu tốn tiền thuế của dân nghèo để đi họp nêu cao khảu hiệu chống trốn thuế.

            Những Bộ trưởng Tài chánh của khối G20, tuần vừa rồi thứ Bảy 20.04.2013, lại còn tiêu tốn tiền thuế của dân, rủ nhau sang Hoa Thịnh Đốn họp bàn, ăn uống, du ngoạn tiêu pha đã đời cũng chỉ để nêu cao khẩu hiệu chống trốn thuế. G20 gồm những nước giầu và thêm những nước đang phát triển như Trung quốc, Nam Dương, Nga, Nam Phi, Ba Tây. Nhưng lãnh đạo những nước đang phát triển này là những “tổ sư cha“ chuyển tiền ra cất giữ tại những Thiên đàng Thuế khóa để trốn thuế vì họ có dịp tham nhũng và có quyền lực chuyển tiền, khóa họng dân nghèo trung thành đóng thuế cho họ đi họp nói về chống thuế. Như vậy khẩu hiệu chống Thiên đàng Thuế khóa của họ trở thành giả hình.

            Nếu người dân trung thành đóng thuế có thể nói được, họ sẽ nói rằng: “Khỏi cần đi họp hành tiêu tốn tiền bạc của chúng tôi, mà giới cầm quyền hãy tự chống lại chính mình đã ngầm chuyển tiền ra nước ngoài thành Offshore Funds và mở những Offshore Companies để trốn thuế.

            Theo bài viết của Ký giả Yves HULMANN từ Zurich, đăng ở trang 17 của Nhật báo LE TEMPS (Thụy sĩ) ngày 15.04.2013, tầm quan trọng của những Offshore Companies sử dụng Offshore Funds để làm Négoce (Trading) như sau:

Tại Thụy sĩ:      Số Công ty Négoce (Trading) :            570 Công ty (Genève chiếm 400 Công ty)

                        Số nhân viên làm việc: 10’500 người (Genève chiếm 8’000 người)

                        Số vốn vận dụng:                     1’500 tỉ quan Thụy sĩ (CHF.1’500 milliards)

                        Chế độ thuế khóa:                   Cao nhất trong những Thiên đàng thuế khóa

So sánh chế độ thuế khóa, tác giả viết:

            “A Singapour, les taux d’imposition sont les plus bas. Mais à Dubai, les entreprises n’ont même pas besoin de négocier les avantages fiscaux, le taux d’imposition se situant à zéros.”

            (Ở Tân-gia-ba, những mức thuế ở bậc thấp nhất. Nhưng ở Dubai, những Công ty không cần phải thảo luận về những lợi điểm thuế khóa bở vì những mức thuế ở bậc số không.).

            Tại cuộc họp G20 ở Hoa Thịnh Đốn, các Bộ trưởng dí mũi dùi vào Thiên đàng Thụy sĩ để đòi thông tin tự động về Ngân Hàng. Nhưng họ không dám đòi hỏi gì đối với Tân-gia-ba, Dubai và nhất là đối vớ những Thiên đàng nhỏ tại các đảo được sự bảo trợ bởi chính Hoa kỳ, Anh, Pháp… Cựu Bộ trưởng Ngân sách Pháp, Bác sĩ Thẩm mỹ Jérome CAHUZAC, trước đây khi thấy tình hình quá đòi hỏi Thụy sĩ, đã chuyển vốn từ Thụy sĩ sang Tân-gia-ba cho an toàn. Tại Tân-gia-ba hay tại những Thiên đàng thuế khóa nhỏ cũng có Ngân Hàng Thụy sĩ, thì vốn cất giữ tại những Thiên đàng này được tái chuyển về Thụy sĩ một cách dễ đàng. Khi gặp cơn sôi nổi biến động, thì Offshore Funds tạm tản cư sang những hầm hố nhỏ ở Hải đảo. Khi giông tố qua đi, thì vốn lại hồi cư về sống phây phây ở những Thiên đàng thuế khóa lớn cho an toàn.

 

BẤT KHẢ KIỂM SOÁT OFFSHORE FUNDS

TẠI NHỮNG THIÊN ĐÀNG THUẾ KHÓA

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 18.03.2013

 

Ngày 11.04.2013, chúng tôi viết bài TRỐN THUẾ VÀ NHỮNG THIÊN ĐÀNG THUẾ KHÓA. Nhân bài viết này mà Đài RFI phỏng vấn chúng tôi đúng thứ Hai, 15.04.2013, ngày mà Nhật báo Tribune de Genève 16.04.2013 gọi là ngày “STRIP-TEASE DES ELUS !” do lệnh của TT.HOLLANDE với đầu đề lớn trên trang nhất.

Thực ra, vấn đề là do ông cựu Bộ trưởng Ngân Sách có trương mục tại Thụy sĩ, nghĩa là chuyển tiền từ trong nước ra nước ngoài. Đây là vấn đề trốn thuế. Việc TT.Hollande bắt các Bộ trưởng Nam, Nữ lột trần truồng (Strip-Tease) tài sản ra không liên hệ trực tiếp đến vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài trốn thuế. Phản ứng của TT.Hollande là vì trách nhiệm của ông đã ưng thuận cho làm Bộ trưởng một người trốn thuế.

            Đài RFI có ý muốn hỏi xem việc chuyển tiền ra nước ngoài thế nào và khả năng trốn thuế ra sao. Đồng thời Phóng viên phỏng vấn tôi cũng biết là tôi đã làm việc với một Tập Đoàn Tài Chánh Hoa kỳ có trụ sở tại Zurich trong vòng  gần 20 năm, nên cũng muốn hỏi xem cách chuyển tiền thực tiễn ra sao.

Chuyển vốn ra nước ngoài: những ai và vì sao ?

Từ những người nằm tại trong nước, nhưng chuyển tải vốn ra nước ngoài và cất giữ ở những nơi mà chính quyền mỗi nước khó lòng kiểm soát. Những số vốn này được gọi là Offshore Funds, Những lợi nhuận làm ăn từ khối vốn này cũng để lại tại nước ngoài. Chính quyền không kiểm soát nổi và tất nhiên không thể đánh thuế. Phong trào chống Khối vốn này không phải được đặt ra mới đây, mà đã được bàn luận nhiều trong một số năm nay, vì những lý do sau đây:

*          Cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế làm cho những nhà tài phiệt chú tâm chuyển vốn đến những nơi an toàn hơn., tránh những nước đang trong tầm ảnh hưởng bởi Khủng hoảng.

*          Nợ Công của mỗi nước thuộc Liên Au tăng cao, nhất là những nước thuộc vùng Nam Au châu như Hy Lạp, ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

*          Những nước Nam Au châu là ngòi gây Khủng hoảng vùng Euro mà những nước giầu thuộc vùng phải có chương trình hỗ trợ. Điều kiện được hỗ trợ là phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng.

*          Để tái cân bằng Ngân sách, một đàng phải thắt chặt chi tiêu, một đàng các Chính quyền muốn tăng thuế cao trên những người giầu. Đó là lý do khiến những người giầu tìm đường cho vốn ra nước ngoài để thoát tầm kiểm soát của Chính quyền. Vì vậy số vốn thoát ra này được gọi là trốn thuế.

            Ngoài những người giầu vốn, còn có việc giới làm Chính trị, nhất là từ những quốc gia bắt đầu phát triển như Trung quốc, Ba Tây, Nam Dương, Nga… cũng cho vốn ra nước ngoài cho an toàn. Báo chí đã đăng tải phong trào chuyển vốn từ Trung quốc hay chạy tiền từ Việt Nam ra nước ngoài.

            Phải kể đến những nước mới đang làm ăn lên, với một nhà nước độc tài, thì những tiền tham nhũng phải cho ra nước ngoài tị nạn.

Trên đây là số vốn từ trong nước được “bí mật “ chuyển từ từ ra nước ngoài.

Thêm vào số vốn này, là những lợi nhuận thu được từ những Công ty Liên quốc gia. Họ làm ăn ở nước ngoài và thu lợi nhuận từ nước ngoài và không cho hồi hương lợi nhuận mà cho tạm cư luôn tại ngoại quốc.

Tất cả những số vốn được chuyển từ trong nước ra hoặc nằm tại chỗ ở nước ngoài được gọi là OFFSHORE FUNDS, thường nằm ở những Thiên Đàng Thuế khóa. Có rất nhiều Thiên đàng thuế khóa nằm khắp nơi trên Thế giới, lớn có, nhỏ có. Tuy nhiên, phải kể đến những Thiên đàng  lớn riêng cho mỗi Châu lục:

=>       Singapour cho vùng Viễn Đông

=>       Dubai cho vùng Trung Đông

=>       Nassau cho vùng Mỹ châu

=>       Thụy sĩ cho không những cho Au châu mà cho toàn Thế giới.

Mục đích tốn thuế hay chỉ vì an toàn vốn ?

Đối với một những nhà tài phiệt, việc tìm cách trốn thuế chưa tất nhiên là vấn đề chính yếu, mà còn phải kể đến mối lo lắng cho an toàn số tài sản đã tích luỹ được. Tỉ du khi chuyển vốn sang nằm tại các ngân hàng Thụy sĩ, họ nghĩ đến vấn đề an toàn cho số vốn vì những lý do:

=>       Thụy sĩ có những Ngân Hàng lớn và không lo về vấn đề phá sản ngân hàng.

=>       Ngân Hàng của Thụy sĩ được bảo đảm bởi chính Nhà nước. Thụy sĩ giầu có, khối dự trữ tiền tệ lớn.

=>       Đồng tiền Thụy sĩ vững chắc, không sợ những biến động tiền tệ làm giảm giá trị vốn

=>       Hệ thống quản trị Ngân Hàng Thụy sĩ vững chắc và đứng đắn.

            Việc trốn thuế phải hiểu theo những khía cạnh dưới đây:

*          Khi mà nước cư ngụ lấy thế cao trên tài sản, thì người có tài sản tìm những nước lấy thuế thấp hơn để gửi tiền. Do đó việc tránh thuế cao mới là đúng ý nghĩa. Ngay trong lãnh thổ Thụy sĩ, mỗi Bang có chế độ thuế khóa thấp cao khác nhau. Chính người Thụy sĩ cũng tìm đến những Bang có chế độ thuế khóa thấp hơn. Tỉ dụ Federer đánh Tennis, có nhiều tiền, đã chuyển từ Bang gốc Bale để sang cư ngụ ở Bang khác có chế độ thuế thấp hơn. Ngay giữa các Thiên đàng Thuế khóa Thụy sĩ, Luxembourg, Singapour cũng có chế độ thuế khác nhau. Thuỵ sĩ lấy thuế cao nhất, rồi đến Luxembourg, cuối cùng là Singapour.

*          Trường hợp trốn khai thuế tại nguyên xứ. Đó là hệ thống những Công ty Offshore Companies. Mỗi Thiên đàng Thuế khoá có thể khai sinh cho những Công ty Offshore. Những Công ty này làm ăn với những Offshore Funds. Những thương vụ làm ăn kiếm lợi nhuận không qua lãnh thổ nguyên quán, nên những Công ty Offshore này không không khai thuế tại nguyên quán, đồng thời cũng để luôn những lợi nhuận trở thành Offshore Funds tại nước ngoài.

Thực tiễn chuyển vốn

Chúng tôi làm việc với một Tập Đoàn Tài chánh Hoa kỳ nằm tại Zurich trong vòng gần 20 năm. Tập đoàn này khai sinh từ Hoa kỳ, nhưng những hoạt động được thực hiện từ trụ sở Zurich ngoài Hoa kỳ. Tập đoàn cũng có một Ngân Hàng nhỏ riêng tại một Thiên đàng thuế khóa nằm ở một hòn đảo. Đây là một Tập đoàn Offshore và dùng Offshore Funds cho những thương vụ Négoce (Trading) quốc tế, như:

=>       Raw Commodities Transactions / Nguyên vật liệu như Đường,  Lúa mi, Gạo

=>       Fine Arts & Precious Stones Transactions / Tranh cổ và Đá quý

=>       Crude Oil & JP1A / Dầu thô và dầu Máy bay

=>       Commodity Financing / Tài chánh cho Hàng hóa

=>       Project Funding / Tài trợ những Dự án

=>       High Yield Private Placement / Đầu tư lới nhuận cao   

Tất cả những thương vụ này đều được buôn bán ngoài lãnh thổ cư ngụ nên không khai thuế tại Hoa kỳ chẳng hạn.. Việc trả tiền buôn bán cũng không cần phải trả ở một nước nào nhất định, nhất là không trả ở địa phương mà mình buộc phải khai thuế.

            Đối với những thương vụ như trên, có rất nhiều những tiền thưởng (Commissions) cho những người trung gian môi giới trong Négoce. Thường tôi được trao phó là Paymaster de ký những Irrevocalbe Pay-Orders cho những người môi giới trung gian (intermediaries). Kinh nghiệm cho thấy rằng chính những trung gian ấy yêu cầu tôi trả commissions vào những tài khoản thuộc những Ngân Hàng ở các Thiên đàng thuế khóa để sau đó họ chuyển về nguyên quán khi cần thiết.

            Tựu trung, việc chuyển vốn thường qua những Ngân Hàng thuộc những địa phương không được để ý, rồi sau đó chuyển về những Thiên đàng Thuế khóa vững chắc cho an toàn vốn. Đảo Chypre gồm một số những Ngân Hàng chi nhánh của Thổ Nhĩ Kỳ làm công việc trung gian chuyển tiền cho Nga.

            Với một hệ thống Offshore Funds và Offshore Companies như trên, vấn đề kiểm soát thuế không phải là dễ dàng.

Trong cuộc Phỏng vấn của Đài RFI, tôi có đưa tin rằng: thứ Bảy 13.04.2013, cuộc Họp các Bộ trưởng Tài chánh Liên Au lấy quyết định long trọng tranh đấu chống những Thiên đàng thuế khóa. Phong trào này sẽ được đặt ra trong cuộc Họp G20 tuần này giữa các Bộ trưởng Tài chánh tại Hoa Thịnh Đốn.

Tôi kết luận rằng các nước đưa ra bàn cho oai phong lẫm liệt cái ý chí, nhưng trên thực tiễn, vấn đề kiểm soát Offshore Funds và Offshore Companies hầu như bất khả thi !

Tỉ dụ vận dụng Vốn Offshore Funds:

Để vận dụng Vốn, nhất là những Offshore Funds, thay vì phải cung cấp những Bank Guarantees hay Standby Letter of Credit, có thể sử dụng những Assets với Bank Safekeeping Receipts và Insurances . Tỉ dụ những Assets sau đây :

1.         Tấm tranh do Leonardo Da VINCI : La Nostra Donna for Louis the XII. VINCI vẽ Tấm Tranh này tặng riêng cho Vua Louis XII. Trị giá Tấm tranh hiện nay là USD.70 triệu.

2.       Khối Ngọc Chayo Rubi, gốc Miến Điện, nặng 21.8 Kí lô, đang được cất giữ với Insurances tại một Ngân Hàng lớn. Trị giá là USD.207 triệu.

 

TRỐN THUẾ VÀ NHỮNG THIÊN ĐÀNG THUẾ KHÓA

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 11.04.2013

 

Khi TT.OBAMA lên nắm quyền, Ông tuyên bố rầm rĩ là sẽ đánh thuế nặng lên những người giầu có, chúng tôi đã viết bài nói về những nguy hiểm thất thoát vốn Hoa kỳ ra nước ngoài hay tạm cho an nghỉ ở những nghĩa địa trốn thuế trên Thế giới. Chúng tôi đã làm việc gần hai tháng tại chính Nassau, Bahamas, về những Offshore Funds và chứng kiến những máy bay tư nhân từ Miami sang Nassau đậu xếp hàng như xe hới. Cũng vậy, TT.HOLLANDE muốn đánh thuế tới 75% trên những tài sản lớn, thì xẩy ra việc tài tử Pháp DEPARDIEU xin lấy Quốc tịch Nga. Mới đây việc đảo Chypre lấy thuế trên những vốn nằm ở Ngân Hàng đã tạo sự phẫn nộ của Nga vì những người quyền thế, Chính trị của Nga gửi rất nhiều tiền ở đảo này.

Gần đây nhất, vụ Bộ trưởng Ngân sách Pháp, Bác sĩ thẩm mỹ Jérome CAHUZAC, có tài khoản ở Thụy sĩ, đang làm nổ tiếng bom mạnh trong giới Chính trị Pháp.

            Chúng tôi chắc chắn rằng trong ruột mỗi người, không ai muốn đóng thuế và khi có cơ hội trốn được thuế là họ làm. Nhà nước càng đưa ra những biện pháp tỉ mỉ ngăn chặn, thì những người có tài sản lớn càng cấu kết với những cáo già Ngân Hàng Gia để nghĩ ra những cách trốn thuế tỉ mỉ và tinh xảo hơn. Chúng ta ở trong một thời đại mà hệ thống Ngân Hàng được toàn cầu hóa, những phương tiện chuyển vốn được điện tử hóa như vô hình.  Những thiên đàng trốn thuế lại ẩn náu ở những đảo nhỏ được che chở gián tiếp hoặc trực tiếp bởi những quyền lực Chính trị lớn !

            Viết về việc TRỐN THUẾ VÀ NHỮNG THIÊN ĐÀNG THUẾ KHÓA là vấn đề thời sự lúc này cho mọi nước lớn: Trung quốc, Liên Au, Nga, Hoa kỳ, Nam Mỹ và một số nước trong nhóm G20 bắt đầu phát triển.

Từ Khủng hoảng Tài chánh 2008, nhiều Chính quyền như Mỹ, Pháp, Đức đẩy mạnh phong trào kiểm soát trốn thuế. Các Chính quyền này nhằm chính yếu vào Thụy sĩ, một nước có truyền thống Ngân Hàng với quyết định dân chúng cho phép “Bí mật Ngân Hàng“ (Secret bancaire). Một vài nhân viên ngân hàng, khi bị sa thải, đã báo thù bằng cách lấy trộm danh sách những người có tài khoản để bán cho Pháp, Đức hay Ý, ba nước kề cận Thụy sĩ.

Hoa kỳ đã kiện Ngân Hàng UBS về việc mở trương mục lậu cho những công dân hoa kỳ để giúp đỡ việc trốn thuế. Bộ trưởng Tài chánh Đức kịch liệt công kích Thụy sĩ và Liechstenstein. Tổng thống Pháp đe dọa Thụy sĩ và Liechstenstein về việc cho những nước này vào danh sách sổ đen về những nơi dung dưỡng trốn thuế. Bộ trưởng Tài chánh Ý cũng yêu cầu Thụy sĩ phải cho Ý kiểm soát tài sản của những công dân Ý có trương mục trong các Ngân Hàng Thụy sĩ.

Chính Tổng thống Thụy sĩ đã phải làm việc song phương với những quốc gia này để đi đến kết quả là Thụy sĩ sẵn sàng trao đổi thông tin ngân hàng khi những nước này chính thức đòi hỏi đích danh công dân của họ có trương mục tại Thụy sĩ, nghĩa là Thụy sĩ không tự động cung cấp thông tin mà phải có đòi hỏ đích danh.

Trong cuộc Họp G20 tại Cannes mới đây, 04.11.2011, TT. Pháp SARKOZY đã tuyên bố công khai rằng ông quyết tâm chống vấn đề trốn thuế, nói trước 20 nguyên thủ quốc gia: “Không còn những Thiên đàng thuế khóa nữa“ (Les Paradis fiscaux, ca n’existe plus !). Nhưng một số báo chí đã nhận định về lời tuyên bố này: “Việc trốn thuế nằm ở trong bụng mỗi người, ngay cả những lãnh đạo chính trị, làm thế nào diệt hết được “. TT.SARKOZY còn công kích đích danh Thụy sĩ và Liechstenstein. Thụy sĩ đã phản ứng qua Đại sứ của mình rằng từ năm 2009 đến nay Thụy sĩ đã làm việc song phương và đã đi đến thỏa thuận mà TT.Sarkozy đã quên mất khi tuyên bố công khai mang tính mạ lỵ.

Sau lời tuyên bố quá chắc chắn về việc diệt được trốn thuế của TT Sarkozy, chính đài Truyền Hình A2 của Pháp đã bình luận về quyết tâm của Tổng thống Pháp từ năm 2009, đồng thời lại cho biết từ đó đến nay, ước lượng trốn thuế hàng năm như sau:

*             Ước lượng trốn thuế của Pháp:                        50 tỉ Euro

*             Ước lượng trốn thuế của Ý:                              120 tỉ Euro

*             Ước lượng trốn thuế của Đức:                         240 tỉ Euro

Việc trốn thuế nằm ở trong bụng mỗi người. Càng nhiều tiền của, thì ý tưởng trốn thuế cành lớn mạnh bằng cất giữ tiền bạc ngoài lãnh thổ mình cư ngụ. Những Công ty lớn làm việc tại nước ngoài, cũng giấu cất những lượng vốn lớn. Số vốn nằm tại nước ngoài này chạy vòng vòng hết nơi này sang nơi khác và được gọi là Off-shore Funds  (Vốn ngoài nước). Lượng vốn ngoài nước này nằm ở những đâu ?

1)         Việc trốn thuế công khai. Chúng tôi gọi là công khai vì một số tài tử, thể tháo gia có những thu nhập lớn đã tìm nơi cư ngu (Residence)ï tại những nơi đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế. Nhiều tài tử và thể tháo gia chọn cư ngụ tại Monaco hay Thụy sĩ, mặc dầu vẫn giữ quốc tịch xứ nguyên quán. Tỉ dụ dụ như Alain DELON cư ngụ tại Geneve, Boris BECKER cư ngụ tại Monaco.

2)         Một số những Công ty lớn, nhưng lại ghi danh pháp nhân của Công ty tại những nơi miễn thuế, tỉ dụ như Delware Hoa kỳ, Nassau Bahamas.

3)         Dù vẫn cư ngụ trong nước nguyên quán, nhưng một số những triệu phú, tỉ phú có những trương mục tại những nơi miễn thuế như Jersey, Dubai vân vân. Tại những địa điểm miễn thuế này, thường có những chi nhánh của các Ngân Hàng lớn, tỉ dụ như ở Singapour, Monaco, Andore vân vân. Mở những trương mục ở những địa điểm nhỏ này để gửi những món tiền chuyển tiếp, sau đó sẽ chuyển về những trung ương của những ngân hàng lớn tại những quốc gia chắc chắn hơn. Tỉ dụ Credit Suisse có chi nhánh tại Budapest. Gửi tiền qua chi nhánh này, rồi sau đó chuyển về Credit Suisse tại Thụy sĩ cho chắc chắn hơn.

4)         Những địa điểm quan trọng điều hành khối Offshore Funds tỵ nạn

Trong lãnh vực quản trị những tài sản mang tính cách offshore funds trên Thế giới, Thụy sĩ là một trong những vị trí quan trọng:

=>           Thụy sĩ (Zurich, Geneva...):                                              quản trị 31.2 % 

=>           Hoa kỳ (New York, Miami,Caraibes):                              quản trị 25.6 %

=>           Anh (Londres, Iles ) :                                                        quản trị 15.6 %

=>           Luxembourg:                                                                       quản trị 11.4 %

=>           Hong Kong:                                                                        quản trị   6.3 %

=>           Singapour:                                                                           quản trị  1.4 %

=>           Vùng khác (Liechtenstein, Monaco...):                          quản trị  8.5 %

5)         Những Thiên đàng Thuế khóa (Paradis Fiscaux) trên Thế giới

Chúng tôi xin liệt kê ra đây những vùng đất sẵn sàng  đón nhận những «Boat Money«, Off-shore Funds,  lênh đênh trên biển cả Tài chánh :

TẠI MỸ CHÂU:

•              Delaware (USA)

•              Bermudes (UK)

•              Bahamas

•              Caimans (UK)

•              Panama

•              Aruba

•              Grenade (F)

•              Illes Turques-et-Caiques (UK)

•              Iles Vierges (USA)

•              Iles Vierges (UK)

•              Anguila (UK)

•              Antigua-et-Barburda

•              Dominique (F)

•              Saint-Lucie (F)

•              Saint-Vincent-et-les-Grenadines (F)

TẠI ÂU CHÂU:

•              London

•              Ile de Man (UK)

•              Dublin

•              Guerney, Jersey, Sercq (UK)

•              Andore

•              Gibraltar (UK)

•              Belgique

•              Luxembourg

•              Liechenstein

•              Suisse

•              Monaco

•              Malte

TẠI Á CHÂU (TRUNG ĐÔNG):

•              Chypre

•              Liban

•              Israel

•              Dubai

•              Barhein

TẠI Á CHÂU (VIỄN ĐÔNG):

•              Iles Marshall (USA)

•              Hongkong

•              Macao

•              Philippines

•              Singapour

TẠI PHI CHÂU:

•              Seychelles

•              Maurice

•              Afrique du Sud

Những địa điểm trên đây có chủ quyền của họ, sẵn sàng đón nhận những số vốn Off-shore Funds lang thang trốn thuế ở nước ngoài. Đồng thời những Chủ vốn lang thang lại mang trong bụng ý chí trốn thuế và có khả năng tài chánh chi cho những Ngân hàng gia chuyên môn giúp mình trốn thuế.

Lời tuyên bố long trọng của TT.Sarkozy: “Les Paradis fiscaux! Ca n’existe plus !” có lẽ làm cho một số những lãnh đạo có nhiều tiền bạc cưới thầm trong bụng.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 25.04.2013


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts