Những
người Việt sinh sống ở hải ngoại, đối với những gia đình đã ổn định đời
sống, khi có người thân qua đời nếu chọn chôn cất tại các nghĩa trang
với những thảm cỏ xanh, hoa nở tươi tốt, để người thân đến thăm viếng
trong những dịp lễ Father’s Day, Mother’s Day, Vu Lan v..v cũng rất là
hay và đẹp.
Cho nên, với câu hỏi là nên chôn hay hoả táng cha mẹ khi
qua đời thì câu trả lời là điều đó còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, nhất là
quan niệm cá nhân về sự sống và chết của con người. Phật Giáo không chủ
trương hoả táng cũng như địa táng. Vì thế việc chọn lựa này là do
quyết định của người qua đời lúc còn sống đã để lại di chúc còn không thì
người thân trong gia đình nên bàn thảo để có quyết định chung.
Dù thiêu
hay chôn thì thân xác của người chết không còn cảm giác nóng hay lạnh
vì khi tứ đại tan rã, hệ thần kinh ngừng hoạt động, thần thức đã ra
khỏi thân xác để đi tái sanh sang cõi khác. Sau khi hoả thiêu,
thân xác người chết sau khi được đốt 3,000 độ thì không còn là gì nữa.
Sau khi đốt xong, nhà quàn còn cho vào máy nghiền. Chỉ còn là chất
Calcium, màu đen hay xám trắng. Thịt da đã bay tiêu hết, không mùi
không vị.
Cốt không là gì hết, đó chỉ là chất âm.
Vấn đề được đặt ra là
có nên chôn tro cốt xuống đất, gìn giữ để thờ cúng tại nhà, tại chùa
hay đem rải xuống sông biển.
Đức Phật không để lại một huấn thị rõ ràng
về vấn đề này, vì Ngài muốn chúng ta hiểu xác thân chỉ là sự hỗn hợp
của vật chất và sau khi chết, những thứ này lại trở về các nguyên tố
Đất, Nước, Gió, Lửa. Phần tro cốt còn lại chỉ là biểu tượng của nguời
qua đời, là người thân mà ta thuơng yêu. Chúng ta nên kính trọng, tuy
nhiên, không nên quyến luyến quanh những biểu tượng này, không nên sống
mãi với quá khứ của họ hay nghĩ rằng chúng ta chẳng còn liên hệ gì với
người đã chết. Đạo Chúa nói là “thân xác là cát bụi phải trở về cát
bụi”, đạo Phật nói “thân xác là nhân duyên, thần thức vô mượn xác làm
con người”.
Do đó, nếu bị chết đi, không bao giờ thấy lại được hình
dáng cũ nữa. Không bao giờ thấy lại. Một số người thích thờ cúng tro
cốt tại chùa hay tại nhà, một số người khác lại đem chôn, hoặc đem tro
cốt rải xuống biển hay xuống sông hay rải xuống rừng hay một nơi nào đó
theo ý muốn v..v... Năm xưa trong một trận baseball tại cầu trường San
Francisco, trong khi đang diễn ra trận đấu, một chiếc máy bay nhỏ bay
trên cầu trường và thả ra một chất bụi mầu hơi đỏ. Nước Mỹ vừa chứng
kiến biến cố 9-11, rồi lại nghe vụ Anthrax nên khán giả chạy tán loạn.
Cầu thủ phải ngưng ngay trận đấu. Về sau báo chí cho biết chất bụi mầu
hơi đỏ đó là tro cốt của người quá cố mà khi còn sống ông ta là fan của
đội cầu San Francisco Giants đã để lại di chúc là khi ông ta chết phải
thiêu xác và rải trên cầu truờng San Francisco cho ông. Đức Phật dạy:
con người ai ai cũng phải chết, sau 49 ngày là đi đầu thai qua kiếp
khác, hoặc thiên đàng hay địa ngục đều do nghiệp thiện hoặc ác,
tất cả do ta làm ra. Chính chúng ta chứ không phải một thần linh nào
khác quyết định đời sống chúng ta, và chúng ta quyết định nó bằng các
hành động qua thân, khẩu, ý hàng ngày, hàng giờ, hàng phút trong cuộc
sống hiện tại.
Là Phật tử chúng ta đừng nghĩ rằng để tro cốt ở những
nơi thiêng liêng như chùa chiền, người quá vãng sẽ được an toàn, được
nghe câu kinh tiếng kệ và không bị nghiệp lực lôi kéo. Việc để tro cốt
trong chùa không có ý nghĩa gì hơn là việc biểu lộ niềm kính trọng và
thương yêu với người đã khuất, nhưng điều đó cũng có thể làm níu giử
hương linh của người chết ở trần gian và làm cho hồn người chết
bị lẩn quẩn ở cõi trần không sớm được siêu thoát.
Hũ hài
cốt là con tin trong chùa:
Câu hỏi: Hiện nay, một số người giàu có
tiền muốn báo hiếu cho thân nhân của mình nên đến các chùa có diện tích
đất rộng bỏ tiền ra mua một miếng đất để xây một cái mồ rồi đưa xác
thân nhân về chôn cất ở đó hoặc gửi tro vào tháp hài cốt trong chùa.
Nhà chùa gặp cơ may này làm giàu, tính giá rất cao cho những người cần
nhà chùa làm lễ cầu siêu độ cho các vong linh.
Các người này họ rất
hoan hĩ được đưa thân nhân về chùa “nằm trong đất chùa, được nghe kinh,
được theo Phật v.v....”. Kính thưa Thầy, ý nghĩa của việc làm nầy thật
sự là thế nào đối với người quá vãng, với thân nhân của họ và đối với
nhà chùa? Chúng con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Câu trả
lời: Phong
tục mê tín của dân tộc Việt Nam xuất phát từ trong các chùa cho rằng
người chết được chôn trong đất chùa hoặc gửi nắm tro tàn trong tháp hài
cốt thì hằng ngày linh hồn sẽ được nghe kinh, nhờ đó được siêu thoát
lên cõi Cực Lạc, Thiên Đàng....Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh khiến
cho người ta không còn sáng suốt, nên nghe quý thầy, quý cô trong chùa
bảo sao làm vậy chứ không có suy nghĩ chín chắn. Sự tin tưởng thiếu
thực tế, không trí tuệ của một số phật tử đã làm giàu cho các chùa và
biến các chùa thành một nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn là nơi tu
hành của tăng ni và cư sĩ nữa. Chùa nào hiện giờ cũng xây tháp hài cốt,
khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu xác gửi vào chùa và khi gửi
nắm tro tàn như vậy thì phải tốn bao nhiêu tiền đóng vào và còn phải
cúng dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không cúng
dường tiền thì hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp, còn ai cúng
dường tiền nhiều thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong
tháp.
Nhà chùa hiện giờ lấy hài cốt của những thân nhân phật tử làm con
tin để làm tiền một cách phi nghĩa, thiếu đạo đức. Tháp hài cốt là núi
tiền, là những mẫu ruộng mầu mỡ xài hoài không hết. Ví dụ: Nhà chùa
muốn làm một việc gì thì nhắm vào những phật tử có gửi hài cốt hoặc
chôn những thân nhân trong đất chùa.
Họ kêu gọi những phật tử nầy đóng
góp làm từ thiện hoặc xây cất chùa hay bất cứ việc gì trong chùa cần
v.v... Nghe kinh được siêu thoát về Cực lạc, Thiên đàng đâu không thấy
mà chỉ thấy những người còn sống phải gánh một gánh nặng của tôn giáo
mê tín. Cho nên chùa nào có đất rộng làm nghĩa địa hoặc xây tháp hài
cốt là chùa đó giàu to, giàu không mất sức lao động chút nào cả.
Chúng
ta thấy tệ nạn lừa đảo phật tử hiện giờ trong các chùa rất lộ liễu. Nhà
chùa vô hình đã biến nơi tu hành thành nơi nhà mồ nghĩa địa, nơi thực
hiện sự mê tín của dân gian. Bây giờ Thầy xin hỏi quý phật tử rằng hiện
giờ quý phật tử thường đến chùa không những nghe thuyết pháp mà còn
ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, lạy hồng danh sám hối
v.v.....thế mà quý vị có thấy ai đã được lên Thiên Đàng, Cực Lạc chưa?
Có thấy hết khổ chưa? Có ai làm chủ sanh, già, bệnh, tử hay chưa? Có
thấy sự giải thoát chưa? Quý vị cứ thành thật trả lời xem, có sao nói
vậy đừng tự dối mình.
Trong lúc quý vị còn sống mà còn chưa biết được
Cực Lạc, Thiên Đàng ở đâu? Có hay không có? Huống là là người chết, họ
còn nghe thấy được những gì.
Nếu quả thật nghe kinh được sanh về Cực
Lạc Thiên Đàng thì người ta tu làm gì cho cực khổ phải không quý vị? Đó
là những mánh khóe lừa đảo mà chúng ta nên cảnh giác
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching