Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo 'hậu quả' đối với các
nước giúp đỡ Snowden
- Scott Stearns
24.06.2013
BỘ NGOẠI
GIAO — Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cảnh báo rằng sẽ có hậu quả đối với các
nước giúp đỡ cựu phân tích gia tình báo Edward Snowden lẩn trốn để tránh bị bắt
giữ vì tiết lộ thông tin mật về chương trình theo dõi điện đàm và các hoạt động
internet của chính phủ Mỹ. Thông tín viên Scott Stearns gửi về bài tường trình
sau đây từ Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington, mời quý vị theo dõi các chi tiết
sau đây.
Ngoại trưởng Kerry nói sẽ “vô cùng đáng quan tâm” nếu như giới hữu trách Nga hoặc Hong Kong đã được loan báo trước và có đủ thời gian, mà vẫn cố tình làm ngơ mọi cố gắng của Hoa Kỳ để câu lưu Snowden vì những tội mà anh ta bị cáo buộc.
Ngoại trưởng Kerry nói: “Chắc chắn là sẽ có một số ảnh hưởng nào đó, tác động tới quan hệ song phương, sẽ có những hậu quả. Với Nga, cũng thế.”
Ngoại trưởng Kerry kêu gọi Moscow hãy tôn trọng luật pháp bởi vì theo ông, làm như thế phục vụ những lợi ích của tất cả mọi người.
“Trong hai năm qua, chúng ta đã chuyển giao 7 tù nhân mà Nga muốn giao lại cho họ. Thế cho nên tôi nghĩ rằng sự hỗ tương trong việc thực thi luật pháp là điều khá quan trọng.”
Snowden đã rời Hong Kong để sang Moscow, bất chấp yêu cầu của Hoa Kỳ đòi dẫn độ anh ta về nước. Ngoại trưởng Kerry nói khi các nước làm ngơ những tiêu chuẩn về pháp lý, họ mời gọi các quốc gia khác cũng làm như vậy, và theo lời ông, điều đó đặt “nghi vấn nghiêm trọng đối với tất cả chúng ta trong các quan hệ với nhau.”
Trong khi Snowden đang vận động để được xin tỵ nạn chính trị tại Ecuador, và có thể tới nước này qua ngã Cuba và Venezuela, Ngoại trưởng Kerry nói tất cả các quốc gia liên hệ đã được thông báo về tình trạng pháp lý của Snowden. Tuy nhiên, ông Kerry nói thêm rằng chính phủ của Tổng Thống Obama biết rằng một số quốc gia có quá trình không hợp tác với Mỹ hay với tiến trình đó.
Nói chuyện với các nhà báo ở New Dehli sau các cuộc thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid, Ngoại trưởng Kerry bênh vực chương trình theo dõi đang là trọng tâm trong các vụ tiết lộ bí mật của Edward Snowden.
Ngoại trưởng Kerry nói sẽ “vô cùng đáng quan tâm” nếu như giới hữu trách Nga hoặc Hong Kong đã được loan báo trước và có đủ thời gian, mà vẫn cố tình làm ngơ mọi cố gắng của Hoa Kỳ để câu lưu Snowden vì những tội mà anh ta bị cáo buộc.
Ngoại trưởng Kerry nói: “Chắc chắn là sẽ có một số ảnh hưởng nào đó, tác động tới quan hệ song phương, sẽ có những hậu quả. Với Nga, cũng thế.”
Ngoại trưởng Kerry kêu gọi Moscow hãy tôn trọng luật pháp bởi vì theo ông, làm như thế phục vụ những lợi ích của tất cả mọi người.
“Trong hai năm qua, chúng ta đã chuyển giao 7 tù nhân mà Nga muốn giao lại cho họ. Thế cho nên tôi nghĩ rằng sự hỗ tương trong việc thực thi luật pháp là điều khá quan trọng.”
Snowden đã rời Hong Kong để sang Moscow, bất chấp yêu cầu của Hoa Kỳ đòi dẫn độ anh ta về nước. Ngoại trưởng Kerry nói khi các nước làm ngơ những tiêu chuẩn về pháp lý, họ mời gọi các quốc gia khác cũng làm như vậy, và theo lời ông, điều đó đặt “nghi vấn nghiêm trọng đối với tất cả chúng ta trong các quan hệ với nhau.”
Trong khi Snowden đang vận động để được xin tỵ nạn chính trị tại Ecuador, và có thể tới nước này qua ngã Cuba và Venezuela, Ngoại trưởng Kerry nói tất cả các quốc gia liên hệ đã được thông báo về tình trạng pháp lý của Snowden. Tuy nhiên, ông Kerry nói thêm rằng chính phủ của Tổng Thống Obama biết rằng một số quốc gia có quá trình không hợp tác với Mỹ hay với tiến trình đó.
Nói chuyện với các nhà báo ở New Dehli sau các cuộc thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid, Ngoại trưởng Kerry bênh vực chương trình theo dõi đang là trọng tâm trong các vụ tiết lộ bí mật của Edward Snowden.
x
Ông Kerry nói:
“Chúng tôi đã cố gắng hết sức, đôi khi gây nguy hiểm cho chính mình, để bảo vệ
quyền lợi của người dân."
Edward Snowden đã tiết lộ các tài liệu cho thấy các cơ quan tình báo Mỹ trong nhiều năm qua đã thu thập các dữ kiện về những mô hình sử dụng điện thoại và internet. Anh nói anh tin rằng các chương trình đó vi phạm các quyền riêng tư của công dân.
Ngoại trưởng Khurshid của Ấn Độ cũng góp tiếng với chính phủ Tổng Thống Obama, nói rằng chương trình mật của chính phủ Mỹ không theo dõi nội dung các cuộc điện đàm.
Giới hữu trách Hoa Kỳ nói các chương trình theo dõi ấy đã ngăn chặn được ít nhất 50 âm mưu tấn công khủng bố trên toàn thế giới, kể từ sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhắm vào Hoa Kỳ. Ông Kerry nói chương trình này là một phần quan trọng của việc giữ an toàn cho người dân Mỹ.
Ông Kerry nói: “Chúng ta đang sống trong một thế giới vô cùng nguy hiểm và phức tạp. Tôi tin rằng chương trình mà Hoa Kỳ đã theo đuổi là một sự cân bằng khôn ngoan giữa các quyền dân sự, các quyền tự do dân sự, nhưng cùng lúc quyền của người dân được sống tự do, không sợ bị khủng bố giết hại, và quyền của chúng tôi để có thể bảo vệ người dân. ”
Ngoại trưởng Kerry một lần nữa đặt nghi vấn về những động cơ của Snowden, và tỏ vẻ chế nhạo khi thắc mắc rằng liệu Snowden chọn Trung Quốc và nước Nga để “trốn tránh pháp luật, vì các nước này là những “thành trì của tự do internet” hay không.
Edward Snowden đã tiết lộ các tài liệu cho thấy các cơ quan tình báo Mỹ trong nhiều năm qua đã thu thập các dữ kiện về những mô hình sử dụng điện thoại và internet. Anh nói anh tin rằng các chương trình đó vi phạm các quyền riêng tư của công dân.
Ngoại trưởng Khurshid của Ấn Độ cũng góp tiếng với chính phủ Tổng Thống Obama, nói rằng chương trình mật của chính phủ Mỹ không theo dõi nội dung các cuộc điện đàm.
Giới hữu trách Hoa Kỳ nói các chương trình theo dõi ấy đã ngăn chặn được ít nhất 50 âm mưu tấn công khủng bố trên toàn thế giới, kể từ sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhắm vào Hoa Kỳ. Ông Kerry nói chương trình này là một phần quan trọng của việc giữ an toàn cho người dân Mỹ.
Ông Kerry nói: “Chúng ta đang sống trong một thế giới vô cùng nguy hiểm và phức tạp. Tôi tin rằng chương trình mà Hoa Kỳ đã theo đuổi là một sự cân bằng khôn ngoan giữa các quyền dân sự, các quyền tự do dân sự, nhưng cùng lúc quyền của người dân được sống tự do, không sợ bị khủng bố giết hại, và quyền của chúng tôi để có thể bảo vệ người dân. ”
Ngoại trưởng Kerry một lần nữa đặt nghi vấn về những động cơ của Snowden, và tỏ vẻ chế nhạo khi thắc mắc rằng liệu Snowden chọn Trung Quốc và nước Nga để “trốn tránh pháp luật, vì các nước này là những “thành trì của tự do internet” hay không.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching