TC
Ngán Radar THAAD Của Mỹ
Vi Anh
TC kịch liệt phản đối Mỹ bố trí dàn hỏa tiễn THAAD tại Nam Hàn. Nếu TC ngán dàn hỏa tiễn THAAD chỉ có một, nó làm xói mòn khả năng răn đe hoả lực nguyên tử của TQ, thì TC ngán dàn ra đa của THAAD tới hai, nó sẽ theo dõi, giám sát các lực lượng hoả tiễn của quân đội TC hại cho TC gấp đôi.
Nên ngày 6 tháng Ba, một số bộ phận đánh chặn trong tổ hợp THAAD được chuyển tới căn cứ Osan, Hàn Quốc, thì TC lập tức lên tiếng chỉ trích, cảnh báo Washington và Seoul sẽ phải "gánh chịu hoàn toàn hậu quả phát sinh" từ hành động trên.
TC giận cá chém thớt. TQ cấm các hãng lữ hành bán tour du lịch Hàn Quốc. TC áp lực Hàn Quốc, ra lịnh đóng cửa 80 cơ sở kinh doanh của tập đoàn Lotte của Hàn Quốc tại TQ. Sau đó TC còn cấm không cho trình chiếu các bộ phim của Nam Hàn tham dự Liên hoan phim lần thứ 7 tại Bắc Kinh. Nhưng TC bị phản tác dụng, bị cú hồi mã thương kinh tế của Hàn Quốc. Cơ quan tư vấn Control Risks nhận định «Công ty Trung Quốc cần sự hợp tác về mặt công nghệ với công ty Hàn Quốc để hoàn tất mục tiêu nâng cấp công nghệ của mình». IHS Global Insight cho biết một phần tư khối lượng mạch IC (integrated circuits), linh kiện chánh yếu cho truyền hình và điện thoại di động mà TC làm ra ở TQ là được nhập từ Hàn Quốc. Còn về du lịch, Hàn Quốc là nguồn du lịch số 1 của TQ, đến đông, xài sang. Hàn Quốc là bạn hàng hạng tư của TQ.
Các chiến lược gia tiêu biểu như Chris Buckley cho rằng thực chất Bắc Kinh không cần lo sợ việc THAAD ngăn chặn hoả tiễn của họ bởi hệ thống này dù cung cấp một "mái vòm" bảo vệ Hàn Quốc nhưng không vươn đủ xa để bắn rơi được các hoả tiễn đạn đạo liên lục địa Trung Quốc. Nhưng nhiều chiến lược gia của TC lo sợ hệ thống radar của dàn hoả tiễn lá chắn THAAD của Mỹ có thể phục vụ mục đích theo dõi, giám sát các lực lượng hoả tiễn thuộc quân đội Trung Quốc.
Li Bin, chuyên gia về vũ khí nguyên tử tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh viết rằng hệ thống radar THAAD "sẽ thu thập những dữ liệu quan trọng về các đầu đạn nguyên tử của Trung Quốc và làm suy yếu khả năng răn đe nguyên tử của chúng ta". Các chuyên gia khác của TQ còn cho biết thêm lợi hại của dàn ra đa của THAAD. Rằng radar mà THAAD sở hữu còn có khả năng phát hiện hoả tiễn nào của Bắc Kinh mang đầu đạn mồi nhằm đánh lạc hướng đối phương. Nếu vậy, Trung Quốc sẽ bị tước đi yếu tố bất ngờ, điều quan trọng làm nên thắng lợi trong một cuộc chiến tranh nguyên tử.
Wu Riqiang, chuyên gia nguyên tử tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, bình luận thêm, "với Trung Quốc, đây là điểm vô cùng quan trọng bởi số lượng hoả tiễn của ta còn giới hạn", "Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc có thể mất đi khả năng trả đũa nguyên tử".
Những tuyên bố của các chuyên gia TQ cho thấy TC nói chung và quân đội TC nói riêng hoàn toàn không tin khẳng định của chính phủ Mỹ và Hàn Quốc rằng THAAD chỉ nhằm ngăn chặn hoả tiễn Triều Tiên không mang nhiều ý nghĩa đối với Trung Quốc.
Các chuyên gia Mỹ và quốc tế cho rằng Trung Quốc lo ngại quá lố. Theo ông Jeffrey Lewis, nhà phân tích đến từ Viện nghiên cứu Quốc tế Middlebury, Mỹ thực tế đã triển khai những hệ thống radar có khả năng giám sát các vụ thử nghiệm hoả tiễn của Trung Quốc ở Qatar và Đài Loan. Mặt khác, Nhật Bản cũng sở hữu hai hệ thống radar giống với loại dùng trong THAAD.
Ô. Lewis nhận xét, "Tôi không nghĩ việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc là một động tác giúp gia tăng đáng kể năng lực của Mỹ trong việc giám sát các vụ thử tên lửa ở Trung Quốc." Radar trong THAAD được cho là có phạm vi hoạt động gần 1.000 km nhưng theo hai chuyên gia Jaganath Sankaran và Bryan L. Fearey, trên thực tế, phạm vi này hẹp hơn nhiều. "Radar của THAAD đơn giản là không thể bao trùm toàn bộ hay thậm chí là chỉ một phần Trung Quốc đại lục", hai ông Sankaran và Fearey viết trong báo cáo mới nhất.
Trong một diễn biến khác, ngoài việc bố trí THAAD ở Nam Hàn để phòng chống CS Bắc Hàn, Mỹ trừng phạt nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cộng tác với Iran, và CS Bắc Hàn. Ngày 24/03/2017 chính quyền Mỹ thông báo một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào 30 tổ chức và cá nhân thuộc 10 quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, bị cáo buộc cộng tác với các chương trình phát triển vũ khí của Iran và Bắc Triều Tiên.
Theo AFP có tổng cộng 9 doanh nghiệp, tổ chức và công dân Trung Quốc bị trừng phạt vì «chuyển giao các yếu tố nhạy cảm cho chương trình tên lửa đạn đạo của Iran». Các biện pháp trừng phạt nói trên nằm trong khuôn khổ một quy định mới của chính quyền Mỹ trong lĩnh vực chống phổ biến vũ khí, có tên gọi tắt là INKSNA, nhắm vào Iran, Bắc Triều Tiên và Syria.
Ngoài 30 tổ chức và cá nhân nói trên, còn có 19 tổ chức và cá nhân khác bị trừng phạt vì bán cho hoặc mua của Iran, Bắc Triều Tiên và Syria các thiết bị, dịch vụ hay công nghệ bị Mỹ cấm. Kể từ khi lên nắm quyền, tổng thống Donald Trump muốn siết chặt các trừng phạt đối với Iran.
Về tham vọng vũ khí nguyên tử của CS Bắc Hàn, tân chính quyền Mỹ và Trung Quốc đã bày tỏ lập trường chung là tiếp tục hợp tác, nhân chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ Tillerson tới Bắc Kinh hôm Chủ nhật trước, 18/03. Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc thực thi nghiêm túc đến đâu nghị quyết của Hội Đồng Bảo An trừng phạt Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân tên lửa là một vấn đề còn để ngỏ.
Theo giới quan sát, chế độ CS Bắc Hàn sở dĩ có thể tiếp tục phát triển được chương trình bom nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo một phần là nhờ nguồn tài chính có được thông qua các công ty Bắc Triều Tiên làm ăn với Trung Quốc. Chưa kể các nghi vấn về vấn đề TC chuyển giao khoa học kỹ thuật làm vũ khí nguyên tử và hoả tiễn cho CS Bắc Hàn.
TC không bao giờ bỏ rơi CS Bắc Hàn, không phải vì tình đồng chí, đồng rận CS gì đâu. TC giúp đỡ, bao che CS Bắc Hàn vì TC cần Bắc Hàn như một trái độn ở giữa Mỹ và TC. Nếu bỏ rơi CS Bắc Hàn, Triều Tiên sẽ thống nhứt theo thể chế Nam Hàn như Đông Đức theo Tây Đức, chế độ tự do dân chủ của Nam Hàn, quân đội Mỹ sẽ áp sát TC, điều TC không muốn xảy ra./.(VA)
Vi Anh
TC kịch liệt phản đối Mỹ bố trí dàn hỏa tiễn THAAD tại Nam Hàn. Nếu TC ngán dàn hỏa tiễn THAAD chỉ có một, nó làm xói mòn khả năng răn đe hoả lực nguyên tử của TQ, thì TC ngán dàn ra đa của THAAD tới hai, nó sẽ theo dõi, giám sát các lực lượng hoả tiễn của quân đội TC hại cho TC gấp đôi.
Nên ngày 6 tháng Ba, một số bộ phận đánh chặn trong tổ hợp THAAD được chuyển tới căn cứ Osan, Hàn Quốc, thì TC lập tức lên tiếng chỉ trích, cảnh báo Washington và Seoul sẽ phải "gánh chịu hoàn toàn hậu quả phát sinh" từ hành động trên.
TC giận cá chém thớt. TQ cấm các hãng lữ hành bán tour du lịch Hàn Quốc. TC áp lực Hàn Quốc, ra lịnh đóng cửa 80 cơ sở kinh doanh của tập đoàn Lotte của Hàn Quốc tại TQ. Sau đó TC còn cấm không cho trình chiếu các bộ phim của Nam Hàn tham dự Liên hoan phim lần thứ 7 tại Bắc Kinh. Nhưng TC bị phản tác dụng, bị cú hồi mã thương kinh tế của Hàn Quốc. Cơ quan tư vấn Control Risks nhận định «Công ty Trung Quốc cần sự hợp tác về mặt công nghệ với công ty Hàn Quốc để hoàn tất mục tiêu nâng cấp công nghệ của mình». IHS Global Insight cho biết một phần tư khối lượng mạch IC (integrated circuits), linh kiện chánh yếu cho truyền hình và điện thoại di động mà TC làm ra ở TQ là được nhập từ Hàn Quốc. Còn về du lịch, Hàn Quốc là nguồn du lịch số 1 của TQ, đến đông, xài sang. Hàn Quốc là bạn hàng hạng tư của TQ.
Các chiến lược gia tiêu biểu như Chris Buckley cho rằng thực chất Bắc Kinh không cần lo sợ việc THAAD ngăn chặn hoả tiễn của họ bởi hệ thống này dù cung cấp một "mái vòm" bảo vệ Hàn Quốc nhưng không vươn đủ xa để bắn rơi được các hoả tiễn đạn đạo liên lục địa Trung Quốc. Nhưng nhiều chiến lược gia của TC lo sợ hệ thống radar của dàn hoả tiễn lá chắn THAAD của Mỹ có thể phục vụ mục đích theo dõi, giám sát các lực lượng hoả tiễn thuộc quân đội Trung Quốc.
Li Bin, chuyên gia về vũ khí nguyên tử tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh viết rằng hệ thống radar THAAD "sẽ thu thập những dữ liệu quan trọng về các đầu đạn nguyên tử của Trung Quốc và làm suy yếu khả năng răn đe nguyên tử của chúng ta". Các chuyên gia khác của TQ còn cho biết thêm lợi hại của dàn ra đa của THAAD. Rằng radar mà THAAD sở hữu còn có khả năng phát hiện hoả tiễn nào của Bắc Kinh mang đầu đạn mồi nhằm đánh lạc hướng đối phương. Nếu vậy, Trung Quốc sẽ bị tước đi yếu tố bất ngờ, điều quan trọng làm nên thắng lợi trong một cuộc chiến tranh nguyên tử.
Wu Riqiang, chuyên gia nguyên tử tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, bình luận thêm, "với Trung Quốc, đây là điểm vô cùng quan trọng bởi số lượng hoả tiễn của ta còn giới hạn", "Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc có thể mất đi khả năng trả đũa nguyên tử".
Những tuyên bố của các chuyên gia TQ cho thấy TC nói chung và quân đội TC nói riêng hoàn toàn không tin khẳng định của chính phủ Mỹ và Hàn Quốc rằng THAAD chỉ nhằm ngăn chặn hoả tiễn Triều Tiên không mang nhiều ý nghĩa đối với Trung Quốc.
Các chuyên gia Mỹ và quốc tế cho rằng Trung Quốc lo ngại quá lố. Theo ông Jeffrey Lewis, nhà phân tích đến từ Viện nghiên cứu Quốc tế Middlebury, Mỹ thực tế đã triển khai những hệ thống radar có khả năng giám sát các vụ thử nghiệm hoả tiễn của Trung Quốc ở Qatar và Đài Loan. Mặt khác, Nhật Bản cũng sở hữu hai hệ thống radar giống với loại dùng trong THAAD.
Ô. Lewis nhận xét, "Tôi không nghĩ việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc là một động tác giúp gia tăng đáng kể năng lực của Mỹ trong việc giám sát các vụ thử tên lửa ở Trung Quốc." Radar trong THAAD được cho là có phạm vi hoạt động gần 1.000 km nhưng theo hai chuyên gia Jaganath Sankaran và Bryan L. Fearey, trên thực tế, phạm vi này hẹp hơn nhiều. "Radar của THAAD đơn giản là không thể bao trùm toàn bộ hay thậm chí là chỉ một phần Trung Quốc đại lục", hai ông Sankaran và Fearey viết trong báo cáo mới nhất.
Trong một diễn biến khác, ngoài việc bố trí THAAD ở Nam Hàn để phòng chống CS Bắc Hàn, Mỹ trừng phạt nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cộng tác với Iran, và CS Bắc Hàn. Ngày 24/03/2017 chính quyền Mỹ thông báo một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào 30 tổ chức và cá nhân thuộc 10 quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, bị cáo buộc cộng tác với các chương trình phát triển vũ khí của Iran và Bắc Triều Tiên.
Theo AFP có tổng cộng 9 doanh nghiệp, tổ chức và công dân Trung Quốc bị trừng phạt vì «chuyển giao các yếu tố nhạy cảm cho chương trình tên lửa đạn đạo của Iran». Các biện pháp trừng phạt nói trên nằm trong khuôn khổ một quy định mới của chính quyền Mỹ trong lĩnh vực chống phổ biến vũ khí, có tên gọi tắt là INKSNA, nhắm vào Iran, Bắc Triều Tiên và Syria.
Ngoài 30 tổ chức và cá nhân nói trên, còn có 19 tổ chức và cá nhân khác bị trừng phạt vì bán cho hoặc mua của Iran, Bắc Triều Tiên và Syria các thiết bị, dịch vụ hay công nghệ bị Mỹ cấm. Kể từ khi lên nắm quyền, tổng thống Donald Trump muốn siết chặt các trừng phạt đối với Iran.
Về tham vọng vũ khí nguyên tử của CS Bắc Hàn, tân chính quyền Mỹ và Trung Quốc đã bày tỏ lập trường chung là tiếp tục hợp tác, nhân chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ Tillerson tới Bắc Kinh hôm Chủ nhật trước, 18/03. Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc thực thi nghiêm túc đến đâu nghị quyết của Hội Đồng Bảo An trừng phạt Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân tên lửa là một vấn đề còn để ngỏ.
Theo giới quan sát, chế độ CS Bắc Hàn sở dĩ có thể tiếp tục phát triển được chương trình bom nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo một phần là nhờ nguồn tài chính có được thông qua các công ty Bắc Triều Tiên làm ăn với Trung Quốc. Chưa kể các nghi vấn về vấn đề TC chuyển giao khoa học kỹ thuật làm vũ khí nguyên tử và hoả tiễn cho CS Bắc Hàn.
TC không bao giờ bỏ rơi CS Bắc Hàn, không phải vì tình đồng chí, đồng rận CS gì đâu. TC giúp đỡ, bao che CS Bắc Hàn vì TC cần Bắc Hàn như một trái độn ở giữa Mỹ và TC. Nếu bỏ rơi CS Bắc Hàn, Triều Tiên sẽ thống nhứt theo thể chế Nam Hàn như Đông Đức theo Tây Đức, chế độ tự do dân chủ của Nam Hàn, quân đội Mỹ sẽ áp sát TC, điều TC không muốn xảy ra./.(VA)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching