Subject: Cầu ở Mỹ được xây để chịu
bão cấp 5, tuổi thọ 100 năm vẫn sập -
Cách thức xây là gì?
Date: March
16, 2018.
Cầu ở Mỹ được xây để chịu bão cấp 5, tuổi thọ 100 năm vẫn sập,
Cách
thức xây là gì?
Chó nghiệp vụ được
huy động để tìm kiếm nạn nhân trong vụ
sập cầu. Ảnh:
Joe Raedle/Getty Images.
Ảnh: Cắt từ video trong bài.
Vụ sập
cầu
ở
Mỹ
khiến
cho nhiều người đặt
dấu
hỏi
lớn
về
cách thức xây dựng được cho là hiện đại
nhất
của
nó.
Theo nguồn tin Nytimes cho biết: Ngày 15/3, cây cầu đi
bộ gần Trường
Đại Học Quốc
tế Florida - Mỹ đã bị sập gãy, khiến
cho ít nhất 4 người thiệt mạng (do Đội
trưởng đội Cứu hỏa
Quận Miami-Dade, Dave Downey cho
hay).
Cây cầu đi bộ ở Florida bị sập và nhiều dấu hỏi xung quanh:
Cây cầu đi bộ này được xây dựng nhằm kết nối
Trường Đại Học Quốc
tế Florida (FIU) và thành phố Sweetwater. Khung cảnh sau vụ tai nạn chẳng khác nào một trận động đất
mạnh vừa xảy ra.
Điều đáng nói ở đây là cây cầu này
được xây dựng tới
14,2 triệu USD, và được thiết kế
để có thể chống
chịu được
cả những cơn
bão
mạnh cấp 5 với
thời gian sử dụng lên
đến 100 năm. Vậy mà cây cầu bị
sập khi mới chỉ được đưa
vào sử dụng hồi đầu năm nay.
Chó nghiệp vụ được
huy động để tìm kiếm nạn nhân trong vụ
sập cầu. Ảnh:
Joe Raedle/Getty Images.
Hiện Cơ
quan An toàn
Giao thông
Quốc gia Mỹ (The National Transportation Safety
Board) đang tiến hành điều tra nguyên nhân, khiến cho cây cầu 950 tấn bê tông, cốt thép, sụp đổ gây chết
người.
Trước khi nguyên nhân cụ thể được cơ quan điều tra có thẩm quyền đưa ra, hãy cùng tìm hiểu đôi nét về cây cầu đi bộ FIU-Sweetwater:
Phương pháp ABC hiện đại nhất dùng để xây dựng cây cầu đi bộ:
Cây cầu đi bộ này vốn được kỳ vọng
sẽ đẩy nhanh tốc
độ lưu thông và tiết
kiệm thời gian, cũng như nâng cao sự an toàn cho người đi bộ, khi đi qua 8 làn đường, nhất là đối với khu vực
trường Đại Học FIU với
thành phố, vì ở đây có rất nhiều Sinh viên theo học.
Cây cầu được xây dựng
bằng phương pháp tân tiến hiện đại nhất.
Ảnh: ABC News.
Cây cầu dài tới 53 m, nằm trên đường Southwest Eighth, tuyến đường lớn
từ thành phố Sweetwater tới Đại Học
FIU.
Nó được xây dựng dựa trên phương pháp tân tiến hiện đại nhất
có tên ABC, là từ viết tắt của
"Accelerated Bridge Construction" - Xây dựng Cầu Gia tốc, (xem video timelapse trên về quá trình xây dựng cây cầu để hiểu
rõ hơn).
Có nhiều phương thức kỹ thuật
khác nhau trong phương pháp ABC như Prefabricated Bridge Elements
& Systems (PBES), Slide-In Bridge Construction, và Geosynthetic Reinforced
Soil – Integrated Bridge System (GRS-IBS).
Phương pháp này sẽ
giúp đẩy nhanh
quá trình xây dựng các cây
cầu, nhất là các cây cầu bắc qua sông, hay qua các tuyến đường huyết
mạch, mà không gây cản trở tới sự
lưu thông bên dưới.
Trong đó, cây cầu đi bộ FIU-Sweetwater tại Florida là cây cầu được xây dựng
dựa trên kỹ thuật PBES đã nói ở trên.
Có
hơn 100 cây cầu khác tương
tự cây cầu đi bộ FIU-Sweetwater được xây dựng dựa trên phương pháp cầu gia tốc.
Ảnh: INEGI.
Theo đó, những phần chính của cây cầu được "làm sẵn"
nhằm tiết kiệm thời gian lắp ráp, hoàn thiện cây cầu. Dữ liệu quốc
gia của Dự án cầu
gia tốc cho biết: Đã có hơn 100 cây cầu được
xây dựng khắp nước Mỹ
dựa trên phương pháp này.
Đây là phương pháp được cho là bảo
đảm an toàn, và giảm thiểu tối đa rủi
ro như đổ sập so với
các phương pháp khác, cựu Chủ tịch Andy Herrmann của American Society of Civil Engineers nói với ABC News :
"Đây
là phương
pháp
rất tốt để xây dựng chiếc cầu của chúng ta !".
Cơ quan Quản
lý Đường cao tốc Liên Bang Federal Highway
Administration (FHA) cho biết
thêm: Phương pháp này sẽ nâng cao sức
bền, thời gian sử dụng, tiết
kiệm thời gian, chi phí xã hội khi xây dựng, lắp đặt, an toàn khi lắp đặt
(cho cả công nhân
và người dân).
Phương pháp ABC giúp tiết
kiệm thời gian, chi phí lắp đặt. Ảnh:
Roads & Bridges.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Mỹ - State Departments of
Transportation (DOTs) cho biết:
Có khoảng 600.000
cây cầu trên khắp nước Mỹ
cần phải sửa chữa,
bảo dưỡng, tân trang lại,
hay thậm chí thay
thế nữa.
Mà phương pháp ABC sẽ là giải pháp tối ưu sẽ
được sử dụng,
vì những ưu điểm
của nó, như có thể làm mới
một cây cầu cũ chỉ trong thời gian 48 đến 72 tiếng, mà không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, việc di chuyển cây cầu khiến cho nó chịu nhiều áp lực hơn khả
năng chống chịu thông thường của nó. "Nguyên nhân sập có thể do vật liệu, kỹ thuật xây dựng, thiết kế của Kiến trúc sư”, Hermann nói.
Hết.
__._,_.___
Mỹ là nước nhập cảng nhiều thép nhất. Bình thường, nếu phải mua
nhiều thép từ bên ngoài như vậy, thì giá thép càng rẻ thì Mỹ càng mừng, vì mình
có lợi! Nhưng thép là một câu chuyện phức tạp, cho nên chính phủ Mỹ lại than
phiền!
Năm 2016, số thép sản xuất thặng dư (cao hơn số bán được) lên tới
737 triệu tấn. Giá thép xuống thấp, nhiều công ty thép khắp nơi lo phá sản. Họ
kêu cứu với chính phủ, đặc biệt là tại Mỹ, chính phủ Mỹ phản đối Trung Cộng!
Cộng Sản Trung Quốc bị tố cáo là thủ phạm gây nên cảnh thép thặng dư! Trung
Cộng sản xuất một nửa số thép trên thế giới. Từ khi “đổi mới kinh tế,” họ cho
mở nhà máy thép lớn, nhỏ khắp nơi, quốc doanh và tư doanh, bán ngập hoàn cầu.
Trong mấy năm qua, để bảo vệ công nghệ thép của mình, chính phủ
các nước đều yêu cầu Trung Cộng phải đóng cửa bớt nhà máy thép. Và Bắc Kinh đã
chịu làm, nhưng với tốc độ rất chậm so với yêu cầu.
Trong thời gian tranh cử, ông Trump đã chỉ trích hàng nhập cảng từ
nước Tàu giá rẻ làm cho công nhân Mỹ mất việc; và ông hứa sẽ đánh thuế 45% trên
hàng Tàu bán vào nước Mỹ. Hơn một năm qua, mọi người đã quên con số 45% này.
Nay Tổng Thống Donald Trump đã quyết định đánh thuế 25% trên hàng thép nhập
cảng vào Mỹ (và 10% trên hàng nhôm).
Nhưng nếu ông Trump đánh thuế thép để tấn công Trung Cộng, thì ông
đã đánh lầm mục tiêu. Số tiền Mỹ mua thép và nhôm từ Trung Quốc, trong năm 2016
chỉ chiếm 5% tổng số tiền $566 tỷ nhập cảng các món hàng từ bên Tàu. Nếu vì bị
thuế cao mà thép Trung Quốc không còn bán qua Mỹ được nữa, thì cũng chỉ giảm
được khoảng $28 tỷ trong số $375 tỷ khiếm hụt.
Đánh vô những món khác sẽ thu được nhiều thuế hơn. Tiền nhập cảng
quần áo, giầy dép vẫn còn chiếm 8.6%, sau khi đã giảm nhiều vì Mỹ đi mua từ
nước khác. Đồ dùng trong nhà, và đồ chơi trẻ em, chiếm 16.5%. Nặng nhất là các
loại máy móc và đồ điện tử làm hoặc ráp ở Trung Quốc, tất cả chiếm 48%.
Một nhầm lẫn mục tiêu khác nữa, là đánh thuế trên thép không làm
cho kinh tế nước Tàu bị thiệt hại bao nhiêu. Tổng số thép và nhôm xuất cảng ra
ngoài chỉ chiếm nửa phần trăm (0.5%) Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) Trung Quốc.
Số bán sang Mỹ càng nhỏ, cho nên dù có bị Mỹ chặn lại hoàn toàn cũng không gây
ảnh hưởng bao nhiêu.
Hơn nữa, chính Cộng Sản Trung Quốc cũng đang cắt số thép họ chế
tạo. Riêng trong năm 2017, Trung Quốc đã bớt sản xuất 50 triệu tấn thép, dù mất
dưới một triệu tấn bán qua Mỹ cũng không có gì đáng kể. Từ đầu năm 2016, các
công ty quốc doanh sẽ cắt giảm 100 triệu tấn thép, và đóng cửa các nhà máy thép
nhỏ của tư nhân để bảo vệ môi trường, cắt thêm 120 triệu tấn khác, trong năm
năm. Những biện pháp này sẽ làm cho ít nhất 500,000 công nhân mất việc làm.
Vậy muốn tấn công đúng “tử huyệt” của kinh tế Trung Cộng với Mỹ
thì nên nhắm vào các lãnh vực nào?
Nếu chỉ nhắm vào ngoại thương, chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế hàng điện
tử và viễn thông, hai món bán vào Mỹ nhiều với giá cao hơn cả. Bớt nhập cảng
những món đó sẽ giảm bớt số khiếm hụt nhiều hơn.
Vì vậy, trong tuần qua, chính phủ Mỹ đã chuẩn bị một danh sách các
món hàng nhập cảng mua từ bên Tàu để tăng thuế nhập cảng, trị giá tổng cộng $60
tỷ.Trong số đó có các món về điện tử, tin học, viễn thông, và một số hàng tiêu
thụ.
Nhưng con số $60 tỷ này quá khiêm tốn, chỉ bằng 11% tổng số tiền
nhập cảng hàng Trung Quốc, chính phủ Mỹ cũng yêu cầu Bắc Kinh phải đưa ra một
chương trình giảm bớt $100 tỷ trong số khiếm hụt $375 tỷ năm 2017. Nếu chính
phủ Mỹ thúc đẩy mạnh cho đòi hỏi này bằng những biện pháp trừng phạt bằng thuế
khóa, thì chiến tranh thương mại khó tránh khỏi; và cả hai bên đều thiệt hại.
Cho nên hai bên sẽ chỉ dò nhau từng bước!
Ngoài lãnh vực thương mại, chính phủ Mỹ có thể tấn công kinh tế
Bắc Kinh trên mặt trận “quyền sở hữu trí tuệ,” tức là các bản quyền, bằng sáng
chế của nước Mỹ.
Một nước tiến bộ về kinh tế thì chuyển từ việc dùng bắp thịt và
máy móc qua các hoạt động dùng đầu óc. Số tiền thế giới chi vào các hàng hóa cụ
thể năm 1970 chiếm 50% tổng số chi, đến năm 2015 chỉ còn chiếm 20%. Tiền kiếm
được nhiều nhất là các dịch vụ, trong đó có việc bán các sản phẩm trí tuệ. Công
ty Apple làm giàu nhờ những sáng chế chất đầy trong mỗi chiếc điện thoại cầm
tay, còn công việc chế tạo, lắp ráp cái máy giá trị nhỏ hơn nhiều. Ngay khi bán
một “hàng hóa,” như một chiếc xe hơi, trong chiếc xe đó cũng có những “bản
quyền” sáng chế của biết bao nhiêu bộ phận điện tử.
Mỗi năm các công ty Mỹ đã bị “mất cắp” từ $200 tỷ đến $600 tỷ tiền
bản quyền các sản phẩm trí tuệ (so với $30 tỷ khiếm hụt vì nhập cảng thép và
nhôm). Muốn giảm bớt khiếm hụt mậu dịch, chính phủ Mỹ có thể tấn công Trung
Cộng trên mặt trận này.
Hiện nay Trung Cộng tìm cách cưỡng ép các xí nghiệp ngoại quốc
phải “cho không” các sản phẩm trí tuệ. Họ buộc các công ty đầu tư sản xuất ở
nước Tàu phải “chung vốn” với các công ty bản xứ, dùng đó làm một phương tiện
chuyển các hiểu biết kỹ thuật sang cho người Trung Hoa. Mục đích của họ là giúp
các xí nghiệp Trung Quốc “đốt giai đoạn,” có ngay các kỹ thuật mới mà không cần
đầu tư, nghiên cứu, thí nghiệm.
Đây là một mặt trận quốc tế, vì các nước Châu Âu và Nhật Bản, Nam
Hàn, cũng là nạn nhân của chính sách “bóc lột trí tuệ” này. Cuối năm ngoái
chính phủ Mỹ cùng Nhật Bản và các nước Châu Âu đã thỏa hiệp lập một liên minh
chống Trung Cộng trên mặt trận bảo vệ sản phẩm trí tuệ. Nhưng Tổng Thống Trump
là người không tin tưởng vào sự hợp tác với các nước đồng minh, ông muốn “một
mình một ngựa” tả xung hữu đột hơn. Ông cũng không tin tưởng vào các định chế
quốc tế. Ông đã lớn tiếng tố cáo WTO chỉ làm hại nước Mỹ, trong khi chính nhờ
nước Mỹ đã liên tiếp thúc đẩy nên tổ chức này mới ra đời.
Chính phủ Obama, trước khi hết nhiệm vụ, đã khởi tố Trung Cộng
trước WTO về hành động trợ cấp việc sản xuất nhôm để bán giá rẻ. Từ khi ông
Trump nhậm chức, Mỹ không chú ý đến vụ kiện nữa, vì vị tổng thống mới muốn dùng
thứ vũ khí mới, ngoài khuôn khổ của WTO.
Khi chính phủ Mỹ đánh thuế nhập cảng thép và nhôm, thì chính những
nước đồng minh với Mỹ như ở Châu Âu sẽ bị thiệt hại nhiều hơn Trung Cộng. Tình
trạng tranh chấp sẽ khiến liên minh hợp tác chống Trung Cộng để bảo vệ sản phẩm
trí tuệ bị yếu đi.
Trong năm qua, Tổng Thống Trump lơ là mặt trận mậu dịch đối với
Trung Cộng. Ông đã quên suất thuế 45%, quên việc ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ.
Gần đây ông mới tấn công một đòn, là đánh thuế nhập cảng thép, nhôm. Nhưng ông
nhắm đánh không đúng chỗ.
Có thể coi là ông Trump đã nhượng bộ Tập Cận Bình vì muốn nhờ Bắc
Kinh giúp đối phó với Bắc Hàn. Nếu bây giờ ông Trump có thể nói chuyện trực
tiếp với Kim Jong Un, thì chắc ông không cần Tập Cận Bình đóng vai đòn bẩy nữa.
Tổng Thống Donald Trump có thể bắt đầu một cuộc tấn công mạnh mẽ hơn trên mặt
kinh tế. Bên cạnh ông Trump bây giờ lại có nhiều người “diều hâu kinh tế” hơn,
có lẽ ông đang bắt đầu chuyển hướng.
Ngô Nhân Dụng
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching