X

Thursday, January 24, 2019

Thung lũng Silicon trở thành trung tâm gián điệp của Nga và Trung Quốc



Thung lũng Silicon trở thành trung tâm gián điệp của Nga và Trung Quốc


                                   Video: Sào huyệt gián điệp Nga và Trung Quốc...
                                       https://video1.dkn.tv/thung-lung-silicon
                                       https://video2.dkn.tv/thung-lung-silicon

            Image result for Thung lÅ©ng Silicon trở thành trung tâm gián Ä‘iệp của Nga và Trung Quốc
                                          Mỹ công bố Chiến lược Tình báo...

Tóm tắt bài viết

  • Người ta có khuynh hướng cho rằng các hoạt động gián điệp chỉ diễn ra ở Bờ Đông, tập trung tại các sứ quán, các tổ chức quốc tế, nhưng trên thực tế gián điệp nước ngoài đã hoạt động trong một thời gian rất dài tại Bờ Tây, tập chung chủ yếu ở Thung lũng Silicon. 
  • Không giống như Bờ Đông, nơi tập trung săn lùng các bí mật ngoại giao, tình báo chính trị, hay kế hoạch chiến tranh, thì tại Bờ Tây, gián điệp nước ngoài, mà chủ yếu là Nga và Trung Quốc, tập trung đánh cắp công nghệ và bí mật thương mại. 
  • Gián điệp Nga quan tâm rất lớn đến San Francisco kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi đó chủ yếu thu thập thông tin về các cơ sở quân sự địa phương. Khi khu vực Bay Area biến đổi thành một trung tâm công nghệ, gián điệp Nga tập trung thu thập thông tin công nghệ có giá trị, được phát triển bởi các công ty công nghệ của Mỹ.
  • Gián điệp Trung Quốc được cho là gây ra mối đe dọa đối với Mỹ tương đương như Nga, nếu không muốn nói là lớn hơn và lâu dài hơn. Tại Bờ Tây, tập trung chủ yếu ở San Fransisco, gián điệp Trung Quốc hoạt động mạnh trong cả 2 lĩnh vực là chính trị và kinh tế. 
  • Về kinh tế, gián điệp Trung Quốc sử dụng một chiến lược phi tập trung, tìm cách lôi kéo một nhóm rất nhiều người, sử dụng các doanh nhân cơ hội, những người theo chủ nghĩa dân tộc hăng hái, sinh viên, và du khách, với mục đích thu thập thông tin công nghệ độc quyền hay sở hữu trí tuệ, càng nhiều càng tốt; càng nhanh càng tốt.
  • Về chính trị, gián điệp Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào việc giám sát, kiểm soát các công dân Trung Quốc học tập ở nước ngoài, thông qua việc sử dụng các nhóm Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc (CSSAs) tại các trường đại học.
  • Một ví dụ là trường hợp của bà Rose Pak, một trong những nhà môi giới quyền lực chính trị ‘xuất sắc’ của San Francisco trong nhiều thập kỷ. Bị nghi ngờ là làm việc cho tình báo Trung Quốc, bà Pak nổi tiếng vì đã ‘tạo ra’ và ‘thay đổi’ các thị trưởng, các ủy viên hội đồng thành phố San Fransisco, gây ảnh hưởng đến chính trường San Francisco, theo cách có lợi cho Trung Quốc. 
  • Một ví dụ khác là việc gián điệp Trung Quốc sử dụng và chỉ đạo 6.000-8.000 sinh viên Trung Quốc, trong cuộc rước đuốc Olympic 2008, để đe dọa, phá hoại và áp đảo những người biểu tình phản đối Bắc Kinh, dọc khắp tuyến đường diễu hành. Gián điệp nước ngoài sẽ không bao giờ rời khỏi Thung lũng Silicon. Khi sự ảnh hưởng toàn cầu của khu vực phát triển, chúng sẽ kéo về vùng Bay Area “giống như bướm đêm”.
Tờ Politico gần đây đăng bài viết của Zach Dorfman, thành viên cao cấp của Hội đồng Đạo đức Carnegie, cho thấy Thung lũng Silicon trở thành một sào huyệt gián điệp của Nga và Trung Quốc như thế nào.
Bài viết của ông Doftman là dựa trên các cuộc nói chuyện chuyên sâu, với gần 10 cựu quan chức thuộc cộng đồng tình báo Mỹ, những người có hiểu biết hoặc kinh nghiệm làm việc trực tiếp với các hoạt động phản gián của Mỹ tại khu vực vịnh San Fransisco (Bay Area). Đa số họ đều yêu cầu giấu tên khi thảo luận các vấn đề nhạy cảm một cách công khai hơn.
Một vài cá nhân khác, tất cả đều làm công tác phản gián tại khu vực Bay Area từ đầu những năm 1970 đến giữa những năm 2000, đã đồng ý ghi âm phỏng vấn. 

Khuynh hướng gián điệp ở Bờ Tây nước Mỹ

Theo ông Dorfman, người ta thường có khuynh hướng cho rằng các hoạt động gián điệp ở Mỹ chỉ diễn ra ở Bờ Đông, nơi có những điệp viên nước ngoài làm việc tại các sứ quán ở Washington D.C, hoặc tại các tổ chức Liên Hợp Quốc ở New York, cũng như nơi có ‘những hộp thư chết’ ở các khu rừng ngoại ô tiểu bang Virginia, và các cuộc họp lén lút trên các băng ghế công viên lúc choạng vạng tối, ở Manhattan, New York.
Nhưng, theo các cựu nhân viên tình báo Mỹ, gián điệp nước ngoài đã hoạt động trong một thời gian rất dài tại Bờ Tây, tập chung chủ yếu ở  tại San Fransisco và Thung lũng Silicon. Điều này hiện nay có thể thấy rõ hơn bao giờ hết.

Trên thực tế, đặc biệt là do sự thù địch của Nga và Trung Quốc đối với Mỹ ngày càng gia tăng, cùng với sự tập trung của các công ty công nghệ và khoa học hàng đầu thế giới tại khu vực, vì thế hiện nay đang có ‘nạn dịch’ gián điệp trầm trọng, tràn lan tại Bờ Tây nước Mỹ. Thậm chí đáng lo ngại hơn, nhiều mục tiêu mà gián điệp Nga và Trung Quốc nhắm tới, người ta vẫn không được chuẩn bị tốt nhất, để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng này.
Không giống như Bờ Đông, hoạt động gián điệp nước ngoài ở Bờ Tây không tập trung vào việc săn lùng các bí mật ngoại giao, tình báo chính trị, hay kế hoạch chiến tranh. Công việc phức tạp, công khai và văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon nói riêng, đã khuyến khích một loại gián điệp mới hơn, “ôn hòa hơn”, “phi truyền thống”, trong đó phần lớn nhắm vào việc đánh cắp công nghệ và bí mật thương mại.

“Đó là một hình thức rất tinh tế của thu thập tình báo, có định hướng và liên quan đến kinh doanh hơn”. Nhưng, kiểu gián điệp kinh tế này cũng tồn tại ở khắp nơi, và “là một phần của cuộc sống hàng ngày” ở khu vực này, một cựu quan chức tình báo Mỹ nói với ông Doftman.
Một cựu quan chức tình báo khác cho rằng, tại một thời điểm gần đây, 20% các vụ án của FBI liên quan đến sở hữu trí tuệ, là bắt nguồn từ khu vực Bay Area.

Tuy nhiên, các hoạt động gián điệp chính trị cũng xảy ra ở Bờ Tây. Ví dụ như, theo các cựu quan chức tình báo Mỹ, ngoài việc đánh cắp bí mật công nghệ Mỹ, Trung Quốc chắc chắn cũng đầu tư rất nhiều vào việc thu thập thông tin chính trị truyền thống, các hoạt động quản lý nhận thức và gây ảnh hưởng ở California.

Các hoạt động của gián điệp Nga

Tình báo Nga có mối quan tâm rất lớn về San Francisco, bắt đầu kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong thời kỳ đó, người Nga chủ yếu thu thập thông tin về các cơ sở quân sự địa phương, bao gồm Presidio, một căn cứ quân sự chiến lược cũ, nằm ở mũi phía bắc của bán đảo San Francisco, nhìn ra ‘Cầu cổng vàng’ (Golden Gate Bridge).
Cầu cổng vàng tại thành phố San Fransisco. (Ảnh: Getty)Cầu cổng vàng (Golden Gate Bridge) tại thành phố San Fransisco. (Ảnh: Getty)

Kể từ đó, các hoạt động của Nga đã trở nên liều lĩnh hơn, với một ngoại lệ đáng chú ý vào thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh.
“Thời gian duy nhất có sự ‘nhẹ nhõm’ liên quan đến Nga, có lẽ mọi thứ đã thay đổi, là dưới thời Gorbachev”, đặc vụ LaRae Quy, người đã làm việc chống lại gián điệp Nga và Trung Quốc tại Bay Area từ năm 1985 đến năm 2002, cho biết.

“Chúng tôi thậm chí đã đặt tấm biển lớn ‘Không làm việc’ tại văn phòng của Nhóm Palo Alto” của chúng tôi, đặc vụ LaRae nói thêm.

Nhưng sự lạc quan này nhanh chóng mất dần khi ông Putin được bầu làm tổng thống Nga năm 2000. “Nga đã liên tục leo thang kể từ đó”, đặc vụ LaRae, người đã về hưu năm 2006, nhớ lại.
Khi khu vực Bay Area biến đổi thành một trung tâm công nghệ, Nga đã điều chỉnh lại những nỗ lực thích hợp, trong đó các điệp viên Nga ngày càng tập trung vào việc thu thập thông tin về các công nghệ có giá trị, nhạy cảm hoặc có khả năng sử dụng kép cho cả ứng dụng quân sự và dân sự, đang được phát triển hay tài trợ bởi các công ty hoặc công ty đầu tư mạo hiểm, có trụ sở chính tại khu vực này.

Các hoạt động gián điệp của Nga thường tập trung tại Lãnh sự quán Nga ở San Francisco, nơi đã bị chính quyền của ông Trump đóng cửa vào đầu tháng 9/2017. Nhưng ngay cả khi Lãnh sự quán này đã đóng cửa, thì tình báo Nga vẫn có những phương án thay thế, để thu thập thông tin tình báo tại Thung lũng Silicon.

Theo 3 cựu quan chức tình báo Mỹ, một công cụ tiềm năng là công ty Rusnano USA, công ty con của Rusnano, một công ty đầu tư mạo hiểm do chính phủ Nga sở hữu, tập trung chủ yếu vào công nghệ nano.
Được thành lập năm 2011, công ty Rusnano USA nằm ở công viên Menlo, gần Đại học Stanford.

Một cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết: “Một số hoạt động thu thập thông tin tình báo tiềm năng mà Rusnano USA thực hiện, không chỉ liên quan đến việc mua lại công nghệ, mà còn ‘cài người’ vào những tập đoàn đầu tư mạo hiểm, để phát triển những mối quan hệ tại Thung lũng Silicon, qua đó cho phép họ có được ‘chân rết’ ở khắp mọi nơi. Rusnano USA là loại công cụ cho công việc này”.
Cũng theo cựu quan chức này, những quan tâm của Rusnano đã mở rộng sang lĩnh vực công nghệ, với cả ứng dụng dân sự và quân sự tiềm năng. Các quan chức tình báo Mỹ rất quan ngại về mối liên hệ giữa các nhân viên của công ty Rusnano USA và các nhân viên tình báo Nga, làm việc tại Lãnh sự quán San Francisco của Nga và các nơi khác.
Một khách tham quan tại triển lãm của công ty Rusnano tại Diễn đàn Đổi mới Mở Quốc tế Moscow năm 2017. (Ảnh: AP)
“Người Nga sử dụng [Rusnano USA] như một cơ sở tình báo, từ đó tiến hành các hoạt động” gián điệp, một cựu quan chức tình báo Mỹ khác cho biết.

Nga cũng sử dụng các phương pháp cũ, đã được chứng minh tính hiệu quả, tại Thung lũng Silicon. Các quan chức tình báo Mỹ nghi ngờ rằng các điệp viên Nga đã thu nhận các gái mại dâm địa phương cao cấp, người gốc Nga và Đông Âu, với thủ đoạn cổ điển “mật ngọt chết ruồi”, để thu thập thông tin từ các giám đốc điều hành của các công ty công nghệ và đầu tư mạo hiểm nằm tại khu vực Bay Area.

Gái mại dâm nhắm mục tiêu vào các giám đốc điều hành tại các quán bar và hộp đêm sang trọng như: Redwood Sand Hill, một khách sạn cao cấp, nằm gần những công ty tài chính hàng đầu của Thung lũng Silicon, đầy tai tiếng với những tối Thứ năm ồn ào, với những cuộc ‘hẹn hò’; Redwood Room, một quán bar sang trọng tại Khách sạn Clift ở trung tâm thành phố San Francisco, và các điểm khác, được xác định là có khả năng báo cáo về cho các sỹ quan tình báo Nga. 
“Nếu tôi là một sĩ quan tình báo Nga, và tôi biết rằng những cô gái cao cấp này đang lôi kéo các giám đốc điều hành của các công ty quan trọng, về phòng ngủ của họ, tôi cũng sẽ trả tiền cho họ để lấy thông tin”, một cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết.
Đặc biệt, sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, cho thấy chính quyền ông Putin đã tiến hành các hoạt động gián điệp quá khích, đe dọa nghiêm trọng an ninh Mỹ.

Các hoạt động của gián điệp Trung Quốc

Nói chuyện với các cựu quan chức tình báo Mỹ, nhiều người cho rằng Trung Quốc gây ra mối đe dọa tương đương như Nga, nếu không nói là lớn hơn và lâu dài, đối với Mỹ.
Tại Diễn đàn An ninh Aspen gần đây, thừa nhận về mối đe dọa của Trung Quốc, Giám đốc FBI Chris Wray nhận định: “Từ góc độ phản gián, Trung Quốc đại diện cho thách thức có tính đe dọa nhất, rộng lớn nhất, lan tràn nhất, mà chúng ta phải đối mặt với tư cách là một quốc gia”.
Nói một cách chi tiết hơn, theo nhiều cựu quan chức tình báo Mỹ, rất nhiều “những kẻ thu thập” tình báo nước ngoài ở vùng Bay Area, không phải là gián điệp theo nghĩa truyền thống của thuật ngữ này. Họ không làm việc tại các sứ quán hay lãnh sự quán, và có thể có mối liên hệ với doanh nghiệp nhà nước hoặc viện nghiên cứu của Trung Quốc, thay vì với một cơ quan tình báo của Bắc Kinh. Đặc biệt, các quan chức Trung Quốc thường phỉnh phờ hoặc thẳng thừng đe dọa các công dân Trung Quốc, hoặc công dân Mỹ với các thành viên gia đình ở Trung Quốc, đang làm việc hoặc học tập tại địa phương, phải cung cấp cho Bắc Kinh những thông tin công nghệ có giá trị.

Một nhân viên an ninh tại một công ty lưu trữ ‘điện toán đám mây’ lớn, người có nhiệm vụ bảo vệ các hợp đồng nhạy cảm của chính phủ Mỹ, cho biết: “Bạn sẽ ở trong những tình huống, nơi có những con người rất có lương tâm, rất trong sáng, rất tốt. Nhưng họ bị chính phủ quê nhà ép buộc phải làm theo”.

Các nhân viên người Trung Quốc của công ty này sống tại Mỹ, đã bị các quan chức chính phủ Trung Quốc tìm cách “lợi dụng” những thành viên gia đình của họ ở Trung Quốc. Chính vì vậy, hiện công ty đưa ra yêu cầu rằng các nhân viên làm việc cho một số dự án nhất định, phải là công dân Mỹ.
Tuy nhiên, không rõ khu vực Bay Area, vốn nổi tiếng về chủ nghĩa tự do hóa trong lịch sử, và giờ đây ‘đầy tai tiếng’ về chủ nghĩa tư bản ‘liều lĩnh’, đã chuẩn bị để xử lý sự leo thang và những chiến thuật mới này hay chưa? Ông Doftman đặt câu hỏi.
Các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, thiếu động cơ để tố cáo các hoạt động gián điệp tiềm tàng, cho các quan chức Mỹ.
Các doanh nghiệp và trường đại học, thường không biết gì về mối đe doạ gián điệp, hoặc bị ảnh hưởng bởi sự nhạy cảm về chính trị của địa phương. Họ có thể sợ bị tố cáo là phân biệt đối xử nếu cố gắng thiết lập các biện pháp sàng lọc, và bảo vệ an ninh nghiêm ngặt hơn.

Khi Thung lũng Silicon tiếp tục chiếm lĩnh thế giới, cuộc chiến gián điệp địa phương sẽ chỉ trở nên nóng hơn, và hậu quả sẽ tạo ra tiếng vang vượt xa miền Bắc California, ông Doftman nhận định.

Một cựu quan chức tình báo cấp cao cho rằng: “San Francisco là một nơi tiên phong. Trước tiên, bạn thấy những thay đổi trong lĩnh vực phản gián nước ngoài ở đó . Các khuynh hướng sẽ xuất hiện ở đây. Nếu chúng ta muốn hiểu một thế giới mà ở đó Nga và Trung Quốc đang đẩy mạnh các trò chơi gián điệp của họ chống lại Mỹ, thì chúng ta cần chú ý đến những gì đang xảy ra ở San Francisco”.

Ông Kathleen Puckett, người đã làm việc cho cơ quan phản gián Mỹ ở vùng Bay Area từ năm 1979 đến 2007, nhận xét: “Người Trung Quốc có tài nguyên rộng lớn. Họ có rất nhiều thời gian, và có rất nhiều sự kiên nhẫn. Đó là những gì bạn cần nhiều hơn bất cứ cái gì”.
Nhiều cựu quan chức tình báo Mỹ cho rằng, do California có tầm quan trọng về kinh tế và chính trị, cũng như cộng đồng người Mỹ gốc Hoa có ảnh hưởng đã được thiếp lập, Trung Quốc rất chú trọng vào các hoạt động tình báo của họ ở San Fransisco.
Thật vậy, theo 2 cựu quan chức tình báo Mỹ, California là tiểu bang duy nhất của Mỹ mà Bộ An ninh Quốc gia, cơ quan tình báo nước ngoài ‘đầu sỏ’ của Trung Quốc, đã thành lập một đơn vị riêng, tập trung vào các hoạt động tình báo và gây ảnh hưởng chính trị. [Ngoài ra, Trung Quốc cũng có một đơn vị tương tự ở Washington D.C].

Theo một cựu quan chức khác, nếu California ngày càng giành được sự quan tâm của Trung Quốc, thì San Francisco là trung tâm của sự chú ý đối với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, do tiềm năng nhắm đến các nhà lãnh đạo cộng đồng doanh nghiệp và các nhà chính trị địa phương, những người sau này có thể trở thành thị trưởng, thống đốc hay nghị sỹ. Những nỗ lực của Trung Quốc ngày càng trở nên tinh vi. Đôi khi những nỗ lực tuyển dụng này đã thành công.

Theo 4 cựu quan chức tình báo, trong những năm 2000, một nhân viên tại văn phòng của Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, bị phát hiện cung cấp thông tin cho Bộ công an Trung Quốc. Mặc dù nhân viên này, người có mối liên hệ với cộng đồng Trung Quốc địa phương, bị sa thải, nhưng không có cáo buộc nào chống lại nhân viên đó được đưa ra. Về vấn đề này, một cựu sỹ quan tình báo Mỹ giải thích rằng nhân viên này đã cung cấp thông tin chính trị, nhưng không bị coi là bí mật quốc gia, khiến cho các công tố viên khó truy tố. Nhân viên cung cấp thông tin bị nghi vấn này, được cho là bị “điều hành” bởi các quan chức làm việc tại Lãnh sự quán San Francisco của Trung Quốc.

Hoặc lấy trường hợp của bà Rose Pak, người đã qua đời vào tháng 9/2016, là một trong những nhà môi giới quyền lực chính trị ‘xuất sắc’ của San Francisco trong nhiều thập kỷ.
Mặc dù bà Pak chưa bao giờ giữ chức vụ dân cử, nhưng rất nổi tiếng vì đã ‘tạo ra’ và ‘thay đổi’ các thị trưởng, các ủy viên hội đồng thành phố, thúc đẩy các hợp đồng của thành phố cho các cử tri và đồng minh của mình ở Khu phố Tàu (China Town).

Bà Rose Pak tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc ở San Fransisco
Bà Rose Pak tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc ở San Fransisco năm 2003. (Ảnh: AP)

Theo 4 cựu quan chức tình báo Mỹ, người ta quan ngại rằng bà Pak đã được tình báo Trung Quốc tuyển dụng, và đã gây ảnh hưởng đến chính trường San Francisco, theo cách được cho là có lợi cho chính phủ Trung Quốc.
Một quan ngại khác là vai trò của bà Pak trong việc tổ chức rất nhiều chuyến đi vui thú đến Trung Quốc, đôi khi bà Pak dẫn đầu, với sự tham gia của rất nhiều chính trị gia nổi tiếng của vùng Bay Area, bao gồm cựu thị trưởng San Francisco Ed Lee, người đã qua đời vào năm 2017, khi vẫn đang đương chức.

Theo một cựu quan chức tình báo Mỹ, tình báo Trung Quốc tổ chức những cuộc vui thú cho các chính trị gia là để do thám (“từng phòng khách sạn đều được đặt thiết bị theo dõi”), với mục đích thu thập thông tin cũng như cho tìm kiếm và đánh giá những ‘thành viên mới’ tiềm năng sử dụng làm nội gián sau này.
Những quan ngại về mối liên hệ của bà Pak với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đôi khi được đồn đoán trong các cuộc tranh luận chính trị địa phương, nhưng việc nhận diện về bà Pak của cộng đồng tình báo rằng bà ấy có thể là đặc vụ gây ảnh hưởng cho Bắc Kinh, thì mới chỉ là tố giác lần đầu tiên tại đây.

Đôi khi, người ta cũng dễ dàng nhận thấy các hoạt động tình báo của Trung Quốc tại San Francisco. Hãy xem xét câu chuyện về cuộc chạy rước đuốc Olympic 2008, một câu chuyện lạ thường và cũng là lần đầu tiên xảy ra, làm ví dụ.

San Francisco là thành phố duy nhất của Mỹ tổ chức rước đuốc Olympic, chạy dọc theo những con đường ngoằn ngoèo. Các quan chức Trung Quốc rất quan ngại về việc những người biểu tình có thể làm gián đoạn cuộc chạy này, cũng như việc bảo vệ hình ảnh của Trung Quốc, sẽ được phát sóng tới phần còn lại của thế giới, trong cuộc đưa ngọn đuốc đến Trung Quốc.
Vì vậy, Trung Quốc quyết định không để xảy ra điều gì bất ngờ, mà không kiểm soát được.
Theo 3 cựu quan chức tình báo Mỹ, các nhân viên Bộ An ninh Quốc gia và của Bộ Công an của Trung Quốc, đã bay từ nước ngoài tới San Francisco trong dịp này, tham gia cùng với nhân viên được cho là của Bộ An ninh Quốc gia, sống tại vùng Bay Area. (Khi đó, nhân viên ngoại giao phụ trách về Hoa Kiều tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Fransisco, cũng bị nghi ngờ là nhân viên của Bộ An ninh Quốc gia).
Các quan chức Mỹ đã theo dõi sát sao khi các sĩ quan tình báo Trung Quốc quay phim các tu sĩ Tây Tạng đang diễu hành biểu tình ngang qua Cầu Cổng Vàng. Các gián điệp Trung Quốc giám sát cuộc mít tinh ủng hộ Tây Tạng ở trung tâm thành phố, mang theo hình ảnh của nhà hoạt động nhân quyền Nam Phi nổi tiếng Desmond Tutu và nhà hoạt động nhân quyền và diễn viên điện ảnh Mỹ Richard Gere.
Tại một cuộc mít tinh tháng 4/2008 trong sự kiện rước đuốc Olympic, một người ủng hộ trẻ của Trung Quốc (phải) la hét, phá đám những người biểu tình ủng hộ Tây Tạng. (Ảnh: AP).

Các điệp viên Trung Quốc cũng quay phim những người tham gia vào cuộc mít tinh của những học viên Pháp Luân Công tại quảng trường Union Square.

Được biết, Pháp Luân Công là một môn khí công thuộc trường phái Phật gia, giúp cải thiện cơ thể và tâm trí. Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999, bất chấp sự ưa chuộng của người dân đối với môn tập. Pháp Luân Công bị biến thành mục tiêu của cuộc bức hại, với một loạt các hoạt động bắt giữ, tra tấn, bôi nhọ, và mổ cướp nội tạng.

Theo các cựu quan chức tình báo Mỹ, trơ tráo nhất là việc các quan chức tình báo Bắc Kinh đã chở 6.000 – 8.000 sinh viên Trung Quốc với Visa loại J, từ khắp tiểu bang California bằng xe buýt đến đây, để gây rối, phá đám những người biểu tình, là học viên Pháp Luân Công, những người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và những người ủng hộ dân chủ. Họ được đặc vụ Trung Quốc cung cấp cơm hộp ăn trưa, và bị đe dọa sẽ mất trợ cấp của chính phủ Trung Quốc nếu không thực hiện tốt công việc yêu cầu. 

Các nhân viên phản gián Mỹ biết rất rõ về một số khía cạnh của hoạt động này. Họ theo dõi các nhân viên tình báo Trung Quốc, những người thường đeo tai nghe, kết nối với một đài phát thanh, để điều hành sự di chuyển của những kẻ chống lại những người biểu tình, chỉ đạo những khối sinh viên ủng hộ Trung Quốc trong việc đe dọa, phá hoại và áp đảo những người biểu tình phản đối Bắc Kinh, dọc khắp tuyến đường diễu hành.

Các sĩ quan tình báo Trung Quốc “liên lạc với nhau, và nói: ‘Chúng ta có 3 tu sĩ Tây Tạng chuẩn bị đọc trên Cầu cảng ‘Pier 39’, tôi cần các anh di chuyển khối A và khối B sinh viên đến địa điểm đó để chúng ta có thể át được tiếng nói của bọn chúng”, một cựu nhân viên an ninh Mỹ nhớ lại. “”Vì vậy, họ đã di chuyển các nhóm sinh viên này đến đó để ngăn chặn cuộc biểu tình dọc theo đường Embarcadero”.

“Chúng tôi rất tức giận” khi gián điệp Trung Quốc “can thiệp vào việc tự do diễn đạt chính kiến” tại cuộc rước đuốc. Hoạt động của họ, thực chất là một nỗ lực của một cơ quan tình báo nước ngoài thù địch, nhằm ngăn cản bằng sức mạnh các hoạt động theo Tu chính Án Thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ tại một thành phố lớn của Mỹ, một cựu nhân viên tình báo Mỹ cho biết.
Cũng theo cựu nhân viên tình báo này, sự bất đồng giữa FBI và Bộ Ngoại giao Mỹ, cơ quan chủ trương một cách tiếp cận hạn chế hơn, đã ngăn cản các nhân viên tình báo Mỹ can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của gián điệp Trung Quốc trong thời gian diễn ra cuộc rước đuốc.

Tuy nhiên, các nhân viên tình báo Mỹ đã chuyển các thông tin về cuộc chạy rước đuốc này, cho các đối tác Úc của mình, là nơi mà sau đó ngọn đuốc dự kiến sẽ đi qua Canberra. Vì vậy, Úc đã từ chối cấp visa cho một vài nhân viên tình báo Trung Quốc, những kẻ chịu trách nhiệm về đám đông gây rối ở San Francisco.
Tình báo Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào việc giám sát, và cố gắng kiểm soát các công dân Trung Quốc học tập ở nước ngoài.

Một cơ chế đã được tư liệu hóa, cho nỗ lực này, là việc Trung Quốc sử dụng các nhóm Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc (CSSAs) tại các trường đại học.
Tuy nhiên, sự liên kết giữa từng CSSAs riêng lẻ và các cơ sở ngoại giao Trung Quốc tại địa phương, là khác nhau. Một số nhóm không thể chấp nhận sự can thiệp hoặc gây ảnh hưởng của các quan chức chính phủ Trung Quốc, nhưng nhiều nhóm coi mình thuộc sự “hướng dẫn” trực tiếp của lãnh sự quán địa phương hoặc đại sứ quán, và nhận tiền từ các thể chế này.

“Các nhân viên tình báo ở các cơ sở ngoại giao, là những là điểm tiếp xúc chính cho sinh viên trong CSSAs,” một cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết.
Nhưng, một số trong những liên kết giữa các nhóm sinh viên này và các các quan chức Trung Quốc, là bí mật, và thậm chí bị ép buộc.
Trong một trường hợp vào giữa những năm 2000 ở Midwest, một sinh viên có mối quan hệ với một CSSA, đã tố giác mối liên hệ của một sinh viên Trung Quốc khác với FBI, cho một sỹ quan Bộ công an Trung Quốc, kẻ đang hoạt động dưới vỏ bọc nhân viên ngoại giao tại Chicago. Sinh viên bị tố giác nhanh chóng bị ép buộc bay về nước.

Một ví dụ khác là vào khoảng 5 năm trước đây tại khu vực Bay Area, các quan chức phản gián Mỹ tin rằng một sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp có mối liên hệ với CSSA tại Berkeley, là làm việc cho Bộ công an Trung Quốc. Sinh viên này thường tố giác về các hoạt động của các sinh viên Trung Quốc khác trong trường đại học của mình.

Khi nói đến hoạt động gián điệp kinh tế nói riêng, tình báo Trung Quốc sử dụng một chiến lược phi tập trung hơn so với Nga, cựu quan chức tình báo nói với ông Doftman.
Để đạt được mục đích của mình, gián điệp Trung Quốc tìm cách lôi kéo từ một nhóm rất nhiều người, sử dụng các doanh nhân cơ hội, những người theo chủ nghĩa dân tộc hăng hái, sinh viên, du khách và những người khác giống như vậy.

Một cựu quan chức tình báo Mỹ đã so sánh cách tiếp cận của Trung Quốc với một “cuộc đổ xô đi tìm kiếm đất ở Oklahoma” năm 1989, cố gắng thu thập công nghệ độc quyền hay sở hữu trí tuệ được nhắm tới, càng nhiều càng tốt; càng nhanh càng tốt, thông qua nhiều kênh nhất có thể.

Gián điệp Trung Quốc cũng thực hiện những nỗ lực rất có chủ ý, để tuyển dụng những người bên trong những tổ chức, có công nghệ mà Trung Quốc quan tâm.
“Họ rất giỏi trong việc tuyển dụng người dân một cách nhẹ nhàng, lợi dụng các lỗ hổng”, bao gồm cả những lời đe dọa, “và họ rất kiên nhẫn trong lắp ghép các chi tiết lại với nhau. Chúng tôi đã thấy họ nhiều lần tiết kiệm được tiền bạc và thời gian mà Mỹ phải chi trả cho nghiên cứu và phát triển”, một cựu nhân viên tình báo Mỹ nhận định.
Thung lũng Silicon. (Ảnh: Getty)
Vào tháng 7/2018, Mỹ đã bắt giữ nhân viên Xiaolang Zhang của hãng Apple tại Thung lũng Silicon, kẻ bị cáo buộc đánh cắp thông tin độc quyền về chương trình xe tự lái của của Apple, để mang lại lợi ích cho chủ nhân mới của ông ta, một đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Zhang sau đó chỉ bị kết tội đánh cắp bí mật thương mại, mà không bị cáo buộc bất kỳ tội phạm nào có liên quan đến gián điệp.
Một ví dụ khác rõ ràng hơn là trường hợp của ông Walter Liew, một người dân địa phương ở khu vực Bay Area, bị kết tội vào năm 2014 khi bán một công thức nhuộm màu độc quyền, có giá trị cao của công ty DuPont, cho một tập đoàn nhà nước Trung Quốc.
Ông Liew bị kết tội vi phạm Đạo luật gián điệp kinh tế, một đạo luật liên bang năm 1996 có tính bước ngoặt, trong đó tăng cường hình phạt cho hành vi trộm cắp thương mại, mang lại lợi ích cho chính phủ nước ngoài.

San Francisco đã đóng một vai trò lớn trong các trường hợp liên quan đến đạo luật này. Trên thực tế, việc kết tội đầu tiên theo đạo luật này, xảy ra ở San Francisco vào năm 2006; Việc kết án đầu tiên theo đạo luật vào năm 2008; và việc kết án qua bồi thẩm đoàn đầu tiên, đối với ông Liew vào năm 2014. Tất cả 3 trường hợp đều liên quan đến Trung Quốc.
Trung Quốc “dồn tất cả những nỗ lực của mình cho hoạt động gián điệp, và nhận được tất cả mọi thứ miễn phí”, ông Kathleen Puckett, một cựu sĩ quan phản gián lâu năm ở khu vực Bay Area, cho biết.

Các hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc cũng nhắm tới một số đại gia công nghệ tại Thung lũng Silicon. Trong một số vụ tấn công mạng, 2 cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết tình báo Trung Quốc đã tìm kiếm hồ sơ của luật sư tư vấn pháp lý cho các công ty Mỹ hoặc các tài liệu pháp lý khác, để tiếp cận với các ‘giấy phép’ theo Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài hoặc các Thư An ninh Quốc gia (NSL), mà trước đây đã gửi đến những công ty này. [NSL cho phép cơ quan chính phủ Mỹ có quyền yêu cầu các công ty cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng, cơ quan tài chính và truyền thông ở Mỹ mà không có sự giám sát của thẩm phán].

Nói cách khác, lợi ích tối cao của Trung Quốc, là tìm hiểu mức độ hiểu biết và phát hiện của các quan chức Mỹ về các hoạt động tình báo của Trung Quốc, để điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp. “Nếu thực tế, người bị nghi ngờ là điệp viên Trung Quốc, họ sau đó họ có thể thay đổi cách tiếp cận của mình”, cựu nhân viên tình báo Puckett cho biết.
Chiến lược này của Trung Quốc bắt đầu được Mỹ theo dõi, trong một vụ tấn công vào Google, đã xảy ra khoảng  10 năm trước đây. 

Những thách thức khác

Các cựu nhân viên tình báo Mỹ cũng cho rằng còn có một thách thức lớn nữa khi làm công tác phản kháng ở khu vực Bay Area. Đó là cần có được sự hợp tác từ các doanh nghiệp tư nhân địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Thật vậy, điều này không những khiến cho nhiều vụ gián điệp kinh tế, không chuyển sang giai đoạn truy tố được, mà còn hoàn toàn không được thông báo.

Đây là một vấn đề đã có từ lâu tại Thung lũng Silicon.
“Vấn đề lớn nhất mà chúng ta có, thực sự nghiêm trọng, với rất nhiều các công ty này, là họ không bị truy tố”, cựu nhân viên phản gián FBI Larae Quy cho biết.

“Họ có một nhân viên, đã bán công nghệ cho người Nga hay người Trung Quốc. Thay vì cần nói cho các cổ đông hoặc các nhà đầu tư biết về việc đó, thì họ lại không làm gì. Vì vậy, chúng tôi đã bắt giữ nhân viên đó hoặc chúng tôi có thông tin, và chúng tôi muốn tiến hành các bước [khởi tố] tiếp theo. Nhưng họ không muốn làm điều đó, vì sợ báo chí xấu đưa tin ra ngoài. Đó là điều khó chịu nhất trên thế giới”, đặc vụ Larae cho biết.
Cựu đặc vụ FBI LaRae Quy. (Ảnh: Getty)

Theo các cựu nhân viên tình báo Mỹ, các công ty tại Thung lũng Silicon tiếp tục đánh giá thấp hoặc hoàn toàn che giấu, mức độ ăn cắp bí mật thương mại và các hành vi gián điệp kinh tế khác xảy ra.
“Nói một cách thẳng thắn và công khai, bạn không có quyền kiểm soát tại chỗ. Điều đó hoàn toàn tác động đến giá trị cổ phiếu hoặc nhà đầu tư. Đặc biệt là khi bạn đang xử lý với các công ty khởi nghiệp hoặc các công ty ở cấp độ trung bình, đang tìm kiếm nguồn vốn tài trợ, thì đó là một vấn đề lớn. Về cơ bản, bạn đang công bố với thế giới, đặc biệt nếu bạn có khả năng tiến đến một cuộc xét xử công khai, thì bạn không có khả năng bảo vệ thông tin của mình”, một cựu quan chức tình báo nhận xét. 

Một cựu nhân viên tình báo Mỹ khác cho rằng văn hóa khởi nghiệp công khai tại khu vực Bay Area, cũng làm phức tạp những nỗ lực phản gián của Mỹ, bởi vì các gián điệp Nga và Trung Quốc có thời gian dễ dàng hơn thâm nhập vào các tổ chức, mà không có bất kỳ hệ thống an ninh hay trật tự nào tại chỗ. Những gián điệp này thích thâm nhập vào các doanh nghiệp trẻ và công ty khởi nghiệp, bởi vì “nó luôn luôn dễ hơn khi tham gia ngay từ đầu” khi tìm kiếm ăn cắp thông tin hoặc công nghệ có giá trị.

Tuy nhiên, chi phí quá cao ở Thung lũng Silicon có nghĩa là những cơ hội cho nhân viên công nghệ, và những gián điệp tiềm tàng, tham gia ngay từ đầu, đang ngày càng trở nên không phổ biến.
Ngành công nghiệp công nghệ cao, theo đuổi tài năng và chi phí thấp hơn, hiện đang lan rộng trên khắp đất nước hơn bao giờ hết. Sự phổ biến này sẽ tạo ra các lỗ hổng mới. Do đó, những nơi như: Chapel Hill, North Carolina, và Boulder, Colorado, cả hai thành phố trung bình với các ngành công nghiệp công nghệ phát triển mạnh, có thể sẽ thấy các trường hợp phản gián tăng lên. 

Nhưng gián điệp nước ngoài sẽ không bao giờ rời khỏi Thung lũng Silicon. Khi sự ảnh hưởng toàn cầu của khu vực phát triển, thì sự thu hút giống như nam châm của nó đối với ‘’ma quỷ’ của thế giới cũng như vậy.

Như một cựu quan chức tình báo Mỹ đã nói, các gián điệp nước ngoài được kéo về vùng Bay Area “giống như bướm đêm”. Và khu vực sẽ giúp xác định cuộc đấu tranh cho sự vượt trội toàn cầu – đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc – trong nhiều thập kỷ tới, ông Doftman kết luận.
Phạm Duy
--
__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Monday, January 21, 2019

Lý do Trung Cộng sẽ thảm bại nếu dùng vũ lực tấn công Đài Loan.

Chủ đề:  Lý do Trung Cộng sẽ thảm bại nếu dùng vũ lực tấn công Đài Loan / Huawei sắp hứng chịu đợt 'tấn công' mới từ phương Tây.



Lý do Trung Cộng sẽ thảm bại nếu dùng vũ lực tấn công Đài Loan.

Năng lực phòng thủ của Đài Loan, và mức độ rủi ro lớn của hoạt động đổ bộ khiến Trung Cộng khó thu hồi hòn đảo này bằng vũ lực.

a close up of smoke
Both air and land forces took part in the drills, which are regularly held in Taiwan.
An M60A3 tank, right, passes by an M113 Armored Personnel Carrier during military exercises in Hualien County, eastern Taiwan
See the source image


Andy

See the source image
Taiwan graph
Collage image of China, Taiwan and US flags against a naval ship background. Photo: Facebook
Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập đổ bộ. Ảnh: ECNS.
Binh sĩ Trung Cộng trong một cuộc diễn tập đổ bộ. Ảnh: ECNS.

          Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hôm 2/1 tuyên bố: Không từ bỏ biện pháp dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Chỉ vài ngày sau, họ Tập tiếp tục yêu cầu quân đội Trung Cộng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực, làm dấy lên những lo ngại rằng: CS Bắc Kinh có thể sẽ phát động một chiến dịch quân sự để thu hồi Đài Loan trong thời gian tới.
          Lo ngại này không phải là không có cơ sở, bởi giới quan sát cho rằng: Họ Tập luôn coi mục tiêu thống nhất Đài Loan sẽ là thành tựu lớn nhất của mình, giống như những người tiền nhiệm đã đạt được khi thu hồi Hong Kong, Macau vậy !.
          “Họ Tập có lập trường càng cứng rắn hơn với Đài Loan, sau khi Quốc Dân Đảng thân CS Bắc Kinh thất bại trong cuộc bầu cử năm 2016 ở hòn đảo này", Wendell Minnick, Chuyên gia Phân tích Quân sự ở Đài Loan, nhận định. "Chủ tịch Trung Cộng coi 2020 là hạn chót để đưa ra quyết định cuối cùng, về việc đưa quân đổ bộ chiếm Đài Loan, hoặc quay lại bàn đàm phán".
          Lực lượng phòng vệ Đài Loan gần đây cũng phải đưa ra những chiến thuật mới để tiến hành một loạt cuộc tập trận nhằm đối phó với nguy cơ Trung Cộng tiến hành chiến dịch đổ bộ quy mô lớn. Cuộc tập trận mô phỏng tình huống quân đội Trung Cộng tiến đánh thành phố Đài Trung, sẽ được Đài Loan tổ chức vào ngày 17/1.
          Tuy nhiên, giới Chuyên gia Quân sự cho rằng: Dù họ Tập ngày càng đề cập nhiều hơn đến việc dùng biện pháp quân sự để thu hồi Đài Loan, năng lực phòng thủ của hòn đảo cùng sự hỗ trợ của Mỹ, có thể khiến chiến dịch đổ bộ qua eo biển của Trung Cộng thất bại thảm hại, theo Asia Times.
          Michael Beckley, Phó Giáo sư Nghiên cứu Chính trị tại Đại học Tufts của Mỹ, cho rằng: Lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể đẩy lùi hoàn toàn các cuộc tấn công của Trung Cộng, bằng chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận khu vực (A2/AD), với sự hỗ trợ tối thiểu của Mỹ.
Thiết giáp Trung Quốc rỠi tàu đổ bộ trong cuộc diễn tập năm 2015. Ảnh: ENCS.
Thiết giáp Trung Cộng rời tàu đổ bộ trong cuộc diễn tập năm 2015. Ảnh: ENCS.
          "Với sự hậu thuẫn của Mỹ, Đài Loan gần đây đang tăng cường nỗ lực nhằm cân bằng sức mạnh quân sự ở Đông Á. Cán cân sức mạnh này sẽ ổn định trong vài năm tới, vì Trung Cộng chưa đủ khả năng khai triển sức mạnh cần thiết để áp đảo năng lực A2/AD của Đài Loan", Beckley nhận định trong một bài viết trên tạp chí International Security..
          Chiến lược A2/AD thường được Trung Cộng sử dụng để ngăn Mỹ can thiệp vào mọi cuộc xung đột khu vực, hoặc khiến Mỹ trả giá đắt nếu tham chiến. Tuy nhiên, Washington và các Đồng minh châu Á cũng có thể áp dụng trở lại chiến lược này để đối phó Trung Cộng.
          Theo đó, thay vì tìm cách chiếm ưu thế trên không và trên biển theo chiến thuật truyền thống, lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể áp dụng các biện pháp để phong tỏa vùng trời, vùng biển trước các lực lượng đổ bộ của Trung Cộng.
          Để tấn công được Đài Loan, quân đội Trung Cộng sẽ phải tiến hành chiến dịch cơ động lực lượng vượt qua eo biển, và đổ bộ lên các đảo nhỏ vòng ngoài trước khi tiến tới đảo chính. Đây sẽ là thách thức rất lớn với quân đội Trung Cộng, bởi hoạt động đổ bộ từ biển luôn là hình thức tác chiến khó khăn nhất.
          Lực lượng tấn công của Trung Cộng sẽ rất dễ bị các loại vũ khí dẫn đường chính xác của Đài Loan tập kích khi đang cơ động vượt eo biển. Do đó, để chiến dịch thành công, CS Bắc Kinh sẽ phải hoàn toàn chiếm ưu thế trên không, và kiểm soát vùng biển trong khu vực.
          "Nếu Đài Loan có các vũ khí diệt hạm và phòng không uy lực mạnh, Trung Cộng sẽ không thể thực hành tấn công đổ bộ, do những vũ khí này có thể tiêu diệt tàu đổ bộ khi chúng di chuyển qua eo biển", Beckley đánh giá.
Tên lá»­a diệt hạm Ä Ã i Loan khai há» a trong má»™t cuá»™c diá»…n tập. Ảnh: CNA.
Hỏa tiễn diệt hạm Đài Loan khai hỏa trong một cuộc diễn tập. Ảnh: CNA.
          Để có thể phá hủy năng lực phòng thủ của Đài Loan, và bảo đảm chiến dịch đổ bộ thành công, Trung Cộng phải giữ được yếu tố bất ngờ về thời điểm tấn công, và đồng loạt phóng nhiều hỏa tiễn vượt eo biển, để tiêu diệt các Tổ hợp Phòng không, diệt chiến hạm, hay phi trường quân sự của đối phương.
          Tuy nhiên, nếu được cảnh cáo trước về cuộc tấn công, Đài Loan có thể phân tán chiến đấu cơ đến 36 phi trường quân sự trên hòn đảo, chưa kể một loạt phi trường dân sự, và đường cao tốc cũng có thể được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đài Loan cũng có các bệ phóng hỏa tiễn di động, và vũ khí Phòng không, cũng như tàu chiến và tàu ngầm đối phó đòn phủ đầu bằng hỏa tiễn của Trung Cộng.
          Trung Cộng hầu như không thể loại bỏ toàn bộ hệ thống phòng thủ của đối phương trong đòn tấn công phủ đầu, bởi Đài Loan hiện có các hệ thống cảnh cáo sớm tối tân.. Ngay cả Mỹ cũng không thể làm được điều đó, khi phát động tấn công các đối thủ yếu hơn nhiều như Iraq năm 1991, hay Serbia năm 1999.
          Quân đội Trung Cộng vốn chưa từng tham gia cuộc chiến lớn nào trong ba thập kỷ qua, cũng không thể bảo đảm được rằng: Sẽ thành công trong chiến dịch tấn công đổ bộ vào Đài Loan. Chỉ 10% bờ biển Đài Loan thích hợp cho hoạt động đổ bộ, nên nếu tập trung lực lượng phòng thủ ở một số khu vực trọng yếu, Đài Loan hoàn toàn có thể áp đảo lực lượng đổ bộ Trung Cộng.
          Trong chiến lược phòng thủ kiểu A2/AD này, Mỹ không cần dùng Hàng không Mẫu hạm, hay tiêm kích tới eo biển Đài Loan để hỗ trợ Đồng minh, và hứng chịu rủi ro  lớn về con người và vũ  khí. Quân đội Mỹ có thể sử dụng năng lực trinh sát, do thám, và cảnh cáo tầm xa của mình để cung cấp tin tức về hoạt động điều chuyển lực lượng của Trung Cộng, cũng như dữ liệu mục tiêu, để lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể phong tỏa vùng biển, vùng trời xung quanh hòn đảo.
          Trong trường hợp cần thiết, Mỹ có thể dùng các loại máy bay tàng hình tối tân như oanh tạc cơ B2, tiêm kích F-35, hoặc tàu ngầm lớp Ohio để tấn công các lực lượng đổ bộ của Trung Cộng, tại bờ biển Đài Loan, giúp Đồng minh đẩy lùi cuộc tấn công quy mô lớn.
          "Dù có giọng điệu cứng rắn, Trung Cộng có thể sẽ không dùng vũ lực với Đài Loan do tính rủi ro lớn của chiến dịch. Thay vào đó, CS Bắc Kinh dường như sẽ tiếp tục chiến lược thống nhất hòa bình trong thời gian tới", Beckley nhấn mạnh.
By BERTIL LINTNER JANUARY 10, 2019 Asia Times.




Huawei sắp hứng chịu đợt 'tấn công' mới từ phương Tây.

        Mỹ không chỉ điều tra Huawei đánh cắp bí mật thương mại, mà còn xem xét cấm bán linh kiện cho bất kỳ Công ty Viễn thông Trung Cộng nào vi phạm lệnh trừng phạt, hay quy định hạn chế xuất cảng, mà Washington ban hành. Còn tại châu Âu, chính quyền Đức Quốc đang tìm cách ngăn không cho Huawei tham gia xây dựng mạng lưới 5G.

Phương Tây chưa ngừng tẩy chay Huawei - Ảnh: Reuters.





        Tờ The Wall Street Journal dẫn nguồn tin tiết lộ cuộc điều tra xuất phát từ các vụ kiện dân sự chống lại Huawei, trong đó có trường hợp T-Mobile cáo buộc Tập đoàn Viễn thông Trung Cộng nói trên lợi dụng mối quan hệ đối tác đánh cắp Công nghệ robot, mà Công ty Mỹ này dùng để thử nghiệm điện thoại thông minh. Bồi thẩm đoàn tại Seattle năm 2017 xác định: Huawei phải chịu trách nhiệm về hành vi trộm cắp này.
        Theo các nguồn tin thì công tác điều tra sắp hoàn thành, và sẽ sớm ra cáo trạng. Bộ Tư pháp Mỹ lẫn Huawei đều từ chối bình luận.
        Trong khi đó, một nhóm Nghị sĩ Mỹ hôm 16.1 vừa đệ trình một Dự luật, với nội dung Tổng thống Mỹ cần thiết phải cấm Doanh nghiệp nước này cung cấp linh kiện cho Công ty Viễn thông Trung Cộng vi phạm sự trừng phạt, hay quy định hạn chế xuất cảng do Washington ban hành. Dự luật nêu đích danh Huawei với ZTE.
        Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, một trong những người tham gia đệ trình Dự luật, khẳng định: Bất cứ Công ty Trung Cộng nào phạm luật đều không thể thoát “án tử”.
        Washington trong năm ngoái từng cắt nguồn linh kiện, và nguyên liệu cho ZTE, do Tập đoàn này vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran.
        Giám đốc Tài chính (CFO) Huawei Mạnh Vãn Châu cũng bị cáo buộc tương tự. Sau khi bắt giữ y thị, phía Canada đang xem xét yêu cầu dẫn độ của Mỹ.



CFO Huawei Mạnh Vãn Châu - Ảnh: The Globe and Mail.
        Bên kia Đại Tây Dương, chính quyền Đức Quốc cũng muốn tẩy chay Huawei. Báo Handelsblatt cho biết: Giới chức nước này đang bàn bạc thiết lập một bộ tiêu chuẩn an ninh nghiêm ngặt, mà “Ông lớn” Viễn thông Trung Cộng không thể đạt được, qua đó khiến Tập đoàn Huawei không thể tham gia xây dựng mạng lưới 5G. Một biện pháp ngăn chặn khác là sửa đổi Luật Viễn thông.
        Deutsche Telekom (Đức) trước đó tuyên bố: Tái xem xét kế hoạch tìm đơn vị cung cấp thiết bị cho hoạt động trong lẫn ngoài nước của Công ty. Đơn bị này tuyên bố rất chú ý đến vấn đề bảo mật nguồn tin liên quan đến sản phẩm xuất xứ Trung Cộng, vốn đang gây ra tranh cãi thời gian qua.
        Vốn theo đuổi chiến lược đa-dạng-hóa đối tác, Deutsche Telekom lâu nay mua sắm thiết bị của nhiều Hãng, trong đó có Nokia, Ericsson, Cisco, và cả Huawei nữa.
        Huawei, ZTE, bị nghi ngờ có liên hệ với chính quyền CS lẫn quân đội Trung Cộng. Nhiều quốc gia mà đi đầu là Mỹ thực hiện hàng loạt biện pháp hạn chế hai Tập đoàn này hoạt động ở thị trường của họ.
        Đối mặt với làn sóng tẩy chay từ phương Tây, nhà Sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã không thể im lặng. Tỷ phú 74 tuổi vào ngày 15.1, lên tiếng bác bỏ cáo buộc sản phẩm của Huawei làm Gián điệp, đồng thời nhấn mạnh giữa quan điểm chính trị cá nhân (hắn ủng hộ đảng Cộng sản Trung Cộng) với công việc kinh doanh không có liên kết gì sất ???.
(Theo SCMP, Reuters).


                                                                                                                        Hết.

 


.


__._,_.___

Posted by: van tran

Popular Posts

Popular Posts