X

Monday, January 21, 2019

Lý do Trung Cộng sẽ thảm bại nếu dùng vũ lực tấn công Đài Loan.

Chủ đề:  Lý do Trung Cộng sẽ thảm bại nếu dùng vũ lực tấn công Đài Loan / Huawei sắp hứng chịu đợt 'tấn công' mới từ phương Tây.



Lý do Trung Cộng sẽ thảm bại nếu dùng vũ lực tấn công Đài Loan.

Năng lực phòng thủ của Đài Loan, và mức độ rủi ro lớn của hoạt động đổ bộ khiến Trung Cộng khó thu hồi hòn đảo này bằng vũ lực.

a close up of smoke
Both air and land forces took part in the drills, which are regularly held in Taiwan.
An M60A3 tank, right, passes by an M113 Armored Personnel Carrier during military exercises in Hualien County, eastern Taiwan
See the source image


Andy

See the source image
Taiwan graph
Collage image of China, Taiwan and US flags against a naval ship background. Photo: Facebook
Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập đổ bộ. Ảnh: ECNS.
Binh sĩ Trung Cộng trong một cuộc diễn tập đổ bộ. Ảnh: ECNS.

          Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hôm 2/1 tuyên bố: Không từ bỏ biện pháp dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Chỉ vài ngày sau, họ Tập tiếp tục yêu cầu quân đội Trung Cộng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực, làm dấy lên những lo ngại rằng: CS Bắc Kinh có thể sẽ phát động một chiến dịch quân sự để thu hồi Đài Loan trong thời gian tới.
          Lo ngại này không phải là không có cơ sở, bởi giới quan sát cho rằng: Họ Tập luôn coi mục tiêu thống nhất Đài Loan sẽ là thành tựu lớn nhất của mình, giống như những người tiền nhiệm đã đạt được khi thu hồi Hong Kong, Macau vậy !.
          “Họ Tập có lập trường càng cứng rắn hơn với Đài Loan, sau khi Quốc Dân Đảng thân CS Bắc Kinh thất bại trong cuộc bầu cử năm 2016 ở hòn đảo này", Wendell Minnick, Chuyên gia Phân tích Quân sự ở Đài Loan, nhận định. "Chủ tịch Trung Cộng coi 2020 là hạn chót để đưa ra quyết định cuối cùng, về việc đưa quân đổ bộ chiếm Đài Loan, hoặc quay lại bàn đàm phán".
          Lực lượng phòng vệ Đài Loan gần đây cũng phải đưa ra những chiến thuật mới để tiến hành một loạt cuộc tập trận nhằm đối phó với nguy cơ Trung Cộng tiến hành chiến dịch đổ bộ quy mô lớn. Cuộc tập trận mô phỏng tình huống quân đội Trung Cộng tiến đánh thành phố Đài Trung, sẽ được Đài Loan tổ chức vào ngày 17/1.
          Tuy nhiên, giới Chuyên gia Quân sự cho rằng: Dù họ Tập ngày càng đề cập nhiều hơn đến việc dùng biện pháp quân sự để thu hồi Đài Loan, năng lực phòng thủ của hòn đảo cùng sự hỗ trợ của Mỹ, có thể khiến chiến dịch đổ bộ qua eo biển của Trung Cộng thất bại thảm hại, theo Asia Times.
          Michael Beckley, Phó Giáo sư Nghiên cứu Chính trị tại Đại học Tufts của Mỹ, cho rằng: Lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể đẩy lùi hoàn toàn các cuộc tấn công của Trung Cộng, bằng chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận khu vực (A2/AD), với sự hỗ trợ tối thiểu của Mỹ.
Thiết giáp Trung Quốc rỠi tàu đổ bộ trong cuộc diễn tập năm 2015. Ảnh: ENCS.
Thiết giáp Trung Cộng rời tàu đổ bộ trong cuộc diễn tập năm 2015. Ảnh: ENCS.
          "Với sự hậu thuẫn của Mỹ, Đài Loan gần đây đang tăng cường nỗ lực nhằm cân bằng sức mạnh quân sự ở Đông Á. Cán cân sức mạnh này sẽ ổn định trong vài năm tới, vì Trung Cộng chưa đủ khả năng khai triển sức mạnh cần thiết để áp đảo năng lực A2/AD của Đài Loan", Beckley nhận định trong một bài viết trên tạp chí International Security..
          Chiến lược A2/AD thường được Trung Cộng sử dụng để ngăn Mỹ can thiệp vào mọi cuộc xung đột khu vực, hoặc khiến Mỹ trả giá đắt nếu tham chiến. Tuy nhiên, Washington và các Đồng minh châu Á cũng có thể áp dụng trở lại chiến lược này để đối phó Trung Cộng.
          Theo đó, thay vì tìm cách chiếm ưu thế trên không và trên biển theo chiến thuật truyền thống, lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể áp dụng các biện pháp để phong tỏa vùng trời, vùng biển trước các lực lượng đổ bộ của Trung Cộng.
          Để tấn công được Đài Loan, quân đội Trung Cộng sẽ phải tiến hành chiến dịch cơ động lực lượng vượt qua eo biển, và đổ bộ lên các đảo nhỏ vòng ngoài trước khi tiến tới đảo chính. Đây sẽ là thách thức rất lớn với quân đội Trung Cộng, bởi hoạt động đổ bộ từ biển luôn là hình thức tác chiến khó khăn nhất.
          Lực lượng tấn công của Trung Cộng sẽ rất dễ bị các loại vũ khí dẫn đường chính xác của Đài Loan tập kích khi đang cơ động vượt eo biển. Do đó, để chiến dịch thành công, CS Bắc Kinh sẽ phải hoàn toàn chiếm ưu thế trên không, và kiểm soát vùng biển trong khu vực.
          "Nếu Đài Loan có các vũ khí diệt hạm và phòng không uy lực mạnh, Trung Cộng sẽ không thể thực hành tấn công đổ bộ, do những vũ khí này có thể tiêu diệt tàu đổ bộ khi chúng di chuyển qua eo biển", Beckley đánh giá.
Tên lá»­a diệt hạm Ä Ã i Loan khai há» a trong má»™t cuá»™c diá»…n tập. Ảnh: CNA.
Hỏa tiễn diệt hạm Đài Loan khai hỏa trong một cuộc diễn tập. Ảnh: CNA.
          Để có thể phá hủy năng lực phòng thủ của Đài Loan, và bảo đảm chiến dịch đổ bộ thành công, Trung Cộng phải giữ được yếu tố bất ngờ về thời điểm tấn công, và đồng loạt phóng nhiều hỏa tiễn vượt eo biển, để tiêu diệt các Tổ hợp Phòng không, diệt chiến hạm, hay phi trường quân sự của đối phương.
          Tuy nhiên, nếu được cảnh cáo trước về cuộc tấn công, Đài Loan có thể phân tán chiến đấu cơ đến 36 phi trường quân sự trên hòn đảo, chưa kể một loạt phi trường dân sự, và đường cao tốc cũng có thể được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đài Loan cũng có các bệ phóng hỏa tiễn di động, và vũ khí Phòng không, cũng như tàu chiến và tàu ngầm đối phó đòn phủ đầu bằng hỏa tiễn của Trung Cộng.
          Trung Cộng hầu như không thể loại bỏ toàn bộ hệ thống phòng thủ của đối phương trong đòn tấn công phủ đầu, bởi Đài Loan hiện có các hệ thống cảnh cáo sớm tối tân.. Ngay cả Mỹ cũng không thể làm được điều đó, khi phát động tấn công các đối thủ yếu hơn nhiều như Iraq năm 1991, hay Serbia năm 1999.
          Quân đội Trung Cộng vốn chưa từng tham gia cuộc chiến lớn nào trong ba thập kỷ qua, cũng không thể bảo đảm được rằng: Sẽ thành công trong chiến dịch tấn công đổ bộ vào Đài Loan. Chỉ 10% bờ biển Đài Loan thích hợp cho hoạt động đổ bộ, nên nếu tập trung lực lượng phòng thủ ở một số khu vực trọng yếu, Đài Loan hoàn toàn có thể áp đảo lực lượng đổ bộ Trung Cộng.
          Trong chiến lược phòng thủ kiểu A2/AD này, Mỹ không cần dùng Hàng không Mẫu hạm, hay tiêm kích tới eo biển Đài Loan để hỗ trợ Đồng minh, và hứng chịu rủi ro  lớn về con người và vũ  khí. Quân đội Mỹ có thể sử dụng năng lực trinh sát, do thám, và cảnh cáo tầm xa của mình để cung cấp tin tức về hoạt động điều chuyển lực lượng của Trung Cộng, cũng như dữ liệu mục tiêu, để lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể phong tỏa vùng biển, vùng trời xung quanh hòn đảo.
          Trong trường hợp cần thiết, Mỹ có thể dùng các loại máy bay tàng hình tối tân như oanh tạc cơ B2, tiêm kích F-35, hoặc tàu ngầm lớp Ohio để tấn công các lực lượng đổ bộ của Trung Cộng, tại bờ biển Đài Loan, giúp Đồng minh đẩy lùi cuộc tấn công quy mô lớn.
          "Dù có giọng điệu cứng rắn, Trung Cộng có thể sẽ không dùng vũ lực với Đài Loan do tính rủi ro lớn của chiến dịch. Thay vào đó, CS Bắc Kinh dường như sẽ tiếp tục chiến lược thống nhất hòa bình trong thời gian tới", Beckley nhấn mạnh.
By BERTIL LINTNER JANUARY 10, 2019 Asia Times.




Huawei sắp hứng chịu đợt 'tấn công' mới từ phương Tây.

        Mỹ không chỉ điều tra Huawei đánh cắp bí mật thương mại, mà còn xem xét cấm bán linh kiện cho bất kỳ Công ty Viễn thông Trung Cộng nào vi phạm lệnh trừng phạt, hay quy định hạn chế xuất cảng, mà Washington ban hành. Còn tại châu Âu, chính quyền Đức Quốc đang tìm cách ngăn không cho Huawei tham gia xây dựng mạng lưới 5G.

Phương Tây chưa ngừng tẩy chay Huawei - Ảnh: Reuters.





        Tờ The Wall Street Journal dẫn nguồn tin tiết lộ cuộc điều tra xuất phát từ các vụ kiện dân sự chống lại Huawei, trong đó có trường hợp T-Mobile cáo buộc Tập đoàn Viễn thông Trung Cộng nói trên lợi dụng mối quan hệ đối tác đánh cắp Công nghệ robot, mà Công ty Mỹ này dùng để thử nghiệm điện thoại thông minh. Bồi thẩm đoàn tại Seattle năm 2017 xác định: Huawei phải chịu trách nhiệm về hành vi trộm cắp này.
        Theo các nguồn tin thì công tác điều tra sắp hoàn thành, và sẽ sớm ra cáo trạng. Bộ Tư pháp Mỹ lẫn Huawei đều từ chối bình luận.
        Trong khi đó, một nhóm Nghị sĩ Mỹ hôm 16.1 vừa đệ trình một Dự luật, với nội dung Tổng thống Mỹ cần thiết phải cấm Doanh nghiệp nước này cung cấp linh kiện cho Công ty Viễn thông Trung Cộng vi phạm sự trừng phạt, hay quy định hạn chế xuất cảng do Washington ban hành. Dự luật nêu đích danh Huawei với ZTE.
        Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, một trong những người tham gia đệ trình Dự luật, khẳng định: Bất cứ Công ty Trung Cộng nào phạm luật đều không thể thoát “án tử”.
        Washington trong năm ngoái từng cắt nguồn linh kiện, và nguyên liệu cho ZTE, do Tập đoàn này vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran.
        Giám đốc Tài chính (CFO) Huawei Mạnh Vãn Châu cũng bị cáo buộc tương tự. Sau khi bắt giữ y thị, phía Canada đang xem xét yêu cầu dẫn độ của Mỹ.



CFO Huawei Mạnh Vãn Châu - Ảnh: The Globe and Mail.
        Bên kia Đại Tây Dương, chính quyền Đức Quốc cũng muốn tẩy chay Huawei. Báo Handelsblatt cho biết: Giới chức nước này đang bàn bạc thiết lập một bộ tiêu chuẩn an ninh nghiêm ngặt, mà “Ông lớn” Viễn thông Trung Cộng không thể đạt được, qua đó khiến Tập đoàn Huawei không thể tham gia xây dựng mạng lưới 5G. Một biện pháp ngăn chặn khác là sửa đổi Luật Viễn thông.
        Deutsche Telekom (Đức) trước đó tuyên bố: Tái xem xét kế hoạch tìm đơn vị cung cấp thiết bị cho hoạt động trong lẫn ngoài nước của Công ty. Đơn bị này tuyên bố rất chú ý đến vấn đề bảo mật nguồn tin liên quan đến sản phẩm xuất xứ Trung Cộng, vốn đang gây ra tranh cãi thời gian qua.
        Vốn theo đuổi chiến lược đa-dạng-hóa đối tác, Deutsche Telekom lâu nay mua sắm thiết bị của nhiều Hãng, trong đó có Nokia, Ericsson, Cisco, và cả Huawei nữa.
        Huawei, ZTE, bị nghi ngờ có liên hệ với chính quyền CS lẫn quân đội Trung Cộng. Nhiều quốc gia mà đi đầu là Mỹ thực hiện hàng loạt biện pháp hạn chế hai Tập đoàn này hoạt động ở thị trường của họ.
        Đối mặt với làn sóng tẩy chay từ phương Tây, nhà Sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã không thể im lặng. Tỷ phú 74 tuổi vào ngày 15.1, lên tiếng bác bỏ cáo buộc sản phẩm của Huawei làm Gián điệp, đồng thời nhấn mạnh giữa quan điểm chính trị cá nhân (hắn ủng hộ đảng Cộng sản Trung Cộng) với công việc kinh doanh không có liên kết gì sất ???.
(Theo SCMP, Reuters).


                                                                                                                        Hết.

 


.


__._,_.___

Posted by: van tran

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts