X

Thursday, October 31, 2013

EVIL csTQ đe dọa Việt Nam, Phi và Nhật...


 

EVIL csTQ đe dọa Việt Nam, Phi và Nhật...

 

EVIL csTQ đột nhập vào vùng biển thuộc lãnh thổ của Việt Nam, Phi và Nhật
Vì sao EVIL csTQ muốn liếm biển thuộc lãnh thổ của Việt Nam, Phi và Nhật
Vì EVIL csTQ là chủ nghĩa bành trướng
EVIL csTQ đang dùng chiến lược song phương để liếm biển thuộc lãnh thổ của Việt Nam
EVIL csTQ đang dùng chiến lược YUAN mua phe thân EVIL csTQ tại Việt Nam để liếm biển thuộc lãnh thổ của Việt Nam
EVIL csTQ là kẻ thù của Việt Nam, Phi và Nhật...
Phe thân EVIL csTQ tại Việt Nam kẻ thù của dân tộc Việt Nam

Chủ nghĩa xã hội đã chết trong lòng Dân Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn trên danh nghĩa chứ không còn trong lòng Dân Việt Nam
Tự do và Dân Chủ lành mạnh đòi hỏi sự tham dự của tòan Dân trong và ngoài nước Việt Nam
Tự do và Dân Chủ đòi hỏi nỗ lực và hy sinh đóng góp
Cơ Hội Tự do và Dân Chủ Cho Việt Nam đang ở trong tay tất cả mọi người
Vai trò lịch sử của cả dân tộc Việt Nam không một ai có thể bỏ qua

 on behalf of; Minh 70/2

 

Wednesday, October 30, 2013

Úc cấm tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc khai thác internet cao tốc


 

TRUNG QUỐC - ÚC - 

Bài đăng : Thứ ba 29 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 29 Tháng Mười 2013

 

Úc cấm tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc khai thác internet cao tốc


Trụ sở tập đoàn Hoa Vi tại Thâm Khuyến, Quảng Đông - REUTERS /Tyrone Siu

Trụ sở tập đoàn Hoa Vi tại Thâm Khuyến, Quảng Đông - REUTERS /Tyrone Siu

Thụy My  RFI


Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei), bị Hoa Kỳ lên án là đã dọ thám cho Bắc Kinh, sẽ tiếp tục bị cấm tham gia thị trường internet đường truyền tốc độ cao tại Úc. Chính quyền Canberra hôm nay 29/10/2013 thông báo như trên.


Lo ngại nguy cơ bị tấn công tin học, năm 2012 chính quyền đảng Lao động Úc đã không chấp nhận đề nghị của Hoa Vi về việc triển khai mạng lưới internet băng rộng (NBN) tại Úc.

Bộ trưởng Tư pháp George Brandis của chính phủ đảng bảo thủ mới nắm quyền sau cuộc bầu cử vào tháng Chín hôm nay loan báo, Thủ tướng Tony Abbott không hề có ý định thay đổi chính sách.

Ông Brandis cho biết : « Quyết định của chính phủ không cho phép Hoa Vi tham gia NBN được dựa trên lời khuyên của các cơ quan an ninh quốc gia. Từ sau bầu cử, tân chính phủ đã tham gia nhiều cuộc họp với những cơ quan này (…) và không có ý định thay đổi quan điểm ».

Canberra không đưa ra lời bình nào về các thông tin do tình báo Úc cung cấp.

Theo tờ báo tài chính Australian Financial Review, từ năm 2012 Hoa Vi đã tiến hành một chiến dịch vận động hậu trường dồn dập ở Canberra, và ông George Brandis phải đối phó với sự can thiệp của một số đồng nghiệp trong chính phủ, đề nghị nên mềm mỏng hơn.

Tân chính phủ Úc loan báo một « bước ngoặt chiến lược » trong kế hoạch triển khai mạng lưới internet tốc độ cao nhằm giảm giá thành còn 29,5 tỉ đô la Úc (20 tỉ euro). Hoa Vi hy vọng nhân cơ hội này Canberra sẽ linh hoạt hơn vì cần tìm đối tác tài chính.

Được thành lập bởi một cựu kỹ sư của quân đội Trung Quốc, Hoa Vi trở thành trung tâm cuộc tranh cãi giữa Bắc Kinh và Washington về an ninh tin học, vì nghi ngờ Hoa Vi có quan hệ mật thiết với Nhà nước Trung Quốc. Quốc hội Mỹ năm ngoái đã yêu cầu loại Hoa Vi ra khỏi các hợp đồng chính phủ, vì các thiết bị của tập đoàn này có thể được sử dụng cho việc nghe lén của Bắc Kinh. Hoa Vi khi tự biện hộ đã cho rằng nguyên nhân là chủ nghĩa bảo hộ.

Úc hiện lâm vào thế khó xử vì đang tìm cách tái thúc đẩy các thương lượng hiệp định tự do mậu dịch với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Úc. Thủ tướng Tony Abbott tuyên bố muốn hoàn tất việc thương thảo trong vòng một năm.

 

 

 

 

TRUNG QUỐC - 

Bài đăng : Thứ ba 29 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 29 Tháng Mười 2013

Internet : Trung Quốc gia tăng trấn áp


Một cư dân mạng truy cập mạng Vi Bác - REUTERS /Carlos Barria/Files

Một cư dân mạng truy cập mạng Vi Bác - REUTERS /Carlos Barria/Files

Minh Anh  RFI


Tình hình chính trị và an ninh tại Trung Quốc là chủ đề được một số báo Pháp phát hành sáng nay 29/10/2013 quan tâm nhiều. Đối với người dân Trung Quốc hiện nay, trang web, phương tiện duy nhất cho phép bày tỏ chính kiến, ngày càng bị kiểm soát gắt gao. 


Tính từ hồi trung tuần tháng Tám đến nay, nhiều nhà đấu tranh dân chủ, luật sư, giáo sư đại học hay nhà báo … hơn 450 người đã bị bắt giữ, bị khiển trách hay bị đe dọa bằng nhiều cách khác nhau. Theo nhận định của Libération, sự việc cho thấy “Bắc Kinh gia tăng trấn áp Internet”. Đây cũng chính là tựa đề bài viết do thông tín viên thường trú Philippe Grangereau của Libération từ Bắc Kinh gởi về.

Tác giả nhắc lại khi mới lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản hồi cuối năm rồi (2012), Tập Cận Bình phát ra nhiều tia hy vọng cải cách chính trị, nhắm đến xây dựng một nhà nước pháp quyền. Thế nhưng, hành động lại không đi đôi với lời nói. Người lãnh đạo mới đã củng cố quyền lực của Đảng trên cả quyền lực Nhà nước, làm hồi sinh chủ nghĩa Mao, tăng cường kiểm duyệt và trấn áp trên mọi phương diện nhằm đe dọa tầng lớp trí thức và dập tắt mọi sự bất mãn.

Theo P. Grangereau, bàn tay sắt đó chủ yếu đè nặng lên Tân Cương, nơi có đông dân theo đạo Hồi sinh sống và Tây Tạng. Người dân tại hai khu vực này phản đối chính sách Hán hóa của chính phủ. Còn đối với chính dân tộc Hoa, ở một số người, sự thất vọng đó lại nhường chỗ cho đôi khi là sự cam chịu, đôi khi lại là một sự thách thức. Mạng Internet, phương tiện ngôn luận duy nhất có sẵn ngày càng bị khóa mõm. Mùa hè rồi, ông Tập Cận Bình đã hùng hồn tuyên bố: “Internet đã trở thành mảnh đất chính cho cuộc chiến tư tưởng […] giữa chế độ chúng ta và các thế lực phương Tây thù nghịch […] và cũng đừng nên sợ rút gươm ra”.

Tháng Chín vừa qua, tòa án Tối cao còn ra thông báo những ai “tung tin đồn nhảm” hay “thông tin sai lệch” với “hơn 5000 lượt người xem” trên mạng hay “được chuyển đi đến hơn 500 lần” kể từ giờ sẽ bị kết án đến ba năm tù.

“Thú nhận”

Tính từ trung tuần tháng Tám đến nay, hơn 450 người đã bị bắt giữ. Phần lớn những người bị chính quyền bắt giam đều được thả đổi lại với lời “thú nhận”. Không chỉ tấn công vào giới blogger hay các nhà đấu tranh nhân quyền, chính quyền Bắc còn đánh vào giới trí thức như giáo sư đại học hay luật sư, những người ủng hộ cho dân chủ. Điển hình là vụ sa thải ông Hạ Nghiệp Lương khỏi đại học Bắc Kinh danh tiếng trong tháng này, chỉ vì ông dám bày tỏ quan điểm ủng hộ dân chủ trong những năm gần đây. Ông Hạ Nghiệp Lương cũng đã ký vào bản Hiến chương 08 của Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa Bình 2008, bị kết án 11 năm tù.

Hay như việc bắt giam luật sư Hứa Chí Vĩnh vào tháng Tám này với tội danh “tụ tập đám đông gây rối trật tự công cộng”. Một triệu phú nổi tiếng là Vương Công Quyền, lên tiếng ủng hộ luật gia cũng vô tù. Đặc biệt là vụ bắt giam luật gia Quách Phi Hùng vào ngày 08/8 với tội danh “gây rối nơi công cộng”. Nhà đấu tranh cho nhân quyền này đã tung ra một chiến dịch chống tham nhũng yêu cầu các quan chức phải công khai tài sản của họ và gia đình. Hành động này của ông gây lúng túng cho Tập Cận Bình và gia đình, vốn sở hữu ít nhất 291 triệu euro, theo như một điều tra của hãng Bloomberg.

Đối tượng cuối cùng mà tác giả đề cập đến là giới phóng viên. Những người này phải “trải qua một kỳ kiểm tra” để đổi thẻ nhà báo. Một trong số họ đã phải thú nhận trên truyền hình quốc gia đã nhận hối lộ (chúng tôi sẽ nhắc lại trong bài kế tiếp). Thế nhưng, theo tác giả, bất chấp sự kiểm duyệt, nhiều vụ việc không mấy gì hay ho lắm cũng bị báo chí và cư dân mạng lật tẩy: thực phẩm không an toàn, tra tấn trong các trại cải tạo, cưỡng chế phá thai, “nhà tù đen”, những cái chết đáng ngờ của phạm nhân, lỗi tư pháp…Những vụ việc này được tung lên và lan rộng trên mạng xã hội, được giới trí thức ủng hộ tự do bình phẩm, dòng thông tin liên tục đó bị cho là đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đảng. Xuất phát từ điểm này, chính quyền đã tung ra chiến dịch khôi phục hình ảnh bằng cách hạ uy tín các nhà đối lập.

Bắc Kinh thu hình lời ăn năn của một nhà báo bị bắt giam, giới báo chí lo sợ

Và một trong những biện pháp đang được Bắc Kinh sử dụng, buộc các nhà đấu tranh, hay những nhà viết blog nổi tiếng bị chính quyền nhốt tù phải lên tiếng thú nhận tội lỗi công khai trên đài truyền hình. Chủ đề này được báo Le Monde phản ảnh lại qua bài viết đề tựa “Sự ăn năn của một phóng viên bị bắt giam được thu hình làm dấy lên nỗi sợ sự trở lại của một nền tư pháp mang tính trừng trị”.

Theo Brice Pedroletti, thông tín viên báo Le Monde tại Bắc Kinh nhận định “Những lời ăn năn của phóng viên Trần Vĩnh Châu được thu hình từ nhà giam hôm thứ Bảy 26/10 khiến giới nhà báo tại Trung Quốc cảm thấy rụng rời và làm dấy lên nhiều nghi vấn mới”.

Trước ống kính camera, phóng viên trẻ tuổi đã nhìn nhận dàn dựng thông tin giả theo lời sự xúi giục của một nhà trung gian bí ẩn. Người này có lẽ đã hậu hĩnh trả cho anh ta một khoản tiền lớn nhằm bôi nhọ uy tín của tập đoàn công nghiệp Trung Liên Trọng Khoa, chuyên sản xuất các máy móc cho công trường.

B. Pedroletti nhớ lại khi Trần Vĩnh Châu bị bắt hôm 18/10 tại Quảng Châu dưới tội danh bôi xấu thanh danh tập đoàn bán quốc doanh trên, ngay lập tức anh trở thành biểu tượng của việc khóa mõm truyền thông. Cơ quan chủ quản anh, tờ Tân Khoái Báo, còn đưa tít lớn trên trang nhất hôm thứ Tư 23/10 vừa qua, “Vui lòng thả anh ta ra!”. Theo B. Pedroletti, chưa bao giờ một tòa báo Trung Quốc cho đến nay dám thách thức bộ máy cảnh sát một cách công khai như vậy. Ngày hôm sau, tòa báo này còn lặp lại lời thỉnh cầu trên, cùng với sự ủng hộ của một bộ phận báo chí được cho là “tự do”, chống lại việc bắt giam vô số nhà báo và blogger trong vòng ba tháng qua.

Tác giả bài viết cho rằng thái độ quay ngoắc này gây lúng túng cho giới truyền thông, vốn dĩ cũng đang bị tham nhũng gặm nhấm. Một vị quan chức trong ngành này, ủng hộ nhà báo bị bắt trên, xin giấu tên, giải thích với B. Pedroletti: “Kiểu làm việc này (nhận tiền để bôi nhọ đối thủ) khá phổ biến trong giới nhà báo kinh tế. Điều đó đã tạo ra một mối nghi ngờ về Trần Vĩnh Châu và chúng tôi cũng không thể nào ủng hộ anh ta được nữa. Dĩ nhiên là những tờ báo nào đứng về phía anh ta cũng bị một vố đau. Lối thoát duy nhất là kêu gọi tôn trọng trình tự tố tụng. Chắc chắn là việc Đài truyền hình trung ương CCTV có thể tiếp cận phạm nhân tại nhà giam là điều không bình thường”.

Đối với một số báo theo xu hướng “tự do” như tờ Nam Phương Chu Mạt, sự việc trên cho thấy có sự thao túng quá đáng: “Một ký giả không thể đăng một bài viết như anh ta muốn, vì còn phải thông qua ban biên tập”. Bởi vì, trong vụ án này, lẽ ra nạn nhân của sự vu khống phải kiện tòa soạn. Thế mà, chính cảnh sát lại bắt giữ phóng viên Trần, cạo trọc đầu anh và điều khiển anh ta “giống y như là hồi Cách mạng Văn hóa”.

Theo quan điểm của tác giả, những lời hối cải của Trần Vĩnh Châu nhằm phục vụ cho một mục đích. Đối với phần đông khán giả, vụ việc lật tẩy một bộ mặt mới của nạn tham nhũng. Mặt khác, vụ trấn áp này của chính quyền làm dấy lên nỗi sợ sự trở lại của một nền công lý mang tính trừng trị.

Vụ tấn công khủng bố tự sát đầu tiên tại Thiên An Môn?

Trở lại với báo Libération nhưng trên lãnh vực an ninh tại Trung Quốc. Hôm qua, thứ Hai 28/10/2013, một chiếc xe jeep đã lao thẳng vào tấm ảnh chân dung to lớn Mao Trạch Đông và bốc cháy ngay Thiên An Môn làm thiệt mạng ít nhất 5 người và 38 người khác bị thương. Tờ báo chạy tựa giả định “Một vụ khủng bố tự sát đầu tiên tại Thiên An Môn?”. Trong khi đó chính quyền Bắc Kinh phát lệnh truy nã hai người đàn ông gốc Tân Cương.

Hôm qua, ngay sau khi vụ việc xảy ra, phát ngôn viên chính phủ, ông Hoa Xuân Anh đã phủ nhận mọi lời bình phẩm về bản chất của sự việc. Dù vậy, cảnh sát Bắc Kinh đã phát đi một lệnh truy nã mà Libération được tham khảo. Đó là hai người đàn ông gốc Tân Cương, tên gọi Youssef Ashanti và Youssef Oumarniaz.

Đây cũng là khu vực xảy ra nhiều vụ tấn công và đối đầu dữ dội nhất giữa tộc người Duy Ngô Nhĩ bản địa theo đạo Hồi với cảnh sát trong năm nay. Và dường như cuộc điều tra đang được tiến hành theo chiều hướng này.

Điều tác giả ngạc nhiên nhất là ngay sau sự cố, nhiều phóng viên nước ngoài tại chỗ đã bị câu lưu và các tấm ảnh chụp được đã bị xóa. Vô số các ảnh về sự việc được đưa lên mạng tiểu blog đã bị an ninh mạng Internet nhanh chóng rút xuống. Tác giả nhận thấy ý đồ muốn xóa sạch dấu tích của vụ tấn công còn đi xa hơn nữa. Bản tin “nóng” của tờ Nhân dân Nhật báo đã biến mất ít phút sau đó. Tin thời sự quốc gia phát lúc 19g không hé một từ nào về vụ việc. Việc dọn dẹp hiện trường được thực hiện với một hiệu quả đến mức, chỉ mất có vài giờ không còn một vết tích nào để lại.

Dù vậy, cũng không thể nào dập tắt được tính hiếu kỳ của người dân. Trong suốt ngày hôm qua, nhiều giả thuyết đã được đưa ra dồn dập. Nghệ sĩ Ngải Vị Vị trên trang blog của mình đặt ra các nghi vấn “Pháp Luân Công, những nhà ly khai độc lập Tân Cương hay Tây Tạng, hay là những lực lượng khác được cho là ‘thù nghịch’?”. Đại đa số dân chúng đều cho rằng đây là một vụ tấn công khủng bố tự sát. Và những kẻ khủng bố chắc chắn là muốn nhắm vào hình tượng Mao Trạch Đông, biểu tượng của chế độ độc đảng duy nhất. Một quan điểm được nhà đối lập Hồ Giai đồng chia sẻ. Ông nói: “Chừng nào bóng ma của kẻ chuyên chế phát xít chưa được loại bỏ, chừng ấy sẽ không có dân chủ lẫn tự do tại Trung Quốc. Nếu phải có hai thứ cần đốt bỏ tại Thiên An Môn, đó là xác ướp của Mao và chân dung của ông ta”.

Nghe lén thủ tướng Đức, quan hệ Mỹ - Đức căng thẳng

Về thời sự quốc tế, các báo Pháp hôm nay vẫn tập trung khai thác chủ đề Thủ tướng Đức Angela Merkel bị nghe lén, dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhật báo thiên hữu Le Figaro chạy tít lớn trên trang nhất “Merkel bị nghe trộm: cơn phẫn nộ của Đức đối với Mỹ vẫn chưa hạ”.

Theo giới quan sát, mối quan hệ song phương Đức-Hoa Kỳ có lẽ đang rơi vào giai đoạn băng giá. Người dân Đức khám phá ra rằng Hoa Kỳ không thật sự là bạn. Các lời chỉ trích Mỹ đã vượt qua cả giới hạn chính trị. Sau đảng Xã hội-Dân chủ, một số chính khách bảo thủ bắt đầu lên tiếng yêu cầu đình chỉ các cuộc thương thuyết về trao đổi tự do mậu dịch cho đến khi nào vụ việc được làm sáng tỏ.

Trên bình diện chính trị, tờ báo nhận thấy là vụ việc đang đặt Angela Merkel dưới áp lực. Tại sao điện thoại của bà không được bảo mật? Liệu bà đã thiếu phản ứng? Le Figaro nhận thấy dù là Merkel tỏ ra rất tức giận Hoa Kỳ, nhưng điều đó cũng cho thấy là bà bất lực một phần. Những người “thực tế” nhất xung quanh bà biết rất rõ rằng theo dõi, dù là giữa các nước đồng minh với nhau, là một thực tế.

Le Monde thì cho hay “Barack Obama bị lên án đã chấp thuận việc nghe lén Angela Merkel”. Sự nghi kỵ giữa Berlin và Washington đã đạt đến mức chưa từng thấy kể từ cuộc chiến Irak năm 2003. Trong con mắt người dân Đức, ông Obama giờ đây vừa là một kẻ hèn, vừa là kẻ nói dối. Còn trên bình diện ngoại giao, vụ tai tiếng lần này đã làm lộ rõ mối quan hệ căng thẳng dai dẳng giữa hai quốc gia. Trước đó, mối quan hệ đã bị xấu đi vì hai hồ sơ: khủng hoảng tài chính và Libya. Về điểm thứ nhất, Đức không bao giờ quên được việc Hoa Kỳ chỉ trích Đức về cách điều hành đồng euro, trong khi chính tại Mỹ là nơi xuất phát cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Về hồ sơ Libya, Đức đã không tham gia vào chiến dịch can thiệp quân sự năm 2011, vì cho đến phút chót, Berlin vẫn tin rằng Hoa Kỳ vẫn là quốc gia thù nghịch tại đó. Thái độ thay đổi của tổng thống Obama trước Hội đồng Bảo an về hồ sơ này khiến một số lãnh đạo Đức tin rằng tổng thống Mỹ không đáng tin cậy.

Báo L’Humanité quan sát sự việc dưới góc nhìn kinh tế, khi chạy tựa « Liệu dọ thám có tác động gậy ông đập lưng ông hay không?”. Giờ đây vụ tai tiếng bắt đầu làm cho các tập đoàn đa quốc gia tại Hoa Kỳ quan ngại khả năng trì hoãn, thậm chí là ngưng các cuộc đàm phán về tự do mậu dịch giữa đôi bờ Đại Tây Dương. Sau Đức, Pháp và Ba Lan, đến lượt Tây Ban Nha lên tiếng yêu cầu Mỹ giải thích về việc nghe lén hàng chục triệu cuộc điện đàm của các kiều dân Tây Ban Nha. Trong khi đó, tại Đức, một thăm dò cho thấy có đến gần 60% người được hỏi cho rằng nên đình chỉ các cuộc thương thuyết giữa châu Âu và Hoa Kỳ.

« Hoạt động gián điệp : Washington vẫn chống cự với châu Âu » là nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos. Trong trước mắt, chính quyền Hoa Kỳ tìm cách hạn chế tối đa thiệt hại bằng cách thông tin nhỏ giọt nhằm xoa dịu tình hình. Cơ quan tình báo quốc gia NSA phủ nhận mọi nguồn tin do báo chí Đức đưa ra, theo đó tổng thống Mỹ Barack Obama đã biết việc nghe lén các cuộc điện đàm của bà Angela Merkel từ năm 2010. Dĩ nhiên, Nhà Trắng phải phản công lại khẳng định rằng chương trình đã được chấm dứt ngay khi ông Obama biết sự việc.

Thế nhưng, Les Echos quan sát thấy một số quan chức khác chính phủ có những lời lẽ không mấy ôn hòa lắm. Cựu ngoại trưởng Madeleine Albright kêu gọi châu Âu không nên có thái độ đạo đức giả. Bà nhắc lại rằng các cơ sở tình báo của Pháp cũng từng nghe lén bà khi bà còn giữ chức vụ đại sứ tại Liên Hiệp Quốc.

Dân biểu Cộng hòa, ông Peter King, chuyên gia phản gián cho là « tổng thống Mỹ phải chấm dứt việc xin lỗi và phải giữ thế tự vệ. Trên thực tế là NSA đã cứu sống hàng ngàn nhân mạng, không chỉ có ở Hoa Kỳ mà cho cả Pháp, Đức và nhiều nơi khác trên toàn châu Âu ». Trên báo chí Mỹ, Nhà Trắng cũng ngầm bắn đi một thông điệp rằng châu Âu cũng nên hạ bớt cơn giận, bằng không họ sẽ gánh lấy rủi ro thấy các chương trình nghe lén của châu Âu bị tiết lộ.

Một lời đe dọa ???

 

 

__._,_.___

DIỄN HÀNH QUÂN LỰC NHẬT BẢN


 

 

KÍNH MỜI CÁC NT VÀ CÁC BẠN

THEO DÕI CUỘC

DIỄN HÀNH QUÂN LỰC NHẬT BẢN

 

LINK

 


 

 

 

 

Tuesday, October 29, 2013

Re: Cần biết khi vào thang máy



 

 

Vào một hôm tôi đang ở trong một thang máy thì bất thình lình thang bị hư và rơi từ lầu 13 xuống với một tốc độ thật nhanh.    
 
May mắn là tôi nhớ đã coi trong TiVi về trường hợp này nên vội dùng tay nhấn vào mọi nút nhấn của tất cả mọi tầng lầu. Và thang máy đã ngừng ở lầu 5.
 
Nếu thang máy bị hư và rơi xuống, có thể bạn nghĩ là mình chỉ có "chờ chết" mà thôi. Tuy nhiên nếu ta bình tĩnh và biết áp dụng một số lời khuyên sau đây thì tình thế sẽ khác hẳn.
 
Trước hết hãy nhanh chóng nhấn mọi nút nhấn trong thang máy. Khi bộ cung cấp điện khẩn cấp được kích động thì thang máy sẽ không rơi thêm nữa.
 
Sau đó hãy nắm chặt thanh nắm (handle) nếu có. Việc này làm bạn giữ được vị trí đứng của mình và không bị ngã hay bị va chạm vào thang máy khi mất thăng bằng.
 
Thứ ba là dựa lưng và đầu vào tường thang máy, tạo thành một đường thẳng đứng. Tựa vào tường để bảo vệ lưng/cột sống.
 
Thứ tư hãy cong đầu gối lại để tạo thế uyển chuyển, giảm thiểu sự chấn động mạnh có thể làm gãy xương chân trầm trọng khi bị va chạm.
 
Hãy chia sẻ lời khuyên này cho mọi người cùng biết, bạn nhé!
 

Xem VC khoác lác một cách lố bịch: Cô gái kéo xác máy bay Mỹ !


 

 

From: acl59pp
Date: Mon, 28 Oct 2013 17:36:36 +0100
Subject: [TVBQGVN] Fwd: FW: Xem VC khoác lác một cách lố bịch: Cô gái kéo xác máy bay Mỹ !




                      ĐÚNG LÀ NÓI LÁO NHƯ VEM . XIN MỜI ĐỌC . ACL 16


-------- Message original --------

Sujet:
FW: Xem VC khoác lác một cách lố bịch: Cô gái kéo xác máy bay Mỹ !
Date :
Mon, 28 Oct 2013 16:23:04 +0100
De :
Anh Kim Phan Dinh <>

 

 



 

image

Cô gái kéo xác máy bay Mỹ - F-4 Phantom II bị bà "sữa đậu nành" bắn rơi

 

Tại Bảo Tàng Viện Hà Nội có một bức Ảnh cô gái du kích kéo cánh máy bay Mỹ được đặt tên là "Sự trừng phạt đích đáng". Bức ảnh nầy, báo chí và Đảng CSVN đua nhau thổi phồng trong thập niên 70. Dùng ống đu đủ để thổi thành bức ảnh "đoạt giải Quốc tế năm 1970".

Đoạt giả "Quốc Tế" gì không thấy nói tới, mà chắc chắn là "Giải NỔ" Quốc Tế chắc hẵn là đúng nhất vì Thùy Trang đã tìm mòn mắt mà không thấy cơ quan nào tặng giải cho bức ảnh nầy.



image

Bức ảnh nầy do tác giả nhiếp ảnh Quang Văn chụp, và hình cô dân quân du kích tên là Hà Thị Nhiên đang kéo cánh máy bay Mỹ F4. Hiện nay bà Hà Thị Nhiên vẫn còn sống và ở nhà số 7 ngõ Văn Nhân, phường Trần Hưng Đạo (TP Nam Định).

CHÚNG TA THỬ ĐI TÌM SỰ THẬT XEM SAO

Báo chí CS và Bảo Tàng Viện Hà Nội đưa ra lịch sử bức ảnh như sau:

Dân quân Hải Thịnh phối hợp với bộ đội quyết tâm bắn hạ quân "giặc trời". Sáng sớm ngày 15/1/1966, máy bay Mỹ lại vào đánh phá Nam Định, sau đó bay về ném bom xuống Hải Thịnh như thường lệ. Thừa thời cơ chúng hạ thấp độ cao để thả bom, bằng súng 12,7mm, dân quân Hải Thịnh phối hợp với bộ đội phòng không bắn tan xác một máy bay F4 của không lực Hoa Kỳ. Niềm vui không tả xiết, dân quân Hải Thịnh reo hò đi thu lượm từng mảnh xác máy bay kéo về trụ sở UBND xã.

Cô dân quân Hà Thị Nhiên lúc đó đã lọt vào ống kính của nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Văn một cách tình cờ. Sau khi đoạt giải quốc tế, bức ảnh "Sự trừng phạt đích đáng" đã được nhiều khán giả trong nước và quốc tế sưu tầm. Bà Nhiên kể: "Tôi kéo một mảnh vỡ của máy bay Mỹ từ bờ biển về trụ sở UBND xã và không hay biết ông ấy (Nghệ sỹ nhiếp ảnh Văn Quang) chụp từ lúc nào. Mấy năm sau, khi bức ảnh được công bố rộng rãi, đưa đi trưng bày cả trong nước lẫn quốc tế thì tôi mới biết cô dân quân trong ảnh đó chính là mình".



image

"Sự trừng phạt đích đáng"

(*) Như vậy lịch sử của bức ảnh nầy GHI RÕ là bắn rơi máy bay F4 của Mỹ vào ngày 15/1/1966.

Chiếc máy bay F4 được Mỹ mang sang Việt Nam trong thập niên 60 có tên là "McDonnell Douglas F-4 Phantom II", (RF-4B) máy bay 2 ghế nghồi, 2 động cơ, trang bị hỏa tiễn "không đối không" và "không đối địa" và nhiều loại bom với trong tải là 8,400 kg.

Hồ sơ lưu trử Quân Sự của Bộ Quốc Phòng Chính Phủ Hoa Kỳ cho biết là không có chiếc F4 nào rơi ở NAM ĐỊNH vào ngày 15/1/1966.

Những sự kiện xảy ra trong năm 1966 như sau :

image

"The first RF-4B photo recon mission on 3 November 1966 from Da Nang and remained there until 1970 with no RF-4B losses "

Chiếc F4 đầu tiên bay từ Đà Nẵng, ngày 3/11/1966 để làm nhiệm vụ không ảnh và vẫn còn Y NGUYÊN cho tới năm 1970.

"On 26 April 1966 an F-4C from the 480th Tactical Fighter Squadron scored the first aerial victory by a U.S. aircrew over a North Vietnamese MiG-21"

"Ngày 26 tháng tư 1966 một chiếc F-4C từ các máy bay chiến đấu chiến thuật thuộc phi đội 480 đã ghi bàn thắng trên không đầu tiên của một phi công Mỹ bắn hạ một chiếc MiG-21 của Bắc Việt" 



image



"On 5 October 1966 an 8th Tactical Fighter Wing F-4C became the first U.S. jet lost to an air-to-air missile, fired by a MiG-21"

"Ngày 5 tháng 10 năm 1966 một máy bay chiến đấu F-4C thuộc phi đội 8 chiến thuật đã trở thành máy bay phản lực bị mất đầu tiên của Mỹ , bị bắn rơi bằng tên lửa "không-đối-không" bởi một chiếc MiG-21"

image

Như vậy rõ ràng là KHÔNG CÓ chiếc F4 nào bị cô DU KÍCH Hà Thị Nhiên, Dân quân Hải Thịnh phối hợp với bộ đội dùng súng 12,7mm bắn rơi cả.

Nhìn trong hình chụp chỉ là một CÁNH máy bay được cô du kích Hà Thị Nhiên kéo đi đây chắc chắn là một chiếc CÁNH GIẢ, sơn lại cho giống cánh máy bay F4 dùng để tuyên truyền.

Bà dân quân Hà Thị Nhiên giờ đây được gọi là "bác Nhiên sữa đậu", hiện đang bán sữa đậu nành, đậu hoa ở góc phố Lê Hồng Phong. Được báo chí phỏng vấn, bà Nhiên trả lời:

"Tôi cũng chỉ là một dân quân bình thường như rất nhiều chị em ở Hải Thịnh, "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". May mắn cho tôi là được anh Quang Văn chụp ảnh. Bức ảnh đó là biểu tượng của dân quân Hải Thịnh chứ riêng gì cá nhân mình. Hơn nữa, chiến công đầu thuộc về những người trên mâm pháo", bà Nhiên tâm sự.



image

CÓ BAO GIỜ Bà dân quân "SỮA ĐẬU NÀNH" Hà Thị Nhiên dám NÓI LÊN SỰ THẬT là bà bị bắt KÉO cánh MÁY BAY GIẤY để chụp hình không ?

image

Một SỰ LÁO LẾU TRẮNG TRỢN của CS CẦN PHẢI LÊN ÁN - Cần phải nói cho tuổi trẻ biết là KHÔNG CÓ chiếc F4 nào bị Dân quân Hải Thịnh phối hợp với Bà "SỮA ĐẬU NÀNH" bắn rơi vào ngày 15/1/1966 cả.


Bs. Nguyễn Thùy Trang

 

 

Monday, October 28, 2013

Diễn Biến Đồng Mỹ Kim Trong Canh Bạc Thế Giới


 



CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT-QUÂN SỰTÀI LIỆU ĐẶC BIỆT

Diễn Biến Đồng Mỹ Kim Trong Canh Bạc Thế Giới


Lưu Nguyễn Đạt, TS, LS
October 29, 2013

1. Đồng Mỹ Kim Tiền Tệ Quốc Tế


Ngay trong khi bùng nổ Đệ Nhị Thế Chiến, vào mấy tuần đầu tháng Bảy năm 1944, đại diện của 44 quốc gia đồng minh nhóm họp tại  Mount Washington Hotel, Bretton Woods, New Hampshire, Hoa Kỳ, để thảo luận và ký kết Thoả Ước Bretton Woods, [1] với những chi tiết sau đây:

  • Thành lập Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế [International Monetary Fund/IMF] và  Ngân Hàng Quốc Tế Tái Thiết và Phát Triển  [International Bank for Reconstruction and Development/IBRD] nay trở thành một phân bộ của Ngân Hàng Thế Giới [the World Bank Group].  
  • Quy định Mỹ kim là tiền tệ quốc tế trong chính sách coi tiền tệ này là đơn vị căn bản cho tỷ lệ hối đoái giữa các quốc gia đồng minh đem so sánh với đồng Mỹ Kim trong mọi sinh hoạt tài chính, đồng thời cho phép Quỹ IMF bù tiền cho quốc gia nào tạm thời khiếm hụt tài chính.  
  • Trong giai đoạn này, Mỹ kim dựa trên sự bảo chứng của vàng, với ý nghĩa là bất cứ ai cầm Mỹ kim đến ngân hàng Hoa Kỳ đều có quyền yêu cầu ngân hàng trả lại họ trị giá hiện kim bằng vàng.  
  • Vậy, căn cứ vào Thoả Ước Bretton Woods, tiền Mỹ kim có giá trị như vàng [“good as gold”] và trong những năm tiếp cận, để ổn định tình hình kinh tế tài chính thời Thế Chiến, một lượng [ounce/oz] vàng trị giá đúng 35 Mỹ kim [thay vì trên dưới 1,500 Mỹ kim trong năm 2011].

2. Đồng Mỹ Kim Pháp Định [Fiat Currency]

  • Tới ngày 15 tháng Tám năm 1971, Tổng Thống Richard Nixon quyết định chấm dứt chế độ kim bản vị của đồng Mỹ kim [chuyển hoán ra vàng] và từ đó, Mỹ Kim trở thành tiện tệ pháp định [Fiat currency],[2] mà giá trị được ấn định bằng luật pháp hay sắc luật, căn cứ vào nhu cầu của hệ thống tài chính và ngân khố quốc gia.  Kể từ giai đoạn này, đồng Euro và các tiền tệ khác trên thế giới lần lượt trở thành tiền pháp định hay “fiat currencies”.  
  • Dù Hoa Thịnh Đốn [Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ] có lúc e ngại số cầu về tiền Mỹ kim sẽ giảm vì tiền tệ này không còn dựa trên sự bảo chứng của vàng [kim bản vị], nhưng thực tế đã cho thấy đồng Mỹ kim “giấy” vẫn được tin cậy. Thật thế, giá trị của đồng Mỹ kim, nay dựa trên tín dụng, vẫn giữ giá cao nhờ có sự tin nhiệm của công chúng và sự khan hiếm của tiền tệ đó. Khi có nhu cầu tiêu thụ hay dự trữ, giá tiện tệ liên hệ sẽ gia tăng.

  • Ngoài ra, giá trị thực sự của tiện tệ lưu hành vẫn có thể tính được theo tỷ lệ giữa tổng số nợ toàn quốc trên tổng lượng sản phẩm và dịch vụ toàn quốc (Debt-to-GDP ratio).  Theo tài liệu của Tình Báo Hoa Kỳ, tỷ lệ đó trong năm 2010 là 53.5%.[3]

3. Hệ Thống “Petrodollar “ Liên Kết với Mỹ Kim Trở Thành Trữ Kim Quốc Tế [International Reserve Currency]

Hệ thống dầu thô lượng giá bằng Mỹ kim [Petrodollar system] là diệu kế của chính thể Nixon-Kissinger về mặt kinh tế và ngoại giao.[4] Để đẩy mạnh số cầu Mỹ kim, Hoa Thịnh Đốn yêu cầu Saudi Arabia và sau đó các quốc gia sản xuất dầu thô thuộc Tổ chức OPEC[5] lượng giá dầu bằng Mỹ kim.  Các thành viên OPEC còn có cơ hội dùng số tiền thu nhập để đầu tư vào việc mua công khố phiếu của Hoa Kỳ.  Ngược lại, Hoa Kỳ sẽ trợ giúp kỹ thuật và bảo đảm an ninh cho các quốc gia này.

Cái lợi của Hoa Kỳ là, qua hệ thống “petrodollar”, các quốc gia tiêu thụ dầu thô trên thế giới phải mua Mỹ kim làm trữ kim để trả tiền dầu mua của các quốc gia thuộc Tổ chức OPEC.  Dầu thô và Mỹ kim trở thành nhu cầu quốc tế mà các quốc gia tiêu thụ phải chấp nhận vì không có cách lựa chọn nào khác.

Chúng ta đã thấy tiền Mỹ kim được “quốc tế hoá” qua Thoả Ước Bretton Woods, năm 1944. Và từ thập niên 1970 tiền Mỹ kim trở thành trữ kim quốc tế qua hệ thống “petrodollar”, nhờ đó làm tăng giá trị hối đoái của đồng Mỹ kim.

Quan trọng hơn cả, khi Mỹ kim trở thành trữ kim quốc tế, Hoa Kỳ chiếm đoạt được cái thế độc nhất:

  • thao túng in tiền tệ một cách rộng rãi để trả nợ, thanh toán các chi phí căn bản như mua dầu thô và tài trợ cho các dự án phát triển, kỹ thuật, quân sự;
  • mà không cần ấn định giới hạn;
  • miễn các quốc gia trong hệ thống mậu dịch nhu yếu phẩm vẫn tín nhiệm;
  • và chưa có ai cạnh tranh về mặt hối đoái quốc tế.

Cần nhấn mạnh rằng hệ thống “petrodollar” liên kết với Mỹ kim trong thế trữ kim quốc tế cần phải đi song song với chế độ bất quy định tiền tệ [currency deregulation] [6] khiến hối đoái thả nổi trong các mậu dịch quốc tế có trao đổi ngoại tệ.  Cả ba khía cạnh kinh tế tài chính này đã tạo dựng hiện tượng “Dollar Hegemony” [“Mỹ kim bá chủ”] [7] song song với thế lực bá chủ quân sự của Hoa Kỳ trên thế giới cuối thé kỷ 20.

4. Sự Lung Lay của Hệ Thống “Petrodollar “ và Tình Trạng Bất Trắc của Trữ Kim Quốc Tế

Ngay trong năm 2000, Saddam Hussein đã trở cờ, tuyên bố bải bỏ hệ thông “petrodollar”  để thay thế cách lượng giá dầu thô của Iraq bằng tiền Euro.  Có lẽ đó là lý do chính hay giọt nước [tiền tệ] cuối cùng khiến Tổng Thống George W. Bush xua quân đánh chiếm Iraq trong năm 2003.  Ngay sau đó, số lượng dâu thô sản xuất từ Iraq đã giã từ hệ thống “petro-Euro” để về lại hệ thống “petrodollar” như cũ.[8]

Ngoài ra, kể từ năm 2005, các quốc gia không mấy thân thiện với Hoa Kỳ như Iran, Venezuela, Syria và Bắc Cao Ly đã liên tiếp doạ dẫm và tìm cách ra khỏi hệ thông “petrodollar” trên.  Có lẽ những cuộc “nổi dậy” tại Trung Đông [Arab Spring] có phần nào liên quan tới phản ứng bất trắc của hệ thống “petrodollar” từ đầu thế kỷ 21…  Libya và Syria là hai ngọn lửa dầu thô đang bùng cháy, làm sáng tỏ canh bài tiền tệ thế giới này.

Riêng đối với Libya, Gaddafi bị truất phế, không những ông ta là một bạo chúa phản dân, hại nước, ông ta còn là một kẻ đối nghịch trơ tráo, lì lợm của Hoa Kỳ khi mưu toan nhóm họp các lãnh tụ Phi Châu, Hồi giáo để dự thảo về việc đề nghị sử dụng loại tiền tệ bản vị vàng [Gold Dinar Coins] để làm trữ kim đổi lấy dầu thô.  Hành động như vậy sẽ làm thiệt hại tới hệ thống “petrodollar” và khi dân chúng nổi dậy tại Libya, qua sự lây biến của cách mạng hoa nhài, tức khắc NATO và Hoà Kỳ ra tay oanh kích chế độ Gaddafi, tiếp viện đội quân ly khai và bảo vệ dân chúng nổi dậy.  Thâm tâm Hoa Kỳ vẫn là nhằm bảo vệ hệ thống “petrodollar” đang gặp nguy biến trên bãi sa mạc Libya.   Chắc chắn dự án tiền đồng “Gold Dinar Coins” đã tung toé theo chân tỵ nạn của bại “thượng tá” Colonel Gaddafi, và như vậy sẽ không có cơ hội phá quấy hệ thống “petrodollar”, dù hệ thống tiền tệ này đang sứt mẻ vì phải va chạm với thời cuộc tráo trở. [9]

Trung Hoa nếu không biết điều cũng có thể bị cháy lây trong cơn lửa tiền tệ và nhu yếu phẩm mỗi lúc mỗi gay go.  Dù sao chăng nữa, kể từ năm 2010, nước Nga đã lộ liễu “trả đũa” Hoa Kỳ bằng cách bán dầu cặn cho Trung Quốc mà đổi lấy tiền Nga kim [rubles]. [10]




5. Xác Định và Phân Loại Trữ Kim Trong Canh Bạc Tài Chính Mậu Dịch Quốc Tế

Một số kinh tế gia cho rằng thông thường thì chỉ có một loại tiền tệ duy nhất được dùng thành tiền tệ dự trữ quốc tế [international reserve currency] căn cứ vào sự hữu ích của thế liên kết ngoại vận [network externalities] [11] — càng đông người dùng càng tốt [như điện thoại, điện thư, điện báo và các mạng lưới liên kết xã hội (Online social networks)].  Hiệu lực của thế liên kết ngoại vận xuất phát từ [a] sự thông dụng thực tế, [b] giá trị nội tại, cập nhật của phương tiện/công cụ dịch vụ, [c] và sự tín nhiệm, ưa chuộng của người sử dụng.

Dù muốn, dù không, đa số các quốc gia trên thế giới tới giờ phút này vẫn ưa chuộng, tin cậy vào thực chất ổn định, thông dụng của Mỹ kim và Công khố phiếu Hoa Kỳ.



Bản tường trình của Bộ Ngân Khố/Tài Chính Hoa Kỳ trong năm 2008 dẫn thượng và sơ đồ liên hệ cho thấy đồng Mỹ kim dùng làm trữ kim quốc  tế đã bắt đầu suy thoái, nhất là trong thập niên cuối của thế kỷ 20 . Tuy nhiên cho tới năm 2009, đồng Mỹ kim vẫn giữ mức độ từ 60% tới 70% tổng số tiền tệ dự trữ tại các ngân hàng trung ương quốc tế, trong khi đồng Euro thì ở mức từ 20% tới 30%, còn Anh kim [Sterling] và Nhật kim [Yen] chỉ giành được vài phần trăm  trong quỹ dự trữ quốc tế.

5.1. Như đã trình bầy trước đây, đồng Mỹ kim đã trở thành tiền tệ bá chủ [Dollar hegemony] nhờ vào cái thế lịch sử tiền tệ quốc tế do Thoả Ước Bretton Woods  và cái thế ngoại giao quân sự của hệ thống “petro dollar”.Ngoài ra, về mặt kỹ thuật tài chính, muốn thực hiện và duy trì ưu thế cao của  tiền tệ dự trữ quốc tế, đồng Mỹ kim phải hội đủ một số tiêu chuẩn cần và đủ như sau:

  • tầm cỡ khối kinh tế trong nước khả quan;
  • mức quan trọng của mậu dịch quốc tế;
  • tầm cỡ, chiều sâu và mức độ cởi mở, trong sáng của khối tài chính;
  • khả năng chuyển hoán của tiền tệ;
  • mức độ ổn định của tiền tệ;
  • luật lệ quốc nội và chính sách tiền tệ minh bạch.

Đặc biệt Nhật Bản, Trung Hoa, và cả Việt Nam, vì đã dự trữ nhiều Mỹ kim và Ngân Khố phiếu của Hoa Kỳ, hoặc kết cọc tiền tệ của họ [peg currency] vào đồng Mỹ kim, nên vì quyền lợi chung, các quốc gia này vẫn phải giữ số tiền tệ dự trữ hay kết cọc bằng Mỹ kim ở mức độ cần thiết để khỏi mất giá tiển tệ đầu tư liên hệ.

5.2. Tiền Euro là trữ kim quốc tế mạnh thứ nhì nhờ vào tầm cỡ kinh tế của cả khu Âu [Eurozone] và khả năng chuyển hoán của thị trường Châu Âu cũng ngang với thị trường Hoa Kỳ.  Cần nhắc thêm là đồng Euro ra mắt công chúng ngày 1 January 1999 đã đúc kết thế lực của hai loại tiền tệ dẫn đầu tại Châu Âu lúc đó là Đồng Deutsche Mark của Đức và đồng Franc của Pháp.  Nền kinh tế thịnh vượng của nước Đức thống nhất đem thêm bảo đảm cho đồng Euro ngày nay.

Nếu Denmark & Nước Anh [UK] gia nhập thêm vào khu Eurozone thì đồng Euro sẽ thịnh vượng hơn, có triển vọng cạnh tranh ngang ngửa với đồng Mỹ kim.

Tuy nhiên, lý do khiến đồng Euro vẫn không vươn lên cao như sự mong muốn của khu Eurozone là vì đồng Euro vẫn chưa đủ tin cậy [confidence and credibility], khi các quốc gia thành viên Châu Âu thuộc nhóm PIIGS [Portugal, Italy, Ireland, Greece & Spain] mấp mé phá sản.[12]

5.3. Còn Nước Nga, khi bán dầu cặn và các hàng hoá khác cho các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu cũng định giá các nhu yếu phẩm đó bằng đồng Euro, để tách khỏi hệ thống “petrodollar” và thế lực của đồng Mỹ kim.  Nhưng khi cung cấp dầu cho Trung Hoa thì lại tính thành Nga kim [rubles] như đã trình bầy trước đây.

Chắc cũng cần nói thêm là Trung Hoa, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Venezuela gần đây đã quyết định thanh toán ngân khỏan mậu dịch và đâu tư lẫn nhau bằng tiền tệ riêng của họ, ít ra trong lúc lâm thời cũng hạn chế việc sử dụng trữ kim quốc tế và gián tiếp giảm bớt áp lực bá chủ của đồng Mỹ kim.

5.4. Vậy những loại tiền tệ như Anh kim, Nhật kim [Yen], Đồng Franc suisse [Thụy sĩ], Úc kim v.v. chỉ là những thứ tiền tệ biên tế, không mấy đáng kể trong sinh hoạt dự trự hối đoái.  Tuy nhiên, đồng CAD [Canadian dollar -- tiền Gia Nã Đại] tuy cỡ nhỏ, những vẫn được coi là loại tiền tệ mẫu mực [benchmark currency], ổn định, dễ chuyển hoán và khá thông dụng tại khu hải đảo Caribbean, Nam và Trung Mỹ.

5.5. Còn một loại tiền tệ dự trữ quốc tế nữa đáng để ý tới là thứ tiền giấy do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF sáng tạo, gọi là Special Drawing Rights [SDR], mà giá trị lược định [valuation] được chiết tính hằng ngày bằng cách ghép tỷ lệ hối đoái tổng hợp của các đồng Mỹ kim, Euro, Nhật kim [Yen] và Anh kim [Sterling].

Trung Quốc ủng hộ tiền SDR và hứa sẽ mua loại tiền tệ này để hưởng thêm quyền quản trị tại Quỹ IMF.

Đặc biệt là trong tháng February 2011, IMF, dưới quyền điều hành của Giám Đốc Dominique Strauss-Kahn [DSK], đã chính thức đưa thông cáo đề nghị dùng SDR làm loại trữ kim quốc tế mới để ổn định vận mệnh mậu dịch thế giới.  Thông cáo của IMF rõ rệt nhằm lật đổ chế độ “petrodollar” lẫn thế bá chủ của đồng Mỹ kim trên thế giới. Ngoài ra IMF còn sáng chế một loại phiếu nợ [bond] tính thành SDR, nhằm hạ bệ luôn công khố phiếu Hoa Kỳ.

Hậu qua gần như trực tiếp và rõ rệt của cuộc khai chiến tiền tệ này là áp lực tống xuất Dominique Strauss-Kahn ra khỏi vị trí Giám Đốc IMF.  Câu chuyện cưỡng bức dục vọng [sex attack] và toan hiếp dâm [attempted rape] nữ nhân viên hầu phòng khách sạn Manhattan tại New York chỉ là cái cớ pháp lý bề nổi để băng hoạ tên “dâm đãng” DSK, vốn là một thành viên đảng Xã hội Pháp và một đại gia vương giả, nhiều tì tích xâm phạp tiết hạnh nữ giới trong quá khứ công, cũng như tư.  Chủ đích của Hoa Kỳ có lẽ  vẫn là gạt bỏ tai ương DSK và dằn mặt IMF bớt cái tham vọng ngông cuồng bá chủ tiền tệ quốc tế.

6. Để Tạm Kết: Tương Lai Bá Chủ Tiền Tệ

Đến giờ phút này Đồng Mỹ kim vẫn vứng vàng dẫn đầu [gần 70% tổng số dự trữ] trong canh bạc đầu tư hay liên kết tiền tệ mậu dịch quốc tế trên vì thực sự chưa thấy có “đấu thủ” nào đủ tầm vóc cạnh tranh đồng Mỹ kim.

Tuy nhiên nếu đồng Mỹ kim muốn củng cố và duy trì vị thế “bá chủ tiền tệ” trên thế giới trong vài thập niên tới, Hoa Kỳ phải tìm cách nhanh chóng giảm thiểu khoản nợ toàn quốc kếch sù, nay lên tới hơn $16,738,158,460,368 Mỹ kim [more than 16 trillion US dollars, Debt as of July 2013], trong đó có hơn một ngàn tỷ Mỹ kim [1trillion] nợ Trung Quốc, và tạo dựng lại một nền kinh tế thịnh vượng tự duy, phát động sinh khí và năng lực sáng tạo mới mẻ, trong sáng, khả tín.

Bằng không, nội giữa thế kỷ 21, thế giới sẽ khai phát một hiện tượng tam đầu chế [triumvirate][13] hay “tam đa” [The three extremes], với thế lực kinh tế tài chính phân thành ba “đầu nậu” ngang ngửa 33% mỗi vai vế: Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Quốc.

Canh bạc kinh tế tài chính lúc đó thêm gian lận và nặng mùi vị “xập xám chướng” ma phiệt.  “Faites vos jeux. Rien ne va plus”.[14]  Mời Quý vị đặt tiền. Không còn xoá bài đánh lại được nữa.  Được hoặc thua hết vốn thế thôi.

Cuối cùng còn lại trò chơi Ru-lét Nga [15] – viên đạn chót cho định mệnh đỏ đen.


TS-LS Lưu Nguyễn Đạt
www.vietthuc.org
[cập nhật Oct 28, 2013]

CHÚ THÍCH

[1] “Bretton Woods Agreement”, Addison Wiggin, The Daily Reckoning, November 29th, 2006; “Bretton Woods Convention Reorganizes World Economy”, The Econ Review, Benjamin J. Cohen, “Bretton Woods System”

[2Fiat money is money that has value only because of government regulation or law. The term derives from the Latin fiat, meaning “let it be done”, as such money is established by government decree.  Xin tham khảo: HOW THE FIAT MONEY IS BEING DEFENDED, 2003 J. N. Tlaga; The Nixon Shock Heard ‘Round the World Lewis E. Lehrman – The Wall Street Journal, Monday, August 15, 2011

[3https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/us.html — CIA World Factbook, the 2010 debt-to-GDP ratio in the US was 53.5%. Trong khi IMF lại đưa ra tỷ lệ 92.7%, như trong bản so sánh dưới đây.

Trung Quốc chỉ công bố số nợ công là  19.12% GDP, bằng một phần mười [10%] số nợ thực sự là gần 200% GDP.  Như vậy, trên thực tế, Trung Quốc nợ gấp đôi Hoa Kỳ [96% GDP-2011] và gần bằng Nhật Bản [225% GDP-2010]. Xem bản so sánh dưới đây:

Rank
Country
% of GDP
(CIA and Eurostat)
Date
% of GDP (IMF)
Date
Continent
1
Japan
225.8
2010 est.
225.8
2010
Asia
37
United States
58.9
2010 est.
92.7
2010
North America
111
China
17.5
2010 est.
19.1
2010
Asia


[4
] “America’s Petrodollar System: A Timeline of the Rise and Fall of the U.S. Dollar”, Jerry RobinsonFTMDaily.com on May 17, 2011

[5] OPEC /Organization of Petroleum Exporting Countries/ là Tổ chức thành lập năm 1960 của các quốc sản xuất dầu cặn để đồng thuận định giá dầu cặn căn cứ vào quyết định cung cấp số lượng cần thiết liên hệ [giảm mức sản xuất cho khan hiếm để tăng giá; cung cấp đủ để giữ hay hạ giá].  Những quốc gia thành viên của OPEC gồm có Algeria, Angola, Ecuador, Indonesia, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Qatar, Saudi Arabia, United Arab Emirates, Venezuela

[6] What does deregulation of Chinese Yuan mean? DEEPAK in deregulation,USA,china,yuan, inflation,what is inflation,effects of inflation,learning to live with inflation


[7] Dollar Hegemony and the Rise of China, Michael Hudson

[8] “Petrodollar Warfare: Dollars, Euros and the Upcoming Iranian Oil Bourse”, William Clark,Media Monitors Network, Archived Aug 8 2005

[9] “Libya Attacked Over Gaddafi’s Gold Dinar”, GeoffTalk

[10] “Russia to trade oil in rubles – a new threat to the dollar”, ATS, 5.206; China-Russia currency agreement further threatens U.S. dollar”, International Business Times, Nov. 24, 2010.


[11Network Externalities, Competition, and Compatibility, Katz, Michael LShapiro, Carl

[12] “Can Europe Be Saved?Time is running out to rescue the economies of Portugal, Ireland, Italy, Greece, and Spain”.Nouriel Roubini and Stephen Mihm, Slate, May 16, 2011.

[13] “Economic Triumvirate”, Robert J. Samuelson, The Daily Beast, Dec 19, 2008

[14] “Faites vos jeux. Rien ne va plus” là câu mời mọc đánh bài, bỏ tiền đỏ đen… tại các sòng bài [Casino] bên Pháp, Monaco.

[15] Roulette russe /un jeu de hasard potentiellement létal/ là một thách đố [xuất xứ từ bên Nga?] dùng súng lục quay /rouleau/ 6 viên, nạp một viên đạn, bỏ 5 chỗ không có đạn, quay ổ đạn, kề nòng súng vào thái dương, rồi bóp cò.  May thì sống. Rủi thì tự sát. Trò chơi Roulette russe là một thách đố nghiệt ngã, tuyệt vọng, vì tiền, tình, thế lực, bất cần đời. Một canh bạc tự sát.


www.vietthuc.org




Popular Posts

Popular Posts