ẢNH HƯỞNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
CỦA TRUNG QUỐC VÀ SỰ AN NGUY CỦA TỔ QUỐC
TS.Trần
Tiễn Khanh - TS.Bạch X. Phẻ
Nhân duyên chúng tôi, một người
học môi sinh và một người học hoá, gặp nhau trên đất Thái trong dịp thuyết
trình hai đề tài liên quan đến Môi sinh và cách thức lãnh đạo bằng chánh niệm
tại Đại Lễ Phật Đản Vesak 2015 - Tam Hiệp của Liên Hợp Quốc. Sau những ngày
tâm sự và làm việc chung, cũng như trước những băn khoăn và ưu tư hướng về tổ
quốc. Chúng tôi quyết định viết bài ngắn này để cho người dân nhận thức được
những diễn biến có thể xảy ra liên quan đến sự an nguy của đất nước. Trong
năm 2015 này, có hai nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đưa vào hoạt động
mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
Trường hợp 1 : Cảnh Báo Về
Nhà Máy Điện Hạt Nhân ở Quảng Tây
Một nhà máy điện hạt nhân đang được hoàn
thành ở gần thành phố Qinzhou thuộc Quảng Tây. Nhà máy mang tên là
Fangchenggang, được khởi công xây dựng năm 2010 và sẽ bắt đầu hoạt động vào
năm nay 2015. Trong giai đoạn 1, nhà máy có hai lò với công xuất 2000 MW và
vốn đầu tư là $3.7 tỉ USD. Còn có thêm 4 lò với công xuất 4000 MW và
tổng số đầu tư là $10.4 tỉ USD. Với công xuất rất cao này sự thiệt hại,
nếu bị rủ ro tại nạn rảy ra thì de doạ đến tính mạng và đời sống của nhiều
người dân.
Nhà máy Fangchenggang chỉ cách biên giới
Việt Nam có 45 km (30miles). Một điều đáng lo ngại nữa là nhà máy dùng công
nghệ nội hóa của Trung quốc (domestically-developed 1000 MWe CPR-1000
pressurized water reactors, theo bản tin của World Nuclear News ngày 3 tháng
8 năm 2010). Vì nhà máy xử dụng công nghệ của Trung quốc nên sác xuất nhà máy
gặp sự cố là rất cao. Vì nhà máy ở gần Việt Nam nên ảnh hưởng rất nghiêm
trọng mỗi khi có sự cố. Ví dụ như sự tai hại của nuclear disaster ở
Fukushima Daiichi tháng 3, 2011 và tại nạn Chernobyl disaster, 26 April 1986.
Chúng tôi đã dùng mô hình READY/HYSPLIT
của Cơ quan Khí quyển và Hải dương học (NOAA) của Hoa kỳ để khảo sát lộ trình
của phóng xạ trong trường hợp nhà máy Fengchenggang gặp sự cố. Theo bản đồ
dưới đây, mô hình READY cho biết phóng xạ dưới ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
sẽ quay về hướng tây-nam, dọc theo bờ biển Bắc bộ, vào đất liền theo hướng
tây-bắc trước khi quay ngược về Trung quốc. Lộ trình này cho thấy các thành
phố lớn như Hà nội và Hải phòng sẽ bị ảnh hưởng. Đây là một thảm họa to lớn
mà chúng ta nên biết để đề phòng.
Trường hợp 2 :
Cảnh Báo Về Nhà Máy Điện Hạt Nhân ở Hải Nam
Một nhà máy điện hạt nhân khác
đang được hoàn thành ở phía Tây đảo Hải Nam. Nhà máy mang tên là Changjiang,
được khởi công xây dựng năm 2010 và sẽ bắt đầu hoạt động vào năm nay 2015.
Trong giai đoạn 1, nhà máy có hai lò với công xuất 1300 MW và vốn đầu tư là
$3 tỉ USD. Nhà máy này dự định còn có thêm 2 lò với công xuất 1300 MW.
Nhà máy Changjiang cách thành phố
Hải Phòng khoảng 300 km. Giống như nhà máy Fangchenggang ở Quảng Tây, nhà máy
Changjiang dùng công nghệ nội hóa của Trung quốc (domestically-developed
650 MWe CNP-600 pressurized water reactors, theo bản tin của World
Nuclear News ngày 22 tháng 11 năm 2010). Theo khảo sát mới nhất của World
Nuclear Association (tháng 2 năm 2015), công nghệ CNP ở hai nhà máy
Changjiang và Fangchenggang được xem là công nghệ cũ thuộc thế hệ thứ hai
(second generation technology). Các nhà máy hiện đại dùng công nghệ thuộc thế
hệ thứ ba AP-1000 được đánh giá là an toàn hơn. Vì nhà máy xử dụng công
nghệ lỗi thời của Trung quốc nên xác xuất nhà máy Changjiang gặp sự cố là rất
cao. Ngoài ra nhà máy ở gần bờ biển nước ta nên ảnh hưởng sẽ rất nghiêm
trọng mỗi khi có sự cố.
Chúng tôi đã dùng mô hình
READY/HYSPLIT của Cơ quan Khí quyển và Hải dương học (NOAA) của Hoa kỳ để
khảo sát lộ trình của phóng xạ trong trường hợp nhà máy Changjiang gặp sự cố.
Theo bản đồ dưới đây, mô hình READY cho biết phóng xạ sẽ tiến thẳng vào bờ
biển Bắc bộ và Bắc Trung bộ trước khi quay ngược về Trung quốc. Lộ trình này
cho thấy các thành phố lớn như Hà nội, Hải phòng, Thanh hoá và Vinh sẽ bị ảnh
hưởng. Giống như nhà máy Fangchenggang, nhà máy Changjiang có thể gây thảm
họa to lớn mà chúng ta nên biết để đề phòng.
Địa điểm của hai nhà máy
Changjiang và Fangchenggang :
Hình
xây dựng hai lò hạt nhân của Changjiang
Quan ngại hơn là trong tương lai
các công nghệ nội hóa của Trung quốc cũng có thể sẽ dùng ở Việt Nam, theo
chiều hướng phát triển hiện tại của đất nước. Có nhiều nhà khoa học đã cực
lực phản đối về ý định xây nhà máy nguyên tử hạt nhân tại Việt
Nam vì sự rủi ro quá cao như động đất và lỗi kỷ thuật mà đất nước mình chưa
đủ kinh nghiệm và trình độ để bảo toàn kỹ thuật.
Hơn nữa, liệu chính phủ có thể bảo
vệ thiên tai hay phòng chống khủng bố và trộm cắp chất liệu nguyên tử, cũng
như chưa bảo đảm giữ vững tài liệu bảo đảm an toàn về các mặt: phòng vệ, nhân sự,
hệ thống, công tác, điện toán (physical security, personnel
security, vulnerability security, operations security, cyber security). Thêm
vào đó vấn đề ô nhiễm môi trường, sức khoẻ hay hâm nóng khí quyển, hay sự lệ
thuộc vào người anh tham lam không đẹp ở Phương Bắc. Cuối cùng đất nước nhỏ
bé của chúng ta, không có đất để chứa đựng phế thải hạt nhân
(chemical waste). Nhìn chung, chúng ta không có thể đoán biết trước được
những thảm hoạ tai nạn hạt nhân có thể xảy ra, mà hậu quả thì
khó lường. Vì thế giải pháp về nguồn điện lực của Việt Nam có thể là những
nguồn năng lượng khác rẻ và xanh như ánh nắng mặt trời, dầu khí, bio-mass,
sóng biển, thuỷ điện, và gió.
Nói tóm lại vì lợi ích chung của
nhiều người và của nhiều thế hệ, chúng ta cần nhận thức rõ ràng về sự nguy
hiểm của nguồn điện nguyên tử hạt nhân. Và phải học hỏi những cách thức chuẩn
bị, đề phòng và đáp ứng cho gia đình mình, cộng đồng và đất nước mình nếu
không may sự cố tại nạn có thể xảy ra. Riêng về hai nhà máy hạn nhân ở Trung
Quốc nói trên, chúng ta cần phải theo dõi thường xuyên để chuẩn bị đối phó và
giảm thiểu những thiệt hại về sinh mạng cũng như kinh tế cho người dân nước
ta.
TS Trần Tiễn Khanh - TS Bạch X. Phẻ
Tài liệu tham khảo :
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching