X

Thursday, July 2, 2015

Trung Quốc, “siêu” cường quốc… ăn cắp!

 
 Matthew Trân:

Ôi chào !! Hơi sức mô mà đi nghe ba thằng Chệt.. nói fét: khã năng quân sự (hãi quân TC) cũa Chệt chĩ là trò kon nít đối với HK:

Chưa đóng nỗi một "hàng không mẫu hạm" (hkmh) mà fãi đi tậu lại chiếc tàu Ukraine fế thãi .. đem  bán lạc-xon mà Macao đã mua về định làm khách sạn nỗi đễ cho zân đánh bạc ngũ ..

 Thế mà Chệt này lại đễ làm hkmh cho hãi quân TC, làm trò kười cho thế zới.

Thiệt hết biết !!

MT
       

  
From: Paul Van <

 
Trung Quốc, “siêu” cường quốc… ăn cắp!
By on June 30, 2015
 Trung Quốc, “siêu” cường quốc… ăn cắp!

Tính đến nay, Trung Quốc là một cường quốc đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

Với tâm tưởng muốn làm bá chủ một cõi được di truyền và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác, tồn tại cường thịnh đến ngày nay. Dường như lịch sử Trung Quốc nổi bật nhất cũng chỉ là những cuộc chiến tranh thôn tính những láng giềng bằng những mưu mô xảo quyệt để tạo lên một Trung Quốc khổng lồ như ngày nay. 

Thế nên, hiểu rõ, kinh tế và vũ trang – quốc phòng là hai điều kiện không thể thiếu giúp họ thực hiện tham vọng, quyết định thành công nên bằng mọi giá TQ phải thúc đẩy nền kinh tế vụt lớn thành anh khổng lồ dẫn đầu thế giới và sở hữu khối vũ khí tối tân nhất. Điều đó cũng là hợp lệ và không có gì đáng bàn đến nếu như Trung Quốc đi lên bằng thực lực và chất xám của mình.

Thông thường, với các quốc gia khác, để có được một sáng chế công nghệ, một phát minh tầm cỡ,… họ phải đầu tư rất lớn về ngân sách, nhân lực và tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu và thực nghiệm chúng.

Hiểu rõ những khó khăn trước mắt và dường như là không thể nếu đi trên một con đường chính dài ngoẵng và nhiều chông gai nên Trung Quốc đã chọn cho mình một con đường tắt ngắn hơn rất nhiều để đi tới thành quả của ngày hôm nay. Từ một quốc gia xếp thứ hạng 10 ở thập niên 90 thế kỷ trước, đến nay đã vươn lên đứng thứ hai chỉ sau Mỹ một cách thần kỳ, ngoạn mục và đáng kinh ngạc.

Mỹ là một quốc gia dẫn đầu về kinh tế và vũ trang trên thế giới. Vì thế không khó hiểu, khi họ luôn phải đối mặt với tình trạng trộm cắp phổ biến từ những tin tặc đỏ được chỉ điểm đến từ Trung Quốc. Từ nhiều năm nay, vấn đề gián điệp kinh tế của Trung Quốc là một mối lo ngại rất lớn của Mỹ.
Mới đây, ngày 20/05/2015, truyền thông trong nước dẫn tin của BBC cho hay: 6 công dân Trung Quốc, trong đó có các giáo sư đại học, bị Mỹ buộc tội ăn cắp một công nghệ trên điện thoại di động để trục lợi.

Trong nhóm trên có ba người là giáo sư đại học. Họ bị cáo buộc dùng công nghệ ăn cắp để trục lợi cho các trường đại học và công ty do chính phủ Trung Quốc quản lý.
Hao Zhang, giáo sư đại học Thiên Tân, đã bị bắt, trong khi những người còn lại được cho là đang ở Trung Quốc.
Các công tố viên cho hay ông Zhang và một giáo sư khác cùng trường là Wei Pang đã thông đồng với nhau để đánh cắp công nghệ FBAR từ các đồng nghiệp Mỹ. FBAR là công nghệ giúp điện thoại di động và các thiết bị khác lọc các tín hiệu không muốn tiếp nhận.

Trước đó, truyền thông đưa tin ngày 02/07/2014 vợ của tỷ phú Trung Quốc Thiệu Căn Hỏa (nhà sáng lập kiêm chủ tịch Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Nong nghiệp Đại Bắc-Bắc Kinh (Tập đoàn DBN). Tập đoàn này luôn tự giới thiệu là một “doanh nghiệp yêu nước” và đang phấn đấu để dẫn đầu thị trường) là bà Mạc Vân bị cáo buộc ăn cắp tội ăn cắp bí mật thương mại trị giá hàng triệu USD của các công ty hạt giống bắp của Mỹ.

Vụ bắt giữ Mạc Vân là trường hợp mới nhất do công tố viên Klinefeldt công bố sau bắt giữ sáu nhân viên của tập đoàn kỹ thuật nông nghiệp Đại Bắc Bắc Kinh (DBN Group) do Thiệu Căn Hòa giữ chức chủ tịch, cũng với cáo buộc ăn cắp hạt giống bắp trên những cánh đồng ở bang Iowa và Illinois hồi tháng 12/2013.
Nhóm người này sau đó tuồn số hạt giống này về Trung Quốc để tái sản xuất những loại giống này.
Được biết, Trung Quốc luôn có tham vọng về ngành công nghệ hạt giống. Bởi trên thực tế, nước này đang phải đối mặt với khủng hoảng nông nghiệp – cả về nguồn lương thực cho người và thức ăn gia súc.

Quá trình nghiên cứu để tạo ra các hạt giống gốc vừa mất thời gian vừa tốn kém. Theo thông cáo báo chí của FBI, thường phải mất 5-8 năm để phát triển các hạt giống gốc, với chi phí nghiên cứu và phát triển ít nhất là 30-40 triệu USD. Các công ty như Dupont Pioneer, Monsanto và LG Seeds đã phải mất nhiều năm, tiêu tốn hàng chục triệu USD để nghiên cứu ra các sản phẩm này. Chúng có thể chống lại côn trùng, cỏ dại và sinh trưởng tốt trong điều kiện bất lợi. Tuy nhiên, các công nghệ hạt giống được cấp bằng sáng chế và hạt biến đổi gene thường có giá bán cao hơn bình thường.
Do đó, việc giành lấy các công nghệ bí mật một cách bất hợp pháp sẽ ít tốn kém và giúp Trung Quốc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa bằng cách bỏ qua các vấn đề đòi hỏi nhiều năm nghiên cứu để giải quyết.

Đấy chỉ là một trong những vô số ví dụ về việc Trung Quốc Gài gián điệp để ăn cắp công nghệ về lĩnh vực kinh tế.
Còn việc gián điệp Trung Quốc ăn cắp bí mật quân sự thì cũng chẳng kém hơn. Theo tác giả Tùng Lâm tổng hợp:
Trong khi Hoa Kỳ mải mê chống gián điệp Nga và mạng lưới Al-Qaeda, thì các gián điệp Trung Quốc đã tìm cách lấy được rất nhiều tài liệu mật về vũ khí của Hoa Kỳ. Tiêu biểu là vụ bản thiết kế đầu đạn hạt nhân hiện đại W-88 được tác giả David Wise phân tích trên tờ New York Times.

Vào năm 1995, một người đàn ông trung niên Trung Quốc bước vào văn phòng của CIA Ở Đông Nam Á và cho hay đã tìm ra các tài liệu bí mật của Trung Quốc. Trong số các tài liệu đó có bản thiết kế tối mật của đầu đạn hạt nhân W-88 của Hoa Kỳ. Đó là loại đầu đạn hạt nhân của các tên lửa được tàu ngầm Trident chuyên chở.

Trong hàng thập kỉ qua, Hoa Kỳ đã sản xuất các loại đầu đạn hạt nhân loại nhỏ và người Trung Quốc đã tuyệt vọng trong việc tự mình sản xuất các đầu đạn hạt nhân loại đó. Quân đội Trung Quốc đã và vẫn phải đi theo sau Hoa Kỳ.

Việc Trung Quốc giành được bản thiết kế mật của W-88 là một ví dụ đau đớn nhất của thực tế là các cơ quan phản gián của Hoa Kỳ đã quá chậm chạp trong việc nhận ra rằng: ngay khi Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu, nước này đã xây dựng một mạng lưới tình báo đẳng cấp quốc tế có thể ngang ngửa với CIA. Hồi tháng Một, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, Robert M. Gates, đã đến thăm Bắc Kinh nhân sự kiện Trung Quốc tiết lộ máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Vụ tiết lộ này cho thấy Trung Quốc đã đạt được công nghệ tàng hình, giúp nước này có thể khiến các máy bay, tàu chiến và tên lửa của mình không lọt vào lưới ra đa – công nghệ đó giống công nghệ của Hoa Kỳ mà trong hàng năm trời Trung Quốc đã lén lút tìm mọi cách chiếm giữ.

Sau sự kiện đó một tháng, một kỹ sư về máy bay ném bom tàng hình B-2 của tập đoàn Northrop Grumman đã bị kết án tù 32 năm vì đã chuyển giao các bí mật quốc phòng cho Trung Quốc. Để nhận được 100.000 USD, anh này đã giúp thiết kế một hệ thống tàng hình thoát khí cho các tên lửa hành trình của Trung Quốc khiến đối phương khó tìm ra và tiêu diệt.

Trung Quốc thậm chí còn cài người thâm nhập vào FBI. Năm 2003, Katrina Leung, một người đưa tin của FBI đã bị phát hiện làm gián điệp hai mang cho phía Bắc Kinh. Điều đáng ngạc nhiên là hai vị lãnh đạo của FBI ở California hoạt động phản gián đối với Trung Quốc đã cùng sa vào bẫy tình của cô Leung và cho phép cô này tiếp cận tài liệu mật và thậm chí còn giúp cô ta mang tài liệu về nhà mình.

Ngoài Mỹ, Nga cũng là một đối thủ luôn được Trung Quốc thèm thuồng khi nhìn vào khối vũ trang tân tiến. Vì thế, theo nguồn AFP, ta thấy rất bình thường khi Cục an ninh Nga cho hay, vào ngày 28/10/2010 đã bắt giữ một người Trung Quốc tên là Tun bị nghi ngờ làm gián điệp khi người này đang tìm kiếm các thông tin nhạy cảm về hệ thống phòng không.
FSB cho biết nghi can gián điệp này đã “giả danh một phiên dịch của phái đoàn.”

FSB còn cho biết thêm ông này đã “tìm cách lấy các tài liệu côn nghệ và bảo dưỡng của hệ thống tên lửa chống máy bay S-300 bằng cách hối lộ các công dân Nga.” Báo cáo của FSB xác định thông tin này là bí mật quốc gia.

Trước đó, theo TNO, vào năm 2007, Nam Phi đã tố cáo Trung Quốc ăn cắp về công nghệ hạt nhân của nước này:
Hãng thông tấn quốc tế Al Jazeera, có trụ sở tại Qatar, cho biết Ban Điều tra của họ vừa nhận được nhiều tài liệu mật cho thấy giới tình báo Nam Phi nghi ngờ Trung Quốc đứng sau vụ đột nhập Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Pelindaba, nằm gần thành phố Pretoria của nước này hồi tháng 11.2007.

Theo tài liệu mật, các lãnh đạo tình báo Nam Phi cho rằng gián điệp Trung Quốc đã lấy đi tài liệu về công nghệ lò phản ứng mô đun tầng sỏi (PBMR) do Công ty PBMR (Pty) Ltd nghiên cứu tại Pelindaba để đạt bước tiến trong việc sản xuất điện hạt nhân. “Tình báo nước ngoài rất quan tâm tới quá trình phát triển và nghiên cứu PBMR… Vụ đột nhập có thể nhằm thúc đẩy dự án điện hạt nhân mang tên Chinergy của Trung Quốc”, Al Jazeera trích tài liệu mật từ Cơ quan an ninh nhà nước Nam Phi đề năm 2009 cho hay.

Còn rất nhiều, những vụ mà Trung Quốc bị phát giác và tố cáo là kẻ cắp thông tin công nghệ, vũ trang khác nếu chịu khó tra cứu và tổng hợp trên goole.

Với thành quả đó (trở thành cường quốc thứ hai sau Mỹ và luôn có niềm tin vượt Mỹ để trở thành siêu cường quốc mới vào năm 2030) mặc dù Trung Quốc luôn ngẩng cao đầu hách dịch thì cũng chẳng làm cho thế giới phải cúi đầu thán phục. Ngược lại, Trung Quốc ngày càng bị bài xích và xa lánh, bởi những quốc gia và những con người văn minh. Chỉ có những kẻ hèn mọn mới một mực quỳ mọt ôm chân, vì những lợi ích trước mắt và mục đích sống còn của chúng luôn cao hơn lòng tự tôn dân tộc.


Theo Dân luận

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts