X

Sunday, February 25, 2018

Trạm không gian quốc tế


Trạm không gian quốc tế
  Hà Dương Cự

Trạm Không Gian Quốc Tế. (Hình: NASA)
Sự thành lập Trạm Không Gian Quốc Tế
Trước khi có Trạm Không Gian Quốc Tế (International Space Station) thì Hoa Kỳ đã có trạm không gian Skylab. Được phóng lên không gian vào ngày 14 Tháng Năm, 1973. Sau khi nhóm phi hành gia chót rời khỏi Skylab vào Tháng Hai năm 1974 thì Skylab bỏ trống và cứ bay chung quanh trái đất cho tới ngày 11 Tháng Bảy, 1979, thì rơi vào vùng khí quyển.
Skylab tuy ở trên không gian không bao lâu nhưng đã nghiên cứu được nhiều điều hữu ích và mở đường cho Trạm Không Gian Quốc Tế (xin viết tắt là TKG QT) sau này.
Trong các thập niên 1970 tới 1990 Liên Bang Xô Viết, sau này là Nga Xô cũng đã có nhiều trạm không gian. Nhưng tất cả đã rơi vào bầu khí quyển và tan rã hết. Về sau Nga hợp tác với Hoa Kỳ trong việc phát triển TKG QT.
Năm 1984, Tổng Thống Reagan chỉ thị cho cơ quan NASA xây dựng một trạm không gian với sự hợp tác của nhiều quốc gia khác trong vòng 10 năm. Trạm Không Gian Quốc Tế là một thực thể nhân tạo lớn nhất ngoài không gian. Vì quá lớn, TKG QT nặng tới 455 tấn nên không thể xây dựng ở mặt đất và đưa lên không gian trong một lần. Mà phải đưa lên từng bộ phận, gọi là khối chuẩn (module) rồi ráp lại.
Tháng Mười Một, năm 1998, khối chuẩn đầu tiên của TKG QT được người Nga phóng lên. Khối chuẩn này có tên Nga là Zarya có nghĩa là rạng đông. Một tháng sau Hoa Kỳ đưa khối chuẩn đầu tiên tên là Unity của mình lên và hai khối chuẩn được nối với nhau. Sau đó trong vòng hơn 10 năm và với hơn 30 phi vụ TKG QT được hoàn thành.
Những dữ kiện đáng chú ý của Trạm Không Gian Quốc Tế
Trạm Không Gian Quốc Tế là thành quả của một sự hợp tác kỹ thuật của 15 quốc gia, đáng kể nhất là Hoa kỳ, Nga Xô và Liên Minh Châu Âu. Các cơ quan chính là NASA của Hoa Kỳ, Roscosmos của Nga Xô và Cơ Quan Không Gian Châu Âu (European Space Agency). Ngoài ra còn có Cơ Quan Thám Hiểm Không Gian Vũ Trụ Nhật Bản (Japanese Aerospace Exploration Agency) và Cơ Quan Không Gian Gia Nã Đại (Canadian Space Agency).

Phi hành gia Scott Kelly trong Trạm Không Gian Quốc Tế. (Hình: NASA)
Trạm Không Gian Quốc Tế được xây dựng từ năm 1998 và hoàn thành các phần chính vào năm 2011. Phí tổn của Trạm Không Gian Quốc Tế tính cho tới năm 2011 là khoảng 100 tỷ Mỹ kim và sẽ còn tăng lên nhiều nữa. Đây là một cấu trúc đắt tiền nhất thế giới..
Kể từ năm 2000 lúc nào cũng có phi hành gia trên TKG QT. Cho tới Tháng Giêng năm 2018 thì đã có 230 phi hành gia từ 18 quốc gia tham dự vào TKG QT. Hoa Kỳ có nhiều nhất, 145 người, sau đó là Nga Xô với số 46, rồi tới Nhật Bản (9), Gia Nã Đại (7), Ý Đại Lợi (5), Pháp (4), Đức (3). Những quốc gia sau đây, mỗi nước có một người: Đan Mạch, Thụy Điển, Anh, Bỉ, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Nam Hàn, Mã Lai, Ba Tây, Kazakhstan và Nam Phi.
Trạm Không Gian Quốc Tế ở độ cao trung bình là 400 km và bay với vận tốc là 28,000 km/giờ. Cứ 90 phút thì TKG QT bay được một vòng quanh trái đất. Như vậy có 45 phút là ngày và 45 phút là đêm.
Trạm Không Gian Quốc Tế luôn luôn có một phi thuyền nhỏ sẵn sàng để nếu có trường hợp khẩn cấp cần phải rời bỏ trạm không gian thì có thể dùng nó để quay trở lại trái đất. Điều này cũng giống như tàu bè luôn luôn có đem theo tàu cấp cứu (lifeboat).
Một ngày trên Trạm Không Gian Quốc Tế
Vì không có ngày đêm rõ rệt như ớ dưới đất, nên một ngày được định là 24 giờ đồng hồ. Vì vấn đề huấn luyện rất tốn kém, nên phải tận dụng thời gian ở trên Trạm Không Gian, các phi hành gia rất bận rộn. Trừ những ngày nghỉ, mỗi ngày làm việc 12 tiếng. Bắt đầu bằng đồng hồ báo thức gọi dậy, rồi làm vệ sinh cá nhân và ăn sáng như là sống trên trái đất. Sau đó là nói chuyện với trung tâm điều hành về các hoạt động trong ngày và bắt đầu làm việc.
Trạm Không GianQuốc Tế cũng giống như một căn nhà, cần có sự bảo trì. Các hoạt động của phi hành gia có thể chia làm hai phần. Một phần là bảo trì và dọn dẹp. Một phần khác là thi hành các thí nghiệm khoa học. Ngoài ra các phi hành gia còn phải để ra hai giờ để tập thể dục mỗi ngày.
Mấy năm trước thì không có phương tiện liên lạc trực tiếp với người trên trái đất ngoại trừ trung tâm điều hành. Nhưng bây giờ thì phi hành gia có thể gửi điện thư trực tiếp tới gia đình và người quen. Họ cũng có thể dùng một hệ thống điện thoại đặc biệt nối với máy tính để nói chuyện với người quen dưới đất. Theo NASA thì tiếng trong điện thoại rất rõ, bạn không biết là đang nói chuyện với phi hành gia trên Trạm Không Gian Quốc Tế.
Những khó khăn của con người sống trong không gian
Con người đã quen sống ở dưới đất với trọng lượng kéo xuống của trái đất. Ở trên không gian hầu như không có trọng lực nên cơ thể con người phải cố để thích ứng trong hoàn cảnh mới. Vì không có trọng lực nên xương con người trở nên dễ gãy và các bắp thịt thì nhỏ lại. Để chống lại tình trạng này phi hành gia bắt buộc phải tập thể dục mỗi ngày 2 tiếng.
Ở ngoài không gian các phi hành gia không có lớp không khí che chở phải hứng chịu các tia vũ trụ (cosmic ray) và bức xạ mặt trời.

Trạm Không Gian Quốc Tế bay qua Massachusetts. (Hình: earthsky.org)
Những thành quả của Trạm Không Gian Quốc Tế
Một mục đích của TKG QT là nghiên cứu xem con người có thể ở lâu ngoài không gian hay không. Bây giờ thì người ta biết là tuy có nhiều vấn đề nhưng con người có thể tồn tại ngoài không gian. Điều này rất quan trọng trong dự án thám hiểm Sao Hỏa.
Các phi hành gia đã thực hành rất nhiều thí nghiệm khoa học trên Trạm Không Gian Quốc Tế. Sau đây là một vài thí nghiệm trên TKG QT.
Có một thí nghiệm do các nhà khoa học Nhật Bản thiết kế. Họ đem lên TKG QT những con sâu để tìm hiểu về ảnh hưởng của vi trọng lực (microgravity) đối với sinh vật về vấn đề lão hóa. Hậu quả của cuộc thí nghiệm này có thể là sự phát triển những thứ thuốc mới để chống lại những bệnh do sự lão hóa sinh ra.
Sự phát triển tinh thể trên TKG QT là một trong những thí nghiệm đầu tiên trên Trạm Không Gian. Trong môi trường vi trọng lực tinh thể mọc lên hoàn hảo hơn là tinh thể mọc lên dưới mặt đất. Tinh thể hoàn hảo này rất nhạy cảm với các chất phóng xạ nên được dùng trong những máy dò phóng xạ.
Bạn có thể thấy Trạm Không Gian Quốc Tế không?
Vì Trạm Không Gian Quốc Tế là một thực thể rất lớn nên bạn có thể thấy nó bằng mắt thường được. TKG QT xuất hiện như một vật sáng bay ngang qua bầu trời. Vấn đề là bạn phải biết nhìn ở đâu trong bầu trời rộng lớn. Bạn có thể vào mạng http://earthsky.org/human-world/how-to-spot-the-international-space-station để theo dõi Trạm Không Gian Quốc Tế.
Tương lai của Trạm Không Gian Quốc Tế
Chương trình hiện tại thì Trạm Không Gian Quốc Tế sẽ hoạt động cho tới năm 2024, có thể tăng lên đến 2028. Sau đó thì chưa có quyết định rõ rệt. Nó có thể để cho rơi vào bầu khí quyển hay có thể được tái dùng cho những trạm không gian trong tương lai.
Hà Dương Cự
Nguồn tài liệu
https://www.nasa.gov


__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Monday, February 19, 2018

sáng lập Emotiv System : Cô gái Úc gốc Việt thay đổi cả thế giới bằng công nghệ

Bài chuyển. Tùy nghi.

From: Duc Giang Nguyen



LÊ THỊ THÁI TẦN


Image result for LÊ THỊ THÁI TẦN

Cô gái Úc gốc Việt thay đổi cả thế giới bằng công nghệ

Chỉ mới 16 tuổi, Tan Le đã được nhận vào Đại học Monash rồi tốt nghiệp loại ưu chỉ trong vòng 3 năm ở cả hai ngành Luật và Thương mại.
Năm 1998, lần đầu tiên tại Úc, một nữ sinh viên gốc Việt 18 tuổi đã đạt danh hiệu “The Young Australian of the Year”, giải thưởng thường niên dành cho một cá nhân ưu tú dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất trong xã hội.

Cô gái ấy tên là Lê Thị Thái Tần (Tan Le), vị Chủ tịch trẻ nhất của Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc. Ở tuổi 15, Tần đã lãnh đạo nhiều nhóm thiện nguyện giúp đỡ hàng trăm dân nhập cư tìm việc và ổn định cuộc sống trên đất Úc. Dù bận rộn với cộng đồng nhưng cô vẫn hoàn thành xuất sắc chương trình trung học ngay từ tuổi 16, vào thẳng Đại học Monash, giành học bổng toàn phần của KPMG để học 2 ngành Luật và Thương mại.
Đến tuổi đôi mươi, sự nghiệp của Tần đã vững vàng khi cô là một luật sư của hãng luật hàng đầu thế giới FreeHills, vừa đảm nhận nhiều chức vụ trong Chính phủ Úc và liên tục được mời làm đại sứ của nhiều chuyến đi ngoại giao. Song kỳ lạ là 12 năm sau, cả thế giới lại dồn sự chú ý cả vào Tần như ngôi sao khởi nghiệp sáng nhất tại Thung lũng Sillicon, Mỹ.
Từ năm 2003, cô đồng sáng lập Emotiv System cùng Ðỗ Hoài Nam với ý tưởng dùng ý nghĩ và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. Đến năm 2010, ý tưởng đó thành hiện thực với chiếc mũ đọc sóng não EPOC của Emotiv System gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD. EPOC hiện được ứng dụng rộng khắp các lĩnh vực như trò chơi điện tử, nghiên cứu khoa học và điều trị bệnh liên quan đến não bộ.
Khát khao được công nhận
Rời Việt Nam từ khi 4 tuổi, Tần cùng gia đình đến Úc bắt đầu cuộc sống mới hệt như nhiều dân nhập cư khác: nghèo khổ và túng thiếu. “Chúng tôi thường mang hai đôi tất. Chủ yếu là chiếc này để bịt lỗ thủng của chiếc kia,” Tần hồi tưởng nhưng đói khổ không ám ảnh cô bằng sự ghẻ lạnh của bạn bè cùng lớp. Tần từng chờ đợi giờ học trôi qua nhanh để trốn vào thư viện một mình. “Con bé gầy rộc đi vì nỗi sợ đó”, mẹ Tần nhớ lại.
Hoàn cảnh đó lại nảy sinh trong Tần hai phản ứng thú vị. Một mặt, cô tự nhủ “ta sẽ vượt qua tất cả các người” bằng cách ép mình học. Kết quả là cô học xuất sắc đến mức kết thúc sớm chương trình học hơn so bạn đồng lứa. Chỉ mới 16 tuổi, cô đã được nhận vào Đại học Monash rồi tốt nghiệp loại ưu chỉ trong vòng 3 năm ở cả hai ngành Luật và Thương mại..
Mặt khác, “Tần quan tâm đặc biệt về tác động của cộng đồng lên mỗi cá nhân”, thầy giáo tiếng Anh Ruth Willis nhận xét. Chính môi trường cô lập ấy đã vô tình nung nấu trong Tần khát vọng kết nối cộng đồng. Cô hạ quyết tâm “thay đổi nước Úc thành một nơi tốt đẹp hơn để sống và làm việc”. Kể từ lớp 9 (15 tuổi), Tần không còn trốn trong thư viện nữa mà nhiệt tình bước ra giúp đỡ cộng đồng nhập cư tại vùng Footscray (phía tây Melbourne). Trong vòng 4 năm sau đó, Tần đã được bầu làm Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại vùng Footscray và Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc, chuyên hỗ trợ dân nhập cư tìm việc và ổn định cuộc sống trên đất khách.
Sau 15 năm, xứ người mà Tần tìm mọi cách hòa nhập ấy cuối cùng đã đón nhận cô. Chính người dân Úc đã bầu cô là gương mặt trẻ tiêu biểu nhất của quốc gia họ vào năm 1987. Cuộc đời và cống hiến của cô gái Việt trở thành phim tư liệu lưu ở Bảo tàng Úc cho thế hệ trẻ noi theo. Riêng cô đã nhận ra rằng “là một kẻ không được thừa nhận vẫn ổn. Thậm chí tôi xem đó là một món quà. Là kẻ được thừa nhận, bạn dễ dàng chấp nhận thành kiến bao quanh. Riêng tôi lại bị đẩy ra nhưng đối mặt với chúng không chút sợ hãi”.

Image result for LÊ THỊ THÁI TẦN
“Đứa con” Emotiv System
Qua những chuyến công tác xã hội và hoạt động ngoại giao ở nhiều nước, Tần gặp gỡ nhiều người sống theo đam mê hơn vì mưu sinh. Nghề luật sư không còn là mảnh ghép khớp với lựa chọn của cô gái đa tài này nữa.
Năm 2003, cô táo bạo rời Úc đến Thung lũng Silicon, Mỹ cùng 3 người bạn mở ra công ty Emotiv System. Tần tin công nghệ là cách nhanh nhất để thay đổi cả thế giới. Emotiv System ấp ủ ý định cho ra đời những thiết bị điều khiển mọi thứ bằng suy nghĩ và cảm xúc của con người.
Đội ngũ Emotiv System mất 7 năm trời nghiên cứu sản phẩm đầu tiên là Emotiv EPOC, nâng cấp từ công nghệ đo điện não (EGG). Năm 2010 đánh dấu bước ngoặt lớn cho cả Emotiv System và cả nền công nghệ thế giới. Emotiv EPOC ra đời như một chiếc mũ EGG nhỏ gọn kèm với 16 nút điện cực ghi lại mọi hoạt động trong não và cử chỉ gương mặt.
Giả sử bạn muốn kéo rèm cửa, suy nghĩ này sẽ truyền tín hiệu trong não được ghi vào EPOC. Lần tới, khi ý định kéo rèm xuất hiện trong đầu, đường truyền lần trước ngay lập tức thông qua EPOC ra lệnh cho máy tính kéo rèm từ xa thay vì kéo tay hay bấm nút.
Image result for LÊ THỊ THÁI TẦN

Ngoài ra, mấu chốt khiến Emotiv EPOC trở nên thông dụng vì nó chỉ tốn khoảng 300 USD, rẻ gấp nhiều lần so với một chiếc máy EGG hàng chục triệu USD ở phòng thí nghiệm. Emotiv EPOC bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong y học (cho phép bệnh nhân điều khiển xe lăn bằng suy nghĩ hoặc giao tiếp dễ dàng hơn với người thân) hay nguồn cảm hứng mới cho trò chơi điện tử.
Trong khi Emotiv EPOC đang thành tâm điểm trên thế giới, Tần vẫn chưa dừng lại. Năm 2013, sản phẩm thứ hai Emotiv Insight đã gọi vốn thành công hơn 1,6 triệu USD trên Kickstarter, dự kiến ra thị trường vào cuối 2015. Đi kèm tính năng đã có với Emotiv EPOC, Emotiv Insight nghiêng về ứng dụng y học.
Thiết bị này có thể thu thập và phân tích hoạt động trong não từng ngày để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bệnh lý hay chấn thương. Ngoài ra, dữ liệu thu thập từ người dùng trên khắp thế giới sẽ thành nguồn nghiên cứu não bộ lớn nhất từ trước đến nay.

Image result for LÊ THỊ THÁI TẦN

Với Tần, mảnh ghép Emotiv Insight liệu có là miếng ghép cuối cùng? Tần nhìn nhận ứng dụng đã mở ra chân trời mới trong công nghệ: “Những gì chúng tôi làm chỉ mới chạm vào phần nổi của vô vàn ứng dụng khác mà thôi!”.
PHAN LỤC  13:02

__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Monday, February 12, 2018

Việt nam sản xuất đươc loại Vi trùng nguy hiểm nhứt thế Giới.

https://au.news.yahoo.com/a/38843634/queensland-mum-describes-hookworm-bite-vietnam-beach/


Aussie mum opens up on horror of returning from Vietnam holiday with hookworm

A Queensland mother has opened up about the horror of contracting a hookworm at the beach while on holiday.
Melbourne court bans niqabs
 CLOSE
Melbourne court bans niqabs
VIDEO Victoria's Islamic leaders are not happy after a Melbourne judge banned niqabs in his courtroom.
The 42-year-old, who chose to remain anonymous, recently travelled to Vietnam's Anh Bang Beach, a holiday she takes frequently with her family.
The mother said she walked barefoot on the beach and unknowingly stood on microscopic hookworm larvae, believed to be from animal faeces, The ABC reported.
A week later, the woman woke up to intense itching and swelling on her feet.
A Queensland mother was holidaying at Vietnam's Anh Bang Beach. Photo: TripAdvisor
"It was the worst feeling I have ever had, they were swollen, the most intense itching I have ever experienced in my life, swelling, my veins were poking out," she said.
 
 
Bringing cleaner light to families in Kenya

"I had patches of pin prick-looking blisters all through my toes and that was obviously the point of entry — it was just horrific."
The woman said she could feel the worms moving under her skin.
Her doctor couriered medicine from interstate to treat the hookworms and the woman said getting rid of them was the most painful part.
"It's called the dying off and it's when the hookworm is dying and it's trying to escape your body so every symptom I've ever had came back but times 10," she said.
The following morning she noticed "track marks" on her feet where the worms had burrowed under the skin.
The woman contracted hookworm, an intestinal parasite. Photo: Getty
She is expected to make a full recovery.
Hookworms are an intestinal parasite that are usually found in areas with high population and poor sanitation.
Many people contract them through bare feet through contaminated soil or sand and symptoms can include abdominal pain and a rash.
Hookworms are an intestinal parasite that are usually found in areas with high population. Photo: Getty
Back To Top 



Popular Posts

Popular Posts