----- Forwarded
Message -----
Căng thẳng Mỹ - Trung về thương mại
có dấu hiệu hạ nhiệt. Hành động của Trung Quốc thể hiện khi đồng ý thực hiện
các biện pháp gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ để cắt giảm thặng dư thương mại,
dù không đề cập đến con số 200 tỷ USD mà Nhà Trắng yêu cầu trước đó.
Bắc Kinh và Washington đồng ý sẽ tiếp tục thảo luận về các biện pháp xoay quanh việc Trung Quốc gia tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ để xóa dần chênh lệch thương mại 335 tỷ USD hàng năm giữa hai nước.
“Đã có sự đồng thuận trong việc thực hiện các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu đáng kể thâm hụt thương mại của Trung Quốc với Mỹ”, tuyên bố chung được đưa ra vào ngày 19/5 sau các cuộc họp giữa chính phủ hai nước bao gồm sự có mặt của Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.
“Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người dân Trung Quốc và nhu cầu phát triển một nền kinh tế chất lượng cao, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Mỹ”, Reuters dẫn tuyên bố chung.
Cắt giảm thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc là lời hứa quan trọng trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump. Washington yêu cầu Trung Quốc giảm 200 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ, một con số mà hầu hết chuyên gia kinh tế cho là không khả thi. Trên cơ sở bền vững, việc cắt giảm này đòi hỏi sự thay đổi lớn trong thành phần thương mại giữa hai nước.
Đã có một số lo ngại đến từ các nhà lập pháp và chuyên gia thương mại về việc Tổng thống Trump sẽ ưu tiên cắt giảm thặng dư thương mại hơn là xử lý vấn đề Trung Quốc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ cũng có thể bị đảo ngược.
Tuyên bố chung không đề cập tới việc nới lỏng lệnh cấm làm tê liệt công ty sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra vào tháng trước. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã phải dừng một số hoạt động sau khi bị cấm sử dụng các linh kiện và công nghệ từ Mỹ.
Đầu tuần này, Tổng thống Trump đăng tải trên Twitter rằng ông đã chỉ đạo Bộ Thương mại cho phép ZTE hoạt động trở lại, đồng thời cho biết tình hình của công ty này là một phần trong thỏa thận thương mại với Trung Quốc.
Bắc Kinh và Washington đồng ý sẽ tiếp tục thảo luận về các biện pháp xoay quanh việc Trung Quốc gia tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ để xóa dần chênh lệch thương mại 335 tỷ USD hàng năm giữa hai nước.
“Đã có sự đồng thuận trong việc thực hiện các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu đáng kể thâm hụt thương mại của Trung Quốc với Mỹ”, tuyên bố chung được đưa ra vào ngày 19/5 sau các cuộc họp giữa chính phủ hai nước bao gồm sự có mặt của Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.
“Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người dân Trung Quốc và nhu cầu phát triển một nền kinh tế chất lượng cao, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Mỹ”, Reuters dẫn tuyên bố chung.
Cắt giảm thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc là lời hứa quan trọng trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump. Washington yêu cầu Trung Quốc giảm 200 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ, một con số mà hầu hết chuyên gia kinh tế cho là không khả thi. Trên cơ sở bền vững, việc cắt giảm này đòi hỏi sự thay đổi lớn trong thành phần thương mại giữa hai nước.
Đã có một số lo ngại đến từ các nhà lập pháp và chuyên gia thương mại về việc Tổng thống Trump sẽ ưu tiên cắt giảm thặng dư thương mại hơn là xử lý vấn đề Trung Quốc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ cũng có thể bị đảo ngược.
Tuyên bố chung không đề cập tới việc nới lỏng lệnh cấm làm tê liệt công ty sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra vào tháng trước. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã phải dừng một số hoạt động sau khi bị cấm sử dụng các linh kiện và công nghệ từ Mỹ.
Đầu tuần này, Tổng thống Trump đăng tải trên Twitter rằng ông đã chỉ đạo Bộ Thương mại cho phép ZTE hoạt động trở lại, đồng thời cho biết tình hình của công ty này là một phần trong thỏa thận thương mại với Trung Quốc.
Posted by: Truc Chi
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching