X

Thursday, May 10, 2018

Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran?

 

     Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran?
Đài VOA 9.5.2018
Hôm 8/5, Tổng thống Mỹ tuyên bố rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà nước này đã ký kết với các cường quốc khác Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và Iran hồi năm 2015. Hành động này sẽ khiến Iran trả đũa và có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho khu vực Trung Động. Hãng tin Reuters đã đưa ra những kịch bản sau đây:
Về Hiệp định:
Giới chức Iran nói rằng một lựa chọn họ đang nghiên cứu là rút hoàn toàn ra khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Lãnh tụ tối cao nước này Ayatollah Ali Khamenei nói rằng nước ông không quan tâm đến việc phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng nếu Iran rút ra khỏi NPT, thì nó sẽ là hồi chuông báo động toàn cầu.
“Điều này có thể là một con đường thảm họa cho Cộng hòa Hồi giáo vì họ sẽ bị cô lập,” ông Ali Alfone, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định.
Ngay cả khi Iran không rút ra khỏi NPT, họ vẫn tỏ dấu hiệu cho thấy sẽ tăng cường hoạt động làm giàu uranium vốn bị giới hạn ngặt nghèo trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân. Iran đã dừng sản xuất uranium làm giàu ở cấp độ 20% và đã giao nộp phần lớn kho vũ khí của họ như là một phần của thỏa thuận năm 2015.
Trong tuần này, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, ông Ali Akbar Salehi, nói rằng Iran đã có thể làm giàu uranium đến một mức độ cao hơn khả năng của họ trước thỏa thuận.
Hành động của Iran có thể bị ảnh hưởng của mức độ mà các bên ký kết khác phản ứng trước sự rút lui của Mỹ, theo các nhà phân tích. Điều này tùy vào mức độ mà Pháp, Đức và Anh nhấn mạnh rằng các công ty của họ sẽ vẫn tiếp tục làm ăn với Iran theo khuôn khổ một thỏa thuận quốc tế được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua, mức độ ủng hộ ngoại giao của Nga dành cho Iran, và liệu Trung Quốc muốn gắn kết Iran vào Dự án "Một vành đai, Một con đường" của họ.
Chính quyền Trump đe dọa rằng những ai vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ sẽ bị hệ thống ngân hàng Mỹ cấm cửa. Trong số các nước ký kết còn lại, chỉ có Trung Quốc, nước mua nhiều dầu mỏ của Iran nhất, là có khả năng bỏ ngoài tai lệnh cấm này.
Iraq
Khi Nhà nước Hồi giáo chiếm phần lớn lãnh thổ Iraq hồi năm 2014, Iran đã nhanh chóng ủng hộ chính phủ Iraq. Từ đó, Tehran đã giúp trang bị vũ khí và huấn luyện hàng ngàn chiến binh. Lực lượng Huy động Quần chúng (PMF) này cũng là một lực lượng chính trị quan trọng ở Iraq.
Nếu thỏa thuận sụp đổ, Iran có thể khuyến khích các nhóm PMF vốn muốn Mỹ rời khỏi Iraq đẩy mạnh các lời lẽ chống đối và có thể là hành động quân sự nhằm vào lực lượng Mỹ.
Những hành động quân sự này có thể là tên lửa, đạn cối và đánh bom ven đường không có liên hệ trực tiếp đến lực lượng dân quân Shi’ite nào cụ thể. Điều này giúp cho Iran phủ nhận rằng họ đã thay đổi lập trường về việc tránh xung đột trực tiếp với quân đội Mỹ ở Iraq.
Syria
Iran và các đồng minh bán quân sự của họ như lực lượng Hezbollah của Lebanon đã tham gia vào cuộc chiến ở Syria từ năm 2012. Iran đã trang bị vũ khí và huấn luyện hàng ngàn chiến binh Shi’ite để chiến đấu giúp chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Israel cho rằng Iran đã tuyển mộ ít nhất 80.000 chiến binh Shi’ite.
Sự hiện diện của Iran ở Syria đã khiến Tehran lần đầu tiên xung đột trực diện với Israel với một loạt những vụ va chạm lớn trong những tháng vừa qua. Giới chức Israel nói họ sẽ không bao giờ cho phép Tehran hay Hezbollah thiết lập sự hiện diện quân sự thường trực ở nước láng giềng Syria.
Nếu thỏa thuận hạt nhân thất bại, Iran sẽ có ít động cơ ngăn các đồng minh Shi’ite của họ thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào Israel.
Iran và lực lượng họ kiểm soát ở Syria cũng có thể gây ra phiền phức cho gần 2.000 lính Mỹ được đưa tới miền bắc và miền đông Syria để ủng hộ lực lượng chiến đấu của người Kurd.
Một cố vấn hàng đầu của Lãnh tụ tối cao Iran đã nói hồi tháng Tư rằng ông hy vọng Syria và các đồng minh của họ có thể đẩy quân đội Mỹ ra khỏi miền đông Syria.
Lebanon
Hồi năm 2006, lực lượng Hezbollah đánh nhau với Israel trong một cuộc xung đột biên giới bế tắc kéo dài 34 ngày. Theo các quan chức Israel và Mỹ, hiện giờ Iran đang giúp đỡ Hezbollah xây dựng các công xưởng để sản xuất các tên lủa dẫn đường chính xác và trang bị thêm cho các tên lửa tầm xa với hệ thống dẫn đường chính xác.
Các lực lượng Israel liên tục tấn công quân Hezbollah ở Syria nơi nhóm này đang lãnh đạo nhiều đồng minh dân quân Shi’ite của Iran. Trong những tuần gần đây Israel và Iran tăng cường chỉ trích lẫn nhau. Mặc dù Hezbollah và Israel nói họ không muốn có xung đột, căng thẳng có thể dễ dàng lan ra thành một cuộc chiến Lebanon khác.
Hồi năm ngoái Hezbollah nói rằng bất cứ cuộc chiến nào do phía Israel tiến hành chống lại Syria và Lebanon có thể thu hút hàng ngàn chiến binh từ các nước khác, trong đó có Iran và Iraq. Điều này có nghĩa là các lực lượng dân quân Shi’ite có thể đến Lebanon để giúp đỡ Hezbollah.
Hezbollah cũng là một lực lượng chính trị chính ở Lebanon, và họ có thể củng cố sức mạnh của mình qua bầu cử. Hiện nay, họ đang hợp tác với Thủ tướng Saad al-Hariri, người được các chính phủ phương Tây ủng hộ.
Tuy nhiên nếu thỏa thuận hạt nhân đổ vỡ, Iran có thể sẽ gây sức ép lên Hezbollah để cô lập đối thủ của họ, một diễn biến mà các chuyên gia tin rằng sẽ gây bất ổn cho Lebanon.

Virus-free. www.avast.com

__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts