Subject: Áo ngực, quần jeans cần giặt sau khi mặc mấy lần?
Hai thứ bạn ngại giặt nhất, cần thời gian bao lâu sau khi mặc, để không nguy hại đến sức khỏe, mà vẫn đảm bảo độ bền?
Daily Mail đã chỉ ra thời gian chính xác nên làm sạch một số vật dụng quen thuộc sau khi mặc hay sử dụng.
1. Điện thoại
Nghiên cứu cho thấy chúng ta chạm vào điện thoại tới 150 lần/ngày, và các nhà Khoa học Mỹ phát hiện ra 7.000 loại vi khuẩn trên 51 mẫu điện thoại. Trong đó hầu hết là vô hại, nhưng không phải tất cả.
Laura Bowater, nhà Vi sinh vật học tại Đại học East Anglia cho biết: "Khi bạn sử dụng điện thoại, nó sẽ nóng lên, tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn enterococcus (thường có trong phân) và pseudomonas (trong động vật và đất) gây ra bệnh nhiễm trùng, đều được tìm thấy trên điện thoại."
Đặc biệt, điện thoại có bàn phím lại càng bẩn hơn vì có kẽ nứt. Cố gắng làm sạch điện thoại mỗi ngày với khăn lau kháng khuẩn.
Nghiên cứu cho thấy chúng ta chạm vào điện thoại tới 150 lần/ngày và các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra 7.000 loại vi khuẩn trên 51 mẫu điện thoại.
2. Vải trải giường.
Vải trải giường là nơi chứa hàng triệu tế bào da mỗi ngày, và một lít mồ hôi trong một đêm. Cả hai đều là "món ăn" lý tưởng thu hút các loại ve, mạt giường. Mặc dù vô hại nhưng phân của ve, mạt lại có chứa chất gây dị ứng có thể làm ngứa mắt, viêm mũi, và hen suyễn.
1/10 người được hỏi thường giặt vải 4 tuần/lần, và hơn một phần ba số đó 2 tuần mới giặt vải một lần. Laura khuyên mọi người nên giặt nó ít nhất một tuần/lần, để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Giặt khô vải, và gối trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời nếu có thể, vì tia cực tím có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi sinh vật.
3. Lõi gối.
Các tấm lõi bên trong gối cũng giống một miếng bọt biển, ngấm mồ hôi và trở thành nơi sinh sản hoàn hảo cho vi khuẩn và bọ ve. Các Bác sĩ phát hiện có đến 1/3 trọng lượng chiếc gối được tạo thành từ tế bào da chết, nhện, và chất thải của chúng trong khi chiếc gối chưa được giặt có thể chứa tới 16 loài nấm.
Thời gian lý tưởng để giặt gối là ba tháng/một lần. Bạn nên sử dụng một chất tẩy rửa dạng lỏng, vì dạng bột có thể để lại cặn. Giặt gối ở 60 độ sẽ giết chết hầu hết vi khuẩn.
4. Đệm giường.
Chất thải của ve, mạt trong đệm có thể gây dị ứng và hen suyễn, nấm mốc có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Các vi khuẩn như MRSA, campylobacter gây ra các triệu chứng sốt, đau quặn và tiêu chảy. Chúng có thể tồn tại tới 6 tuần trên giường của bạn.
Loại bỏ vết bẩn bằng cách lau sạch bề mặt đệm bằng một miếng vải ẩm với nước lạnh khoảng 6 tháng/một lần. Hút chân không sau khi làm sạch.
5. Đồ jeans.
Nhà thiết kế đồ jeans Donna Ida khuyên bạn nên giặt đồ jeans sau khoảng 5 lần mặc, vì giặt quá thường xuyên sẽ phá hỏng dáng của jeans, và làm phai màu nhanh chóng.
Bạn có thể cho đồ jeans vào trong chiếc túi bóng, và đặt vào ngăn đá tủ lạnh qua đêm để loại bỏ các vi khuẩn gây mùi, hoặc có thể ngâm quần trong nước đá lạnh và hong khô tự nhiên.
6. Ví tiền và túi xách.
Vi khuẩn E.coli hay khuẩn viêm da như MRSA có thể nằm rải rác trên túi xách hay ví tiền của bạn. Thậm chí nếu thường xuyên rửa tay, và mang theo cả ví tiền vào nhà vệ sinh, bạn có thể vô tình mang theo các loại vi khuẩn gây bệnh khi trả tiền cho bữa ăn của mình.
Vệ sinh túi xách, và ví tiền mỗi tuần/một lần bằng khăn lau kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng loại không chứa cồn để giữ bền chất liệu da.
Vệ sinh túi xách và ví tiền mỗi tuần/một lần bằng khăn lau kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng loại không chứa cồn để giữ bền chất liệu da.
7. Pyjamas.
"Đồ ngủ cần được giặt ngay sau 2 lần sử dụng, áo có thể kéo dài lâu hơn một chút. Điều quan trọng là bạn phải giữ sạch sẽ, đặc biệt là ở trên giường," Kelly cho biết.
8. Áo ngực.
Kelly Dunmore, Chuyên gia về đồ lót của hãng Rigby and Peller cho hay: "Các nếp gấp ở ngực và vùng dưới cánh tay bạn rất nóng, và thường bị chảy mồ hôi. Nên giặt áo ngực sau hai, hoặc ba lần mặc."
Tránh giặt áo ngực bằng máy giặt vì sẽ làm hỏng tính đàn hồi, và giảm tuổi thọ sử dụng của nó (tuổi thọ ít nhất của áo ngực là 12 tháng).
Nghiên cứu cho thấy chúng ta chạm vào điện thoại tới 150 lần/ngày, và các nhà Khoa học Mỹ phát hiện ra 7.000 loại vi khuẩn trên 51 mẫu điện thoại. Trong đó hầu hết là vô hại, nhưng không phải tất cả.
Laura Bowater, nhà Vi sinh vật học tại Đại học East Anglia cho biết: "Khi bạn sử dụng điện thoại, nó sẽ nóng lên, tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn enterococcus (thường có trong phân) và pseudomonas (trong động vật và đất) gây ra bệnh nhiễm trùng, đều được tìm thấy trên điện thoại."
Đặc biệt, điện thoại có bàn phím lại càng bẩn hơn vì có kẽ nứt. Cố gắng làm sạch điện thoại mỗi ngày với khăn lau kháng khuẩn.
Nghiên cứu cho thấy chúng ta chạm vào điện thoại tới 150 lần/ngày và các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra 7.000 loại vi khuẩn trên 51 mẫu điện thoại.
2. Vải trải giường.
Vải trải giường là nơi chứa hàng triệu tế bào da mỗi ngày, và một lít mồ hôi trong một đêm. Cả hai đều là "món ăn" lý tưởng thu hút các loại ve, mạt giường. Mặc dù vô hại nhưng phân của ve, mạt lại có chứa chất gây dị ứng có thể làm ngứa mắt, viêm mũi, và hen suyễn.
1/10 người được hỏi thường giặt vải 4 tuần/lần, và hơn một phần ba số đó 2 tuần mới giặt vải một lần. Laura khuyên mọi người nên giặt nó ít nhất một tuần/lần, để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Giặt khô vải, và gối trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời nếu có thể, vì tia cực tím có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi sinh vật.
3. Lõi gối.
Các tấm lõi bên trong gối cũng giống một miếng bọt biển, ngấm mồ hôi và trở thành nơi sinh sản hoàn hảo cho vi khuẩn và bọ ve. Các Bác sĩ phát hiện có đến 1/3 trọng lượng chiếc gối được tạo thành từ tế bào da chết, nhện, và chất thải của chúng trong khi chiếc gối chưa được giặt có thể chứa tới 16 loài nấm.
Thời gian lý tưởng để giặt gối là ba tháng/một lần. Bạn nên sử dụng một chất tẩy rửa dạng lỏng, vì dạng bột có thể để lại cặn. Giặt gối ở 60 độ sẽ giết chết hầu hết vi khuẩn.
4. Đệm giường.
Chất thải của ve, mạt trong đệm có thể gây dị ứng và hen suyễn, nấm mốc có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Các vi khuẩn như MRSA, campylobacter gây ra các triệu chứng sốt, đau quặn và tiêu chảy. Chúng có thể tồn tại tới 6 tuần trên giường của bạn.
Loại bỏ vết bẩn bằng cách lau sạch bề mặt đệm bằng một miếng vải ẩm với nước lạnh khoảng 6 tháng/một lần. Hút chân không sau khi làm sạch.
5. Đồ jeans.
Nhà thiết kế đồ jeans Donna Ida khuyên bạn nên giặt đồ jeans sau khoảng 5 lần mặc, vì giặt quá thường xuyên sẽ phá hỏng dáng của jeans, và làm phai màu nhanh chóng.
Bạn có thể cho đồ jeans vào trong chiếc túi bóng, và đặt vào ngăn đá tủ lạnh qua đêm để loại bỏ các vi khuẩn gây mùi, hoặc có thể ngâm quần trong nước đá lạnh và hong khô tự nhiên.
6. Ví tiền và túi xách.
Vi khuẩn E.coli hay khuẩn viêm da như MRSA có thể nằm rải rác trên túi xách hay ví tiền của bạn. Thậm chí nếu thường xuyên rửa tay, và mang theo cả ví tiền vào nhà vệ sinh, bạn có thể vô tình mang theo các loại vi khuẩn gây bệnh khi trả tiền cho bữa ăn của mình.
Vệ sinh túi xách, và ví tiền mỗi tuần/một lần bằng khăn lau kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng loại không chứa cồn để giữ bền chất liệu da.
Vệ sinh túi xách và ví tiền mỗi tuần/một lần bằng khăn lau kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng loại không chứa cồn để giữ bền chất liệu da.
7. Pyjamas.
"Đồ ngủ cần được giặt ngay sau 2 lần sử dụng, áo có thể kéo dài lâu hơn một chút. Điều quan trọng là bạn phải giữ sạch sẽ, đặc biệt là ở trên giường," Kelly cho biết.
8. Áo ngực.
Kelly Dunmore, Chuyên gia về đồ lót của hãng Rigby and Peller cho hay: "Các nếp gấp ở ngực và vùng dưới cánh tay bạn rất nóng, và thường bị chảy mồ hôi. Nên giặt áo ngực sau hai, hoặc ba lần mặc."
Tránh giặt áo ngực bằng máy giặt vì sẽ làm hỏng tính đàn hồi, và giảm tuổi thọ sử dụng của nó (tuổi thọ ít nhất của áo ngực là 12 tháng).
Phương Mai
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching