X

Wednesday, April 13, 2016

Trung Quốc : "Thiên đường" rửa tiền mới của tội phạm quốc tế

 

Trung Quốc : "Thiên đường" rửa tiền mới của tội phạm quốc tế

mediaHồng Kông, một trong những thiên đường thuế được tội phạm quốc tế ưa chuộng.REUTERS/Bobby Yip
Không còn dành riêng cho giới tội phạm người Hoa, Trung Quốc đang trở thành trung tâm rửa tiền toàn cầu. Bài phóng sự điều tra ngày 28/03/2016 của hãng tin AP cho thấy có rất nhiều hình thức rửa tiền ở Trung Quốc, kể cả việc thông qua các ngân hàng lớn của Nhà nước, hệ thống xuất nhập khẩu và các mạng lưới chuyển tiền ngầm tồn tại từ hàng nghìn năm nay.
Đây là kết luận của AP sau khi tham khảo kết quả điều tra mới đây của cảnh sát cùng với văn bản các vụ kiện tại châu Âu và Hoa Kỳ. Hãng tin Mỹ cũng liệt kê một số trường hợp được cán bộ thực thi pháp luật Mỹ và châu Âu cho rằng tiền đang được rửa tại Trung Quốc :
- Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) cho biết nhiều mạng lưới lừa đảo vô cùng tinh vi đã lừa hàng nghìn công ty phương Tây với khoản tiền lên tới 1,8 tỉ đô la chỉ trong vòng hai năm bằng chiêu lừa đảo mạo danh “tổng giám đốc” hay “giám đốc điều hành”. Cơ quan FBI cho biết, cho đến nay đã nhận được 13.500 đơn kiện, tăng 270% vào năm 2015. Thủ phạm không phải là người Trung Quốc, còn tiền lừa đảo được chuyển tới hơn 70 nước trên thế giới nhưng Hồng Kông và Trung Quốc là các điểm hạ cánh hàng đầu.
- Nhiều mạng lưới tội phạm người Israel đang làm ăn với người nhập cư Trung Quốc trên khắp châu Âu để rửa tiền thông qua các mạng lưới chuyển tiền ngầm Trung Quốc, được gọi là “fei qian” (tiền bay).
- Tháng 02/2016, Tây Ban Nha đã bắt giữ sáu giám đốc điều hành của Ngân Hàng Công Thương, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. Cảnh sát châu Âu Europol cho biết sáu cán bộ cao cấp trên bị cáo buộc tạo điều kiện cho một mạng lưới rửa tiền của các băng đảng tội phạm Trung Quốc tại châu Âu. Europol cũng đang điều tra mối liên hệ giữa các mạng lưới ở Pháp, Đức và Lithuania. Chính quyền Trung Quốc cho biết Ngân Hàng Nhà Nước sẽ hợp tác điều tra và họ không tin rằng Ngân Hàng Công Thương Trung Quốc đã phạm pháp.
- Ba công dân Colombia sống tại Quảng Châu (Trung Quốc) đã rửa hơn 5 tỉ đô la cho các băng đảng ma túy tại Mêhicô và Colombia có tài khoản ngân hàng ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, theo cáo trạng do bộ Tư Pháp Hoa Kỳ công bố vào tháng 09/2015. Các khoản tiền trên thường được sử dụng để mua hàng giả ở Trung Quốc, sau đó được vận chuyển đến Colombia và xuất khẩu sang nhiều thị trường khác để tiêu thụ.
- Tháng 06/2015, đội truy nã tội phạm tài chính của Pháp, cùng với chó nghiệp vụ, đã đột kích một khu thương mại chuyên bán sỉ Trung Quốc tại Aubervilliers, phía bắc thủ đô Paris. Giới thương nhân Trung Quốc ở đây bị cáo buộc rửa tiền cho các băng đảng buôn bán ma tuý ở Bắc Phi.
Tóm lại, Trung Quốc đã trở thành trung tâm rửa tiền của tội phạm quốc tế. Theo cảnh sát và theo các báo cáo của tòa án châu Âu và Hoa Kỳ, Trung Quốc là nơi an toàn để giữ tiền, làm sạch chúng và bơm ngược trở lại vào hệ thống tài chính toàn cầu.
Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc và cảnh sát từ chối bình luận những thông tin trên. Trong tuyên bố ngắn gọn trước báo giới ngày 28/03/2016, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói : Chính phủ đặt trọng tâm vào các loại tội phạm nghiêm trọng như rửa tiền và đang mở rộng hợp tác với quốc tế. Ông khẳng định : « Trung Quốc không phải, chưa từng và sẽ không bao giờ là trung tâm rửa tiền toàn cầu ».

Dòng tiền TQ chảy ra nước ngoài thế nào?

Celia Hatton

BBC News
Ít nhất bảy nhà lãnh đạo đương chức và đã nghỉ hưu của Trung Quốc bị đề cập trong Hồ sơ Panama
Dòng tiền của giới lãnh đạo và nhà giàu Trung Quốc đang chảy ra từ Đại lục qua các giao dịch ẩn danh với tốc độ lớn chưa từng có.
Các giao dịch lớn được thực hiện thông qua các đại lý chuyền tiền tại Hong Kong và xa hơn.
Hồ sơ Panama tiết lộ làm thế nào gia đình của các nhà lãnh đạo của Trung Quốc giữ tiền ở nước ngoài.
Và bây giờ, bản phân tích của Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế cho thấy gần một phần ba thương vụ của hãng luật Mossack Fonseca đến từ văn phòng tại Hong Kong và Trung Quốc – khiến Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất và Hong Kong là văn phòng bận rộn nhất của hãng.
Hồ sơ Panama cũng cho thấy những người giàu nhất Trung Quốc có xu hướng tin tưởng vào việc đầu tư ra nước ngoài.
Khoảng 1.000 tỷ đôla Mỹ được chuyển khỏi Trung Quốc năm ngoái, làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối quốc gia.
Điều này có thể gây bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.
Và thân nhân của các nhà lãnh đạo của Trung Quốc nằm trong danh sách những người cất giấu tài sản ở nước ngoài.
Văn phòng hãng luật Mossack Fonseca đặt tại Hong Kong là ‘văn phòng bận rộn nhất’
Ít nhất bảy nhà lãnh đạo đương chức và đã nghỉ hưu của Trung Quốc được tìm thấy có liên hệ với các công ty hải ngoại được hãng luật Panama thành lập, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình cùng hai quan chức cao cấp khác.
Báo chí trước đây từng đề cập đa số trong những cái tên này liên quan đến các ngân hàng ở nước ngoài. Tuy nhiên, Hồ sơ Panama xuất hiện trong thời điểm gay cấn với lãnh đạo Trung Quốc.
Việc sở hữu công ty hải ngoại không phải là bất hợp pháp ở Trung Quốc, nhưng sự tồn tại của các cơ sở tài chính bí mật đặt ra nghi vấn về gia đình của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Các quan chức Cộng sản Trung Quốc được cho có lối sống “trong sạch”, không thu lợi từ chức quyền, theo điều lệ đảng. Và quan trọng là gia đình họ cũng không được lạm dụng quyền lực của người thân để thu lợi.
‘Thiếu minh bạch’
Willy Lam, nhà phân tích chính trị tại Đại học Hong Kong, cho biết Tập Cận Bình đã tự miêu tả ông là “người theo chủ nghĩa thuần túy về đạo đức và thanh đạm”.
Việc cất giữ các khoản tiền lớn trong tài khoản ở nước ngoài “chắc chắn đi ngược lại những lời giáo huấn của ông Tập và điều lệ Đảng Cộng sản”, ông nói.
“Rất khó để kết luận con của cán bộ cấp cao làm giàu phi pháp vì pháp luật Trung Quốc thiếu minh bạch”.
Hầu hết nguồn tiền từTrung Quốc được cho là chảy qua ngả Hong Kong
Các tập tin của Hồ sơ Panama bị rò rỉ cũng cho thấy giới thượng lưu Trung Quốc cất giữ tiền ở nước ngoài thế nào. Một loạt email tiết lộ rằng hãng Mossack Fonseca liên tục giúp khách hàng giới chính trị trở thành cổ đông các công ty hải ngoại mà không tìm hiểu lý lịch theo yêu cầu của luật quốc tế.
Chẳng hạn, Mossack Fonseca giúp Đặng Gia Quý, anh rể ông Tập, lập ba công ty tại quần đảo Virgin thuộc Anh.
Tuy nhiên, hãng luật không điều tra cao mối liên hệ chính trị của ông Đặng khi giúp ông lập các công ty trong năm 2004 và 2009.
Hiện chưa rõ những công ty này được dùng để làm gì dù một công ty bị giải thể và hai công ty kia không hoạt động vào thời điểm ông Tập nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản năm 2012.
Nhưng trớ trêu là từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ trong đảng Cộng sản. Hơn 300.000 quan chức bị thanh trừng vì vi phạm luật chống tham nhũng của đảng chỉ tính riêng trong năm 2015.
Khoảng 1.000 tỷ đôla Mỹ được chuyển khỏi Trung Quốc năm ngoái, làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối quốc gia
Giới nhà giàu Trung Quốc đang dùng Hong Kong như cổng kết nối giúp bảo vệ tài sản bằng cách chuyển ra nước ngoài.
“Người ta lo lắng về việc giữ tiền ở Trung Quốc vì hai lý do”, Andrew Collier”, nhà phân tích Trung Quốc độc lập có trụ sở tại Hong Kong lý giải.
“Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Thứ hai, lãnh đạo Đảng đang chống tham nhũng khiến một số người tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài”.
Tháng trước, Ủy ban chống tham nhũng Trung Quốc thừa nhận rằng hầu hết dòng tiền chảy qua ngả Hong Kong và cam kết sẽ ngăn chặn việc này, dù đó có thể là nhiệm vụ bất khả.
Luật Trung Quốc quy định công dân nước này chỉ có thể chuyển tối đa 50.000 đôla/năm ra nước ngoài. Bất cứ khoản nào nhiều hơn thế thường được chuyển ngân bất hợp pháp.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts