Có phải Mỹ giúp Trung cộng là
“Dưỡng hổ di họa?”
Nguyễn
Lộc Yên (Danlambao) - Vì sao nói rằng: “Có phải Mỹ giúp Trung cộng là Dưỡng hổ di
họa”? “Dưỡng hổ di họa” là nuôi dưỡng hoặc giúp đỡ kẻ xấu thì chúng sẽ gieo
họa, ví như nuôi cọp thì sau này có thể mình sẽ bị cọp gây họa, giống như câu
mà bà con ta thường nói "Nuôi ong tay áo". Mỹ đã cứu giúp Trung cộng
hàng loạt như sau:
Thời Đệ nhị Thế chiến (1939-1945), ngày
7-7-1937, Nhật bắt đầu xâm chiếm nước Tàu và chiếm đóng toàn khu vực Tây Thái
Bình Dương và Đông Á. Trong 8 năm (1937-1945) tại Hoa lục, cả Quốc Dân đảng và
Đảng Cộng sản Tàu đã hợp tác kháng chiến chống Nhật, được quân đội Mỹ tận tình
giúp đỡ bằng cách cung cấp vũ khí, huấn luyện và cứu thương. Khi Nhật tuyên
chiến với Mỹ, Hạm đội Nhật Bản do Đô đốc Yamamoto Isoroku chỉ huy đã tấn công
bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor). Sau đấy, quân đội Mỹ theo lệnh của
Tổng thống Harry S. Truman, ngày 6-8-1945, thả quả bom nguyên tử thứ nhất mang
tên “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima, đến ngày 9-8-1945, quả bom thứ hai
mang tên “Fat Man” đã cho phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki của nước
Nhật. Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện và ký vào văn kiện
đầu hàng ngày 2-9-1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai, nước Tàu nhờ đấy
mới khỏi bị Nhật đô hộ, nên người Tàu đã mang ơn Mỹ cứu lần thứ nhất.
Ngày 8-7-1971, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ là
Tiến sĩ Henry Kissinger viếng thăm thủ đô nước Pakistan, tại đây với sự sắp xếp
của Tổng thống Pakistan là Yahya Khan, sau đó Kissinger lẻn đi Bắc Kinh. Tại
Bắc Kinh, từ ngày 9 đến ngày 11-7-1971, Kissinger hội đàm với Thủ tướng Chu Ân
Lai để chuẩn bị cho cuộc họp cấp cao giữa Tổng thống Nixon và Chủ tịch Mao
Trạch Đông vào năm 1972.
Ngày 17-2-1972, Tổng thống Nixon lên phi cơ Air
Force One, đến Hawaii ở lại hai ngày, rồi tới Thượng Hải. Mỹ trong vị thế một
siêu cường số một, Trung cộng trong thân phận một cường quốc đông dân số, gần
triệu dân, nhưng yếu kém về kinh tế. Tổng thống Nixon đã ký kết thông cáo chung
Thượng Hải đánh dấu bước khởi đầu bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, mở ra một
trang sử mới về quan hệ giữa hai nước. Vì sao có cuộc gặp gỡ này, đấy là Mỹ
muốn “phá băng trong chiến tranh lạnh Mỹ-Liên Xô”. Mỹ thấy khi đó (1972)
Trung-Nga có hục hoặc, muốn kéo Trung cộng đến với mình bằng cách tách Trung
cộng ra xa Nga. Sau đấy, Mỹ mở cửa thị trường để giúp Trung cộng, Mỹ đã không
ngờ “Dưỡng hổ di họa”, khi Trung cộng trở thành cường quốc số 2 về kinh tế trên
thế giới, lại cạnh tranh quyết liệt với Mỹ về kinh tế, quân sự, mong trở thành
cường quốc số 1 trên thế giới.
Thế mà, sau đấy Mỹ vẫn tiếp tục "nuôi ong
tay áo", tiếp theo “tư duy bàn giấy” của Kissinger là Ngoại trưởng
Alexander Haig (thời TT Ronald Reagan: 1981-1989), Haig là nhân vật luôn ủng hộ
mạnh mẽ chính sách thân Bắc Kinh, Washington đồng ý bán cho Trung cộng hệ thống
tên lửa chống tăng, hệ thống dò âm chống tàu ngầm, hệ thống tên lửa không đối
không, ngư lôi, radar chiến thuật, hệ thống điện tử cho thiết bị đánh chận
chiến đấu cơ đối phương... nên có một số nhà quân sự Mỹ đã phản đối. Đến thời
Tổng thống Mỹ là Bill Clinton (1993-2001) vào ngày 26-5-1994, lại tuyên bố công
nhận quy chế “Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation: MFN) cho Trung cộng”
là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Từ đấy, các hãng xưởng của Mỹ mở
ra tại Hoa lục ào ạt, nhờ đấy giúp cho nền kinh tế ở Trung cộng bắt đầu phát
triển mạnh mẽ. Ngày 19-5-1997, Tổng thống Clinton quyết định gia hạn quy chế
Tối huệ quốc cho Trung cộng thêm một năm nữa. Đến năm 1998, Tổng thống Clinton
công du Trung cộng đã tạo ra mốc lịch sử trên lộ trình đối tác chiến lược giữa
Mỹ-Trung trong thế kỷ 21.
Sự trỗi dậy của Trung cộng không tạo ra hòa bình
cho các nước láng giềng, mà lại khư khư ôm lấy chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dùng
sức mạnh để o ép các nước yếu hơn và mưu mô trong việc bang giao quốc tế đầy
thủ đoạn và lừa lọc!. Điều này, lộ rõ mưu mô bành trướng bá quyền của đại Hán,
vì virus (mầm độc) đã đặc sệt trong dòng máu Hán tộc từ tổ tiên đến con cháu
của họ?!
Đến năm 2000, khi tranh cử Tổng thống Mỹ, George
W. Bush chỉ trích chính phủ tiền nhiệm đã nâng đỡ Trung cộng quá trớn, Mỹ với
Trung cộng không nên là “đối tác chiến lược” mà phải là “đối thủ chiến lược”.
Dù vậy, khi Bush (2001-2009) làm Tổng thống Mỹ thì các hãng xưởng của Mỹ đã
hoạt động tại Hoa lục quá nhiều nên không thay đổi được bao nhiêu?! Sau khi,
George W. Bush nhận chức Tổng thống Mỹ, đến tháng 12-2001 thì công nhận Trung
cộng chính thức là hội viên thứ 143 của WTO (World Trade Organization: WTO),
lúc ấy WTO có 155 thành viên (Việt Nam vào WTO năm 2007).
Trung cộng đã được chính quyền và nhân dân Mỹ
cứu giúp rất đặc biệt, từ đấy phát triển mạnh mẽ và từng bước trở thành mối họa
đối với an ninh và quyền lợi của Mỹ. Trung cộng còn ngấm ngầm đánh cắp những
“Sở hữu trí tuệ” và tài liệu mật của Mỹ. Bản tin ngày 29-5-2013, của BBC cho
biết: “Hacker Trung Quốc đã tiếp cận được mẫu thiết kế của hơn 20 loại vũ khí
của Mỹ. Máy bay chiến đấu F-35 bị Trung Quốc trộm bí mật thiết kế. Các mẫu
thiết kế chiến cơ, chiến hạm và hệ thống phòng thủ tên lửa nằm trong số bị lộ,
Washington Post dẫn báo cáo của Ngũ Giác Đài cho biết (1)”?!.
Ngày nay, Trung cộng đã thành thế lực cạnh tranh
với Mỹ về sản xuất và bán ra các mặt hàng công nghiệp có trình độ công nghệ
cao, như các máy điện toán, thiết bị của nhà máy... Trung cộng, chẳng những
cạnh tranh với Mỹ trên các thị trường thế giới mà còn xâm nhập mạnh vào thị
trường Mỹ, đã gây cho các xí nghiệp và doanh nghiệp Mỹ luôn lo ngại. Trong năm
2014, Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ Trung cộng là $432 tỷ Mỹ kim, xuất khẩu qua
Trung cộng là $134 tỷ Mỹ kim, như vậy chỉ riêng trong năm 2014, Mỹ bị thâm hụt
ngân sách do xuất-nhập khẩu từ Trung cộng là $298 tỷ Mỹ kim?!!! Thế mà, sau khi
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hague ra phán quyết ngày 12-7-2016: Trung
cộng không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên
trong "Đường lưỡi bò", thì các chỉ trích ồn ào từ các học giả và báo
chí Trung cộng, nói bóng gió rằng: Mỹ đứng đằng sau dàn dựng vụ kiện, bằng cách
hỗ trợ Philippines chống lại Trung cộng. Do đấy, nhiều người Tàu đã xuống đường
với biểu ngữ đòi KFC, Mc Donald là các nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ cút khỏi
Hoa lục. Ngoài ra, họ còn tẩy chay giày Nike, đập phá điện thoại iPhone là sản
phẩm Apple của Mỹ, dù các thứ này được lắp ráp tại nước Tàu, quả là quân điên
cuồng với hành động điên đảo?!. Dù vậy, Mỹ vẫn độ lượng cho phép Trung cộng
chiếu một đoạn video liên tục về biển Đông trên biển quảng cáo bằng điện tử
khổng lồ (rộng 240 mét vuông) tại Quảng trường Times Square ở New York (Mỹ),
nhằm ngụy biện yêu sách chủ quyền "Đường lưỡi bò" phi pháp của Trung
cộng (2).
Trung cộng chẳng những đã ngược ngạo nơi biển
Đông còn gây hấn với Ấn Độ, mới đây vào ngày 15-6-2016, hơn 200 binh sĩ Trung
cộng tiến vào địa điểm tranh chấp biên giới Ấn-Trung, tại Shankar Tikri, khu
vực Yangtse, bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ. Quân đội Ấn Độ bảo vệ biên giới
phải ngăn chặn và xô xát đã xảy ra giữa hai bên, sau đấy 2 bên dàn xếp êm (3).
Xin nhắc lại, chiến tranh biên giới Ấn-Trung năm 1962, quân Ấn bị bại, hận còn
hậm hực chưa tan!. Hiện nay, Ấn Độ đã điều động trên 100 xe tăng T-72 đến biên
giới vùng miền núi Ladakh, phía bắc Ấn Độ.
Nhìn chung, sự tham lam tàn và ác của Trung
cộng, đạo trời không thể tha thứ (Thiên lý nan dung) nếu không trừng trị thì
chẳng những chúng ngược ngạo ở biển Đông mà các nước trong vùng bị quân này xâm
lược mà cả thế giới sau này cũng bị chúng gây nên thảm họa khó lường. Tuy vậy,
con hổ hung hãn này không khó trị, nếu Đồng minh muốn trị chúng thì quân đội Ấn
Độ tấn công Trung cộng từ khu vực biên giới Ladakh, quân đội Nhật đánh phủ đầu
vào Hoa lục (Nhật đã có kinh nghiệm đánh chiếm Hoa lục trong Đệ nhị Thế chiến),
Mỹ và Úc đánh tan tác Hải-Không quân của Trung cộng tại biển Đông. NATO (North
Atlantic Treaty Organization) phòng ngự quân Nga. Tôi tin rằng 2 tuần là Trung
cộng xin đầu hàng Đồng minh. Và chỉ khi nào Trung cộng bị tan tác thì nước Việt
Nam mới vẹn toàn cương thổ.
Mong thay!
Ngày 29-7-2016
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching