X

Monday, December 11, 2017

CS Bắc Hàn Làm, Mỹ Hưởng




----- Forwarded Message -----
From: Phat Ho <phath80> wrote

 
CS Bắc Hàn Làm, Mỹ Hưởng


    Image result for CS Bắc Hàn Làm, Mỹ

09/12/2017
Vi Anh


CS Bắc Hàn bán lậu tài nguyên đất nước, vét tiền thuế của nhân dân, bán rẻ sức lao động của cả mấy trăm ngàn dân lao động xuất khẩu, bắt toàn quân, toàn dân già trẻ bé lớn nhịn ăn, nhịn mặc, thiếu thầy, thiếu thuốc để có tiền làm hoả tiễn, đầu đạn nguyên tử để thách thức Mỹ, để mong thành quốc gia nguyên tử.

 Nhưng phân tích cùng kỳ lý cho thấy, CS Bắc Hàn trở thành quốc gia nguyên tử chưa thấy, mà có được cũng không ích nước lợi dân gì so với sự tốn kém nhân tài vật lực của  đất nước nhân dân Bắc Hàn.

 Trái lại CS Bắc Hàn đã làm tàn mạt đất nước nhân dân mình cho Mỹ hưởng lợi, cả ba mối lợi chánh.

Một, Mỹ hốt bạc bán vũ khí cho hai nước Nhựt và Hàn quốc. 

Mỹ thừa biết CS Bắc Hàn không dám tấn công Mỹ. 

TC âm thầm hay công khai vạch lằn ranh đỏ này. Vì TC biết CS Bắc Hàn tấn công Mỹ, thì Mỹ sẽ phản công, CS Bắc Hàn bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Lúc đó chế độ tự do, dân chủ là quyền lực mềm của Hàn Quốc và Mỹ sẽ áp sát TC, có thể ‘chuyển biến hoà bình’ chánh trị độc tài đảng trị của TC. Và quân lực Mỹ cũng áp sát tuyến lửa vào TC. Nên có lần Bắc Kinh đã rào đón, cảnh cáo CS Bắc Hàn, TQ sẽ không can thiệp nếu CS Bắc Hàn tấn công Mỹ trước.

CS Bắc Hàn càng kéo dài khủng hoảng, thỉnh thoảng phóng hoả tiễn rớt ở biển Nam Hàn hay Nhựt là cơ hội bằng vàng cho Mỹ bán vũ khí và yêu cầu hai đồng minh này chia sẻ quân phí thêm cho Mỹ.

Quân đội Mỹ là quân đội của đệ nhứt siêu cường, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quyền lợi Mỹ và đồng minh, không ở Á châu Thái bình dương, cũng ở Đại Tây dương hoặc Trung Đông là ba điểm nóng trên thế giới.

Mới đây, trong chuyến công du châu Á, TT Trump đều gợi ý Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nên mua các loại vũ khí mới của Mỹ để bắn hạ các hoả tiễn của Bắc Triều Tiên.

 Hàn Quốc và Nhật Bản trước những nguy cơ tiềm ẩn từ Bắc Triều Tiên, coi việc mua vũ khí để phòng chống CS Bắc Hàn là nhu cầu thiết yếu của Quốc gia dân tộc mình.

Tổng thống Donald Trump là một doanh nhân kinh nghiệm quá biết nhu cầu này.

 Nhựt, Nam Hàn từ lâu dùng vũ khi Mỹ, vậy Mỹ là chủ hàng hai nước này tin cậy. 

Số vũ khí mà Mỹ bán cho hai đồng minh Nhựt và Hàn Quốc, đối tác Đài loan đơn vị tính bằng tỷ Mỹ kim, và tổng số hàng trăm tỷ nổi chìm chớ không ít. Nga, TC đừng mong xen vào.

Hàn quốc ngày càng ủng hộ tăng cường sức mạnh quân sự, bằng việc khai triển hệ thống phòng thủ hoả tiễn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), mua sắm các loại vũ khí hiện đại, thậm chí còn muốn sở hữu vũ khí hạt nhân để đối phó với Triều Tiên. 

Tổng thống Moon Jae-in mới đây đã quyết định tăng chi ngân sách cho quốc phòng, với mức dự trù lên tới 38 tỷ USD trong năm 2018, cao hơn 3 tỷ USD so với năm 2017.

Trong khi Nhật Bản đang cân nhắc khai triển hệ thống lá chắn hỏa tiễn Aegis trên đất liền (Aegis Ashore) và hệ thống phòng không Patriot PAC-3 cải tiến, để bắn hạ các hỏa tiễn của CS Bắc Hàn nếu xâm phạm không phận và lãnh thổ nước này.

 Đơn giá lên tới 18,5 triệu USD cho mỗi hoả tiễn đánh chặn, một con số quá đắt đỏ, nhưng với tình thế hiện tại, xem ra Nhật Bản không ngại giá cả, dễ móc hầu bao

Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng của Hàn quốc và Nhựt có thể sẽ dẫn đến một cuộc đua vũ trang trong khu vực như: Đài loan, Phi luật tân, Mã lai, Singapore và Nam dương.

Hai, Mỹ thêm chánh nghĩa tăng cường quân lực ở Á châu Thái bình dương. 

Mỹ còn có cái lợi thứ hai là tăng cường quân Mỹ, củng cố sự hiện diện ở hai nước Nhựt và Hàn, điều mà lâu nay dân chúng hai nước thường biểu tình chống đối.

 Cuộc khủng hoảng do CS Bắc Hàn gây ra làm cho Hàn Quốc, Nhựt  đều phải thừa nhận rằng, họ cần phải có quân đội Mỹ bên cạnh để bảo đảm an toàn cho họ.

Theo thỏa thuận đã ký giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc hồi năm 2014, sẽ hết hiệu lực vào tháng 12/2018, thì Hàn Quốc phải chi 1.000 tỷ won (900 triệu USD) mỗi năm để duy trì lực lượng quân sự của Mỹ đồn trú tại nước này.

Hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc, có chi phí khoảng 1 tỷ USD, Hoa Kỳ cũng đang hối thúc Hàn Quốc phải thanh toán cho khoản chi này.

Tại Nhật Bản, lực lượng quân sự Mỹ đồn trú lên tới 47.000 quân, tại 124 căn cứ lớn nhỏ trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, trong đó có hơn một nửa đóng tại căn cứ Okinawa.

Theo thỏa thuận trước đây giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, Tokyo sẽ phải chi trả một khoản kinh phí hàng năm là 200 tỷ yên (1,9 tỉ USD), tương đương khoảng 75% chi phí cho các hoạt động của lực lượng quân sự Mỹ đồn trú tại nước này. Theo đó, các cuộc đàm phán song phương giữa Hoa Kỳ với Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục được tiến hành trong tương lai.

Với tình hình Nhựt Hàn cần được Mỹ bảo vệ trước đe doạ CS Bắc Hàn, thế nào Mỹ cũng yêu cầu Hàn Quốc và Nhật Bản phải tăng thêm chi phí cho lực lượng quân sự của Mỹ đồn trú tại nước họ.

Ba, và sau cùng, trừ ra có những trường hơp bất trắc, ngoài ý muốn mới có chiến tranh Mỹ và CS Bắc Hàn. Chớ hiện tình cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên sẽ khó có thể được giải quyết một cách triệt để và chiến tranh cũng khó có thể nổ ra.

 CS Bắc Hàn có thể thử hoả tiễn thêm.
 Hai bên Mỹ, CS Bắc Hàn có lời dao to búa lớn với nhau nhưng cũng không có chiến tranh sắp tới, mà chỉ có hoà bình võ trang (paix armeé) thôi. 

Các nước trong vùng càng chạy đua võ trang, Mỹ càng hốt bạc. Trong dài hạn, Mỹ không cần đánh, CS Bắc Hàn cũng liệt bại về kinh tế, tài chánh.

(VA)

__._,_.___

Posted by: hungthe 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts