Bộ QP Mỹ lần đầu thừa nhận Nga có vũ khí bí mật khủng khiếp hơn cả tên lửa liên lục địa
QS
- Trung Phạm | 14/01/2018
07:30
13
Bản thiết kế Status-6 vô tình xuất hiện trên sóng truyền hình Nga tháng 11/2015.
Thông tin về loại vũ
khí bí mật này từng bị lộ trong đoạn video phát sóng trên truyền hình Nga về
cuộc họp giữa TT Putin và các quan chức quốc phòng cấp cao.
Defense News đưa
tin, bản dự thảo "Đánh giá chung về
tình trạng hạt nhân" của Lầu Năm Góc đã xác nhận sự tồn tại của một
phương tiện không người lái hạt nhân, hoạt động dưới nước do Nga chế tạo và vận
hành.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ chưa từng công khai thừa nhận khả năng
mới này của Moscow.
"Bên cạnh việc hiện đại
hóa các hệ thống hạt nhân "di sản" thời Liên Xô, Nga đang phát triển
và triển khai các loại đầu đạn và phương tiện mang hạt nhân mới".
"Nỗ lực của họ bao
gồm nâng cấp mọi thành phần trong bộ ba hạt nhân của Nga, trong đó có máy bay
ném bom chiến lược, các tên lửa phóng từ trên bộ và từ biển.
Ngoài ra, Nga đang phát
triển ít nhất 2 hệ thống liên lục địa mới, gồm một phương tiện bay siêu vượt âm
và một loại ngư lôi hạt nhân tự động, có phạm vi hoạt động liên lục địa"
- bản dự thảo, được trích dẫn đầu tiên và độc quyền trên tờ Huffington Post, cho hay.
Bản dự thảo có kèm theo một biểu đồ liệt kê các phương tiện mang hạt
nhân được Nga phát triển trong thập kỷ qua, trong đó có một phần minh họa nhỏ về
"AUV" (hay phương tiện hoạt động dưới nước) có tên gọi Status-6.
Theo Defense News,
do tờ Huffington Post đăng
tải biểu đồ đen trắng nên khó có thể xác định Nga đã triển khai loại vũ khí mới
hay chưa. Tuy nhiên, mẫu AUV mới của Nga (được Lầu Năm Góc gọi là
"Kanyon" và có tên đầy đủ là Ocean Multipurpose System Status-6) đã
được thử nghiệm ít nhất một lần.
Tháng 12/2016, tờ Washington
Free Beacon dẫn các nguồn tin giấu tên trong Lầu Năm Góc cho biết, vào
ngày 27/11/2016, tình báo Mỹ đã phát hiện ra Status-6 sau khi nó được triển
khai từ một tàu ngầm lớp Sarov, vốn là con tàu dùng để thử nghiệm và đánh công
nghệ mới của Nga.
Theo tình báo Mỹ, Status-6 đã được
Nga thử nghiệm triển khai từ tàu ngầm lớp Sarov.
Theo một số báo cáo từ truyền thông Nga, Status-6 có thể được
trang bị đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên tới 100 megaton.
Status-6 do Cục thiết kế Rubin (lớn nhất trong 3 đơn vị chế tạo
tàu ngầm tại Nga) phát triển. Theo bản vẽ vô tình bị lộ trên sóng truyền hình
Nga, Status-6 có tầm bắn gần 10.000km, tốc độ tối đa trên 56 hải lý/h và có thể
lặn sâu tới 1.000m.
Nó được thiết kế để có thể triển khai từ ít nhất 2 lớp tàu ngầm hạt
nhân của Nga, trong đó lớp Oscar có thể mang cùng lúc 4 chiếc Status-6.
Chuyên gia quân sự Nga Andrey Sakharov cho rằng, xét về nhiều mặt,
Status-6 còn có sức tàn phá khủng khiếp hơn tên lửa đạn đạo liên lục địa
(ICBM). Khi phát nổ, vũ khí này có thể tạo ra cơn sóng thần nhấn chìm cơ sở, hạ
tầng ven biển của đối phương.
Một vụ nổ hạt nhân dưới mặt nước.
Theo Defense News,
mặc dù bản dự thảo cuối cùng được Lầu Năm Góc thông qua có thể sẽ lược bỏ phần
nội dung về chương trình Status-6 nhưng có vẻ bằng việc xác nhận sự tồn tại của
loại vũ khí này, Lầu Năm Góc muốn đề cập tới một lợi thế lớn trong chương trình
vũ khí hạt nhân của Nga, đó là "sự đa dạng".
Hiện Nga đang tăng cường số lượng phương tiện có thể mang vũ khí hạt
nhân hoặc thông thường, cho phép họ mở rộng kho vũ khí hạt nhân mà không vi phạm
hiệp ước START.
Moscow cũng đang phát triển tên lửa hành trình phóng từ trên bộ,
nhiều lớp tàu ngầm hạt nhân, ICBM, cũng như nhiều tên lửa hành trình phóng từ
trên không.
Việc Nga tiếp tục "phát
triển đa dạng và tăng cường năng
lực hạt nhân" đang khiến Mỹ lo ngại, nhất là trong bối cảnh Moscow cho
rằng họ có thể tiến hành tấn công hạt nhân để "tháo gỡ" một cuộc xung
đột (nếu nổ ra) theo hướng có lợi cho Nga.
"Quan điểm sai lầm này
sẽ làm gia tăng những tính toán sai lầm và gây leo thang nguy hiểm" -
Bản dự thảo đánh giá.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching